Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam
Luật doanh nghiệp 2005 - Những điểm tiến bộ và hạn chế
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Trang 1
BOÄ GIAÙO DUÏC VAØ ÑAØO TAÏO
TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC LUAÄT TP. HOÀ CHÍ MINH
LƯU THỊ BÍCH HẠNH
Ñeà taøi:
CHUYEÂN NGAØNH: LUAÄT KINH TEÁ
MAÕ SOÁ: 60-38-50
LUAÄN VAÊN THAÏC SÓ LUAÄT HOÏC
NGÖÔØI HÖÔÙNG DAÃN KHOA HOÏC:
TS.LÊ THỊ BÍCH THỌ
Thaønh phoá Hoà Chí Minh naêm 2006
Trang 2
DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT
1. CNH: công nghiệp hóa.
2. Công ty TNHH: Công ty trách nhiệm hữu hạn.
3. HĐH: hiện đại hóa.
4. IMF: Quỹ tiền tệ quốc tế.
5. LDN 1999: Luật Doanh nghiệp được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
thông qua ngày 01/01/2000.
6. LDN 2005: Luật Doanh nghiệp được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
thông qua ngày 29/11/2005.
7. TCT ĐT&KDVNN: Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước.
8. WTO: Tổ chức thương mại thế giới.
9. WB: Ngân hàng thế giới.
Trang 3
Lôøi cam ñoan
Toâi xin cam ñoan ñaây laø coâng trình
nghieân cöùu cuûa rieâng toâi. Caùc soá lieäu vaø
thoâng tin neâu trong luaän vaên laø trung thöïc.
Caùc döõ lieäu, luaän ñieåm ñöôïc trích daãn ñaày
ñuû neáu khoâng thuoäc yù töôûng hoaëc keát quaû
toång hôïp cuûa chính baûn thaân toâi.
Taùc giaû luaän vaên
LÖU THÒ BÍCH HAÏNH
Trang 4
MỤC LỤC
Trang
Lời nói đầu
Chương 1. LDN 2005 – Cơ sở pháp lý đảm bảo môi trường kinh doanh bình đẳng
cho các chủ thể kinh doanh.
1
1.1. Yêu cầu hoàn thiện hệ thống pháp luật doanh nghiệp. 1
1.2 LDN 2005 – Cơ sở pháp lý đảm bảo quyền tự do kinh doanh của doanh
nghiệp.
10
1.2.1 LDN 2005 tạo môi trường kinh doanh bình đẳng cho các thành phần
kinh tế.
13
1.2.2. LDN 2005 mở rộng quyền tự do kinh doanh của doanh nghiệp. 17
1.2.2.1. LDN 2005 mở rộng quyền của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước
ngoài.
19
1.2.2.2. LDN 2005 đa dạng hóa các loại hình doanh nghiệp. 23
1.2.2.3. LDN 2005 đơn giản hóa thủ tục đăng ký kinh doanh. 25
Chương 2: LDN 2005 với việc hoàn thiện khung quản trị doanh nghiệp. 35
2.1. Khung quản trị được thiết kế theo loại hình doanh nghiệp và áp dụng
thống nhất đối với các thành phần kinh tế.
36
2.2. LDN 2005 xác định rõ hơn nghĩa vụ của người quản lý. 41
2.3. LDN 2005 tăng cường cơ chế bảo vệ quyền và lợi ích của nhà đầu tư. 52
2.4. LDN 2005 tăng quy định yêu cầu công khai và minh bạch hóa. 56
Trang 5
2.5. LDN 2005 tăng cường và quy định cụ thể hơn vai trò, vị trí và trách
nhiệm của Ban kiểm soát.
61
2.6. Những vấn đề cần tiếp tục hoàn thiện khung quản trị doanh nghiệp đối
với từng loại hình doanh nghiệp.
63
2.6.1. Công ty TNHH có từ hai thành viên trở lên. 63
2.6.2. Công ty TNHH một thành viên. 64
2.6.3. Công ty cổ phần. 65
2.6.4. Công ty hợp danh. 67
2.6.5. Doanh nghiệp tư nhân. 69
Chương 3: LDN 2005 trong tiến trình cải cách doanh nghiệp nhà nước. 72
3.1. Những thay đổi đối với doanh nghiệp nhà nước theo quy định của Luật
Doanh nghiệp 2005.
72
3.2. Thực trạng và giải pháp của việc chuyển doanh nghiệp nhà nước sang
hoạt động theo Luật Doanh nghiệp.
74
3.2.1. Lộ trình chuyển doanh nghiệp nhà nước sang hoạt động theo Luật
Doanh nghiệp.
74
3.2.2. Khung khổ pháp lý cho việc chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước và hoạt
động của doanh nghiệp sau chuyển đổi.
76
3.2.3. Thực hiện quyền chủ sở hữu vốn nhà nước tại doanh nghiệp. 78
Trang 6
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài:
Nhằm hoàn thiện môi trường kinh doanh, phát triển kinh tế nhiều thành phần, chủ
động trong hội nhập kinh tế quốc tế, Nhà nước ta đã ban hành Luật Doanh nghiệp có hiệu lực thi
hành ngày 01/01/2000 (gọi tắt là Luật Doanh nghiệp 1999). Có thể nói Luật Doanh nghiệp đã
đạt được những thành công và tiến bộ đã được thừa nhận rộng rãi trong việc cải thiện môi
trường kinh doanh của Việt Nam.
Tuy nhiên, trước yêu cầu nội tại về đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế, yêu cầu của
toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, Luật Doanh nghiệp 1999 đã bộc lộ những khiếm
khuyết làm cho môi trường kinh doanh của nước ta trở nên kém cạnh tranh như : chưa tạo ra
khung pháp lý thống nhất, thuận lợi, bình đẳng phát triển các thành phần kinh tế, đồng thời hệ
thống tổ chức doanh nghiệp thiếu chuẩn tắc để quản trị doanh nghiệp tốt. Quản trị doanh nghiệp
kém kết hợp với quyền tự chủ kinh doanh bị hạn chế làm cho doanh nghiệp khó có thể vượt qua
giai đoạn đầu của khởi nghiệp để chuyển sang giai đoạn tăng trưởng và phát triển thành quy mô
lớn, kinh doanh ổn định, bền vững và có sức cạnh tranh. Do đó việc cải tiến Luật Doanh nghiệp
1999 là giải pháp cơ bản cần thiết trong việc tạo môi trường kinh doanh thuận lợi, bình đẳng, ổn
định, minh bạch đáp ứng yêu cầu nội tại phát triển kinh tế và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế.
Trước yêu cầu đó, tại kỳ họp thứ 8, ngày 29/11/2005, Quốc hội khóa XI đã thông qua
Luật Doanh nghiệp 2005 và có hiệu lực vào 01/7/2006 (gọi tắt là Luật Doanh nghiệp 2005) với
kỳ vọng Luật Doanh nghiệp 2005 sẽ góp phần quan trọng tạo ra môi trường kinh doanh bình
đẳng, ổn định cho mọi doanh nghiệp, đủ sức hấp dẫn đầu tư và cạnh tranh so với khu vực, chủ
động hội nhập kinh tế quốc tế. Nghiên cứu, phân tích, đánh giá những điểm mới, tiến bộ, chỉ ra
những vấn đề còn hạn chế cần phải tiếp tục hoàn thiện, những quy định cần sự hỗ trợ đồng bộ
của những quy định pháp luật khác là điều cần thiết, nhằm góp phần phát huy tác dụng của Luật
Doanh nghiệp trong thời gian tới, hoàn chỉnh pháp luật doanh nghiệp Việt Nam trong chặng
đường phát triển sau này. Đó cũng chính là lý do mà tác giả chọn đề tài “Luật Doanh nghiệp
2005 – Những điểm tiến bộ và hạn chế” làm Luận văn thạc sỹ Luật học.
2. Mục đích, nhiệm vụ của đề tài :
Mục đích chính của đề tài là nghiên cứu, phân tích, đánh giá những điểm mới, tiến bộ
của Luật Doanh nghiệp 2005, những tiến bộ đó có đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế đất nước
mà Đảng và Nhà nước đã đặt ra mục tiêu đối với Luật Doanh nghiệp hay không? Có phù hợp
với thông lệ quốc tế để đáp ứng được yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế hay không? Chỉ ra những
Trang 7
vấn đề còn hạn chế cần phải tiếp tục hoàn thiện, những quy định cần sự hỗ trợ đồng bộ của
những quy định pháp luật khác.
3. Phạm vi nghiên cứu:
Luật Doanh nghiệp 2005 với ưu điểm nổi bật là quá trình soạn thảo luật đã tích hợp
được nhiều ý kiến đóng góp của doanh nghiệp và giới nghiên cứu trong một thời gian dài, Ban
soạn thảo cũng đã có những công trình khoa học đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của Luật doanh
nghiệp 1999, theo dõi việc thi hành Luật trong năm năm qua, kinh nghiệm soạn thảo của một số
nước và đặc biệt là công trình nghiên cứu đánh giá dự báo tác động của Luật. Luật có rất nhiều
điểm mới, tiến bộ, nhưng trong phạm vi nghiên cứu của Luận văn, chúng tôi không có tham
vọng nghiên cứu tất cả những điểm mới, tiến bộ của Luật Doanh nghiệp 2005 mà chỉ quan tâm
đến những vấn đề cơ bản sau:
Thứ nhất, đó là vấn đề Luật Doanh nghiệp 2005 với quyền tự do kinh doanh. Chúng tôi
cho rằng việc mở rộng quyền tự do kinh doanh, đảm bảo công bằng cho các thành phần kinh tế ở
Việt Nam là vấn đề mấu chốt cần phải giải quyết đầu tiên của Luật Doanh nghiệp 2005 để đạt
được mục tiêu đề ra. Do đó chắc chắn sẽ có những thay đổi đáng kể về vấn đề này trong Luật
Doanh nghiệp 2005.
Thứ hai, Luật Doanh nghiệp 2005 với việc hoàn thiện khung quản trị doanh nghiệp.
Trong hệ thống pháp luật hiện hành về doanh nghiệp chưa tạo ra hệ thống các tổ chức kinh
doanh chuẩn mực phù hợp với thông lệ quốc tế. Hệ thống tổ chức doanh nghiệp thiếu chuẩn tắc
thì khó có thể áp dụng đúng và đủ các nguyên tắc phổ biến về quản trị doanh nghiệp tốt. Quản trị
doanh nghiệp yếu kém là một trong những yếu tố hạn chế phát triển bền vững, hạn chế năng lực
cạnh tranh của từng doanh nghiệp và cả nền kinh tế. Quản trị yếu kém kết hợp với quyền tự chủ
kinh doanh bị hạn chế sẽ làm cho doanh nghiệp khó có thể vượt qua khỏi giai đoạn đầu của khởi
nghiệp để chuyển sang giai đoạn tăng trưởng và phát triển thành quy mô lớn, kinh doanh ổn
định, bền vững và có sức cạnh tranh. Do đó tìm hiểu mức độ hoàn thiện khung quản trị doanh
nghiệp của Luật Doanh nghiệp 2005 cũng là một trong những vấn đề trọng tâm nghiên cứu của
chúng tôi.
Thứ ba, Luật Doanh nghiệp 2005 trong tiến trình cải cách doanh nghiệp nhà nước. Với
mục tiêu chính là tạo môi trường kinh doanh bình đẳng cho các thành phần kinh tế, cho nên việc
xem xét vai trò của Luật Doanh nghiệp 2005 trong tiến trình cải cách doanh nghiệp nhà nước là
vấn đề hết sức quan trọng. Luật Doanh nghiệp 2005 có góp phần thúc đẩy nhanh quá trình cải
cách doanh nghiệp nhà nước không? Có khắc phục được những hạn chế hiện tại của doanh
nghiệp nhà nước để môi trường kinh doanh của Việt Nam đảm bảo cạnh tranh bình đẳng, công
bằng, đồng thời nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của loại hình doanh nghiệp nhà nước
không? Chắc chắn đây là vấn đề quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu, trong đó có chính tác giả.
Trang 8
Xuất phát từ mục đích, phạm vi nghiên cứu, đề tài có nhiệm vụ :
- Nghiên cứu những vấn đề cơ bản về Luật Doanh nghiệp như : những yêu cầu khách
quan đòi hỏi phải cải tiến Luật Doanh nghiệp 1999, mục tiêu mà Luật Doanh nghiệp 2005 phải
đạt được.
- Nghiên cứu lý luận kết hợp với đánh giá thực tiễn, phân tích, đánh giá những tiến bộ
đạt được của Luật Doanh nghiệp 2005 so với Luật Doanh nghiệp 1999, với mục tiêu Đảng và
Nhà nước đề ra, với pháp luật của các quốc gia có nền kinh tế phát triển trong các vấn đề về
quyền tự do kinh doanh, hoàn thiện khung quản trị doanh nghiệp, tiến trình cải cách doanh
nghiệp nhà nước. Từ đó nêu ra những vấn đề còn hạn chế, thiếu sót của Luật Doanh nghiệp
2005.
- Trên cơ sở phân tích, đánh giá những điểm tiến bộ, hạn chế của Luật Doanh nghiệp
2005 trong các vấn đề cần nghiên cứu nêu trên, đưa ra những kiến nghị nhằm góp phần phát huy
tác dụng của Luật Doanh nghiệp 2005 trong thực tiễn, hoàn chỉnh pháp luật doanh nghiệp Việt
Nam trong chặng đường kế tiếp.
4. Điểm mới của đề tài:
Luật Doanh nghiệp 2005 được Quốc hội khóa XI thông qua ngày 29/11/2005 và sẽ có
hiệu lực vào 01/7/2006. Do đó có thể nói đây là đề tài đầu tiên nghiên cứu về những tiến bộ và
hạn chế của Luật Doanh nghiệp 2005. Những nghiên cứu của Luận văn sẽ là tài liệu bổ ích đối
với sinh viên luật học, các nhà nghiên cứu khoa học pháp lý, những người trực tiếp thực thi pháp
luật, đặc biệt là các nhà kinh doanh. Những kiến nghị nêu trong Luận văn có thể được sử dụng
để nâng cao hiệu quả của Luật Doanh nghiệp 2005 trong thực tiễn, đồng thời góp phần hoàn
thiện pháp luật doanh nghiệp Việt Nam.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu đề tài:
Luận văn được trình bày trên cơ sở lý luận chủ nghĩa Mác – Lênin về nhà nước và
pháp luật, quan điểm của Đảng và Nhà nước về phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng
xã hội chủ nghĩa. Nội dung của Luận văn được nêu và phân tích trên cơ sở các văn bản pháp luật
của Nhà nước, các tài liệu tổng kết thực tiễn áp dụng pháp luật về doanh nghiệp, quan điểm của
các nhà nghiên cứu khoa học pháp lý trong các công trình, dự án nghiên cứu pháp luật về doanh
nghiệp.
Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu chủ yếu là phương pháp duy vật biện
chứng. Ngoài ra còn sử dụng các phương pháp như : phân tích, đánh giá, so sánh và tổng hợp
vấn đề.
Trang 9
6. Cơ cấu của Luận văn:
Cơ cấu của Luận văn được quyết định bởi mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu.
Luận văn bao gồm các phần sau :
- Phần mở đầu.
- Phần nội dung chính : bao gồm ba chương:
+ Chương 1 : “LDN 2005 – Cơ sở pháp lý đảm bảo môi trường kinh doanh bình
đẳng cho các chủ thể kinh doanh”. Chương này nêu lên các yêu cầu khách quan của việc phải
hoàn thiện Luật Doanh nghiệp; mục tiêu của Luật doanh nghiệp 2005, mục tiêu được đưa ra đó
có phù hợp với yêu cầu khách quan phát triển kinh tế đất nước hay không? Phân tích, đánh giá
những quy định của Luật Doanh nghiệp 2005 trong việc tạo môi trường kinh doanh bình đẳng
cho các thành phần kinh tế, mở rộng quyền tự do kinh doanh của doanh nghiệp. Luật Doanh
nghiệp 2005 đã có những quy định gì nhằm duy trì và phát triển quyền tự do kinh doanh của nhà
đầu tư? Những quy định đó có tiến bộ hơn so với Luật Doanh nghiệp 1999 không? Có phù hợp
với các cam kết quốc tế? Còn có những hạn chế gì cần phải tiếp tục hoàn thiện không?
+ Chương 2: “LDN 2005 với việc hoàn thiện khung quản trị doanh nghiệp”.
Chương này tìm hiểu về những quy định liên quan đến quản trị doanh nghiệp của Luật Doanh
nghiệp 2005. Theo đó, Luật Doanh nghiệp 2005 đã khắc phục những bất cập của quản trị doanh
nghiệp ở Việt Nam trước đây như thế nào? Những tồn tại nào đã được giải quyết và chưa được
giải quyết trong Luật Doanh nghiệp 2005? Hướng hoàn thiện khung quản trị doanh nghiệp của
Luật Doanh nghiệp 2005 có phù hợp nguyên tắc quản trị doanh nghiệp quốc tế không?
+ Chương 3: “LDN 2005 trong tiến trình cải cách doanh nghiệp nhà nước”.
Chương này xem xét vai trò của Luật Doanh nghiệp 2005 trong tiến trình cải cách doanh nghiệp
nhà nước. Luật Doanh nghiệp 2005 có góp phần thúc đẩy nhanh quá trình cải cách doanh nghiệp
nhà nước không? Có khắc phục được những hạn chế hiện tại của doanh nghiệp nhà nước để môi
trường kinh doanh của Việt Nam đảm bảo cạnh tranh bình đẳng, công bằng, đồng thời nâng cao
hiệu quả hoạt động kinh doanh của loại hình doanh nghiệp nhà nước không? Có những vấn đề gì
đặt ra đối với các quy định của pháp luật về doanh nghiệp nhà nước theo quy định của Luật
Doanh nghiệp 2005? Là những vấn đề chính trong chương này.
- Kết luận.
Trang 10
CHƯƠNG 1 : LDN 2005 – CƠ SỞ PHÁP LÝ ĐẢM BẢO MÔI TRƯỜNG KINH
DOANH BÌNH ĐẲNG CHO CÁC CHỦ THỂ KINH DOANH
1.1. Yêu cầu hoàn thiện hệ thống pháp luật doanh nghiệp.
Hoàn thiện hệ thống pháp luật là mục tiêu hàng đầu để quản lý xã hội và phát triển kinh tế
của các quốc gia, trong đó yêu cầu phát triển về kinh tế đóng vai trò quyết định nên yêu cầu
hoàn thiện pháp luật về doanh nghiệp rất được chú trọng. Trong tình hình cụ thể của Việt Nam,
yêu cầu hoàn thiện hệ thống pháp luật về doanh nghiệp càng trở nên cấp thiết hơn do nhiều
nguyên nhân, trong đó nguyên nhân hàng đầu chính là đáp ứng điều kiện hội nhập kinh tế quốc
tế của Việt Nam.
Không có một quốc gia nào trên thế giới tồn tại độc lập, phát triển có hiệu quả mà không
quan hệ với các quốc gia khác trên thế giới, đặc biệt trong lĩnh vực kinh tế. Thật vậy, sự tồn tại
của trái đất được xem như một tổng thể thống nhất, không chỉ xét trên giác độ tự nhiên mà còn
trong mọi lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực kinh tế, bởi mỗi phần của trái đất nằm ở vị trí nhất định,
điều kiện đất đai và khí hậu rất khác nhau, cho nên mỗi khu vực chỉ thuận lợi phát triển một số
ngành kinh tế nhất định và sự phát triển không đồng đều giữa các khu vực khác nhau của trái đất
về trình độ văn hóa, khoa học và mức độ giàu có … dẫn đến để thỏa mãn nhu cầu đa dạng của
vùng mình, giữa các vùng trên thế giới có sự trao đổi với nhau về sản phẩm (có thể là hàng hóa
hữu hình, là tri thức, là sức lao động …). Từ những nhu cầu đó, quan hệ kinh tế ngày càng được
mở rộng vì nó có lợi cho các nước tham gia mở rộng và phát triển mối quan hệ đó.
Đối với các nước phát triển, mở rộng quan hệ kinh tế ra bên ngoài giúp cho việc bành
trướng mau lẹ sức mạnh kinh tế của mình như: tìm kiếm thị trường mới để giải quyết thị trường
khủng hoảng thừa về hàng hóa, để tìm kiếm nơi đầu tư thuận lợi đem lại lợi nhuận cao, giảm
được chi phí sản xuất do sử dụng nhân công và tài nguyên rẻ ở các nước chậm phát triển.
Đối với các nước đang phát triển, mở rộng quan hệ kinh tế quốc tế ra bên ngoài có lợi
trong việc tiếp nhận kỹ thuật mới, tiên tiến làm cho năng suất lao động tăng lên. Ở các nước
đang phát triển việc thiếu vốn trở nên trầm trọng nên mở rộng quan hệ ra bên ngoài tạo điều kiện
thu hút vốn để thực hiện hiện đại hóa quá trình kinh tế diễn ra ở các nước này. Hơn nữa thị
trường trong nước của các nước này nhỏ, hẹp không đủ đảm bảo để phát triển công nghiệp với
quy mô hiện đại, sản xuất hàng loạt, do đó không tạo được công ăn việc làm, nạn thất nghiệp
ngày càng trầm trọng. Việc mở rộng quan hệ kinh tế với nước ngoài giúp cho việc tập trung phát
triển các thế mạnh của đất nước. Chẳng hạn như các nước Ả Rập tập trung phát triển khai thác
và chế biến dầu mà không phải là tập trung phát triển các ngành khác không có điều kiện thuận
lợi như chế tạo máy, chăn nuôi, trồng trọt lương thực …