Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Luận văn giáo dục đạo đức cho thanh niên của đoàn thanh niên cộng sản hồ chí minh tỉnh bắc ninh hiện
MIỄN PHÍ
Số trang
116
Kích thước
549.9 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1155

Luận văn giáo dục đạo đức cho thanh niên của đoàn thanh niên cộng sản hồ chí minh tỉnh bắc ninh hiện

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

…………/…………

BỘ NỘI VỤ

…../…..

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

NGUYỄN THANH TÙNG

GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO THANH NIÊN CỦA ĐOÀN THANH NIÊN CỘNG SẢN HỒ CHÍ

MINH TỈNH BẮC NINH HIỆN NAY

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG

Chuyên ngành: Quản lý công

Mã số: 8 34 04 03

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. CAO THỊ HÀ

HÀ NỘI – NĂM 2020

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Luận văn “Giáo dục đạo đức cho thanh niên của

Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tỉnh Bắc Ninh hiện nay” là công

trình nghiên cứu của riêng tôi được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học

Ts. Cao Thị Hà.

Các tài liệu tham khảo sử dụng trong luận văn là trung thực, các thông tin trích dẫn

có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng.

Tác giả

Nguyễn Thanh Tùng

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

CLB :Câu lạc bộ

CHDCND :Cộng hòa dân chủ nhân dân

ĐVTN :Đoàn viên thanh niên

LHTN :Liên hiệp thanh niên

TNCN :Thanh niên công nhân

TNCS :Thanh niên Cộng sản

TNTP :Thiếu niên tiền phong

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1

Chương 1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ TỔ CHỨC GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC

CHO THANH NIÊN CỦA ĐOÀN THANH NIÊN CỘNG SẢN HỒ CHÍ

MINH................................................................................................................9

1.1. Một số khái niệm cơ bản ......................................................................... 9

1.2. Vai trò, nội dung tổ chức giáo dục đạo đức cho thanh niên của Đoàn

TNCS Hồ Chí Minh ..................................................................................... 19

1.3. Các yếu tố tác động đến tổ chức giáo dục đạo đức cho thanh niên của

Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh… ................................................. 36

Tiểu kết Chương 1 ........................................................................................... 46

Chương 2. THỰC TRẠNG TỔ CHỨC GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CỦA

ĐOÀN THANH NIÊN CỘNG SẢN HỒ CHÍ MINH TỈNH BẮC NINH

HIỆN NAY......................................................................................................51

2.1. Những yếu tố tác động đến tổ chức giáo dục đạo đức cho thanh niên

của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tỉnh Bắc Ninh..............................................51

2.2. Tổ chức giáo dục đạo đức cho thanh niên của Đoàn thanh niên cộng

sản Hồ Chí Minh tỉnh Bắc Ninh hiện nay .................................................... 56

2.3. Đánh giá công tác tổ chức giáo dục đạo đức cho thanh niên của Đoàn

TNCS Hồ Chí Minh tỉnh Bắc Ninh .............................................................. 71

Tiểu kết chương 2 ............................................................................................ 80

Chương 3. PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CƠ BẢN NÂNG CAO

CHẤT LƯỢNG TỔ CHỨC GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CỦA ĐOÀN

THANH NIÊN CỘNG SẢN HỒ CHÍ MINH TỈNH BẮC NINH...............81

3.1. Phương hướng… .................................................................................. 81

3.2. Giải pháp ............................................................................................... 89

Tiểu kết chương 3 .......................................................................................... 108

KẾT LUẬN ................................................................................................... 109

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Thanh niên là lực lượng đông đảo, chiếm trên 1/3 dân số và trên 1/2 lực lượng lao

động xã hội, có vai trò quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt

Nam xã hội chủ nghĩa. Chủ tịch Hồ Chí Minh, khi đánh giá về vai trò của thanh

niên, đã nhấn mạnh: “Thanh niên là người chủ tương lai của nước nhà. Thật vậy,

nước nhà thịnh hay suy, yếu hay mạnh một phần lớn là do các thanh niên” [30,

tr.185]. Chính vì lý do đó, việc bồi dưỡng, chăm lo giáo dục cho tầng lớp này có tầm

quan trọng đặc biệt. Trong Di chúc, Hồ Chí Minh đã từng căn dặn: “Đảng phải có kế

hoạch đào tạo bồi dưỡng họ thành những người kế tục sự nghiệp cách mạng vừa

hồng vừa chuyên. Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc làm rất quan

trọng và rất cần thiết” [31, tr.510].

Kế thừa và vận dụng sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh, trong Nghị quyết

Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ VII, khóa X về tăng

cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên trong thời kỳ đẩy

mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Đảng ta khẳng định: “Thanh

niên là rường cột của nước nhà, chủ nhân tương lai của đất nước, là lực

lượng xung kích trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, một trong những nhân tố

quyết định sự thành bại của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất

nước, hội nhập quốc tế và xây dựng chủ nghĩa xã hội" [6, tr.7].

Trong những năm qua, nhận thức được tầm quan trọng đó, Đảng và Nhà nước ta

cùng với các tổ chức chính trị - xã hội khác đã luôn chú trọng đến công tác thanh

niên, quan tâm, bồi dưỡng giáo dục thanh niên về đạo đức, lối sống, bản lĩnh chính

trị, hướng tới xây dựng lớp người kế tục mục tiêu, lý tưởng của Đảng “Xây dựng

nước Việt Nam độc lập dân tộc gắn liền với Chủ nghĩa xã hội”. Trên cơ sở các quan

điểm chỉ đạo, định hướng của Đảng và vai trò, trách nhiệm của tổ chức đối với

công tác giáo dục cho thanh

niên, trong thời gian qua, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tỉnh Bắc Ninh đã phát huy vai

trò, tổ chức tốt các hoạt động tuyên truyền, giáo dục, rèn luyện cho thanh niên.

Trong đó, công tác giáo dục đạo đức là một trong những nội dung trọng tâm

được thực hiện. Tuy nhiên, công tác tổ chức giáo dục đạo đức cho thanh niên của

Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tỉnh Bắc Ninh còn có những hạn chế nhất định. Đó là

công tác giáo dục từng lúc, từng nơi còn yếu, chưa phát huy được sức mạnh đồng bộ

của các lực lượng xã hội trong giáo dục đạo đức cho thanh niên. Việc nắm bắt diễn

biến, tình hình tư tưởng của thanh niên và thực hiện các nội dung giáo dục đạo đức

cho thanh niên của Đoàn – Hội chưa được đổi mới về nội dung và phương thức để

có sức hấp dẫn, lôi cuốn thanh niên. Một số nội dung, phương thức giáo dục chưa

phù hợp với địa phương, đơn vị, lứa tuổi,… Đó cũng là một trong những nguyên

nhân khiến cho một bộ phận thanh niên Bắc Ninh chạy theo lối sống thực dụng, xa

rời các giá trị đạo đức tốt đẹp của dân tộc, có thái độ thờ ơ, bàng quan trước các sự

kiện kinh tế, chính trị của đất nước. Điều nguy hiểm hiện nay là đã xuất hiện một bộ

phận thanh niên tôn thờ chủ nghĩa cá nhân, sống ích kỷ, chạy theo lợi ích vật chất,

coi đồng tiền là trên hết. Đặc biệt, vẫn có một số thanh niên phạm vào các tệ nạn xã

hội, vi phạm pháp luật. Nhiều vụ án được khám phá trong thời gian gần đây cho

thấy tỷ lệ phạm tội trong thanh niên có chiều hướng gia tăng. Thực trạng này đòi

hỏi tổ chức Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tỉnh Bắc Ninh cần đặc biệt chú trọng việc

giáo dục đạo đức cho thanh niên; qua đó, phát huy vai trò to lớn của thanh niên

trong sự nghiệp cách mạng Việt Nam hiện nay. Chính vì lý do đó, tôi lựa chọn chủ

đề Giáo dục đạo đức cho thanh niên của Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí

Minh tỉnh Bắc Ninh hiện nay làm đề tài luận văn thạc sĩ Quản lý công của mình

2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

Giáo dục đạo đức nói chung và giáo dục đạo đức cho thanh niên nói riêng trong bối

cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng ở nước ta là một yêu cầu, nhiệm vụ quan trọng đặt

ra thường xuyên, liên tục đối với tổ chức Đoàn TNCS Hồ Chí Minh. Do đó, vấn

đề này thu hút sự quan tâm nghiên cứu của nhiều nhà khoa học với nhiều công

trình được công bố với những mức độ, cách tiếp cận khác nhau.

Thứ nhất, những nghiên cứu về giáo dục đạo đức:

- Công trình “Giáo dục và đào tạo trong thời kỳ đổi mới, chủ trương,

thực hiện, đánh giá” (Ban Khoa giáo Trung ương, Nxb Chính trị quốc gia Hồ

Chí Minh, Hà Nội, 2002) bao gồm các văn kiện của Đảng, một số bài phát

biểu của các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước tập trung đánh giá những

thành tựu cũng như những hạn chế của ngành giáo dục nói chung, giáo dục

đạo đức nói riêng…; Trong bài viết “Vai trò của giáo dục đạo đức đối với sự

phát triển nhân cách trong cơ chế thị trường” (Trong cuốn: Mấy vấn đề đạo

đức trong điều kiện kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay, Nguyễn Trọng

Chuẩn, Nguyễn Văn Phúc đồng chủ biên, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội,

2003), tác giả Nguyễn Văn Phúc cho rằng, nền kinh tế thị trường, bên cạnh

những mặt tích cực, còn có những ảnh hưởng, tác động tiêu cực tới nhân cách

mỗi người.

Thứ hai, những nghiên cứu về giáo dục đạo đức cho thanh niên:

- Công trình “Thanh niên và lối sống của thanh niên Việt Nam trong

quá trình đổi mới và hội nhập quốc tế” do Phạm Hồng Tung chủ biên tập

trung làm sáng tỏ những vấn đề cơ bản về thanh niên và lối sống của thanh

niên; khảo sát và phân tích tình hình thanh niên Việt Nam và lối sống của

thanh niên trong hơn hai thập kỷ đổi mới đất nước. Công trình“Giáo dục đạo

đức mới cho sinh viên trong điều kiện kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay”

của Lương Gia Ban, Nguyễn Thế Kiệt, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2013.

Cuốn sách phân tích tầm quan trọng và nội dung giáo dục đạo đức mới cho sinh

viên…; Ngoài các cuốn sách, các luận án, luận văn trên, liên quan đến chủ đề này

cũng có có thể kể đến một số bài viết, như “Giáo dục truyền thống cách mạng cho

thanh niên trong giai đoạn hiện nay” của tác giả Lại Quốc Khánh, Phan Duy An, Tạp

chí Tuyên giáo, số 9 (2013).

Thứ ba, những nghiên cứu về giáo dục đạo đức cho thanh niên của Đoàn

Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh:

- Công trình “Tổng quan tình hình thanh niên, công tác Đoàn và phong

trào thanh thiếu niên giai đoạn 2007-2012” do tác giả Nguyễn Đắc Vinh làm

chủ biên được xuất bản năm 2012. Cuốn sách tiếp cận các vấn đề liên quan

đến thanh niên và đặt nó trong tương quan chung của xã hội, so sánh với các

giai đoạn trước để chỉ ra những biến đổi, chiều hướng biến đổi của các vấn

đề; những yếu tố tác động đến sự biến đổi đó; tổng kết, xác định những vấn

đề nổi bật về tình hình thanh niên trong giai đoạn 5 năm (2007 – 2012 . Công

trình“Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh – Những chặng đường phát

triển” do tác giả Vũ Quang Hiển chủ biên (Nxb Chính trị quốc gia – sự thật,

Hà Nội, 2014), đã tổng hợp nhiều bài viết của các tác giả khác nhau với các

nội dung: tái hiện những trang sử vàng của các thế hệ thanh niên Việt Nam,

khẳng định vai trò của lực lượng thanh niên Việt Nam trong quá trình hội

nhập và phát triển đất nước hiện nay…

Thứ tư, quản lý nhà nước về giáo dục đạo đức thanh niên:

Nguyễn Thị Ngọc Huyền (2017) Quản lý giáo dục đạo đức cho

thanh niên thành phố Hà Nội trong bối cảnh đổi mới”. Nghiên cứu đã hệ

thống hóa cơ sở lý luận và kinh nghiệm quốc tế về giáo dục đạo đức và

quản lý giáo dục đạo đức cho thanh niên . Phạm Văn thành (2009), Giáo dục

đạo đức cho đoàn viên - thanh niên ở nước ta hiện nay – Thực trạng và giải

pháp. Ở nghiên cứu này, tác giả cho rằng, yếu tố quyết định là ý thức tự giáo

dục thực sự nghiêm khắc – sự phấn đấu hướng thiện của từng cá nhân, nhất là của

đoàn viên – thanh niên…

Bên cạnh đó, tác giả biết được một số tác giả khác đã lựa chọn đề tài có liên quan đến

quản lý nhà nước về công tác thanh niên làm đề tài Luận văn Thạc sĩ như: Đề tài

“Quản lý nhà nước về thanh niên trên địa bàn thành phố Hải Phòng”, Luận văn Thạc

sĩ Hành chính năm 2015 của tác giả Đỗ Khắc Tiến; Đề tài “Quản lý nhà nước đối với

công tác thanh niên tại tỉnh Quảng Nam”, Luận văn Thạc sĩ Hành chính năm 2015

của tác giả Lê Quang Quỳnh; Đề tài “Quản lý nhà nước về công tác thanh niên trên

địa bàn tỉnh Bình Dương”, Luận văn Thạc sĩ Hành chính năm 2017 của tác giả Trần

Thiện Lộc. Các đề tài nghiên cứu nêu trên đã hệ thống hóa các cơ sở lý luận về công

tác thanh niên và đề ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả, chất lượng

quản lý nhà nước về công tác thanh niên trên cơ sở phân tích, lý giải nhiều vấn đề

liên quan đến tổ chức, hoạt động và thực trạng tại một số địa phương

Thứ năm, những nghiên cứu về giáo dục đạo đức cho thanh niên của Đoàn

Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh tỉnh Bắc Ninh:

Về cơ bản, việc giáo dục đạo đức cho thanh niên tỉnh Bắc Ninh cũng đã được chú ý,

quan tâm. Tuy nhiên, sự quan tâm này mới chỉ dừng lại ở mức độ trong các báo cáo

hàng năm, thường kỳ. Cho đến nay, chưa có một công trình nào nghiên cứu một cách

có hệ thống công tác giáo dục đạo đức cho thanh niên tỉnh Bắc Ninh nói chung và

công tác giáo dục đạo đức cho thanh niên trong tỉnh của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh

nói riêng. Tuy nhiên, các báo cáo này cũng là tài liệu tham khảo quý để học viên

tham khảo trong quá trình triển khai nghiên cứu đề tài. Trong các báo cáo đó, có thể

kể đến Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tỉnh Bắc

Ninh khóa XIII trình tại Đại hội đại biểu Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tỉnh Bắc Ninh

lần thứ XIV, nhiệm kỳ 2017 – 2022 và Báo cáo tổng kết công tác giáo dục của

Đoàn

TNCS Hồ Chí Minh tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2012 – 2017.

Nhìn chung, các cuốn sách, các công trình nghiên cứu, bài viết trên đều rất phong

phú về nội dung và có hàm lượng khoa học cao, đã có đóng góp nhất định trong việc

nêu rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về yêu cầu của việc tổ chức giáo dục đạo

đức nói chung, tổ chức giáo dục đạo đức cho thanh niên ở nước ta hiện nay; đã làm

sáng tỏ ở mức độ nhất định tác động của các điều kiện kinh tế, xã hội, chính trị trong

và ngoài nước tới sự biến đổi của đạo đức xã hội, đạo đức thanh niên, đề ra một số

phương hướng để nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức. Tuy nhiên, một mặt, sự tổng

quan của các công trình nghiên cứu, bài viết nói trên phản ánh tầm quan trọng và yêu

cầu bức thiết của vấn đề giáo dục đạo đức cho thế hệ trẻ. Mặt khác, cũng cho thấy,

việc giáo dục đạo đức cho thanh niên tỉnh Bắc Ninh của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh

hiện nay cũng chưa được tập trung nghiên cứu một cách có hệ thống, bài bản và

chuyên sâu. Vì vậy, việc triển khai nghiên cứu đề tài “Giáo dục đạo đức cho thanh

niên của Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh tỉnh Bắc Ninh hiện nay” mang

tính cấp thiết đối với thanh niên tỉnh Bắc Ninh hiện nay.

3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn

3.1. Mục đích của luận văn

Trên cơ sở làm rõ vấn đề lý luận chung về tổ chức giáo dục đạo đức cho thanh

niên và đánh giá thực trạng tổ chức giáo dục đạo đức cho thanh niên của Đoàn

TNCS Hồ Chí Minh tỉnh Bắc Ninh hiện nay, từ đó đề xuất một số phương

hướng và giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả tổ chức giáo dục đạo đức

cho thanh niên của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tỉnh Bắc Ninh trong thời gian tới.

3.2. Nhiệm vụ của luận văn

Để đạt được mục đích trên, luận văn thực hiện tốt một số nhiệm vụ sau:

Một là, làm rõ một số vấn đề lý luận chung về tổ chức giáo dục đạo đức

cho thanh niên của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh.

Hai là, phân tích thực trạng tổ chức giáo dục đạo đức cho thanh niên của Đoàn

TNCS Hồ Chí Minh tỉnh Bắc Ninh hiện nay

Ba là, đề xuất một số phương hướng và giải pháp cơ bản nhằm nâng cao tổ chức

giáo dục đạo đức cho thanh niên của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tỉnh Bắc Ninh hiện

nay.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn

4.1. Đối tượng nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu về vấn đề tổ chức giáo dục đạo đức cho thanh niên của Đoàn

TNCS Hồ Chí Minh tỉnh Bắc Ninh hiện nay.

4.2. Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi về nội dung: đề tài chỉ đi sâu vào nghiên cứu vấn đề tổ chức giáo dục đạo

đức cho thanh niên của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tỉnh Bắc Ninh từ góc độ quản lý

công.

- Phạm vi về thời gian: từ năm 2014 đến nay

- Phạm vi về không gian: địa bàn tỉnh Bắc Ninh

5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp luận: Luận văn được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận của chủ

nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử.

- Phương pháp nghiên cứu khoa học cụ thể như: Phương pháp phân

tích, tổng hợp, so sánh, thống kê…

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn

- Kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ góp phần hệ thống lý luận chung

về tổ chức giáo dục đạo đức cho thanh niên của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh

hiện nay.

- Kết quả nghiên cứu luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho công

tác nghiên cứu, tổng kết thực tiễn và có ý nghĩa khuyến nghị trong việc nâng

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!