Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Luật bình đẳng giới - sự cần thiết và một số nội dung cơ bản
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Th«ng tin
T¹p chÝ luËt häc sè 3/2008 61
TS. D−¬ng TuyÕt Miªn *
1. Sự cần thiết của việc ban hành Luật
bình đẳng giới
Ngày nay, trên thế giới, mặc dù nhiều
quốc gia đã đạt được những tiến bộ quan
trọng trong sự nghiệp giải phóng phụ nữ,
thực hiện bình đẳng giới, song phụ nữ vẫn
chưa được hưởng đầy đủ các quyền và lợi
ích được nêu trong pháp luật quốc gia và
quốc tế. Từ trước cho đến nay, “chưa một
quốc gia nào trên thế giới được công nhận đã
đạt bình đẳng nam nữ”.(1)
Trong những năm gần đây, trong xu thế
hội nhập với thế giới, nước ta đã đạt được
những thành tựu đáng kể thuộc các lĩnh vực
khác nhau trong đó có lĩnh vực bình đẳng
giới. Theo Báo cáo đánh giá tình hình giới ở
Việt Nam, tháng 12/2006 của Ngân hàng thế
giới (WB), Ngân hàng phát triển châu Á
(ADB), Vụ phát triển quốc tế Anh (DFID)
và Cơ quan phát triển quốc tế Canađa
(CIDA) thì “Việt Nam là một trong những
nước dẫn đầu thế giới về tỉ lệ phụ nữ tham
gia các hoạt động kinh tế, là một trong
những nước tiến bộ hàng đầu về bình đẳng
giới,… là quốc gia đạt được sự thay đổi
nhanh chóng nhất về xóa bỏ khoảng cách
giới trong 20 năm qua ở khu vực Đông Á”.
Chiếm hơn 50% dân số và gần 50% lực
lượng lao động xã hội, ngày nay càng có
nhiều phụ nữ tham gia vào hầu hết các lĩnh
vực của đời sống xã hội và giữ những chức
vụ quan trọng trong bộ máy Nhà nước. Cụ
thể là: “Hiện có tới 27,31% đại biểu nữ
trong Quốc hội (cao nhất ở châu Á và là một
trong những nước có tỉ lệ nữ đại biểu Quốc
hội cao nhất thế giới); tỉ lệ nữ tốt nghiệp đại
học là 36,24%; thạc sĩ 33,95%; tiến sĩ
25,69%...”.(2) Vị thế của người phụ nữ trong
gia đình và xã hội đang dần dần được nâng
lên rõ rệt. Những thông tin nói trên đã phản
ánh rõ nét những thành tựu về bình đẳng giới
đã đạt được ở nước ta trong thời gian qua,
phản ánh hướng đi đúng đắn của những
chính sách lớn của Đảng và Nhà nước ta thời
gian gần đây trong việc tạo điều kiện cho
phụ nữ Việt Nam phát triển.
Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu kể
trên, vấn đề thực hiện cũng như đảm bảo
quyền bình đẳng của phụ nữ ở nước ta vẫn
còn một số tồn tại. Các mục tiêu về tiến bộ
phụ nữ và bình đẳng giới chưa được các
ngành, các cấp quan tâm thực hiện một cách
thường xuyên hoặc nếu có làm thì chỉ là hô
hào hình thức, chưa biến thành chương trình,
hoạt động cụ thể. Lao động nữ vẫn còn
chiếm tỉ lệ cao trong nông nghiệp, một số
ngành nghề, dịch vụ, phụ nữ làm việc chiếm
tỉ lệ cao nhưng còn ít được đào tạo nghề và
được trả lương thấp hơn nam giới trong cùng
* Giảng viên chính Khoa luật hình sự
Trường Đại học Luật Hà Nội