Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

LƯỢC SỬ VIỆT NGỮ HỌC - Khái quát về sự hình thành và phát triển của Việt ngữ học (Phần 2) doc
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Khái quát về sự hình thành và phát triển
của Việt ngữ học (Phần 2)
Nửa đầu thế kỉ XIX trở về trước, những quan sát, nghiên cứu về tiếng Việt còn rất
sơ sài. Điều này có nguyên nhân khách quan của nó. Trước hết, vì chức năng xã
hội của tiếng Việt thời cổ trung đại còn hạn chế nên nhu cầu phải nghiên cứu nó
không cao.
Thứ hai, muốn nghiên cứu tiếng Việt phải có phương tiện là chữ viết phát triển
nhưng trong khi đó, cả chữ Hán, chữ Nôm và chữ quốc ngữ thời kì này đều có
những hạn chế nhất định. Ở Việt Nam, không mấy người có đủ trình độ tiếng Hán
để có thể dùng chữ Hán để ghi lại những quan sát của mình về tiếng Việt. Những
người có thể lưu bút cho đời như Lê Quý Đôn, Ngô Thì Nhậm thì thật là hiếm.
Chính người Trung Quốc đã dùng chữ Hán để phiên âm tiếng Việt và làm ra cuốn
từ điển đối chiếu đầu tiên là An Nam dịch ngữ(1). Còn về chữ Nôm thì, ông cha ta
chỉ có thể gửi gắm những quan sát, suy nghĩ của mình về tiếng Việt qua sự cấu tạo
của chữ Nôm, chứ bản thân chữ Nôm chưa thể trở thành phương tiện để miêu tả
các phương diện của tiếng Việt, mặc dù nó đã góp phần hình thành nên một loạt từ
điển đối chiếu Hán–Việt các loại (chi tiết xem chương II của cuốn sách này). Chữ
quốc ngữ tuy ra đời từ thế kỉ XVII, nhưng chỉ bó hẹp trong phạm vi đạo Thiên
Chúa mà triều đình phong kiến Việt Nam, cả ở Đàng Trong lẫn Đàng Ngoài, lại