Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Luận văn: Vốn sản xuất kinh doanh và một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn sản xuất
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Báo cáo tốt nghiệp
Nguyễn Quyết Tiến Lớp: Quản trị 44 1
Đề tài
Vốn sản xuất kinh doanh và một số giải
pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn
sản xuất kinh doanh tại Công ty TNHH Bao
Bì Đức Lâm
Báo cáo tốt nghiệp
LỜI NÓI ĐẦU
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, điều kiện để các doanh nghiệp
có thể thực hiện được các hoạt động sản xuất kinh doanh là phải có một số
vốn nhất định. Nếu không có vốn thì không thể nói tới bất kỳ hoạt động sản
xuất kinh doanh nào. Khi đã có vốn rồi thì nhiệm vụ đặt ra cho các doanh
nghiệp là phải quản lý, sử dụng vốn sao cho có hiệu quả cao nhất.
Việc quản lý và sử dụng vốn để sản xuất kinh doanh có ý nghĩa hết sức
quan trọng, là điều kiện tiên quyết để các doanh nghiệp khẳng định được vị
trí của mình trên thương trường và có thể đứng vững trong cơ chế mới.
Chuyển sang nền kinh tế thị trường, đặc biệt là khi nước ta chính thức
gia nhập tổ chức thương mại quốc tế WTO, các doanh nghiệp nhà nước cùng
tồn tại với các loại hình doanh nghiệp khác, có quyền tự chủ trong các hoạt
động sản xuất kinh doanh, tự tổ chức đảm bảo đủ vốn, đồng thời có trách
nhiệm bảo toàn và phát triển vốn. Nhiều doanh nghiệp đã thích nghi với tình
hình mới rất nhanh, đã phát huy được tính chủ động sáng tạo trong sản xuất
kinh doanh, chất lượng sản phẩm và dịch vụ tăng lên rõ rệt do đã có sự
chuẩn bị kĩ lưỡng. Tuy nhiên bên cạnh các doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả,
không ít các doanh nghiệp còn lúng túng trong việc quản lý và sử dụng vốn.
Nhiều doanh nghiệp không thể tái sản xuất, vốn sản xuất bị mất dần đi sau
mỗi chu kỳ kinh doanh. Thực tế này do nhiều nguyên nhân, một trong số đó
là do công tác quản lý, sử dụng vốn của doanh nghiệp còn nhiều hạn chế,
hiệu quả sử dụng vốn còn thấp. Vậy nâng cao hiệu quả sử dụng vốn sản xuất
kinh doanh có ý nghĩa đặc biệt quan trọng.
Trong bối cảnh kinh tế hiện nay, không ít các doanh nghiệp đã gặp khó
khăn trong việc huy động vốn, quản lý và sử dụng vốn. Do đó vấn đề đặt ra
cho các doanh nghiệp là phải huy động vốn, quản lý và sử dụng vốn để đảm
bảo sản xuất kinh doanh diễn ra thuận lợi và phải sử dụng vốn sao cho có hiệu
Nguyễn Quyết Tiến Lớp: Quản trị 44 2
Báo cáo tốt nghiệp
quả ngày càng cao để doanh nghiệp đứng vững hơn trên thương trường, từ đó
mở rộng sản xuất kinh doanh, tạo công ăn việc làm, nâng cao đời sống cho
người lao động, đặc biệt lợi nhuận thu được ngày càng cao.
Nhận thức được tầm quan trọng của vốn và việc nâng cao hiệu quả sử
dụng vốn kinh doanh trong doanh nghiệp, trong thời gian thực tập tại Công
ty TNHH Bao Bì Đức Lâm, với thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh tại
Công ty và hiệu quả của các hoạt động này, em quyết định chọn đề tài “ Vốn
sản xuất kinh doanh và một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử
dụng vốn sản xuất kinh doanh tại Công ty TNHH Bao Bì Đức Lâm”. Cho
chuyên đề thực tập của mình với mục đích để thực hành những kiến thức đã
học và qua đó đưa ra một số kiến nghị, giải pháp nhằm nâng cao hơn nữa
hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh của Công ty.
Mặc dù đã cố gắng hết sức nhưng trình độ lý luận và thực tế còn nhiều
hạn chế nên vấn đề nghiên cứu của em không tránh khỏi những khiếm
khuyết và sai sót. Em mong nhận được sự góp ý của các thầy cô giáo, cán bộ
công nhân viên trong Công ty cùng toàn thể các bạn để chuyên đề của em
được hoàn thiện hơn.
Nội dung đề tài được chia làm ba phần:
Chương 1. Một số vấn đề lý luận cơ bản về vốn kinh doanh và hiệu
quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp.
Chương 2. Thực trạng về sử dụng vốn sản xuất kinh doanh tại Công
ty TNHH Bao Bì Đức Lâm.
Chương 3. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn sản xuất
kinh doanh tại Công ty TNHH Bao Bì Đức Lâm.
Nguyễn Quyết Tiến Lớp: Quản trị 44 3
Báo cáo tốt nghiệp
CHƯƠNG I
LÝ LUẬN CHUNG VỀ VỐN KINH DOANH VÀ NHỮNG BIỆN PHÁP
NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH.
I. VỐN KINH DOANH TRONG DOANH NGHIỆP.
1. Khái niệm đặc điểm vốn kinh doanh trong doanh nghiệp
1.1 Khái niệm vốn kinh doanh:
Để tiến hành bất cứ hoạt động sản xuất kinh doanh nào, doanh nghiệp
cũng cân phải có vốn. Vốn là điều kiện tiên quyết và có ý nghĩa quyết định
đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Cần có sự phân biệt giữa tiền và vốn. Muốn có vốn thì trước hết chúng ta
phải có tiền. Song có tiền, thậm chí có những khoản tiền rất lớn cũng không
phải là vốn. Tiền được gọi là vốn khi nó thoả mãn các điều kiện sau:
Một là: Tiền phải đại diện cho một lượng hàng hoá nhất định. Hay nói
cách khác, tiền phải được đảm bảo bằng một lượng tài sản có thực.
Hai là: Tiền phải được tập trung tích tụ đến một lượng nhất định. Sự tích
tụ và tập trung một lượng tiền đến một hạn độ nào đó mới làm cho nó đủ sức
để đầu tư cho một dự án kinh doanh, cho dù là nhỏ nhất. Nếu tiền nằm rải rác
khắp nơi, không được "thu gom" lại thành một khoản lớn thì không tiến hành
được việc gì. Vì thế một doanh nghiệp muốn khởi nghiệp thì nhất thiết phải có
một lượng vốn đủ lớn.
Ba là: Khi có đủ lượng, tiền phải được vận động nhằm mục đích sinh lời
trong đó: điều kiện 1 và 2 được coi là điều kiện ràng buộc để tiền trở thành
vốn; điều kiện 3 được coi là đặc trưng cơ bản của vốn- nếu tiền không vận
động thì đó là đồng tiền “chết”, còn nếu vận động không vì sinh lời thì cũng
không phải là vốn.
Nguyễn Quyết Tiến Lớp: Quản trị 44 4
Báo cáo tốt nghiệp
Cách vận động và phương thức vận động của vốn do phương thức đầu tư
kinh doanh quyết định. Trên thực tế có 3 phương thức vận động của vốn.
T-T’: Là phương thức vận động của vốn trong các tổ chức chu chuyển
trung gian và các hoạt động đầu tư cổ phiêú, trái phiếu.
T-H-T’: Là phương thức vận động của vốn trong các doanh nghiệp
thương mại, dịch vụ.
T-H-SX-H’-T’: Là phương thức vận động của vốn trong các doanh
nghiệp sản xuất.
Ở đây, chúng ta đi sâu nghiên cứu phương thức vận động của vốn trong
các doanh nghiệp sản xuất. Do sự luân chuyển không ngừng của vốn trong
hoạt động sản xuất kinh doanh nên cùng một lúc vốn kinh doanh của doanh
nghiệp thường tồn tại dưới nhiều hình thái khác nhau trong lĩnh vực sản xuất
và lưu thông. Sự vận động liên tục không ngừng của vốn tạo ra qúa trình
tuần hoàn và chu chuyển vốn, trong chu trình vận động ấy tiền ứng ra đầu tư
(T) rồi trở về điểm xuất phát của nó với giá trị lớn hơn (T’), đó cũng chính là
nguyên lý đầu tư, sử dụng, bảo toàn và phát triển vốn. Từ những phân tích
trên đây, ta có thể đi đến định nghĩa tổng quát về vốn:
“ Vốn kinh doanh của doanh nghiệp là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ
tài sản được đầu tư vào sản xuất kinh doanh nhằm mục đích sinh lời”.
1.2 Đặc điểm vốn kinh doanh:
Trong cơ chế thị trường, doanh nghiệp có quyền sử dụng đồng vốn một
cách linh hoạt nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho sản xuất kinh doanh. Vì vậy,
để quản lý tốt và không ngừng nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, nhà quản lý
cần nhận thức rõ những đặc trưng cơ bản của vốn:
Một là: Vốn phải được đại diện bằng 1 lượng giá trị thực của những tài
sản được sử dụng để sản xuất ra một lượng giá trị sản phẩm khác: Vốn chính
là hàng hoá được biểu hiện dưới dạng nhà xưởng máy móc, thiết bị, nguyên
vật liệu, chất xám...
Nguyễn Quyết Tiến Lớp: Quản trị 44 5
Báo cáo tốt nghiệp
Hai là: Vốn phải được vận động sinh lời: Vốn được biểu hiện bằng tiền
nhưng để biến thành vốn thì đồng tiền đó phải vận động sinh lời. Tiền là
dạng tiềm năng của vốn trong quá trình vận động, đồng vốn được biểu hiện
dưới những hình thái khác nhau: Tiền, vật tư, hàng hoá. Nhưng đến khi kết
thúc một vòng tuần hoàn vốn lại quay về hình thái tiền tệ nhưng phải lớn hơn
thì sản xuất kinh doanh mới có lãi. Nếu đồng vốn bị ứ đọng, tài sản cố định
không cần dùng, tài nguyên, sức lao động không được sử dụng, tiền, vàng bỏ
vào dự trữ hoặc các khoản nợ khế đọng khó đòi...chỉ là những đồng vốn
''chết''. Mặt khác tiền có vận động nhưng lại bị thất tán, không quay về nơi
xuất phát với giá trị lớn hơn thì đồng vốn cũng không được bảo đảm, chu kỳ
vận động tiếp theo bị ảnh hưởng.
Ba là: Vốn phải gắn với chủ sở hữu nhất định: Mỗi đồng tiền vốn phải
gắn với chủ sở hữu nhất định. Trong nền kinh tế thị trường không thể có
những đồng vốn vô chủ, bởi lẽ những đồng vốn vô chủ gây ra sự chi tiêu lãng
phí kém hiệu quả. Khi xác định được chủ sở hữu thì đồng vốn mới được sử
dụng tiết kiệm có hiệu quả
Bốn là: Vốn phải được quan niệm là một loại: “Hàng hoá đặc biệt”:
Những người có vốn có thể đưa vốn vào thị trường, những người cần tới
vốn, tới thị trường vay, nghĩa là người đi vay vốn được quyền sử dụng vốn
của người chủ sở hữu hay quyền sở hữu của đồng vốn không di chuyển
nhưng quyền sử dụng vốn được di chuyển qua sự vay nợ; người vay phải trả
một tỷ lệ lãi suất thoả thuận với người cho vay.
Năm là: Vốn không chỉ được biểu hiện ở dạng hữu hình mà còn biểu
hiện ở dạng vô hình. Vì thế, các loại tài sản này cần phải được lượng hoá
bằng tiền, qui về giá trị. Trong điều kiện cơ chế thị trường phải xem xét giá
trị thời gian của tiền vốn, bởi vì do ảnh hưởng của sự biến động giá cả, lạm
phát sức mua của đồng tiền ở những thời điểm khác nhau cũng khác nhau.
Nguyễn Quyết Tiến Lớp: Quản trị 44 6
Báo cáo tốt nghiệp
Trong nền kinh tế thị trường, phạm trù vốn cần phải được nhận thức một
cách phù hợp. Việc nhận thức đầy đủ và đúng đắn những đặc trưng của vốn
trong điều kiện nền kinh tế vận động theo cơ chế thị trường sẽ góp phần giúp
doanh nghiệp quản lý và sử dụng vốn có hiệu quả hơn.
2. Phân loại vốn kinh doanh ở doanh nghiệp.
Tuỳ theo yêu cầu quản lý và đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của
mỗi loại hình doanh nghiệp, có thể lựa chọn những căn cứ phân loại vốn
khác nhau. Tuy nhiên, xét một cách tổng thể, để phân tích hiệu qủa sử dụng
vốn thì cần căn cứ vào vai trò và đặc điểm chu chuyển vốn trong qúa trình
sản xuất kinh doanh. Dựa vào tiêu chí này, toàn bộ vốn kinh doanh của
doanh nghiệp được chia thành hai bộ phận: vốn cố định và vốn lưu động.
2.1. Vốn cố định.
* Khái niệm: Vốn cố định của doanh nghiệp là một bộ phận vốn đầu tư
ứng trước về tài sản cố định, mà đặc điểm của nó là luân chuyển dần dần
từng phần trong nhiều chu kỳ sản xuất và hoàn thành một vòng luân chuyển
khi tài sản cố định hết thời gian sử dụng.
* Đặc điểm:
Là số vốn đầu ứng trước để mua sắm, xây dựng tài sản cố định nên quy
mô của vốn cố định nhiều hay ít sẽ quyết định quy mô của tài sản cố định,
ảnh hưởng rất lớn đến trình độ trang bị kỹ thuật và công nghệ, năng lực sản
xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Song ngược lại những đặc điểm kinh tế
của tài sản cố định trong quá trình sử dụng lại có ảnh hưởng quyết định, chi
phối đặc điểm tuần hoàn và chu chuyển của vốn cố định. Vì vậy trước hết ta
phải xem xét đặc điểm trong cách phân loại tài sản cố định.
Nguyễn Quyết Tiến Lớp: Quản trị 44 7