Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

T
PREMIUM
Số trang
108
Kích thước
888.4 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
956

Luật phá sản 2004 - Cơ sở pháp lý bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ nợ

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH

_________________________

LÊ THỊ ĐÀO

LUẬT PHÁ SẢN 2004 – CƠ SỞ PHÁP LÝ

BẢO VỆ QUYỀN VÀ LỢI ÍCH HỢP PHÁP

CỦA CÁC CHỦ NỢ

Chuyên ngành: LUẬT KINH TẾ, NHỮNG VẤN ĐỀ TRỌNG TÀI

Mã số : 60.38.50

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thành Đức

Tp. Hồ Chí Minh - 2006

LỜI CAM ĐOAN

Toâi xin cam ñoan coâng trình nghieân cöùu

khoa hoïc naøy laø cuûa rieâng toâi. Moïi soá lieäu, keát

quaû nghieân cöùu ñöôïc trong ñeà taøi laø hoaøn toaøn

trung thöïc vaø chöa töøng coâng boá trong baát kyø

coâng trình naøo. Toâi xin chòu traùch nhieäm hoaøn

toaøn veà tính xaùc thöïc naøy.

Tác giả đề tài

Lê Thị Đào

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ....................................................................

CHƢƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ VIỆC ĐẢM

BẢO QUYỀN VÀ LỢI ÍCH HỢP PHÁP CỦA CÁC CHỦ NỢ......................

1.1. Những vấn đề lý luận chung về phá sản và pháp luật phá sản .............

1.1.1. Khái niệm phá sản ....................................................................................

1.1.2. Phân loại phá sản ......................................................................................

1.1.3. Vai trò của pháp luật phá sản trong nền kinh tế thị trường ......................

1.2. Khái quát về quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ nợ........................

1.2.1. Khái niệm và phân loại chủ nợ .................................................................

1.2.2. Khái niệm quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ nợ.............................

1.3. Các nguyên tắc cơ bản đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của

các chủ nợ trong quá trình giải quyết phá sản ở nƣớc ta ....................

1.3.1. Nguyên tắc pháp chế..................................................................................

1.3.2. Nguyên tắc bình đẳng giữa các chủ nợ......................................................

1.3.3. Nguyên tắc hoà giải ..................................................................................

1.3.4. Nguyên tắc nhân đạo .................................................................................

CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG ĐẢM BẢO QUYỀN VÀ LỢI ÍCH HỢP

PHÁP CỦA CÁC CHỦ NỢ THEO PHÁP LUẬT PHÁ SẢN HIỆN

HÀNH ...................................................................................................................

2.1. Quyền của chủ nợ trong quá trình giải quyết phá sản .............................

2.1.1. Quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản ............................................

2.1.2. Quyền có đại diện trong Tổ quản lý, thanh lý tài sản (Điều 9 Luật

phá sản) .................................................................................................................

2.1.3. Quyền yêu cầu Toà án ra các quyết định cần thiết nhằm bảo toàn

tài sản của doanh nghiệp hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản ..........................

2.1.4. Quyền tham gia Hội nghị chủ nợ và biểu quyết những vấn đề thuộc

thẩm quyền của Hội nghị chủ nợ. ..........................................................................

2.1.5. Quyền xây dựng phương án phục hồi hoạt động kinh doanh của

doanh nghiệp, hợp tác xã trình Hội nghị chủ nợ xem xét, quyết định (Điều

68 Luật phá sản).....................................................................................................

2.1.6. Quyền được thanh toán các khoản nợ từ tài sản của doanh nghiệp,

hợp tác xã (Điều 37 Luật phá sản) .......................................................................

2.1.7. Quyền được bù trừ nghĩa vụ (Điều 48 Luật phá sản) .................................

2.1.8. Quyền khiếu nại đối với các quyết định của Toà án, Tổ quản lý, thanh

lý tài sản. ................................................................................................................

2.2. Luật phá sản quy định các biện pháp nhằm ngăn chặn doanh

nghiệp mắc nợ làm thất thoát tài sản sau khi có quyết định mở thủ

tục phá sản của Toà án.................................................................................

2.3. Luật phá sản quy định hậu quả của việc tuyên bố doanh nghiệp,

hợp tác xã bị phá sản ...................................................................................

2.4. Tài sản phá sản và cách xử lý đối với tài sản phá sản ..............................

2.5. Một số vấn đề liên quan khác nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp

pháp của các chủ nợ. ....................................................................................

2.5.1.Đối tượng bị tuyên bố phá sản .....................................................................

2.5.2. Căn cứ xem xét doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản .......

CHƢƠNG III. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ, GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN

THIỆN LUẬT PHÁ SẢN TRONG VIỆC BẢO VỆ QUYỀN VÀ LỢI

ÍCH HỢP PHÁP CỦA CÁC CHỦ NỢ .............................................................

3.1. Sự cần thiết phải hoàn thiện pháp luật về phá sản ...................................

3.2. Một số kiến nghị, giải pháp hoàn thiện ......................................................

3.2.1. Về quyền của chủ nợ ...................................................................................

3.2.2. Về chế tài trong phá sản ..............................................................................

3.2.3. Về tài sản phá sản và cách xử lý đối với tài sản phá sản ............................

3.2.4. Về việc giải phóng nợ cho con nợ là chủ doanh nghiệp tư nhân, thành

viên hợp danh trong công ty hợp danh ..................................................................

3.2.5 Một số kiến nghị khác ..................................................................................

KẾT LUẬN............................................................................................................

TÀI LIỆU THAM KHẢO .....................................................................................

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Ký hiệu viết tắt Giải thích

LPS Luật phá sản

DN Doanh nghiệp

DNTN Doanh nghiệp tư nhân

HTX Hợp tác xã

HNCN Hội nghị chủ nợ

SXKD Sản xuất kinh doanh

NCKH Nghiên cứu khoa học

1

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của Luận văn

Đối với một nền kinh tế thị trường, "thương trường là chiến trường"

nên trong các cuộc cạnh tranh ắt sẽ có kẻ thắng, người thua. Những chủ thể

kinh doanh nào không đáp ứng được những đòi hỏi khắc nghiệt của thương

trường sẽ bị loại bỏ nhường chỗ cho những DN kinh doanh hiệu quả. Như

vậy, phá sản là một hiện tượng mang tính tất yếu khách quan của nền kinh tế

thị trường. Đây là một hiện tượng hết sức phức tạp, gây ảnh hưởng lớn đến

quyền lợi của chủ nợ, người lao động, trật tự xã hội và cả nền kinh tế quốc

gia. Do đó, để điều tiết nền kinh tế, bình ổn thị trường và lành mạnh hoá các

hoạt động kinh doanh, nhà nước phải “khai tử" cho các DN làm ăn thua lỗ,

kém hiệu quả bằng một thủ tục đặc biệt là thủ tục phá sản. LPS đã tạo ra môi

trường tin cậy để các chủ nợ, nhà đầu tư an tâm bỏ vốn làm ăn. Đặc biệt để

tạo điều kiện duy trì và phát triển thị trường vốn thì mục tiêu chủ yếu và quan

trọng nhất của LPS là bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ nợ. LPS

DN 1993 - văn bản pháp luật đầu tiên tạo hành lang pháp lý điều chỉnh một

cách toàn diện và đầy đủ trình tự thủ tục phá sản. Nhưng trong quá trình vận

hành và thực thi, LPS DN đã bộc lộ những thiếu sót làm hạn chế hiệu lực và

hiệu quả trên thực tiễn. Hơn 9 năm thi hành, toàn ngành Toà án chỉ thụ lý 151

đơn yêu cầu tuyên bố phá sản nhưng chỉ giải quyết được 95 đơn (trong đó ra

quyết định tuyên bố phá sản với 46 doanh nghiệp, đình chỉ giải quyết 11 vụ,

tạm đình chỉ và hoà giải thành 26 vụ, ra quyết định không mở thủ tục 12 vụ).

Trước thực trạng đó, Quốc hội đã ban hành LPS 2004 nhằm khắc phục kịp

thời những hạn chế của LPS DN 1993. LPS mới ra đời đã tạo cơ sở pháp lý

tốt hơn cho việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chủ nợ. Tuy nhiên,

thực tiễn luôn vận động và biến đổi, các quan hệ nợ nần ngày càng phức tạp

và đặc biệt với xu thế hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay đòi hỏi LPS ngày

càng phải hoàn thiện hơn để xích lại gần với pháp luật quốc tế. Do vậy việc

tìm hiểu và nghiên cứu một cách có hệ thống những quy định của LPS trong

việc bảo vệ quyền lợi chủ nợ để qua đó kiến nghị điều chỉnh những điểm chưa

phù hợp với thực tiễn là rất cần thiết. Chính vì thế, tác giả chọn đề tài: "LPS

2

2004 - cơ sở pháp lý bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ nợ"

làm Luận văn tốt nghiệp của mình.

2. Mục đích và nhiệm vụ của Luận văn

- Mục đích nghiên cứu: Nghiên cứu những quy định của LPS 2004 trong

việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chủ nợ trên cơ sở thực tế. Phát hiện

những hạn chế còn tồn tại và đề xuất những phương hướng hoàn thiện LPS.

- Nhiệm vụ nghiên cứu:

+ Phân tích và làm rõ những vấn đề lý luận trong việc bảo vệ

quyền và lợi ích hợp pháp của chủ nợ.

+ Đánh giá thực trạng bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chủ nợ

trên cơ sở so sánh với LPS DN 1993 và LPS nước ngoài. Qua đó phân tích

những hạn chế, bất cập còn tồn tại.

+ Đề xuất một số kiến nghị, giải pháp nhằm hoàn thiện LPS trong

việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chủ nợ.

3. Phạm vi nghiên cứu:

- Luận văn tập trung nghiên cứu những quy định cơ bản về việc đảm bảo

quyền và lợi ích hợp pháp của chủ nợ trên cơ sở phân tích những vấn đề lý

luận và thực trạng áp dụng pháp luật hiện hành, có đối chiếu với LPS DN

1993 và so sánh với pháp luật phá sản các nước trên thế giới. Từ đó đưa ra

một số kiến nghị để tiếp tục hoàn thiện LPS ở nước ta.

4. Phƣơng pháp nghiên cứu:

Để thực hiện đề tài, tác giả vận dụng phương pháp luận chủ nghĩa Mác￾Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam và

Nhà nước ta về xây dựng nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần có sự quản

lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, về đẩy mạnh xây và hoàn

thiện khung pháp luật phù hợp với nền kinh tế thị trường mang tính chất đặc

thù của nước ta trong giai đoạn hiện nay.

Các phương pháp nghiên cứu cụ thể là phương pháp so sánh, phân tích

và tổng hợp để làm sáng tỏ nội dung đề tài.

5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài:

Luận văn sẽ là công trình nghiên cứu có giá trị tham khảo cho những

người làm công tác pháp luật, những người có nhu cầu quan tâm tìm hiểu,

3

nhất là các sinh viên luật, đặc biệt là trong việc xây dựng các văn bản hướng

dẫn thi hành LPS và hoàn thiện LPS.

6. Tình hình nghiên cứu:

Từ sau Đại hội VI của Đảng, nước ta mới đi lên xây dựng nền kinh tế

thị trường nên pháp luật phá sản còn khá mới, LPS DN chưa đáp ứng được

những yêu cầu thực tiễn. Do đó, có rất nhiều bài viết, công trình nghiên cứu

đóng góp cho việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật phá sản . Điểu hình như

Luận văn cao học của tác giả Bùi Xuân Hải (2000) với đề tài Hoàn thiện pháp

luật phá sản doanh nghiệp, tác giả Lê Hữu Trí (2003) với đề tài LPS DN

dưới góc độ so sánh, tác giả Nguyễn Trường Nhật Phượng với đề tài Chế độ

pháp lý về phá sản - thực tiễn thi hành và hướng hoàn thiện, Đề tài nghiên

cứu khoa học cấp Bộ của trường Đại học Luật Tp.Hồ Chí Minh do

TS.Nguyễn Thái Phúc làm chủ nhiệm Một số định hướng hoàn thiện pháp

luật phá sản doanh nghiệp. Đặc biệt, khi LPS được ban hành đã thể hiện

được rất nhiều điểm mới tiến bộ, khắc phục được những hạn chế của LPS

Doanh nghiệp. Tuy nhiên, việc tìm hiểu và nghiên cứu để tìm ra những bất

cập của nó để hoàn thiện hơn nữa là vấn đề luôn được đặt ra, nhất là trong giai

đoạn hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay. Dù đi vào thực tiễn cuộc sống không

lâu nhưng đã có rất nhiều tác giả nghiên cứu về LPS, đặc biệt là PGS.TS

Dương Đăng Huệ đã có một cách nhìn toàn diện về pháp luật phá sản nước ta

với công trình nghiên cứu Pháp luật phá sản của Việt Nam, tác giả Đinh

Ngọc Thu Hương (2005) với đề tài Địa vị pháp lý của Toà án trong thủ tục

phá sản theo LPS 2004 và nhiều bài viết trên tạp chí, diễn đàn như tác giả Vũ

Hồng Vân với bài viết Quy định của LPS năm 2004 về nộp đơn yêu cầu mở

thủ tục phá sản; Vai trò của LPS trong việc bảo vệ người lao động;

TS.Nguyễn Thái Phúc với bài viết LPS 2004 - những tiến bộ và hạn chế

v.v…. Mỗi tác giả trên đều nghiên cứu và có giải pháp để hoàn thiện pháp

luật phá sản nhưng ở mỗi khía cạnh khác nhau, chưa ai nghiên cứu về khía

cạnh bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chủ nợ. Từ thực tiễn sôi động của

thị trường, tác giả nhận thức sâu sắc việc bảo vệ quyền lợi của chủ nợ khi con

nợ rơi vào trình trạng phá sản. Điều đó đã thôi thúc tác giả chọn đề tài nghiên

4

cứu này nhằm đáp ứng những đòi hỏi bức xúc của lý luận cũng như thực tiễn

hiện nay.

7. Bố cục đề tài

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung

của Luận văn được chia làm 3 chương:

Chương 1. Những vấn đề lý luận cơ bản về việc đảm bảo quyền và lợi

ích hợp pháp của chủ nợ.

Chương 2. Quyền và lợi ích của chủ nợ theo pháp luật phá sản hiện

hành, thực trạng áp dụng.

Chương 3. Một số kiến nghị, giải pháp nhằm hoàn thiện LPS trong

việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chủ nợ

5

CHƢƠNG I

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ VIỆC

ĐẢM BẢO QUYỀN VÀ LỢI ÍCH HỢP PHÁP

CỦA CÁC CHỦ NỢ

1.1 Những vấn đề lý luận chung về phá sản và pháp luật phá sản

1.1.1 Khái niệm phá sản

Hiện tượng phá sản phát sinh từ rất sớm. Về phương diện ngôn ngữ

hiện có khá nhiều thuật ngữ dùng để thể hiện khái niệm về phá sản. Trong

tiếng La tinh Phá sản được biểu đạt bằng hai từ: Ruin (sự khánh tận) và Banca

Rotta (hình ảnh quầy hàng của thương nhân bị thu mất khi vỡ nợ), trong tiếng

Anh có các từ như Insolvency, Bankruptcy; trong tiếng Pháp là Baqueroute….

Còn trong từ điển tiếng Việt, Phá sản là "lâm vào tình trạng khánh kiệt tài sản,

bị vỡ nợ do kinh doanh thua lỗ". Mặc dù có sự khác nhau trong việc sử dụng

thuật ngữ để chỉ khái niệm phá sản nhưng tựu chung lại thì bản chất của vấn

đề đều nói về tình trạng không trả được nợ, mất khả năng thanh toán nợ đến

hạn của con nợ.

Khái niệm về phá sản là vấn đề cực kỳ quan trọng và bất kỳ LPS nước

nào cũng phải quan tâm hàng đầu để giải quyết. Khi bàn về vấn đề này, tác

giả Nguyễn Tấn Hơn đã cho rằng: định nghĩa phá sản có lẽ là khó nhất đối với

các nhà lập pháp. Vì tùy thuộc vào định nghĩa này trong pháp luật phá sản

của mỗi quốc gia mà sự can thiệp của nhà nước vào hiện tượng phá sản sớm

hay muộn, lập trường của Nhà nước nghiêng về bảo vệ lợi ích của chủ nợ hay

con nợ nhiều hơn1

. Để hiểu và nhìn nhận đúng hơn về khái niệm phá sản,

chúng ta phải xem xét khái niệm này ở nhiều bình diện và góc độ khác nhau:

- Dưới góc độ kinh tế-xã hội, phá sản theo nghĩa rộng đề cập đến thất

bại kinh tế mang tính quyết định của con nợ, còn về mặt xã hội phá sản đồng

1 Nguyễn Thái Phúc (2005), “Luật phá sản 2004-những tiến bộ và hạn chế”, Tạp chí Khoa học pháp lý, số 6

(31)/2005, tr.38.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!