Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Lưu chuyển hàng hóa và các mối quan hệ khác trong hạch tóan doc
MIỄN PHÍ
Số trang
82
Kích thước
442.9 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1179

Lưu chuyển hàng hóa và các mối quan hệ khác trong hạch tóan doc

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

LỜI MỞ ÐẦU

Kế toán ra đời và trở thành công cụ quản lý tài chính thực sự quan trọng

trong nền kinh tế.

Thương mại là khâu trung gian nối liền giữa sản xuất với tiêu dùng. Hoạt

động kinh tế cơ bản của kinh doanh thương mại là lưu chuyển hàng hóa. Muốn có

hàng hóa để bán, doanh nghiệp thương mại cần phải tạo nguồn hàng, khai thác,

đặt hàng kí kết hợp đồng... Sau đó tổ chức bán hàng là nghiệp vụ kinh doanh quan

trọng nhất của doanh nghiệp thương mại, bởi vì chỉ có thông qua bán hàng mới

thu hồi được vốn, trang trải chi phí và hình thành lợi nhuận. Lưu chuyển hàng hóa

chính là sự tổng hợp các hoạt động thuộc các quá trình mua bán, trao đổi và dự

trữ hàng hóa. Nói cách khác chức năng của thương mại là tổ chức và thực hiện

việc mua bán, trao đổi hàng hóa, cung cấp các dịch vụ nhằm phục vụ sản xuất và

đời sống nhân dân. Do đó, công tác hạch toán lưu chuyển hàng hóa chính xác, kịp

thời giúp ích rất nhiều trong việc đánh giá tình hình hoạt động của doanh nghiệp.

Ðây cũng là vấn đề mà rất nhiều nhà quản lý kinh tế quan tâm.

Chính vì vậy qua quá trình thực tập tại Công ty kết hợp với lý luận em đã

chọn đề tài: ''Hạch toán lưu chuyển hàng hóa tại công ty Dược Ðà Nẵng'' để

thực hiện.

Phần I : Những vấn đề lý luận chung về hạch toán lưu chuyển hàng hóa

trong doanh nghiệp thương mại.

Phần II : Thực trạng công tổ chức hạch toán lưu chuyển hàng hóa tại

công ty Dược Ðà Nẵng.

Phần III : Một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác hạch toán lưu chuyển

hàng hóa tại công ty Dược Ðà Nẵng.

Chuyên đề được hòan thành qua quá trình tìm hiểu của bản thân và sự

giúp đỡ của các anh chị, cô chú Phòng Kế toán tài chính cùng với sự hướng dẫn

của giáo viên Trần Thượng Bích La. Tuy nhiên, về lý luận cũng như sự tìm hiểu

thực tế vẫn còn nhiều thiếu sót không tránh khỏi. Em rất mong nhận được những

ý kiến, nhận xét của thầy cô và Công ty thực tập để hoàn thiện hơn nữa những

kiến thức của mình.

Em xin chân thành cám ơn thầy Trần Thượng Bích La cùng các cô chú,

anh chị Phòng kế toán và Công ty Dược Ðà Nẵng đã tận tình hướng dẫn em hoàn

thành chuyên đề này.

PHẦN I

NHỮNG VẤN ÐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ HẠCH TOÁN LƯU CHUYỂN

HÀNG HÓA TRONG DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI

I. CÁC KHÁI NIỆM LIÊN QUAN ÐẾN HẠCH TOÁN LƯU CHUYỂN

HÀNG HÓA.

1. Khái niệm

- Lưu chuyển hàng hóa trong doanh nghiệp thương mại là tổng hợp các hoạt

động mua, bán, dự trữ hàng hóa. Hay nói cách khác, lưu chuyển hàng hóa là quá

trình đưa hàng hóa từ lĩnh vực sản xuất sang lĩnh vực tiêu dùng thông qua quan hệ

trao đổi hàng - tiền.

2. Các mối quan hệ phát sinh trong hoạt động lưu chuyển hàng hóa:

+ Quan hệ thanh toán giữa doanh nghiệp với nhà cung cấp là mối quan hệ

phát sinh trong quá trình mua sắm vật tư, hàng hóa...

+ Quan hệ thanh toán giữa doanh nghiệp và khách hàng là mối quan hệ

phát sinh trong qúa trình doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa, lao vụ, dịch

vụ ra bên ngoài.

+ Quan hệ thanh toán nội bộ bao gồm quan hệ thanh toán nội bộ giữa

doanh nghiệp với công nhân viên chức, quan hệ thanh toán giữa doanh nghiệp với

các doanh nghiệp thành viên trực thuộc với nhau (về phân phối vốn, các khoản

thu hộ, trả hộ, về mua bán nội bộ...)

- Thuế giá trị gia tăng (VAT) là loại thuế gián thu được thu trên phần giá trị

gia tăng của hàng hóa, dịch vụ.

II. NỘI DUNG, Ý NGHĨA CỦA LƯU CHUYỂN HÀNG HÓA VÀ NHIỆM

VỤ CỦA HẠCH TOÁN LƯU CHUYỂN HÀNG HÓA.

1. Nội dung:

- Lưu chuyển hàng hóa thể hiện qua ba khâu:

+ Mua vào là giai đoạn đầu tiên của quá trình lưu chuyển hàng hóa.

Thông qua mua hàng, quan hệ trao đổi và quan hệ thanh toán tiền - hàng giữa

người mua và người bán về trị giá hàng hóa được thực hiện. Là một doanh nghiệp

thương mại mua hàng về để bán nên việc lựa chọn hàng mua phải căn cứ vào nhu

cầu, thị hiếu của người tiêu dùng và khả năng kinh doanh của doanh nghiệp

+ Dự trữ hàng hóa đảm bảo cho doanh nghiệp hoạt động kinh doanh bình

thường và liên tục, nhất là những mặt hàng có tính thời vụ. Một chính sách dự trữ

hàng hóa hợp lý giúp doanh nghiệp nhanh chóng thu hồi vốn, thúc đẩy nhanh quá

trình lưu thông, đảm bảo khả năng sinh lời của vốn.

+ Bán ra là khâu cuối cùng trong quá trình hoạt động kinh doanh của

doanh nghiệp thương mại. Thông qua bán hàng, giá trị và giá trị sử dụng hàng

hoá được thực hiện. Bán ra trực tiếp thực hiện chức năng lưu thông phục vụ sản

xuất và đời sống xã hội. Ðây là vũ khí cạnh tranh quan trọng của doanh nghiệp

với các đối thủ của mình, là khâu quan trọng quyết định sự tồn tại của doanh

nghiệp.

2. Ý nghĩa:

- Lưu chuyển hàng hóa đóng vai trò trung gian không thể thiếu được trong

quan hệ giữa sản xuất và tiêu dùng, là tiền đề của sản xuất, là hậu cần của tiêu

dùng và không thể thiếu được trong quá trình tái sản xuất xã hội. Với vị trí đó lưu

chuyển hàng hóa có ý nghĩa:

+ Ðảm bảo cung ứng vật tư, hàng hóa cần thiết một cách đầy đủ, kịp thời,

đồng bộ, đúng số lượng, chất lượng ... cho nhu cầu xã hội.

+ Thúc đẩy việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật công nghệ mới

vào sản xuất.

+ Thực hiện việc dự trữ các yếu tố sản xuất và hàng tiêu dùng, giúp cho

các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh và người tiêu dùng giảm bớt dự trữ lớn ở

nơi sản xuất và dự trữ tiêu dùng cá nhân.

+ Ðảm bảo điều hòa cung cầu, nó làm đắt những nơi có nguồn hàng

nhiều, phong phú và rẻ hàng hóa ở những nơi khan hiếm.

3. Nhiệm vụ của hạch toán lưu chuyển hàng hóa.

- Hàng hóa được xem là đối tượng hạch toán đặc trưng nhất trong ngành

thương mại nên việc tổ chức tốt hạch toán lưu chuyển hàng hóa có ý nghĩa quan

trọng đối với toàn bộ công tác hạch toán của doanh nghiệp.

Hạch toán lưu chuyển hàng hóa có những nhiệm vụ sau:

+ Tổ chức lập và luân chuyển chứng từ kế toán liên quan đến lưu chuyển

hàng hóa, đảm bảo cho việc ghi sổ kế toán, tính toán các chỉ tiêu mua vào, dự trữ

và bán ra.

+ Tổ chức xây dựng các danh mục hàng hóa theo yêu cầu quản lý đảm

bảo tính thống nhất giữa các bộ phận kế toán, kinh doanh, kế hoạch, kho hàng...

+ Tổ chức thiết kế các mẫu sổ kế toán chi tiết để ghi chép nghiệp vụ mua

bán và dự trữ hàng hóa.

+ Tổ chức lựa chọn phương pháp hạch toán hàng tồn kho phù hợp với

điều kiện cụ thể của doanh nghiệp.

+ Tổ chức việc lập và phân tích báo cáo về nghiệp vụ kinh doanh hàng

hóa nhằm cung cấp các thông tin cần thiết cho quản trị doanh nghiệp.

III. HẠCH TOÁN LƯU CHUYỂN HÀNG HÓA.

1. Hạch toán nghiệp vụ mua hàng.

1.1. Phương thức mua hàng và thủ tục chứng từ

a. Phương thức mua hàng:

- Ðể đảm bảo cung cấp đầy đủ hàng hóa theo nhu cầu của thị trường thì các

doanh nghiệp phải tổ chức tốt công tác thu mua tạo nguồn hàng. Công tác thu

mua tạo nguồn hàng trong các doanh nghiệp thương mại được thực hiện theo các

phương thức:

+ Mua theo đơn đặt hàng và hợp đồng kinh tế: Theo phương thức này,

đơn vị có thể đến nhận hàng tại kho của bên bán (nhận hàng) hay bên bán chuyển

đến cho doanh nghiệp thương mại (chuyển hàng):

 Phương thức nhận hàng: trách nhiệm vận chuyển thuộc về người

mua mọi tổn thất xảy ra khi đem hàng về kho người mua phải chịu.

 Phương thức chuyển hàng: trách nhiệm vận chuyển thuộc về người

bán người mua chỉ chịu trách nhiệm về vật chất khi hàng chuyển đến và giao

xong.

+ Mua hàng không theo hợp đồng: việc mua bán diễn ra mà các bên

không kí kết hợp đồng kinh tế.

+ Mua hàng qua hệ thống đại lý: mua hàng theo phương thức này có ưu

tiên là doanh nghiệp có thể mua được những mặt hàng không tập trung, không

thường xuyên. Khi mua hàng, doanh nghiệp thương mại cần quy định rõ chất

lượng, giá cả, qui cách hàng hóa.

b. Thủ tục chứng từ mua hàng:

* Nguyên tắc kiểm nhận hàng hóa:

Trước khi hàng nhập kho phải được kiểm nhận thông nhân viên được giao

trách nhiệm bảo quản hàng hóa trực tiếp tiến hành.

Khi tiến hành kiểm nhận phải căn cứ vào chứng từ của bên bán hay là hợp

đồng kinh tế (nếu chưa có chứng từ bên bán) đối chiếu số nhận thực tế về ố lượng

chất lượng để lập ''biên bản kiểm nghiệm'' (nếu hàng hóa mua về nhiều, phức tạp,

quý hiếm). Biên bản kiểm nghiệm được lập thành hai liên: 1 liên giao cho phòng

cung tiêu và 1 liên giao cho phòng kế toán. Nếu hàng hóa nhập kho không đúng

yêu cầu trên hóa dơn thì phải lập thêm một liên kèm theo chứng từ có liên quan

gởi đến cho bên bán giải quyết (nếu theo phương thức chuyển hàng). Cần chú ý

trong quá trình nhập kho phải căn cứ vào xuất xứ hàng nhập khẩu để tính giá

nhập kho cho phù hợp.

* Thủ tục chứng từ mua hàng:

+ Nếu mua hàng có hóa đơn bên bán: căn cứ vào hóa đơn của bên bán và

biên bản kiểm nghiệm (nếu có) bộ phận mua hàng lập ''phiếu nhập kho'' (2,3 liên):

liên 1 lưu ở nơi lập phiếu, liên 2 giao cho thủ kho ghi thẻ kho và sau đó chuyển

lên phòng kế toán, liên 3 người nhập giữ.

+ Mua hăng không có hóa đơn của bên bán : người mua lập “Phiếu kê mua

hàng” được giám đốc duyệt chi và chịu trách nhiệm trước pháp luật. Sau khi nhận

hàng xong, người mua cùng người bán kí vào phiếu, người mua chuyển phiếu cho

người có thẩm quyền duyệt và làm thủ tục nhập kho giống như trên.

+ Nhập hàng từ liên doanh, gia công, điều chỉnh nội bộ: kế toán phải có căn

cứ xuất xứ hàng hóa để lập phiếu nhập kho theo đúng chế độ kế toán. Nhập hàng

từ liên doanh hay được cấp phải có ''biên bản kiểm kê hàng hóa''...

1.2. Phương pháp tính giá hàng mua vào:

- Giá vốn hàng hóa là giá thực tế của hàng hóa mua vào, gồm toàn bộ chi

phí liên quan đến hàng hóa mua.

+ Hàng hóa được cấp:

Giá vốn hàng hóa = giá ghi trên biên bản cấp vốn + chi phí liên quan

đến hàng được cấp

+ Hàng hóa mua vào:

Giá vốn hàng hóa = giá mua trên hóa đơn + các chi phí liên quan đến hàng

hóa mua vào + thuế nhập khẩu, thuế TTÐB phải nộp

- giảm giá hàng mua, chiết khấu thương mại

Nếu hàng hóa thuộc đối tượng phải nộp VAT theo phương pháp khấu trừ thì

giá mua trên hóa đơn và chi phí liên quan không bao gồm thuế VAT. Nếu đối

tượng nộp VAT theo phương pháp trực tiếp hoặc không thuộc đối tượng nộp

VAT thì giá mua trên hóa đơn và chi phí liên quan bao gồm cả thuế VAT.

+ Hàng hóa nhập từ gia công chế biến:

Giá vốn hàng hóa = giá thực tế hàng gia công + chi phí gia công + chi phí

vận chuyển hàng từ DN đến nơi gia công và ngược lại

Nếu hàng hóa thuộc đối tượng nộp VAT theo phương pháp khấu trừ thì chi

phí gia công và phí vận chuyển không bao gồm thuế VAT. Nếu hàng hóa không

thuộc đối tượng nộp thuế hay nộp theo phương pháp trực tiếp thì chi phí gia công

và chi phí vận chuyển bao gồm cả thuế VAT.

Giá vốn = Giá thực tế của hàng + các chi phí liên quan trực tiếp

hàng hóa hóa trên thị trường đến hàng biếu tặng

+ Hàng hóa nhận liên doanh:

Giá vốn = Giá do hội đồng liên + các chi phí liên quan trực tiếp

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!