Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Luận văn đổi mới nội dung và quy trình lập kế hoạch phát triển kinh tế xã hội hàng năm cấp huyện ở
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
MỤC LỤC
DANH MỤC VIẾT TẮT
DANH MỤC SỞ ĐỒ, BẢNG BIỂU, HỘP
TÓM TẮT LUẬN VĂN
LUẬN VĂN
LỜI MỞ ĐẦU ....................................................................................... 1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC ĐỔI MỚI NỘI DUNG VÀ ............ 4
QUY TRÌNH LẬP KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ
HỘI HÀNG NĂM CẤP HUYỆN Ở VIỆT NAM................................... 4
1.1. KẾ HOẠCH CẤP HUYỆN TRONG HỆ THỐNG KẾ HOẠCH Ở VIỆT NAM... 4
1.1.1. Hệ thống các cấp kế hoạch ở Việt Nam......................................... 4
1.1.1.1.Cơ quan kế hoạch quốc gia (Bộ Kế hoạch và Đầu tư).............. 5
1.1.1.2. Cơ quan kế hoạch ngành:........................................................ 5
1.1.1.3. Cơ quan kế hoạch các cấp địa phương .................................... 6
1.1.2. Kế hoạch cấp huyện...................................................................... 7
1.1.2.1. Vị trí, vai trò của kế hoạch cấp huyện trong điều kiện kinh
tế thị trường......................................................................................... 7
1.1.2.2. Tổ chức bộ máy lập kế hoạch cấp huyện................................. 9
1.1.2.3. Các bộ phận cấu thành hệ thống kế hoạch hóa cấp huyện
theo nội dung..................................................................................... 11
1.1.2.4. Quy trình kế hoạch hoá ở cấp huyện..................................... 15
1.2. SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐỔI MỚI CÔNG TÁC LẬP KẾ HOẠCH HÀNG
NĂM CẤP HUYỆN ..................................................................................... 20
1.2.1. Xu hướng đổi mới công tác kế hoạch ở Việt Nam trong kinh tế
thị trường.............................................................................................. 20
1.2.1.1. Bản chất của kế hoạch trong cơ chế KHH tập trung và trong
cơ chế thị trường ............................................................................... 20
1.2.1.2. Quá trình chuyển đổi công tác kế hoạch ............................... 21
1.2.2 Những kết quả đổi mới kế hoạch cấp huyện qua những dự án
đổi mới thời gian qua............................................................................ 21
1.2.2.1. Các dự án đổi mới lập kế hoạch quốc gia.............................. 21
1.2.2.2. Các dự án đổi mới lập kế hoạch các cấp địa phương (tỉnh,
huyện, xã).......................................................................................... 22
1.2.3. Thực tế công tác lập kế hoạch cấp huyện ở Việt Nam................. 23
1.2.3.1. Nhận thức về lập kế hoạch cũng như vai trò, vị trí của kế
hoạch cấp huyện còn chưa đúng đắn ................................................. 23
1.2.4. Yêu cầu về đổi mới nội dung và quy trình lập kế hoạch.............. 25
1.2.4.1. Những yêu cầu đổi mới công tác lập kế hoạch kế hoạch ở cấp
huyện................................................................................................. 25
1.2.4.2. Những yêu cầu về đổi mới nội dung của bản kế hoạch hàng
năm cấp huyện ................................................................................. 28
1.2.4.3. Yêu cầu về đổi mới quy trình lập kế hoạch hàng năm cấp
huyện ................................................................................................ 29
CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ NỘI DUNG VÀ QUY TRÌNH LẬP KẾ
HOẠCH HÀNG NĂM PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI CẤP
HUYỆN Ở TỈNH HOÀ BÌNH TRONG THỜI GIAN QUA................ 31
2.1. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ HOÀ BÌNH.............................................. 31
2.1.1. Khái quát điều kiện tự nhiên ....................................................... 31
2.1.1.1. Vị trí địa lý ........................................................................... 31
2.1.1.2. Ðịa hình................................................................................ 31
2.1.1.3. Khí hậu................................................................................. 32
2.1.2. Dân số - Dân tộc ......................................................................... 32
2.1.2.1.Dân số - Dân tộc.................................................................... 32
2.1.2.2. Trình độ dân trí và Y tế......................................................... 32
2.1.3. Tài nguyên thiên nhiên................................................................ 33
2.1.3.1 Tài nguyên đất....................................................................... 33
2.1.3.2. Tài nguyên rừng ................................................................... 33
2.1.3.3. Tài nguyên, khoáng sản ........................................................ 34
2.1.3.4. Tài nguyên du lịch ................................................................ 34
2.1.4. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật ................................................................ 34
2.1.4.1. Mạng lưới giao thông đường bộ............................................ 34
2.1.4.2. Mạng lưới bưu chính viễn thông........................................... 35
2.1.4.3. Mạng lưới điện ..................................................................... 35
2.1.4.4. Hệ thống cấp nước sinh hoạt................................................. 35
2.2. ĐÁNH GIÁ VỀ NỘI DUNG VÀ QUY TRÌNH LẬP KẾ HOẠCH HÀNG NĂM
PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI CẤP HUYỆN Ở TỈNH HOÀ BÌNH TRONG
THỜI GIAN QUA ....................................................................................... 35
2.2.1. Thực trạng khung của bản kế hoạch hàng năm............................ 35
2.2.2. Thực trạng về nội dung của bản kế hoạch ................................... 38
2.2.2.1. Đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch hàng năm của huyện. 38
2.2.2.2. Về mục tiêu, chỉ tiêu trong bản kế hoạch và biểu mẫu sử
dụng để xây dựng kế hoạch ............................................................... 41
2.2.2.3. Về giải pháp và kiến nghị ..................................................... 48
2.2.2.4. Về kế hoạch giám sát và đánh giá ......................................... 51
2.2.3. Thực trạng về quy trình lập kế hoạch hàng năm cấp huyện ......... 52
2.2.3.1. Các bước lập kế hoạch.......................................................... 52
2.2.3.2. Những bất cập của quy trình lập kế hoạch ............................ 54
2.2.3.3. Sự tham gia của các bên trong xây dựng và thực hiện kế
hoạch................................................................................................. 56
2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ NỘI DUNG VÀ QUY TRÌNH LẬP KẾ HOẠCH
PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI CẤP HUYỆN HIỆN NAY............................ 58
2.3.1. Những mặt làm được .................................................................. 58
2.3.2. Những mặt còn bất cập ............................................................... 59
2.3.2.1 Tư duy lập KH của cán bộ Kế hoạch chưa theo kịp quá trình
đổi mới Kế hoạch .............................................................................. 59
2.3.2.2. Về lập kế hoạch .................................................................... 61
2.3.2. Tác động của những bất cập đến công tác kế hoạch .................... 63
2.3.3. Những yêu cầu cần đặt ra cho đổi mới lập kế hoạch ................... 63
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ĐỔI MỚI NỘI DUNG VÀ
QUY TRÌNH LẬP KẾ HOẠCH HÀNG NĂM PHÁT TRIỂN
KINH TẾ - XÃ HỘI CẤP HUYỆN Ở TỈNH HOÀ BÌNH ................ 65
3.1. MỘT SỐ QUAN ĐIỂM VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐỔI MỚI NỘI DUNG VÀ QUY
TRÌNH LẬP KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI CẤP HUYỆN........ 65
3.1.1. Bối cảnh đổi mới nội dung và quy trình lập kế hoạch cấp huyện
ở Hòa Bình ........................................................................................... 65
3.1.2 Quan điểm đổi mới nội dung và quy trình lập kế hoạch các
huyện ở Hòa Bình................................................................................. 67
3.1.3 Định hướng đổi mới..................................................................... 68
3.2. NỘI DUNG ĐỔI MỚI............................................................................. 68
3.2.1. Đổi mới khung của bản kế hoạch hàng năm phát triển kinh tế xã
hội cấp huyện ở tỉnh Hòa Bình ............................................................. 68
3.2.2. Đổi mới nội dung kế hoạch hàng năm phát triển kinh tế xã hội
cấp huyện ở tỉnh Hoà Bình ................................................................... 69
3.2.2.1. Yêu cầu đối với nội dung bản kế hoạch huyện...................... 69
3.2.2.2. Những đổi mới về nội dung của bản KH hàng năm cấp
huyện ................................................................................................ 70
3.2.3. Đổi mới quy trình lập kế hoạch hàng năm phát triển kinh tế xã
hội cấp huyện ở tỉnh Hoà Bình ............................................................. 87
3.2.4. Gắn kết nội dung và quy trình đổi mới lập kế hoạch ..................104
3.3. KIẾN NGHỊ THỰC HIỆN ĐỔI MỚI NỘI DUNG VÀ QUY TRÌNH LẬP KẾ
HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI HÀNG NĂM CẤP HUYỆN............105
3.3.1. Kiến nghị để hoàn thiện bản kế hoạch........................................106
3.3.2. Kiến nghị về nâng cao năng lực của cán bộ lập kế hoạch...........106
3.3.3. Kiến nghị về vai trò của các bên hữu quan trong quy trình kế
hoạch...................................................................................................108
KẾT LUẬN ........................................................................................112
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................114
PHỤ LỤC
DANH MỤC VIẾT TẮT
BQLDA : Ban quản lý dự án
CPRGS : Chiến lược tăng trưởng và xóa đói giảm nghèo
ĐH : Định hướng
GP : Giải pháp
HĐ : Hoạt động
HĐND : Hội đồng nhân dân
KH : Kế hoạch
KHH : Kế hoạch hoá
KHPT : Kế hoạch phát triển
KT- XH : Kinh tế - xã hội
KHĐT : Kế hoạch đầu tư
KHPT KTXH : Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội
KHĐH : Kế hoạch định hướng
NLTC : Nguồn lực tài chính
NSNN : Ngân sách nhà nước
PTNT : Phát triển nông thôn
SWOT : Mạnh – yếu – cơ hội – thách thức
TCKH : Tài chính Kế hoạch
TDĐG : Theo dõi đánh giá
XĐGN : Xóa đói giảm nghèo
XHCN : Xã hội chủ nghĩa
UBND : Ủy ban nhân dân
DANH MỤC SỞ ĐỒ, BẢNG BIỂU, HỘP
Sơ đồ 1.1: Hệ thống các cấp kế hoạch ở Việt Nam..........................................4
Sơ đồ 1.2: Tổ chức bộ máy lập kế hoạch cấp huyện ........................................9
Sơ đồ 2.1: Quy trình lập KH hàng năm phát triển KTXH huyện hiện nay ở
Hoà Bình ......................................................................................52
Sơ đồ 3.1: Quy trình lập kế hoạch tại cấp huyện ở Hòa Bình.........................88
Sơ đồ: 3.2: Gắn kết nội dung với quy trình trong lập kế hoạch hàng năm
cấp huyện....................................................................................105
Bảng 3.1: Mô tả GP/HĐ nhằm thực hiện chỉ tiêu, mục tiêu...........................79
Bảng 3.2: Các mục tiêu kinh tế-xã hội ưu tiên của huyện tác động đến
chi NSNN.....................................................................................82
Bảng 3.3: Những dịch vụ và dự án chưa có nguồn tài chính theo từng
ngành/lĩnh vực ..............................................................................83
Bảng 3.4: Những đổi mới trong nội dung kế hoạch .......................................86
Bảng 3.5: Nội dung tham gia của các bên trong lập kế hoạch hàng năm
cấp huyện...................................................................................104
Hộp 2.1: Khung kế hoạch phát triển KTXH hàng năm cấp huyện ở tỉnh
Hoà Bình ......................................................................................36
Hộp 2.2: Đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch của huyện Lương Sơn
năm 2008......................................................................................39
Hộp 2.3: Đánh giá thực trạng KT – XH huyện Lạc Sơn năm 2008................39
Hộp 2.4: Những nguyên nhân đưa ra trong bản kế hoạch ở huyện Cao
Phong năm 2008 ...........................................................................40
Hộp 2.5: Chỉ tiêu kế hoạch chủ yếu năm 2009 huyện Lạc Thủy – Hòa Bình .44
Hộp 2.6: Những chỉ tiêu kinh tế năm 2009 của huyện Lạc Thủy ...................45
Hộp 2.7: Các chỉ của ngành nông nghiệp trong kế hoạch xã Lạc Thủy
năm 2009......................................................................................46
Hộp 2.8: Những giải pháp kiến nghị trong kế hoạch năm 2009 của huyện
Lạc Thủy ......................................................................................49
Hộp 3.1: Kết cấu chung của bản kế hoạch hàng năm cấp huyện ở Hoà Bình.69
Hộp 3.2: Kết cấu phần A của bản kế hoạch hàng năm cấp huyện ở Hoà Bình .71
Hộp 3.3: Mô tả cơ hội là gì? Thách thức là gì?..............................................75
Hộp 3.4: Kết cấu phần B của bản kế hoạch hàng năm cấp huyện ở Hoà Bình ...75
Hộp 3.5: Kết cấu phần C của bản kế hoạch hàng năm cấp huyện ở Hoà Bình ...80
Hộp 3.6: Kết cấu phần D của bản kế hoạch hàng năm cấp huyện ở Hoà Bình...85
1
LỜI MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết của đề tài
Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội được coi là xương sống của nền kinh
tế quốc dân. Sau hơn 20 năm thực hiện chính sách đổi mới từ nền kinh tế kế
hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước
theo định hướng xã hội chủ nghĩa, nền kinh tế Việt Nam đã đạt được nhiều
thành tựu trên tất cả mọi mặt: Kinh tế liên tục tăng trưởng với tốc độ cao, chất
lượng cuộc sống của người dân được cải thiện, xã hội phát triển công bằng
hơn, giảm đói nghèo... Cùng với đổi mới cơ chế, đổi mới công tác kế hoạch
hóa ở các cấp từ Trung ương đến địa phương (tỉnh, huyện, xã) được coi là nội
dung quan trọng nhằm tạo dựng một cơ chế kế hoạch hóa kiểu mới phù hợp
với nền kinh tế thị trường.
Trước đây, khi còn trong thời kỳ cơ chế Kế hoạch hoá tập trung kế
hoạch cấp huyện chỉ là một bộ phận của kế hoạch cấp tỉnh, phụ thuộc hoàn
toàn vào cơ quan kế hoạch cấp trên. Các nội dung trong bản kế hoạch được
xây dựng trên cơ sở chỉ tiêu kế hoạch tỉnh giao xuống và nguồn lực tỉnh cấp
cho. Như vậy, quá trình xây dựng kế hoạch ở cấp huyện chỉ là sự cụ thể hoá
nhiệm vụ cấp trên giao xuống.
Tuy nhiên từ sau khi đổi mới thì cách tiếp cận đối với kế hoạch đã có
nhiều thay đổi theo hướng phát triển chung của đất nước. Nhưng kế hoạch
vẫn giữ vai trò quan trọng của cơ quan Nhà nước, vẫn mang chức năng lãnh
đạo và định hướng cho sự phát triển kinh tế ở địa phương trong nền kinh tế thị
trường hiện nay. Đặc biệt, đối với cấp huyện, bản Kế hoạch phát triển kinh tế
- xã hội là một công cụ vô cùng quan trọng góp phần làm cho bộ máy quản lý
Nhà nước ở địa phương hoạt động trở nên hiệu quả hơn.
Mặc dù Kế hoạch cấp huyện có tầm quan trọng như vậy và cũng đã có
nhiều đổi mới, nhưng trong quá trình lập kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội
cấp huyện hàng năm ở Tỉnh Hoà Bình hiện nay trong nội dung và quy trình
2
vẫn bộc lộ những hạn chế: UBND huyện, phòng Tài chính kế hoạch và các
phòng ban không có sự phối hợp với nhau, trong đó, các phòng ban chỉ tham
gia trong khâu cung cấp thông tin là chính, rất ít tham gia góp ý kiến để xây
dựng các chỉ tiêu cũng như các phương án tăng trưởng kinh tế của huyện, các
chỉ tiêu thực hiện kế hoạch qua các năm chưa phản ánh đúng thực trạng kinh
tế xã hội của huyện. Việc lập kế hoạch vẫn phụ thuộc nhiều vào cơ quan cấp
trên. Các mục tiêu, chỉ tiêu trong bản kế hoạch huyện chủ yếu vẫn do Sở kế
hoạch Đầu tư hướng dẫn nhưng vẫn còn mang tính áp đặt. Hơn nữa, số lượng
cán bộ thực sự làm công tác kế hoạch còn ít trong khi đó khối lượng công
việc lớn dẫn đến hiệu quả công việc chưa cao.
Vì vậy đổi mới mạnh mẽ hơn trong nội dung và quy trình lập kế hoạch
cấp huyện ở tỉnh Hoà Bình đang trở thành một yêu cầu tất yếu.
Với những lý do trên, tác giả đã lựa chọn chủ đề: “Đổi mới nội dung
và quy trình lập kế hoạch phát triển kinh tế xã hội hàng năm cấp huyện ở
tỉnh Hòa Bình” làm đề tài cho luận văn tốt nghiệp.
2. Mục đích nghiên cứu
Tạo được bản kế hoạch hàng năm phát triển kinh tế - xã hội với những
mục tiêu, chỉ tiêu găn kết với nguồn lực phát triển của huyện, nội dung các
phần trong bản kế hoạch thể hiện được mối quan hệ logic với nhau. Như vậy,
bản kế hoạch của huyện mới thực sự đi vào cuộc sống.
Bảo đảm sự gắn kết của các bên trong việc tham gia xây dựng kế hoạch
huyện từ đó tạo ra được một quy trình lập kế hoạch thống nhất giữa các huyện.
Quá trình lập kế hoạch huyện sẽ chủ động và phù hợp với sự phát triển
kinh tế - xã hội của huyện.
3. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu các nội dung của quy trình lập kế hoạch
cấp huyện, để từ những nội dung đó đưa ra những quan điểm và kiến nghị đổi
mới nội dung và quy trình lập kế hoạch cấp huyện tại tỉnh Hòa Bình.
3
Mục tiêu trong phần đề xuất tạo ra một quy trình và nội dung kế hoạch
phát triển kinh tế - xã hội hàng năm cho các huyện trong cả nước và trước tiên
được xử lý trên địa bàn một số huyện của tỉnh Hòa Bình như Lương Sơn, Cao
Phong, Lạc Thủy, Lạc Sơn.
4. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng một số phương pháp trong phân tích và đánh giá nội
dung, quy trình lập kế hoạch của huyện như:
- Phương pháp hệ thống và phân tích: nghiên cứu hệ thống hóa kế
hoạch hàng năm của Việt Nam và tỉnh Hòa Bình.
- Phương pháp thống kê, thực chứng: đánh giá phân tích các số liệu,
tình hình thực hiện và xây dựng kế hoạch cấp huyện ở tỉnh Hòa
Bình.
- Phương pháp so sánh: đối chiếu với những yêu cầu đặt ra đối với kế
hoạch hàng năm kiểu mới.
- Phương pháp chuẩn tắc: được sử dụng trong việc đề xuất một số
quan điểm và nội dung, kiến nghị đổi mới kế hoạch hàng năm cấp
huyện ở Hòa Bình theo góc nhìn của người nghiên cứu.
5. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, đề tài gồm 3 phần:
Chương 1: Cơ sở khoa học đổi mới nội dung và quy trình lập kế
hoạch PTKT - XH hàng năm cấp huyện ở Việt Nam
Chương 2: Đánh giá nội dung và quy trình lập kế hoạch hàng năm
phát triển kinh tế - xã hội cấp huyện ở tỉnh Hoà Bình trong thời gian qua
Chương 3: Một số kiến nghị đổi mới lập kế hoạch hàng năm phát
triển kinh tế - xã hội cấp huyện ở tỉnh Hoà Bình
4
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ KHOA HỌC ĐỔI MỚI NỘI DUNG VÀ
QUY TRÌNH LẬP KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
HÀNG NĂM CẤP HUYỆN Ở VIỆT NAM
1.1. KẾ HOẠCH CẤP HUYỆN TRONG HỆ THỐNG KẾ HOẠCH Ở VIỆT NAM
1.1.1. Hệ thống các cấp kế hoạch ở Việt Nam
Cấp kế hoạch được quan niệm là có chức năng xây dựng và quản lý kế
hoạch. Cấp kế hoạch thường gắn với cấp ngân sách. Ở Việt Nam tương ứng
với 4 cấp ngân sách, có 4 cấp kế hoạch: Kế hoạch cấp quốc gia, cấp tỉnh, cấp
huyện và cấp xã. Nếu đứng trên cấp độ phạm vi, tính chất kế hoạch của chúng
ta có 3 bộ phận cấu thành hệ thống kế hoạch: là kế hoạch quốc gia, Kế hoạch
ngành, lĩnh vực; kế hoạch địa phương (tỉnh, huyện, xã).
Sơ đồ 1.1: Hệ thống các cấp kế hoạch ở Việt Nam
Quốc hội
Chính phủ
Tỉnh, thành
phố
Bộ Kế hoạch
và Đầu tư
Phường, Xã
Bộ quản lý
ngành
Quận, Huyện
Các đơn vị
kinh tế
Kế
hoạch
cấp
quốc
gia
Kế
hoạch
địa
phương
Kế
hoạch
ngành
5
1.1.1.1.Cơ quan kế hoạch quốc gia (Bộ Kế hoạch và Đầu tư)
Trong mọi nền kinh tế hỗn hợp, bước đầu của quá trình kế hoạch hóa là
thành lập cơ quan kế hoạch quốc gia. Ở nước ta cơ quan kế hoạch hóa quốc
gia có tên gọi là Bộ Kế hoạch và Đầu tư, nó là cơ quan tham mưu cho Thủ
tướng chính phủ, đảm nhận các chức năng chủ yếu sau đây:
- Tổng hợp về Chiến lược, quy hoạch, kế hoạch 5 năm, kế hoạch hàng
năm PTKT - XH chung của cả nước.
- Tham mưu tổng hợp về cơ chế, chính sách và pháp luật có liên quan
đến quản lý kinh tế chung và một số lĩnh vực cụ thể như đầu tư trong và ngoài
nước, đấu thầu, tổ chức đăng ký kinh doanh, quản lý nhà nước các dịch vụ
công thuộc phạm vi quản lý của Bộ.
- Đầu mối thu hút và phân bổ chi tiết nguồn vốn đầu tư trong và ngoài
nước, xét duyệt các dự án đầu tư đối với các dự án quốc gia.
- Chịu trách nhiệm thống nhất các nội dung mang tính nghiệp vụ thuộc
ngành kế hoạch và đầu tư cho toàn bộ hệ thống kế hoạch hóa quốc gia.
1.1.1.2. Cơ quan kế hoạch ngành:
Các bộ, ngành trung ương với chức năng quản lý nhà nước có nhiệm vụ
xây dựng quy hoạch và kế hoạch phát triển toàn ngành, tổng hợp xử lý và tối
ưu hóa các phương án kế hoạch từ các Tổng công ty, các công ty, các cơ sở
sản xuất kinh doanh. Giúp cho Bộ trong công tác quy hoạch, kế hoạch là vụ
Kế hoạch - tài chính của Bộ và các Viện nghiên cứu về quy hoạch, kế hoạch
và về các chính sách quản lý. Mối quan hệ giữa Bộ Kế hoạch - Đầu tư với các
Bộ ngành trung ương là mối quan hệ hai chiều, cung cấp thông tin, xử lý liên
ngành và tổng hợp các phương án tối ưu trong tổng thể phát triển nền kinh tế.
Vụ kế hoạch tài chính và các Viện nghiên cứu của Bộ, ngành có mối quan hệ
mật thiết với các vụ, viện của Bộ Kế hoạch và Đầu tư trong quá trình xây
dựng, soạn thảo các quy hoạch và kế hoạch phát triển của ngành.