Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

[Luận văn]kiểm tra tính mẫn cảm, tính kháng thuốc của vi khuẩn e coli và salmonella SP phân lập từ
MIỄN PHÍ
Số trang
93
Kích thước
659.7 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
776

[Luận văn]kiểm tra tính mẫn cảm, tính kháng thuốc của vi khuẩn e coli và salmonella SP phân lập từ

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………i

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI

------------------

NGUYỄN THỊ NGỌC HÀ

KIỂM TRA TÍNH MẪN CẢM, TÍNH KHÁNG THUỐC CỦA E.coli

VÀ Salmonella sp PHÂN LẬP TỪ PHÂN LỢN CON HƯỚNG NẠC

ỈA PHÂN TRẮNG TẠI TRẠI THÀNH ĐỒNG - MÊ LINH - HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP

Chuyên ngành: THÚ Y

Mã số : 60.62.50

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. BÙI THỊ THO

HÀ NỘI - 2008

i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các

số liệu và kết quả trình bày trong luận văn là trung thực và chưa từng

được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.

Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận

văn này đã được cám ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều

đã được chỉ rõ nguồn gốc.

Tác giả

Nguyễn Thị Ngọc Hà

ii

LỜI CẢM ƠN

Với lòng biết ơn sâu sắc nhất, tôi xin chân thành cảm ơn Ban lãnh

đạo, các thầy cô giáo Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội đã tạo điều

kiện cho tôi học tập và trau dồi những kiến thức quý báu trong những

năm học vừa qua.

Xin chân thành cảm ơn cô giáo PGS.TS.Bùi Thị Tho đã hết lòng

hướng dẫn giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu và hoàn thiện tốt đề tài

này.

Xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo Bộ môn Nội - Chẩn -

Dược - Độc chất khoa Thú y, cùng toàn thể cán bộ và nhân viên trại lợn

Thành Đồng - Mê Linh - Hà Nội.

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới toàn thể gia đình, cơ quan,

bạn bè đã tạo điều kiện và động viên giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học

tập, nghiên cứu và hoàn thành tốt đề tài này.

Tác giả

Nguyễn Thị Ngọc Hà

iii

MỤC LỤC

Lời cam đoan i

Lời cảm ơn ii

Mục lục iii

Danh mục chữ viết tắt v

Danh mục các bảng vi

Danh mục các biểu đồ vii

1. Mở đầu i

1.1. Tính cấp thiết của đề tài 1

1.2. Mục đích của đề tài 2

1.3. ý nghĩa 2

2. Tổng quan tài liệu 3

2.1. Những nghiên cứu về bệnh tiêu chảy ở lợn con theo mẹ 3

2.2. Hiện tượng kháng thuốc của vi khuẩn 24

3. Đối tượng, nguyên liệu, nội dung và phương pháp

nghiên cứu 30

3.1. Đối tượng nghiên cứu 30

3.2. Nguyên liệu 30

3.3. Nội dung thí nghiệm 31

3.4. Phương pháp nghiên cứu 31

3.5. Xử lí số liệu 34

4. Kết quả và thảo luận 36

4.1. Xác định sự biến động về số lượng và số loại vi khuẩn hiếu khí

trong phân lợn con theo mẹ bình thường và ỉa phân trắng. 36

4.1.1. Kết quả kiểm tra số lượng, tỉ lệ các loại vi khuẩn hiếu khí có

trong phân lợn con theo mẹ bình thường 37

iv

4.1.2. Kết quả kiểm tra số lượng, tỷ lệ vi khuẩn hiếu khí có trong phân

lợn con theo mẹ ỉa phân trắng. 42

4.1.3. Sự biến động về số lượng các loại vi khuẩn hiếu khí thường gặp

trong phân lợn con theo mẹ ỉa phân trắng so với bình thường. 46

4.2. Kiểm tra tính mẫn cảm của E.coli và Salmonella phân lập từ phân

lợn con ỉa phân trắng với các thuốc thí nghiệm 52

4.2.1. Kiểm tra tính mẫn cảm của E.coli phân lập từ phân lợn con ỉa

phân trắng với các thuốc thí nghiệm. 52

4.2.2. Kiểm tra tính mẫn cảm của Salmonella phân lập được từ phân lợn

con ỉa phân trắng với các thuốc thí nghiệm. 56

4.3. Kết quả kiểm tra tính kháng thuốc của E.coli và Salmonella phân

lập từ phân lợn con ỉa phân trắng với các thuốc thí nghiệm 60

4.3.1. Kết quả kiểm tra tính kháng thuốc của E.coli phân lập từ phân lợn

con ỉa phân trắng với các thuốc thí nghiệm. 60

4.3.2. Kết quả kiểm tra tính kháng thuốc của Salmonella phân lập từ

phân lợn con ỉa phân trắng với các thuốc thí nghiệm. 65

4.4. Kết quả điều trị thử nghiệm bệnh lợn con phân trắng tại trại 70

5. Kết luận và đề nghị 75

5.1. Kết luận 75

5.2. Đề nghị 77

Tài liệu tham khảo 78

v

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

AMC Amoxycilin/Clavulanic acid

SXT Sulfamethoxazole/Trimethoprime

PG Penicillin

H - High mẫn cảm cao

I - Intermediate mẫn cảm trung bình

R - Resistance kháng

BGA Brilliant Green Agar

CFU Colony Forming Unit

cs cộng sự

ST - Stable toxin độc tố chịu nhiệt

LT - Lable toxin độc tố không chịu nhiệt

RPF - Rapid permeability Factor yếu tố thẩm xuất nhanh

DPF - Delayed permeability Factor yêú tố thẩm xuất chậm

vi

DANH MỤC CÁC BẢNG

STT Tên bảng Trang

4.1. Tỷ lệ, số lượng một số vi khuẩn hiếu khí có trong phân lợn con

theo mẹ bình thường 39

4.2. Tỷ lệ, số lượng một số vi khuẩn hiếu khí có trong phân lợn con

theo mẹ ỉa phân trắng 44

4.3. Sự biến động 4 loại vi khuẩn hiếu khí trong phân lợn con ỉa phân

trắng 48

4.4. Kết quả kiểm tra tính mẫn cảm của E.coli phân lập từ phân lợn

con theo mẹ ỉa phân trắng 54

4.5. Kết quả kiểm tra tính mẫn cảm của các chủng Salmonella phân

lập từ phân lợn con theo mẹ ỉa phân trắng 58

4.6. Kết quả kiểm tra tính kháng của E.coli với các thuốc thí nghiệm 62

4.7. Kết quả kiểm tra tính đa kháng của E.coli với các thuốc thí

nghiệm 64

4.8. Kết quả kiểm tra tính đơn kháng của Salmonella với các thuốc

thí nghiệm 66

4.9. Kết quả kiểm tra tính đa kháng của Salmonella với các thuốc thí

nghiệm 68

4.10. Kết quả điều trị bệnh lợn con phân trắng ở 4 lô thí nghiệm 71

vii

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

STT Tên biểu đồ Trang

4.1. Sự biến động về số lượng các vi khuẩn hiếu khí có trong phân

lợn con ỉa phân trắng so với bình thường 49

4.2. Tính mẫn cảm của vi khuẩn E.coli với các thuốc thí nghiệm 56

4.3. Tính mẫn cảm của vi khuẩn Salmonella với các thuốc thí

nghiệm 59

4.4. Tính đơn kháng của vi khuẩn E.coli với các thuốc thí nghiệm 63

4.5. Tính đơn kháng của vi khuẩn Salmonella với các thuốc thí

nghiệm 67

4.6. Tỷ lệ điều trị khỏi của các thuốc thí nghiệm 73

4.7. Thời gian điều trị khỏi của các thuốc thí nghiệm 73

4.8. Tỷ lệ tái phát sau khi điều trị khỏi 74

1

1. MỞ ĐẦU

1.1. Tính cấp thiết của đề tài

Trong giai đoạn hiện nay, bên cạnh sự phát triển mạnh mẽ của ngành công

nghiệp, Đảng và Nhà nước ta vẫn chủ trương coi phát triển nền nông nghiệp là

then chốt. Ngành công nghiệp phát triển làm diện tích đất nông nghiệp ngày càng

thu hẹp. Để đảm bảo nông nghiệp phát triển cần phát triển ngành chăn nuôi theo

hướng công nghiệp hoá.

Bên cạnh đó, nền kinh tế nước ta đang phát triển mạnh, mức sống của

người dân ngày càng cao, nhu cầu về lương thực, thực phẩm tăng nhanh, đặc biệt

là nhu cầu về thực phẩm chất lượng cao. Chính vì vậy, ngành chăn nuôi lợn ở

nước ta đang phát triển theo con đường nạc hoá đàn lợn nhằm đáp ứng nhu cầu

ngày càng tăng của người dân.

Trong những năm gần đây, số đầu lợn trong nước tăng rất cao, nhất là lợn

nhập ngoại và lợn có tỉ lệ máu ngoại cao. Theo thống kê của tổ chức nông lương

Thế giới (FAO), Việt Nam là một nước nuôi nhiều lợn, đứng hàng thứ 7 Thế giới,

hàng thứ 2 Châu Á và ở vị trí hàng đầu khu vực Đông Nam Châu Á.

Tuy nhiên, một trong những trở ngại lớn đối với công tác chăn nuôi nước ta

là tình hình dịch bệnh. Dịch bệnh thường xuyên xảy ra đã gây nhiều thiệt hại làm

hạn chế sự phát triển, giảm hiệu quả kinh tế của ngành chăn nuôi. Trong đó có hội

chứng tiêu chảy với đặc điểm và diễn biến bệnh hết sức phức tạp. Bệnh xảy ra với

tất cả các giống lợn, do nhiều nguyên nhân, tất cả các độ tuổi đều mắc nhưng gây

hậu quả nghiêm trọng và tổn thất lớn nhất là ở lợn con theo mẹ. Trong số các

nguyên nhân gây tiêu chảy, E.coli và Salmonella là hai nguyên nhân gây bệnh quan

trọng và rất phổ biến. Do bệnh xảy ra với nhiều nguyên nhân khác nhau nên người

chăn nuôi thường khó xác định chính xác nguyên nhân gây tiêu chảy với gia súc

của mình. Vì vậy, việc sử dụng thuốc điều trị một cách bừa bãi, không tuân theo

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!