Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Luận văn Mở rộng tín dụng đối với Doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BÁO CÁO THỰC TẬP TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
SV: Trần Thị Như Quỳnh - Lớp: 49B2 - TCNH - MSSV: 0854027214 1
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
NGÀNH
TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG
Đề tài: Mở rộng tín dụng đối với Doanh nghiệp vừa và nhỏ
tại ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam – Chi nhánh
Tây Nghệ An
BÁO CÁO THỰC TẬP TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
SV: Trần Thị Như Quỳnh - Lớp: 49B2 - TCNH - MSSV: 0854027214 2
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Tín dụng doanh nghịêp (DN) nói chung, tín dụng doanh nghiệp vừa và nhỏ
(DNV&N) nói riêng, trong những năm qua có vai trò đặc biệt quan trọng. Là
kênh dẫn vốn chủ yếu đối với nền kinh quốc dân, góp phần nâng cao hiệu quả
sử dụng vốn trong toàn xã hội, thúc đẩy quá trình đổi mới và phát triển kinh tế,
đưa nền kinh tế nước ta nhanh chóng hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế
giới.
Trong giai đoạn hiện nay tín dụng DNV&N là một trong những cơ sở nền
tảng đưa hoạt động của ngân hàng thương mại (NHTM) nước ta từ quy mô nhỏ
bé, công nghệ lạc hậu, năng lực tài chính thấp kém, trở thành những ngân hàng
có quy mô lớn, công nghệ hiện đại và có khả năng tài chính vững mạnh. Bởi vì
với số lướng lớn chiếm trên 96% tổng số DN trên cả nước, các DNV&N đã và
đang tạo ra một thị trường rộng lớn, mang lại nhiều tiềm năng về doanh thu cho
các NHTM từ hoạt động cấp tín dụng và cung ứng các dịch vụ ngân hàng.
Tín dụng DNV&N đã có những tác động tích cực vào thay đổi tư duy kinh
tế của các DNV&N đó là: Phát triển năng động, sáng tạo, tự chủ, tự chịu trách
nhiệm và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế. Góp phần khơi dậy tiềm năng,
khai thác hiệu quả những lợi thế và nguồn lực của Đất nước về; Tài nguyên,
thiên nhiên cũng như về nguồn vốn và lao động…Góp phần thúc đẩy chuyển
dịch cơ cấu kinh tế, củng cố và mở rộng làng nghề truyền thống, hình thành và
phát triển thêm các ngành nghề mới, tạo công ăn việc làm, thúc đẩy phát triển
kinh tế - xã hội.
Trong những năm gần đây, nhất là từ khi luật DN có hiệu lực và đi vào
cuộc sống. Cùng với tiến trình cổ phân hoá, xắp xếp, đổi mới hoạt động của DN
Nhà nước và các chính sách trợ giúp phát triển DNV&N của Chính phủ, các
Bộ, Ngành và Địa phương. Trên địa bàn huyện Đô Lương nghệ An đã có nhiều
tổ chức, cá nhân tổ chức thành lập các DN, Hợp tác xã và các cơ sở sản xuất,
BÁO CÁO THỰC TẬP TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
SV: Trần Thị Như Quỳnh - Lớp: 49B2 - TCNH - MSSV: 0854027214 3
kinh doanh, dịch vụ, hoạt động trên mọi lĩnh vực với những quy mô khác nhau,
các DNV&N đều đang rất cần đến nguồn vốn tín dụng.
Vì vậy việc nghiên cứu, tìm hiểu, phân tích và đánh giá thực trạng để tìm
ra các giải pháp để mở rộng tín dụng đối với DNV&N tại Chi nhánh là vấn đề
cần thiết có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn. nhận thức được ý nghĩa và vai
trò quan trọng đó nên em đã chọn đề tài “Mở rộng tín dụng đối với Doanh
nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam – Chi nhánh
Tây Nghệ An” làm đề tài báo cáo thực tập của mình.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở lý luận về tín dụng ngân hàng và thực tiễn nghiên cứu hoạt
động kinh doanh của BIDV Tây Nghệ An trong những năm qua, bằng việc
phân tích, đánh giá thực trạng tín dụng đối với DNV&N của BIDV Tây Nghệ
An từ đó rút ra được một số kết luận và đề xuất một số giải pháp nhằm mở rộng
tín dụng đối với DNV&N tại BIDV Tây Nghệ An.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là: Hoạt động tín dụng đối với DNV&N.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài: Hoạt động tín dụng của BIDV Tây Nghệ
An từ năm 2008 đến nay.
4. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu, đề tài sử dụng tổng hợp các phương pháp đó
là: Phương pháp thống kê, phân tích – tổng hợp, phương pháp logic, so sánh.
5. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, danh mục các từ viết tắt, bảng biểu,
tài liệu tham khảo. Nội dung của đề tài được chia làm hai phần chính đó là:
Phần 1: Tổng quan về ngân hàng ĐT&PT Việt Nam - Chi nhánh Tây
Nghệ An.
Phần 2: Thực trạng và giải pháp mở rộng tín dụng đối với doanh nghiệp
vừa và nhỏ tại BIDV Tây Nghệ An.
BÁO CÁO THỰC TẬP TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
SV: Trần Thị Như Quỳnh - Lớp: 49B2 - TCNH - MSSV: 0854027214 4
PHẦN 1
TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN
VIỆT NAM - CHI NHÁNH TÂY NGHỆ AN
1.1. Quá trình hình thành và phát triển của BIDV Tây Nghệ An
BIDV Đô Lương, tiền thân là Chi điểm số 5 trực thuộc Chi hàng kiến thiết
Nghệ An, ra đời từ đầu thập niên 60 của thế kỷ trước, với nhiệm vụ quản lý và
cấp phát vốn đầu tư các công trình xây dựng để hình thành tiền đề công nghiệp
hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn trên địa bàn miền Tây xứ Nghệ, đã
góp phần quan trọng làm thay đổi bộ mặt KT-XH, mang ánh sáng CNXH đến
với các huyện Đô Lương, Anh Sơn, Con Cuông, Kỳ Sơn, Tương Dương, Thanh
Chương, Tân Kỳ,
Ngày 08 tháng 11 năm 1994, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định
654/TTg cho phép chuyển giao toàn bộ vốn cấp phát XDCB về Bộ Tài chính,
chấm dứt quá trình làm nhiệm vụ truyền thống gắn với công cuộc kiến thiết nhà
nước, mở ra thời kỳ mới trong hoạt động của Ngân hàng ĐT&PT. Tại Quyết
định số 293/QĐ – NH9, ngày 18 tháng 11 năm 1994 của Thống đốc Ngân hàng
Nhà nước Việt Nam, cho phép Ngân hàng ĐT&PT được thực hiện các hoạt
động của Ngân hàng Thương mại theo qui định của Pháp lệnh Ngân hàng. Cuối
năm đó, BIDV Đô Lương phải chia tách bộ phận cấp phát ngân sách sang quỹ
hỗ trợ phát triển.
Sự ra đời của Quyết định 147/2005/QĐ-TTg ngày 15 tháng 6 năm 2005
của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt đề án “ Phát triển kinh tế miền Tây tỉnh
Nghệ An đến năm 2010” là cơ sở pháp lý và là định hướng cơ bản để đầu tư
phát triển, khơi dậy tiềm năng to lớn của vùng.
Nền kinh tế của cả nước nói chung và của địa phương nói riêng đang
chuyển biến mạnh mẽ nhất là sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X. Tốc độ
tăng trưởng kinh tế đang tiếp tục phát triển ở mức độ cao. Sự chuyển dịch cơ
BÁO CÁO THỰC TẬP TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
SV: Trần Thị Như Quỳnh - Lớp: 49B2 - TCNH - MSSV: 0854027214 5
cấu kinh tế đang diễn ra đúng hướng, tỷ trọng công nghiệp – dịch vụ được nâng
cao, tỷ trọng nông nghiệp giảm đáng kể. Các thành phần kinh tế đang cạnh
tranh bình đẳng, nhất là các DNV&N, kinh tế tư nhân cá thể đang đua nhau
hình thành các ngành nghề mới, mở rộng thị trường, giao lưu hàng hóa, dịch
vụ, giải quyết công ăn việc làm cho người lao động.
Song song với sự phát triển của các doanh nghiệp, sự cạnh tranh của các tổ
chức tín dụng trên khu vực cũng diễn ra khá sôi động. Sự cạnh tranh trong lĩnh
vực ngân hàng ngày trở nên quyết liệt, đòi hỏi sự đầu tư về công nghệ, cơ sở
vật chất, các sản phẩm tiện ích, hiện đại, các chính sách khách hàng, chính sách
về lãi suất, trong đó chất lượng và khả năng phục vụ trở thành yếu tố then chốt
và quyết định trong việc duy trì và phát triển chi nhánh.
Xuất phát từ yêu cầu bức thiết đặt ra là phải nâng cao tính chủ động trong
đàm phán, phán quyết kịp thời, mở rộng quy mô, nâng cao năng lực phục vụ
khách hàng, chuẩn bị điều kiện cho tiến trình hội nhập. Việc nâng cấp hoạt
động Chi nhánh cấp 2 Đô Lương lên Chi nhánh cấp 1 rất cần thiết, phù hợp với
chủ trương và thể hiện sự quyết tâm của BIDV trong chiến lược phát triển hệ
thống mạng lưới khu vực Bắc Trung Bộ nói chung và tỉnh Nghệ An nói riêng.
Sau một thời gian chuẩn bị, đề án sắp xếp, nâng cấp Chi nhánh cấp 1 đã được
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước phê chuẩn tại Quyết định 1555- QĐ/ NHNN
ngày 4 tháng 8 năm 2006 về việc mở Chi nhánh của Ngân hàng BIDV Việt
Nam: Nghị quyết số 172/ NQ-HĐQT ngày 12 tháng 7 năm 2006 của HĐQT
Ngân hàng BIDV Việt Nam “Về việc điều chỉnh các Chi nhánh cấp 2 trực
thuộc Ngân hàng BIDV Việt Nam”. Ngày 26 tháng 9 năm 2006, HĐQT Ngân
hàng BIDV Việt Nam ký quyết định số 334/ QĐ – HĐQT “ Về việc mở Chi
nhánh BIDV Đô Lương” trực thuộc Ngân hàng BIDV Trung Ương.
Tháng 7 năm 2008 BIDV Đô Lương được đổi tên thành BIDV Tây Nghệ
An. Địa bàn hoạt động trên 7 huyện miền Tây Nam Nghệ An gồm Đô Lương,
Thanh Chương, Tân Kỳ, Anh Sơn, Con Cuông, Tương Dương, Kỳ Sơn.
BÁO CÁO THỰC TẬP TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
SV: Trần Thị Như Quỳnh - Lớp: 49B2 - TCNH - MSSV: 0854027214 6
Ngành nghề kinh doanh chủ yếu của BIDV Tây Nghệ An là: Kinh doanh
tiền tệ, tín dụng, dịch vụ ngân hàng và các hoạt động khác.
1.2. Cơ cấu tổ chức BIDV Tây Nghệ An
Cơ cấu tổ chức của BIDV Tây Nghệ An được biểu diễn qua sơ đồ sau:
Về nguồn nhân lực: Hiện tại Chi nhánh có 50 cán bộ công nhân viên và 03
lao động hợp đồng thời vụ. Trong đó trình độ Đại học chiếm 85%, cao đẳng và
trung cấp chiếm 15%. Độ tuổi dưới 35 là 40 người, chiếm 80%; độ tuổi trên 35
là 10 người, chiếm 20%.
Ban Giám Đốc
Tổ quản
trị TD
Tổ
QLRR
Phòng
QHKH
Khối trực
thuộc
Khối quản lý
nội bộ
Khối
tác nghiệp Khối QHKH Khối QLRR
Tổ
TCHC
Phòng
KHTH
QTK
Tân Kỳ
QTK
Anh
Sơn
Tổ quản
lý kho
quỹ
Phòng
GDKH
Tổ
KH
DN
Tổ
KH cá
nhân
QTK
Thanh
Chương