Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

LV NCKH KAP final 22
PREMIUM
Số trang
68
Kích thước
1.0 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1978

LV NCKH KAP final 22

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

1

MỤC LỤC1

1

2

DANH MỤC BẢNG

3

DANH MỤC HÌNH

4

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

AIDS Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải (Syndrome Immuno deficiency

Acquired)

ARV Thuốc kháng vi-rút (Anti-retrovirus)

BCS Bao cao su

BKT Bơm kim tiêm

CDC Trung tâm kiểm soát dịch bệnh (Centers for Disease Control)

ĐTNC Đối tượng nghiên cứu

GMD Gái mại dâm

HIV Human Immunodeficiency Virus

MD Mại dâm

MSM Nam quan hệ tình dục đồng giới

NCMT Nghiện chích ma túy

QHTD Quan hệ tình dục

STIs Các bệnh nhiễm trùng lây qua đường tình dục (Sexually Transmitted

Infections)

TCD4 Tế bào lympho T4

TCMT Tiêm chích ma túy

UNAIDS Chương trình Phối hợp của Liên Hợp Quốc về HIV/AIDS (United Nations

Joint Programme on HIV/AIDS)

VCT Tư vấn xét nghiệm tự nguyện (Voluntarily Counseling and Testing)

WHO Tổ chức Y tế Thế giới (World Health Organization)

5

ĐẶT VẤN ĐỀ

Tỷ lệ nhiễm HIV/AIDS trên thế giới cũng như tại Việt Nam ngày một gia tăng.

Không một châu lục, một quốc gia, một cộng đồng hay một cá nhân nào không bị

HIV/AIDS đe doạ. Trong khi chưa có vaccine phòng ngừa cũng như thuốc điều trị đặc

hiệu. Tuy mới xuất hiện từ năm 1981 nhưng HIV/AIDS đã nhanh chóng lan rộng khắp

toàn cầu và tấn công vào mọi đối tượng cũng như mọi dân tộc trên Thế giới. Dịch

HIV/AIDS không chỉ ảnh hưởng đến các vấn đề về sức khoẻ và tính mạng của con

người, mà còn gây những tác hại đến sự phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội và giống

nòi. Năm 2018, ước tính có đến 37,9 triệu người sống chung với HIV, bao gồm 1,7

triệu trẻ em với tỷ lệ hiện nhiễm HIV trên toàn cầu là 0,8% đối với người lớn. Ước tính

có khoảng 21% số người sống chung với HIV nhưng không biết tình trạng nhiễm HIV

của chính họ [13].

Sau 29 năm dịch bùng phát (1990-2019), đến ngày 31/10/2019 63 tỉnh, thành có

211.981 người nhiễm HIV hiện còn sống, số tử vong 103.426. Số ca nhiễm HIV cao

tập trung ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, chiếm 35% số người nhiễm HIV cả

nước [7].

Sau 21 năm phát hiện trường hợp nhiễm HIV đầu tiên tháng 8 năm 1993, đến

ngày 31 tháng 12 năm 2021 số nhiễm HIV phát hiện được tại Long An là 4.759 trường

hợp, 1.556 người đã tử vong do HIV/AIDS. Số bệnh nhân còn sống đang quản lý ở

cộng đồng là 3.161 bệnh nhân (trong đó bệnh nhân người ngoại tỉnh là 581) có 185/185

(100%) xã phường, thị trấn và 15/15 (100%) huyện, thành phố đã phát hiện có người

nhiễm HIV/AIDS

Hiện nay, dịch HIV gia tăng có nhiều nguyên nhân, chủ yếu là từ người dân ở

cộng đồng (kiến thức, thái độ và thực hành về phòng, chống HIV) và nguyên nhân từ

chất lượng dịch vụ y tế (khám chữa bệnh và truyền thông giáo dục sức khỏe trong cộng

đồng). Mặc dù những nghiên cứu về việc điều trị HIV/AIDS đã đạt được nhiều thành

tựu đáng kể nhưng đến nay vẫn chưa có một loại thuốc nào có thể chữa khỏi hoàn toàn

căn bệnh này. Do đó hoạt động truyền thông giáo dục sức khỏe trong cộng đồng làm

6

cho mọi người hiểu biết về HIV/AIDS để tự bảo vệ bản thân được xem là lựa chọn

hàng đầu trong việc góp phần chặn đứng đại dịch HIV trong tương lai. Trong nhiều

năm qua, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Long An đã tập trung vào công tác truyền

thông nâng cao nhận thức của người dân về HIV/AIDS bằng nhiều hình thức khác

nhau. Tuy nhiên số ca nhiễm HIV hàng năm vẫn tiếp tục gia tăng.

Ngày 14/8/2020, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1246/QĐ-TTg

về việc phê duyệt Chiến lược quốc gia chấm dứt dịch bệnh AIDS vào năm 2030. Trong

đó hai chỉ tiêu quan trong cần đạt được vào năm 2030 là tỷ lệ thanh niên từ 15 đến 49

tuổi có hiểu biết đầy đủ về HIV/AIDS đạt 80% và tỷ lệ người dân từ 15 đến 49 tuổi

không kì thị, phân biệt đối xử với người nhiễm HIV đạt 80%. Để có bằng chứng khoa

học trả lời câu hỏi trên, đồng thời hoạch định chiến lược truyền thông giáo dục sức

khỏe đúng đắn và phù hợp, tạo cơ sở đánh giá hiệu quả công tác truyền thông cho

người dân trên địa bàn tỉnh Long An, chúng tôi tiến hành đề tài nghiên cứu: “Kiến

thức, thái độ và thực hành về phòng chống HIV của người dân từ 15 đến 49 tuổi

tại tỉnh Long An năm 2022”.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!