Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Lý Thái Tổ pot
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Lý Thái Tổ
Lý Thái Tổ và Vương triều Lý
Lý Công Uẩn sinh ngày 12-2 năm Giáp Tuất (8-3-974) ở hương Cổ Pháp (Tiên
Sơn, Bắc Ninh). Xung quanh nhân vật lịch sử này bao phủ nhiều huyền thoại,
truyền thuyết, sấm ký... rất khó giải mã. Chính sử chép mẹ ông người họ Phạm mà
theo truyền thuyết ở làng Dương Lôi (Tiên Sơn, Bắc Ninh) là Phạm Thị Ngà và
theo chính sử "đi chơi chùa Tiêu Sơn, cùng với người thần giao hợp rồi có chửa"
(1). Ðó là sự mang thai thần kỳ mà người con sinh ra chỉ biết mẹ, không biết cha.
Nhưng trên thực tế, sau khi lên ngôi vua cuối năm 1009 ông đã truy phong mẹ làm
Minh Ðức Thái hậu, cha làm Hiển Khánh Vương cùng với anh làm Vũ Uy Vương,
em làm Dực Thánh Vương, chú làm Vũ Ðạo Vương và năm 1018 truy phong bà
nội (1). Năm 1026 nhà vua sai làm Ngọc điệp, tiếc rằng gia phả hoàng tộc nhà Lý
không còn nữa.
Lên 3 tuổi Lý Công Uẩn được nhà sư Lý Khánh Văn ở chùa Cổ Pháp nhận làm
con nuôi và sau đó được vị cao tăng Vạn Hạnh chùa Lục Tổ nuôi dạy. Sư Vạn
Hạnh đã nhìn thấy ở Lý Công Uẩn từ lúc trẻ thơ "đứa bé này không phải người
thường, sau này lớn lên ắt có thể giải nguy gở rối, làm bậc minh chủ trong thiên
hạ" (2). Ðiều cần lưu ý ở đây là từ khi sinh ra, Lý Công Uẩn đã là người con tinh
thần của giới Phật giáo, được nuôi dưỡng và đào tạo tại chùa Lục Tổ-Cổ Pháp,
một trung tâm Phật giáo nằm giữa hai trung tâm lớn nhất là Luy Lâu (Thuận
Thành, Bắc Ninh) và Kiến Sơ (Phù Ðổng, Gia Lâm, Hà Nội). Ông được coi là
người "thông minh", "tuấn tú", "chỉ học kinh sử qua loa, khẳng khái, có chí lớn"
(3). Thời bấy giờ, giáo dục và thi cử chưa được nhà nước tổ chức nên nhà chùa
không chỉ là trung tâm văn hoá-tôn giáo địa phương mà còn là trung tâm giáo dục,
nơi truyền bá kiến thức, học vấn và tăng lữ là tầng lớp trí thức, lực lượng sáng tác
văn học của xã hội.
Lúc đó triều Tiền Lê (980-1009) đang trị vì nước Ðại Cồ Việt, đóng đô ở Hoa Lư
(Ninh Bình). Nhà sư Vạn Hạnh được vua Lê Ðại Hành và nhà Tiền Lê rất trọng
vọng, coi như cố vấn chính trị, mọi việc quốc gia đại sự như chống Tống, đánh
Chiêm đều tham khảo ý kiến nhà sư. Có lẽ do sự tiến cử của Vạn Hạnh, Lý Công
Uẩn được cử làm Ðiện tiền quân đời Lê Trung Tông (1005), Tứ sương quân Phó
chỉ huy sứ rồi Tả Thân vệ điện tiền chỉ huy sứ đời Lê Ngọa Triều (1005-1009).
Sau khi Ngọa Triều Lê Long Ðịnh mất, triều thần suy tôn Lý Công Uẩn lên ngôi
vua, sáng lập ra vương triều Lý (1009-1225).
Xung quanh việc lên ngôi của Lý Công Uẩn cũng phủ đầy những truyền thuyết,
sấm ký... như chó trắng ở hương Cổ Pháp trên lưng có chữ "Thiên tử" lông đen
ứng với điềm vua sinh năm Chó (Giáp Tuất-974), lên ngôi vua đặt niên hiệu cũng