Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam
Quyền bình đẳng về nhân thân giữa vợ và chồng theo pháp luật Việt Nam
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH
NGUYỄN NHƢ NGỌC
QUYỀN BÌNH ĐẲNG VỀ NHÂN THÂN GIỮA
VỢ VÀ CHỒNG THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2014
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH
NGUYỄN NHƢ NGỌC
QUYỀN BÌNH ĐẲNG VỀ NHÂN THÂN GIỮA
VỢ VÀ CHỒNG THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Chuyên ngành: LUẬT DÂN SỰ & TỐ TỤNG DÂN SỰ
Mã số: 60380103
Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS Nguyễn Ngọc Điện
TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2014
LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan danh dự Luận văn này là kết quả của quá trình tổng hợp và
nghiên cứu nghiêm túc của bản thân tôi, dưới sự hướng dẫn khoa học của
PGS.TS Nguyễn Ngọc Điện. Các số liệu nêu trong luận văn là trung thực, chính
xác.
Tác giả luận văn
Nguyễn Nhƣ Ngọc
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
1. Bạo lực gia đình BLGĐ
2. Bình đẳng giới BĐG
3. Bộ luật Dân sự BLDS
4. Bộ luật Hình sự BLHS
5. Bộ luật Lao động BLLĐ
6.
Công ước về xóa bỏ mọi hình thức phân
biệt đối xử với phụ nữ
Công ước CEDAW
7. Chủ nghĩa xã hội CNXH
8.
Hiến pháp nước Cộng Hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam sửa đổi
Hiến pháp sửa đổi
9. Hội đồng nhân dân HĐND
10. Hôn nhân và gia đình HNGĐ
11. Kế hoạch hóa gia đình KHHGĐ
12. Liên Hợp quốc LHQ
13. Luật Bảo hiểm xã hội Luật BHXH
14. Luật Bình đẳng giới Luật BĐG
15. Luật Hôn nhân và gia đình LHNGĐ
16. Luật Phòng, chống bạo lực gia đình Luật PCBLGĐ
17. Luật Trợ giúp pháp lý Luật TGPL
18.
Nghị định số 32/2002/NĐ-CP ngày
27/3/2002 của Chính phủ quy định về việc
áp dụng Luật Hôn nhân và gia đình đối
với các dân tộc thiểu số
Nghị định số 32/2002/NĐ-CP
19. Nhà xuất bản NXB
20. Quy phạm pháp luật QPPL
21. Sức khỏe sinh sản SKSS
22. Ủy ban nhân dân UBND
23. Việt Nam Dân chủ Cộng hòa VNDCCH
MỤC LỤC
Mục lục Trang
LỜI MỞ ĐẦU ……………………………………………………………….1
CHƢƠNG 1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ QUYỀN BÌNH ĐẲNG GIỮA
VỢ VÀ CHỒNG VỀ NHÂN THÂN ……………………………………….6
1.1. Khái niệm quyền con ngƣời - quyền bình đẳng …………………………….7
1.2. Quyền bình đẳng giữa vợ chồng về nhân thân ……………………………..8
1.2.1. Khái niệm ……………………………………………………………………………..8
1.2.2. Ý nghĩa của việc quy định quyền bình đẳng giữa vợ chồng về nhân thân ….10
1.2.3. Cơ sở lý luận của việc quy định quyền bình đẳng giữa vợ và chồng ……….11
1.3. Quyền bình đẳng giữa vợ và chồng theo quy định của pháp luật Việt Nam
từ năm 1945 đến nay …………………………………………………………….14
1.3.1. Sơ lược các quy định pháp luật Việt Nam về quyền bình đẳng giữa
vợ và chồng trước năm 1945……………………………………………………………..14
1.3.2. Sơ lược các quy định pháp luật Việt Nam về quyền bình đẳng giữa
vợ và chồng từ năm 1945 cho đến nay……………………………………………….....16
1.4. Quy định của một số nƣớc trên thế giới về quyền bình đẳng về nhân thân
giữa vợ và chồng …………………………………………………………………21
CHƢƠNG 2. NỘI DUNG QUYỀN BÌNH ĐẲNG VỀ NHÂN THÂN
GIỮA VỢ VÀ CHỒNG THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM
HIỆN HÀNH ……………………………………………………………………26
2.1. Bình đẳng trong quan hệ nhân thân mang tính chất tình cảm …………..26
2.1.1. Nghĩa vụ chung thủy ……………………………………………………………..26
2.1.2. Nghĩa vụ yêu thương, chăm sóc, giúp đỡ lẫn nhau và quản lý công việc
gia đình………………………………………………………………………………………27
2.2. Bình đẳng trong quan hệ nhân thân mang tính chất tự do, dân chủ …….28
2.2.1. Bình đẳng trong việc thiết lập lý lịch dân sự……………………………………29
2.2.2. Bình đẳng về quyền được tôn trọng thân thể, danh dự, nhân phẩm, uy tín…32
2.2.3. Bình đẳng về quyền quyết định các vấn đề trong gia đình……………………34
2.2.4. Bình đẳng trong lĩnh vực văn hóa, chính trị, kinh tế, xã hội …………………36
2.3. Bình đẳng về quyền ly hôn .............................................................................48
CHƢƠNG 3. THỰC TRẠNG THI HÀNH VÀ CÁC GIẢI PHÁP
HOÀN THIỆN QUYỀN BÌNH ĐẲNG VỀ NHÂN THÂN GIỮA
VỢ VÀ CHỒNG …………………………………………………………...51
3.1. Thực trạng thi hành quyền bình đẳng về nhân thân giữa vợ và chồng ….51
3.1.1. Về mặt chính trị……………………………………………………………………..52
3.1.2. Về mặt giáo dục và đào tạo……………………………………………………….54
3.1.3. Về mặt lao động và kinh tế …………………………………………………….....55
3.1.4. Về y tế và chăm sóc sức khỏe ………………………………………………….....58
3.1.5. Về mặt văn hóa thông tin, thể dục thể thao, khoa học công nghệ …………...59
3.1.6. Về bạo lực gia đình…………………………………………………………………60
3.1.7. Về việc vi phạm chế độ hôn nhân một vợ một chồng ………………………….67
3.1.8. Thực trạng về quyền bình đẳng giữa vợ và chồng là người dân tộc
thiểu số theo pháp luật Việt Nam………………………………………………………...69
3.2. Giải pháp hoàn thiện ………………………………………………………..72
3.2.1. Các giải pháp pháp lý ……………………………………………………………..72
3.2.2. Các giải pháp khác ………………………………………………………………..76
PHẦN KẾT LUẬN ………………………………………………………..79
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
1
LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Gia đình có một vị trí đặc biệt quan trọng đối với mỗi con người, mỗi xã hội
và mỗi nhà nước: gia đình là hạt nhân, là nguồn gốc của xã hội, là cái nôi hình
thành nên nhân cách, đạo đức, phẩm chất của mỗi con người. Đây cũng là hình ảnh
thu nhỏ, là tấm gương phản ánh thực trạng xã hội. Gia đình và xã hội luôn có mối
quan hệ qua lại hữu cơ với nhau: gia đình tốt thì xã hội mới tốt; xã hội tốt thì gia
đình càng tốt hơn. Xã hội ổn định, thịnh vượng được tạo nên bởi tập hợp những gia
đình bền vững, hạnh phúc. Vì vậy hôn nhân và gia đình nói chung và mục tiêu xây
dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, bền vững nói riêng, trong đó
quyền bình đẳng giữa nam và nữ là vấn đề luôn được các nhà nước quan tâm trong
mọi xã hội, mọi thời đại, nhất là trong bối cảnh xã hội cũng như gia đình đang bị đe
dọa bởi sự gia tăng của nạn bạo lực gia đình, ngoại tình, ly hôn…khiến cho một nơi
vốn là tổ ấm bình yên lại trở nên bất ổn và tiềm ẩn nhiều nguy cơ nhất.
Có thể nói ở Việt Nam vấn đề bình đẳng giới được quan tâm khá sớm. Ngay
từ thời phong kiến mặc dù ảnh hưởng của tư tưởng nho giáo trọng nam khinh nữ
nhưng pháp luật phong kiến cũng đã có những quy định hết sức tiến bộ, đảm bảo
quyền của người phụ nữ. Mối quan tâm này luôn được ưu tiên hàng đầu, xuyên suốt
và nhất quán trong các chính sách, pháp luật của nước ta cho đến nay. Thực tế đã
chứng minh rằng muốn bảo đảm được vấn đề bình đẳng giới trước tiên phải thực
hiện việc bảo đảm bình đẳng giới ngay từ trong gia đình, nói cụ thể hơn là bảo đảm
quyền bình đẳng giữa vợ và chồng. Nội dung quyền bình đẳng giữa vợ chồng chính
là bình đẳng về quyền và nghĩa vụ nhân thân và tài sản. Quan hệ nhân thân là nhóm
quan hệ chủ đạo và có ý nghĩa quyết định trong các quan hệ hôn nhân và gia đình:
khi các cá nhân tham gia vào quan hệ pháp luật hôn nhân và gia đình thì giữa họ
phát sinh các quyền và nghĩa vụ về nhân thân, và vì có mối quan hệ về nhân thân
nên giữa họ mới phát sinh quan hệ về tài sản. Như vậy xuất phát điểm của quan hệ
vợ chồng chính là tình yêu. Tình yêu này kéo dài suốt quá trình chung sống với
nhau, thể hiện qua việc chăm sóc, giúp đỡ, chung thủy với nhau; tôn trọng và tạo
điều kiện cho nhau thực hiện các quyền và nghĩa vụ luật định. Yếu tố tình cảm gắn
bó giữa vợ chồng là đặc điểm cơ bản trong quan hệ hôn nhân và gia đình. Với tính
đặc trưng và tầm quan trọng như vậy lẽ ra cần phải được chú trọng và có đầy đủ
những cơ chế cần thiết, cụ thể để bảo vệ. Tuy nhiên, thực tế lại không phải như vậy.
Trong khi các quyền và nghĩa vụ về tài sản giữa vợ chồng được quy định tương đối
toàn diện và cụ thể cả về biện pháp lẫn cơ chế đảm bảo thực thi từ rất lâu, thì các
2
quyền và nghĩa vụ về nhân thân lại bị bỏ ngõ trong thời gian khá dài không có
những quy định cụ thể, hoặc nếu có cũng chỉ là con số khiêm tốn về điều luật và
tính khả thi so với những quy định về vấn đề tài sản.
Những năm gần đây, với những thuận lợi do nền kinh tế thị trường, quá trình
hội nhập quốc tế và những chính sách pháp luật mang lại, quyền bình đẳng về nhân
thân giữa vợ chồng đã được bảo vệ hiệu quả và tích cực hơn. Tuy nhiên trong điều
kiện bằng chung về trình độ dân trí vẫn chưa cao, xã hội bị ảnh hưởng nặng nề của
tư tưởng lạc hậu phong kiến và việc phân công lao động mang tính truyền thống
trong gia đình như hiện nay đã khiến cho quyền bình đẳng giữa vợ và chồng đôi khi
không được thực hiện theo đúng bản chất của nó. Thực tiễn xã hội với những vụ
việc, những con số thống kê liên quan đến quyền bình đẳng về nhân thân giữa vợ và
chồng như bạo lực gia đình; vi phạm chế độ hôn nhân tự nguyện, tiến bộ; vi phạm
nghĩa vụ chung thủy; tình trạng ly hôn…ngày càng trở nên phổ biến đến mức báo
động. Với sự quan tâm, đầu tư nghiêm túc của Nhà nước, có thể nói chúng ta không
thiếu cơ sở pháp lý để bảo vệ quyền này và trên thực tế chúng cũng đã từng bước
phát huy hiệu quả. Thế nhưng, việc thực thi quyền bình đẳng giữa vợ chồng đặc biệt
là về nhân thân vẫn chưa đạt được kết quả như mong muốn. Một số quy định của
pháp luật vẫn còn chung chung, chưa cụ thể, chưa đầy đủ, thậm chí có những điều
luật chỉ mang tính hình thức vì thiếu các chế tài, thiếu cơ chế kiểm tra, đảm bảo thi
hành nên chưa đảm bảo được tính răn đe, ý nghĩa giáo dục, gây khó khăn cho việc
hiểu và áp dụng pháp luật. Dẫn đến tình trạng nguyên tắc bình đẳng giữa vợ và
chồng không được thực hiện một cách triệt để trên thực tế, quyền và lợi ích hợp
pháp của vợ, chồng không được đảm bảo, khiến người dân mất niềm tin vào giá trị
của các văn bản pháp luật, mất đi sự nghiêm túc trong việc chấp hành pháp luật.
Mặt khác, có những quy định hiện hành trong một số lĩnh vực có liên quan đến việc
bảo vệ quyền bình đẳng về nhân thân giữa vợ chồng tỏ ra không còn phù hợp với
những thay đổi của điều kiện kinh tế - xã hội, với yêu cầu từng bước nâng cao hiệu
lực các quy định bảo vệ quyền bình đẳng giới trong khuôn khổ các công ước quốc
tế mà Việt Nam đã ký kết, với các mục tiêu chiến lược quốc gia về bình đẳng giới
giai đoạn 2011 - 2020 đề ra, cũng như trong bối cảnh nước ta mới ban hành Hiến
pháp sửa đổi năm 2013, kế hoạch sửa đổi, bổ sung Luật Hôn nhân và gia đình năm
2000, Luật Bảo hiểm xã hội năm 2006 và sự ra đời của các văn bản hướng dẫn có
liên quan. Có thể thấy việc đảm bảo nguyên tắc bình đẳng giữa vợ và chồng không
chỉ mang tính thời sự mà còn thể hiện ý nghĩa pháp lý xã hội quan trọng. Đã đến lúc
cần phải có một nghiên cứu đầy đủ và toàn diện cả về phương diện lý luận lẫn thực
tiễn, nhằm hoàn thiện các quy định của pháp luật về quyền bình đẳng về nhân thân