Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Luận văn: Vốn kinh doanh và một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty
MIỄN PHÍ
Số trang
58
Kích thước
477.8 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1555

Luận văn: Vốn kinh doanh và một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

1

Luận văn

Vốn kinh doanh và một số

giải pháp chủ yếu nhằm nâng

cao hiệu quả sử dụng vốn tại

công ty cổ phần Xây dựng

Đại Cát Thành.

2

LỜI MỞ ĐẦU

Trong thời gian gần đây, đất nước chúng ta đang chuyển mình theo cơ chế

mới với chính sách mở cửa của Đảng và nhà nước, chúng ta đã và đang thu được

những kết quả đáng khích lệ trong công cuộc đổi mới. Bộ mặt đất nước đang

dần thay đổi theo chiều hướng tốt đẹp hơn. Đóng góp một phần không nhỏ cho

sự thay đổi đó là sự nỗ lực phấn đấu và quyết tâm của các doanh nghiệp đang

hoạt động trong nền kinh tế quốc dân hiện nay. Trước thực tế đó, nhà nước cũng

đang tìm mọi cách tháo gỡ những khó khăn trong cơ chế, chính sách, nhằm tạo

ra môi trường kinh doanh thông thoáng cho các doanh nghiệp Việt nam. Chính

điều đó đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có được những thời cơ mới, để

nâng cao khả năng cạnh tranh, phát huy mạnh mẽ những lợi thế mà mình có.

Tuy nhiên trong xu thế hội nhập, toàn cầu hoá kinh tế hiện nay, các doanh

nghiệp Việt nam đang đứng trước những thách thức mới hết sức khó khăn, phức

tạp. Chính điều này đã buộc các doanh nghiệp phải có những biện pháp quản lý

vốn kinh doanh sao cho tiết kiệm và hiệu quả nhất.

Vốn kinh doanh là tiền đề quan trọng nhất khi doanh nghiệp tiến hành

hoạt động sản xuất kinh doanh. Các doanh nghiệp không những phải đảm bảo có

đầy đủ về vốn để đầu tư cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình như đầu tư

vào trang thiết bị, máy móc cũng như công nghệ mà còn phải có biện pháp quản

lý vốn có hiệu quả và hợp lý nhằm chống thất thoát và lãng phí vốn.

Nhận thức được vai trò và tầm quan trọng trên của vốn kinh doanh, em đã

mạnh dạn chọn đề tài: Vốn kinh doanh và một số giải pháp chủ yếu nhằm

nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần Xây dựng Đại Cát

Thành.

Qua nghiên cứu lý luận kết hợp với việc tìm hiểu thực tế công tác quản lý

vốn ở công ty cổ phần xây dựng Đại Cát Thành, bài chuyên đề này bao gồm 3

phần:

3

Phần I: Những vấn đề cơ bản về quản lý vốn kinh doanh và các biện

pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh trong các

doanh nghiệp.

Phần II: Tình hình thực tế công tác quản lý và sử dụng vốn kinh doanh

tại công ty cổ phần xây dựng Đại Cát Thành.

Phần III: Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác quản lý và nâng

cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty Cổ phần Xây dựng Đại Cát

Thành .

Do kiến thức còn hạn chế nên Chuyên Đề của em khó tránh khỏi được

nhiều thiếu sót. em rất mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp để bản Chuyên

Đề này hoàn thiện hơn. Qua đây em xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ hết sức tận

tình của toàn thể các cô, chú tại phòng Tài chính-Kế toán Công ty cổ phần xây

dựng Đại Cát Thành đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho em hoàn thành bài

chuyên đề này.

4

PHẦN I: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ QUẢN LÝ VỐN KINH DOANH

VÀ MỘT SỐ BIỆN PHÁP CHỦ YẾU NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ

DỤNG VỐN KINH DOANH TRONG CÁC DOANH NGHIỆP

I>Khái niệm và phân loại vốn kinh doanh:

1>Khái niệm vốn kinh doanh:

Vốn kinh doanh là biểu hiện bằng tiền của tất cả các tài sản, vật tư dùng

trong sản xuất kinh doanh.

- Phân loại vốn kinh doanh:

Vốn kinh doanh được phân loại theo nhiều tiêu thức khác nhau.

Phân loại theo nguồn hình thành vốn theo cách phân loại này, vốn kinh

doanh của doanh nghiệp được phân thành 2 loại: vốn chủ sở hữu và vốn vay.

* Vốn chủ sở hữu: là phần vốn thuộc sở hữu của doanh nghiệp. Vốn chủ

sở hữu gồm các khoản chính sau đây.

Vốn tự có: đối với doanh nghiệp nhà nước thì vốn tự có do ngân sách nhà

nước cấp ban đầu và cấp bổ sung, đối với doanh nghiệp tư nhân thì vốn tự có do

chủ doanh nghiệp bỏ ra khi thành lập doanh nghiệp, với công ty liên doanh hoặc

công ty cổ phần thì do các chủ đầu tư hoặc các cổ đông đóng góp. Vốn tự có bổ

sung từ lợi nhuận kinh doanh.

Các quĩ được hình thành trong quá trình sản xuất kinh doanh ( quĩ dự trữ,

quĩ phát triển kinh doanh...)

* Vốn vay: là các khoản vốn mà doanh nghiệp khai thác trên cơ sở chế độ,

chính sách của nhà nước như vay ngân hàng hay các tổ chức tín dụng... đối với

khoản vốn này, doanh nghiệp chỉ có quyền sử dụng trong phạm vi những ràng

buộc nhất định.

Việc phân loại này giúp cho nhà quản lý nắm được khả năng tự chủ về tài

chính của doanh nghiệp, từ đó có thể đề ra các biện pháp huy động vốn sao cho

phù hợp với tình hình tài chính của doanh nghiệp.

5

2. Phân loại theo đặc điểm luân chuyển của vốn:

Theo cách phân loại này, vốn kinh doanh được chia thành 2 loại: Vốn cố định và

vốn lưu động.

a. Vốn cố định:

Vốn cố định là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ TSCĐ của doanh nghiệp.

TSCĐ là những tư liệu sản xuất, tối thiểu phải đáp ứng 2 tiêu chuẩn sau đây:

+ Có thời gian sử dụng từ 1 năm trở lên.

+ Giá trị sử dụng tối thiểu ở một mức nhất định do nhà nước qui định phù

hợp với tình hình kinh tế của từng thời kỳ ( hiện nay là 5 triệu đồng trở lên).

Đặc điểm của vốn cố định:

TSCĐ tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh và nhìn chung

không bị thay đổi hình thái hiện vật, nhưng năng lực sản xuất và kèm theo đó là

giá trị của chúng bị giảm dần.

Thời gian chu chuyển của TSCĐ rất dài. Vốn cố định hoàn thành một

vòng chu chuyển khi giá trị TSCĐ đã chuyển dịch hết vào giá trị của sản phẩm

hàng hoá, dịch vụ sau nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh.

Phân loại TSCĐ:

Trong doanh nghiệp, có nhiều loại TSCĐ khác nhau. Để đáp ứng yêu cầu

quản lý, người ta phân loại TSCĐ thành những loại khác nhau theo những tiêu

thức khác nhau:

Phân loại TSCĐ theo hình thái biểu hiện và công dụng kinh tế: TSCĐ

được chia làm hai loại: TSCĐ hữu hình và TSCĐ vô hình.

TSCĐ hữu hình: là những TSCĐ có hình thái vật chất cụ thể, bao gồm:

Nhà cửa, vật kiến trúc, PTVT, máy móc thiết bị, vườn cây lâu năm, súc vật làm

việc hoặc cho sản phẩm, và các TSCĐ hữu hình khác.

TSCĐ vô hình: Là những TSCĐ không có hình thái vật chất cụ thể, thể

hiện một lượng giá trị lớn đã được đầu tư có liên quan trực tiếp đến nhiều chu kỳ

kinh doanh của doanh nghiệp.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!