Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Luận văn: Đánh giá hiệu quả của hoạt động tập huấn về nâng cao năng lực và quyền cho phụ nữ của dự
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA LỊCH SỬ
- - - - - -
Báo Cáo Tốt Nghiệp
đánh giá tính hiệu quả của
hoạt động tập huấn về nâng
cao năng lực và quyền cho
phụ nữ của dự án phát triển
mô hình đồng quản lý tài
nguyên môi trường và thúc
đẩy quyền trẻ em và phụ nữ
Phạm Văn Thiện Xã Hội Học K 31 ĐHKH Huế
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Mục Lục
Mục Lục......................................................................................................................................2
PHẦN I: PHẦN MỞ ĐẦU.........................................................................................................3
1. Tính cấp thiết của đề tài..........................................................................................................3
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu.............................................................................................5
3. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................................................7
3.1. Mục tiêu chung.....................................................................................................................7
PHẦN II. NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU...........................................................11
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN.................................................................11
Cơ sở lý luận.............................................................................................................................11
2. Cơ sở thực tiễn......................................................................................................................13
2.1. Vài nét về dự án đồng quản lý tài nguyên: thúc đẩy quyền và tăng năng lực cho phụ nữ và
trẻ em:.......................................................................................................................................14
2.2. Dự án có hợp phần thúc đẩy quyền và tăng năng lực cho phụ nữ và trẻ em.....................17
CHƯƠNG II..............................................................................................................................27
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.......................................................................................................27
2.1. Thực trạng đời sống của các hộ dân thôn định cư Lương Viện.........................................27
2.2. Tình hình chung và những hiểu biết về thái độ, nhận thức, quan điểm của phụ nữ thôn đối
với quyền và năng lực...............................................................................................................28
2.3. Những khó khăn và thuận lợi của người dân trong quá trình tham gia các buổi tập huấn 32
Nội dung các chương trình tập huấn hợp phần phụ nữ của dự án.............................................33
2.5. Kết quả mong đợi từ các lớp tập huấn của dự án...............................................................39
PHẦN III...................................................................................................................................43
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ..................................................................................................43
1. Kết luận và định hướng giải pháp.........................................................................................43
2. Kiến nghị...............................................................................................................................44
Về phía người dân: ...................................................................................................................44
Về phía người thực hiện dự án:.................................................................................................44
Phạm Văn Thiện Xã Hội Học K 31 ĐHKH Huế
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
PHẦN I: PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong giai đoạn hiện nay, đổi mới và hội nhập phát triển kinh tế được xem là
mục tiêu phát triển hàng đầu của mỗi quốc gia. Điều đó được thể hiện bằng sự phát
triển thông qua hợp tác cùng phát triển của mỗi nước trong các khu vực và trên toàn
thế giới để cùng hướng đến những mục tiêu chiến lược lâu dài. Với xu thế đó, đất nước
ta cùng với chính sách mở cửa đã cho thấy ưu thế của một quốc gia thu hút đầu tư của
nước ngoài hết sức lý tưởng và đạt được nhiều thành quả đáng mong đợi. Trong đó,
thành công bước đầu phải kể đến các dự án đầu tư phát triển dài hạn mang tính nhân
văn nhằm phát triển con người, đặc biệt với đặc thù địa lý và con người nước ta thì
việc các dự án được triển khai thực hiện tại các vùng sâu, vùng xa, vùng ven biển và
đầm phá là rất cần thiết và quan trọng.
Trong thời gian những năm trở lại đây, hòa chung với sự phát triển và tạo ra
bước tiến mới trong kinh tế xã hội, Thừa Thiên Huế nổi lên với việc thu hút các dự án
đầu tư, trong đó có vùng đầm phá Tam Giang với diện tích lớn nhất Đông Nam Á là
nơi lý tưởng để các dự án thực hiện có tính lâu dài và chiến lược toàn diện.
Phú Vang là huyện đồng bằng ven biển và đầm phá tỉnh Thừa Thiên Huế tiếp
giáp với huyện Hương Trà, Hương Thủy, Phú Lộc và thành phố Huế, với diện tích tự
nhiên 280,31 km2
, dân số là 178.968 người, mật độ dân số bình quân 627 người/ km2
bao gồm 19 xã và một thị trấn là thị trấn Thuận An, huyện lỵ được đặt tại Phú Đa. Phú
Vang có bờ biển dài trên 35km, hệ thống đầm phá rộng khoảng 7400 ha. Trong 19 xã
thuộc huyện Phú Vang có 13 xã và thị trấn Thuận An tiếp giáp với đầm phá.
(Nguồn: báo cáo chính quyền xã Phú Đa)
Đây cũng là một lợi thế đồng thời cũng đem lại những khó khăn nhất định về
dân sinh kinh tế và môi trường cho địa phương.
Phá Tam Giang với diện tích được xem là lớn nhất ở khu vực Đông Nam Á với
diện tích với vô vàn sinh vật hết sức phong phú. Nơi đây có hệ sinh vật biển và nguồn
lợi phong phú được xem là nguồn sống chủ yếu của người dân quanh khu vực. Hàng
năm đầm đã đưa lại thu nhập không chỉ cho các hộ dân xung quanh mà còn cho các
vùng lân cận, góp phần cải thiện sinh kế và nâng cao thu nhập cho người dân.
Tuy nhiên trên thực tế, việc tận dụng hiệu quả từ các nguồn lợi tự nhiên trên
đầm phá chưa được người dân phát huy đúng hiệu quả. Một mặt xuất phát từ tính chất
Phạm Văn Thiện Xã Hội Học K 31 ĐHKH Huế
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
ngư nghiệp bán chuyên nghiệp của người dân, mặt khác do trình độ và nhận thức của
người dân trong việc khai thác chưa cao cùng với việc sử dụng và đánh bắt bằng các
biện pháp trái phép đã làm tổn hại nghiêm trọng đến môi trường và hệ sinh thái trên
phá, gây thiệt hại và ảnh hưởng lâu dài về sau.Trước tình hình trên, trong nhiều năm
trở lại đây, các chương trình và mục tiêu quốc gia nói chung và của Thừa Thiên Huế
nói riêng đang tập trung vào cải tạo và khai thác có hiểu quả và lâu dài của đầm phá
Tam Giang, trong đó nâng cao nhận thức và năng lực cho người dân là chủ yếu nhằm
trang bị cho người dân chiến lược sinh kế bền vững và lâu dài qua việc sử dụng nguồn
lực tự nhiên và các nguồn lục có liên quan. Đặc biệt sự can thiệp từ các dự án của
nước ngoài không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế thiết thực mà còn nâng cao năng lực
và nhận thức cho người dân nói chung và người phụ nữ đầm phá nói riêng.
Trong số các dự án đang thực hiện phải kể đến dự án “đồng quản lý tài nguyên:
thúc đẩy quyền phụ nữ và trẻ em” đang được Trung tâm khoa học xã hội và nhân văn
Huế triển khai thực hiện tại 5 xã của huyện Phú Vang. Dự án đã có tác động rất lớn
trên tất cả các mặt của đời sống của người dân, đặc biệt là nâng cao năng lực và nhận
thức cho người dân, nhất là đối với phụ nữ. Ngoài việc chịu ảnh hưởng chung của môi
trường đầm phá ô nhiễm và nguồn tài nguyên cạn kiệt, phụ nữ và trẻ em ở khu vực
đầm phá còn phải đối mặt với sự bất bình đẳng. Vị thế của phụ nữ trong gia đình cũng
như ngoài xã hội thấp hơn so với nam giới. Mặc dù tỷ lệ hai giới trong lực lượng lao
động ngang nhau, nhưng nghề nghiệp khác nhau. Theo Cục thống kê lao động thì phụ
nữ có phạm vi công việc tương đối nhỏ chẳng hạn như bủa lưới, làm thuê, buôn bán
hoặc ở nhà chăm sóc con cái. Trong khi đó nam giới có thể tham gia vào nhiều công
việc khác nhau, những công việc mà nam giới thường làm cho thu nhập cao hơn so với
nữ giới. Chính vì thế nam giới thường có khuynh hướng làm những nghề nghiệp có
khả năng nâng cao vị thế của họ trong gia đình, đồng thời nghề nghiệp và thu nhập cho
phép họ có quyền lực hơn trong gia đinh. Trong khi đó phụ nữ chủ yếu làm những
công việc mang lại thu nhập thấp nên chưa có vị thế xứng đáng trong gia đình. Do vậy,
công việc ngoài xã hội xưa nay do nam giới đảm nhận, vì thế công việc nội trợ - chăm
sóc nhà cửa, con cái được xác định là công việc của phái nữ. Sự tham gia của phụ nữ
vào hoạt động sản xuất vẫn chưa mang lại thay đổi tích cực về vai trò, trách nhiệm của
họ trong gia đình. Ngoài ra, trình độ học vấn của phụ nữ thường thấp hơn nam giới. Tỷ
lệ phụ nữ ở nơi đây biết đọc và viết rất thấp. Chính điều này đã làm cho tiếng nói và vị
Phạm Văn Thiện Xã Hội Học K 31 ĐHKH Huế