Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Luận văn đánh giá cuối kỳ dự án tăng cường khẳ năng sẵn sàng đi học cho trẻ mầm non
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
LỜI CAM ĐOAN
Tôi đã đọc và hiểu về các hành vi vi phạm sự trung thực trong học thuật. Tôi
xin cam đoan đây là luận văn được thực hiện độc lập của bản thân tôi với sự giúp đỡ
của giáo viên hướng dẫn. Những thông tin, số liệu, dữ liệu đưa ra trong luận văn
được trích dẫn rõ ràng, đầy đủ về nguồn gốc. Quá trình thu thập và xử lý dữ liệu của
cá nhân đảm bảo khách quan và trung thực.
TÁC GIẢ
Nguyễn Thị Khánh Hƣờng
LỜI CẢM ƠN
Đề tài: Đánh giá cuối kỳ dự án “Tăng cường khẳ năng sẵn sàng đi học cho
trẻ mầm non” được hoàn thành tại trường Đại học Kinh tế quốc dân. Trong suốt quá
trình nghiên cứu, ngoài sự phấn đấu nỗ lực của bản thân, tác giả đã nhận được sự chỉ
bảo, giúp đỡ tận tình của các thầy giáo, cô giáo, của bạn bè và đồng nghiệp.
Tác giả xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu nhà trường, thầy cô giáo Khoa
Sau đại học, thầy cô giáo Khoa Kế hoạch và Phát triển.
Tác giả xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới TS Nguyễn Quỳnh Hoa đã tận
tình hướng dẫn, giúp đỡ để tác giả hoàn thành luận văn này.
Tác giả xin chân thành cảm ơn Dự án “Tăng cường khả năng sẵn sàng đi học
cho trẻ mầm non” đã tạo điều kiện thuận lợi về cung cấp số liệu để hoàn thành các
nội dung của đề tài.
Xin bày tỏ sự cảm ơn sâu sắc đến bạn bè, đồng nghiệp đã có những ý kiến
góp ý cho tôi hoàn chỉnh luận văn.
Cuối cùng, xin cảm ơn tấm lòng của những người thân trong gia đình đã
động viên, góp ý tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tôi trong suốt quá trình học tập và
hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
Hà Nội, ngày 20 tháng 11 năm 2017
Tác giả
Nguyễn Thị Khánh Hƣờng
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC
DANH MỤC KÝ HIỆU VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG BIỂU
TÓM TẮT LUẬN VĂN............................................................................................i
LỜI MỞ ĐẦU............................................................................................................ 1
CHƢƠNG I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ ĐÁNH GIÁ CUỐI KỲ DỰ ÁN
ĐẦU TƢ SỬ DỤNG NGUỒN VỐN ODA TRONG LĨNH VỰC GIÁO
DỤC.............................................................................................................................8
1.1. Khái niệm, sự cần thiết, các hình thức đánh giá dự án................... 8
1.1.1.Khái niệm chung về Đánh giá Chương trình, Dự án....................... 8
1.1.2. Sự cần thiết của việc đánh giá Chương trình, dự án .................... 11
1.1.3. Các hình thức đánh giá dự án đầu tư ........................................... 12
1.2. Phƣơng pháp đánh giá dự án........................................................... 16
1.2.1. Phương pháp phân tích chi phí - lợi ích (CBA) ........................... 16
1.2.2. Phương pháp đánh giá dự án dựa trên phân tích hệ thống đa tiêu
chí.......................................................................................................... 17
1.3. Nội dung đánh giá cuối kỳ dự án..................................................... 19
1.3.1. Trọng tâm đánh giá cuối kỳ dự án ............................................... 19
1.3.2.Tính phù hợp (10 điểm)................................................................ 19
1.3.3. Tính hiệu quả (40 điểm) .............................................................. 21
1.3.4. Tính hiệu suất (25 điểm).............................................................. 25
1.3.5.Tính bền vững (25 điểm) .............................................................. 25
1.3.6. Phân bổ trọng số cho các tiêu chí trong đánh giá dự án............... 26
1.3.7. Đánh giá tiêu chí chính dựa trên việc cho điểm các tiêu chí thành
phần....................................................................................................... 27
1.3.8. Tổng hợp và xếp hạng Tiêu chí chính.......................................... 32
1.3.9. Kết luận và xếp hạng kết quả đánh giá cuối kỳ dự án.................. 33
CHƢƠNG 2: ĐÁNH GIÁ CUỐI KỲ “DỰ ÁN TĂNG CƢỜNG KHẢ
NĂNG SẴN SÀNG ĐI HỌC CHO TRẺ MẦM NON”...................................34
2.1.Giới thiệu chung về dự án Tăng cƣờng khả năng sẵn sàng đi học
cho trẻ mầm non...................................................................................... 34
2.1.1. Thông tin cơ bản về dự án ........................................................... 34
2.1.2. Khái quát chung về dự án SRPP.................................................. 34
2.2. Đánh giá cuối kỳ dự án “Tăng cƣờng khả năng sẵn sàng đi học cho
trẻ mầm non”........................................................................................... 42
2.2.1.Tính phù hợp ................................................................................ 42
2.2.2. Tính hiệu quả trong sử dụng nguồn lực (tối đa 40 điểm)............. 61
2.2.3.Tính hiệu suất về mức độ đạt được kết quả trực tiếp (tối đa 25điểm)
............................................................................................................... 70
2.2.4. Tính bền vững.............................................................................. 81
2.2.5. Thống kê điểm tiêu chí chính và tiêu chí thành phần................... 85
CHƢƠNG 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.....................................................92
3.1. Những kết quả và tồn tại.................................................................. 92
3.1.1.Các kết quả mà Dự án đạt được.................................................... 92
3.1.2. Những tồn tại của Dự án SRPP.................................................... 94
3.2. Kiến nghị........................................................................................... 95
3.2.1. Kiến nghị liên quan đến công tác quản lý và thực hiện dự án...... 95
3.2.2. Kiến nghị nhằm nâng cao tính bền vững của Dự án .................... 98
Kết luận.................................................................................................. 100
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................103
DANH MỤC KÝ HIỆU VIẾT TẮT
Bộ Giáo dục và Đào tạo Bộ GDĐT
Bộ Tài Chính BTC
Chỉ số kết quả gắn với điều kiện giải ngân DLI
Cơ sở vật chất CSVC
ý CBQL
Chỉ số phát triển của trẻ mầm non (Early Childhood Development Index) EDI
Chương trình Đảm bảo chất lượng giáo dục trường học SEQAP
Chương trình chi tiêu hợp lệ EEP
Chương trình mục tiêu quốc gia CTMTQG
Chuyên viên cao cấp CVCC
Dự án Tăng cường khả năng sẵn sàng đi học cho trẻ mầm non (School
Readiness Promotion Project)
SRPP
PEDC
Dự án Hỗ trợ chuẩn bị và thực hiện Kế hoạch phát triển Kinh tế Xã hội dựa trên
kết quả giai đoạn 2011-2015
Dự án CDTA
Dân tộc thiểu số DTTS
Đô la Mỹ USD
Giám sát và đánh giá GS&ĐG
Giáo dục Mầm non GDMN
Hỗ trợ phát triển chính thức (Official development assistance) ODA
Kho bạc Nhà nước KBNN
Ngân hàng Thế giới (World Bank) WB
Ngân hàng phát triển Châu Á ADB
Thông tư liên tịch TTLT
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1: Trọng tâm đánh giá kết thúc dự án (đánh giá cuối kỳ).........................19
Bảng 1.2: Thang điểm và phân bổ trọng số cho các tiêu chí chính trong đánh giá
kết thúc dự án (đánh giá cuối kỳ) ............................................................................27
Bảng 1.3: Các nội dung cho điểm theo tiêu chí chính, tiêu chí thành phần.........27
Bảng 1.4: Xếp hạng tiêu chí chính ..........................................................................32
Bảng 2.1. Tổng chi phí đầu tư chia theo các hợp phần dự án..............................38
Bảng 2.2. Phân bổ vốn theo danh mục chi tiêu & nguồn tài trợ...........................39
Bảng 2.3: Khung Kết quả Dự án Tăng cường khả năng sẵn sàng đi học cho trẻ
mầm non ....................................................................................................................44
Bảng 2.4: Tiến độ ký kết và giải ngân hợp đồng ...................................................49
Bảng 2.5: Bảng tổng hợp các chỉ số giải ngân của Dự án thời điểm kết thúc.....63
Bảng 2.6. Chi phí - lợi ích theo các kịch bản khác nhau ......................................64
Bảng 2.7: Tỷ lệ trẻ 5 tuổi đi học bán trú theo các kỳ.............................................68
Bảng 2.8: Thống kê tỷ lệ giải ngân, mức độ hoàn thành các chỉ tiêu...................71
Bảng 2.9: Tỷ lệ trẻ 3-5 tuổi đi học bán trú qua các kỳ...........................................74
Bảng 2.10: Tỷ lệ trẻ 5 tuổi được học bán trú các kỳ..............................................75
Bảng 2.11: Tỷ lệ trường mầm non hoàn thành hoạt động đánh giá ngoài...........76
Bảng 2.12: Tỷ lệ trường mầm non đánh giá ngoài đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo
dục Cấp độ 1 qua các kỳ...........................................................................................78
Bảng 2.13: Tỷ lệ trường mầm non hoàn thành tập huấn 10 module ưu tiên qua
các kỳ đánh giá..........................................................................................................80
Bảng 2.14: Rủi ro thực hiện các hoạt động khi dự án kết thúc.............................81
Bảng 2.15: Bảng cho điểm tiêu chí chính và tiêu chí thành phần.........................85
Bảng 2.16: Biểu tổng hợp điểm đánh giá kết thúc dự án SRPP ...........................90
i
TÓM TẮT LUẬN VĂN
1.Tính cấp thiết của đề tài
Nâng cao dân trí là một phần quan trọng trong chương trình phát triển
kinh tế xã hội của Việt Nam và được coi là 1 trong 3 lĩnh vực đột phá trong
Chiến lược Phát triển Kinh tế Xã hội trong giai đoạn 2011 – 2020. Đầu tư cho
Giáo dục mầm non là một bước cơbản hướng tới xây dựng nguồn nhân lực chất
lượng cao trong lúc Việt Nam nỗ lực để trở thành nền kinh tế thị trường công
nghiệp hóa hiện đại.
Ông Xiaoqing Yu, Giám đốc Ban phát triển nguồn nhân lực của Ngân
hàng Thế giới tại khu vực Đông Á và Thái Bình Dương cho rằng: “Rất nhiều
bằng chứng trên thế giới cho thấy nhiều kỹ năng tư duy, kỹ năng ngôn ngữ, kỹ
năng xã hội và kỹ năng ứng xử được hình thành trong những năm đầu đời của
trẻ. Nếu bạn muốn có một nền giáo dục công bằng, nếu bạn muốn mọi người đều
tận dụng lợi thế từ nền kinh tế phát triển, nếu bạn muốn chống lại đói nghèo –
phát triển Giáo dục mầm non là một trong những công cụ hứa hẹn nhất."
Theo dữ liệu cung cấp năm 2011 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, khoảng
một nửa số trẻ em Việt Nam 5 tuổi có nguy cơ thiếu hụt hoặc thiếu hụt ít nhất 1
trong 5 kỹ năng cần thiết để bắt đầu đi học. Các khảo sát độ tuổi mầm non do
Bộ Giáo dục và Đào tạo, tổ chức Hỗ trợ phát triển giáo dục của Nga, Học viện
Offord ở Canada và Ngân hàng Thế giới đồng thực hiện chỉ ra rằng tỷ lệ trẻ em
chưa sẵn sàng đến trường cao nhất ở nhóm trẻ dân tộc thiểu số và trẻ có hoàn
cảnh khó khăn.
Dự án Tăng cường khả năng sẵn sàng đi học của trẻ mầm non sử dụng
nguồn vốn vay Hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) từ World Bank được thiết kế
để giải quyết vần đề này bằng cách nâng cao khả năng sẵn sàng cho trẻ đi học
tiểu học, thông qua việc hỗ trợ các cấu phần đã được lựa chọn trong chương
trình Quốc gia của Việt Nam “Phổ cập giáo dục cho trẻ 5 tuổi trong giai đoạn
ii
2010 – 2020” (Nghị định 239). Dự án hỗ trợ các nỗ lực mở rộng ghi danh bán
trú ở cấp mầm non, nâng cao năng lực đảm bảo chất lượng cho trường mầm non
và tăng khả năng chuyên môn cho giáo viên và hiệu trưởng.
Dự án đã kết thúc vào 6/2017, tuy nhiên với những kết quả mà dự án
mang lại cho giáo dục mầm non nước nhà, Chính Phủ và Ngân hàng Thế Giới đã
có kế hoạch để dự án tiếp tục hoạt động giai đoạn 2 trong 5 năm tới. Hiện nay,
dự án đang thực hiện các thủ tục đóng và hoàn thiện các báo cáo liên quan bao
gồm cả báo cáo đánh giá cuối kỳ. Tuy nhiên, báo cáo đánh giá giữa kỳ và đề
cương báo cáo đánh giá cuối kỳ đang thực hiện đều chỉ dừng lại ở việc nêu ra
những kết quả mà dự án đạt được, so sánh kết quả đã đạt được với chỉ tiêu đặt ra
ban đầu. Trong bối cảnh dự án sẽ còn tiếp tục thực hiện pha 2 thì việc đánh giá
dự án theo cách trên không thể mang lại cho ban quản lý trung ương cách nhìn
tổng quan dưới nhiều góc độ nhằm phát huy hơn nữa những thuận lợi, rút ra bài
học kinh nghiệm từ những khó khăn vướng mắc để có thể thực hiện tốt hơn
trong giai đoạn tới. Chính vì vậy, luận văn này hướng tới đánh giá cuối kỳ dự án
một cách hệ thống trên các tiêu chí được nhiều nước trên thế giới sử dụng nhằm
có cái nhìn sát thực hơn đối với quá trình thực hiện hoạt động và kết quả đạt
được của dự án trên nhiều khía cạnh. Luận văn cũng sẽ đưa ra những kiến nghị
nhằm mục tiêu cuối cùng là giúp ban quản lý trung ương cùng các Tỉnh thụ
hưởng nguồn tài trợ có thể thực hiện hoạt động của dự án ở giai đoạn 2 tốt hơn
và sử dụng hiệu quả nguồn vốn ODA trong giai đoạn tới.
Chƣơng 1: Cơ sở lý thuyết về đánh giá cuối kỳ dự án đầu tƣ sử dụng
nguồn vốn ODA trong lĩnh vực giáo dục
Theo Nghị định số 38/2013/NĐ-CP ngày 23 tháng 04 năm 2013 của
Chính phủ về quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức ODA và
nguồn vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ thì Đánh giá chương trình, dự án
được định nghĩa là các hoạt động định kỳ xem xét toàn diện, có hệ thống và
Comment [hn1]: Em nên viết cụ thể hơn việc
đánh giá theo cách như vậy chưa đảm bảo được yêu
cầu gì, nhất là trong bối cảnh sẽ còn tiếp tục thực
hiện pha 2 của dự án. Điều này dẫn tới luận văn đánh
giá hướng tới những điều đó
iii
khách quan về tính phù hợp, hiệu quả, hiệu suất, tác động và mức độ bền
vững của chương trình, dự án để có những điều chỉnh cần thiết và rút ra
những bài học kinh nghiệm áp dụng cho giai đoạn thực hiện tiếp theo và các
chương trình, dự án khác.
Theo ”guideline for project evaluation” - 2009 xuất bản bởi OECD thì
Đánh giá là hoạt động định kỳ có hệ thống và khách quan đối với hoạt động
đang thực hiện hoặc dự án đã hoàn thành hoặc thiết kế chương trình, thực
hiện và kết quả của dự án. Mục đích là để xác định sự liên quan và mức độ
hoàn thành các mục tiêu, hiệu quả, hiệu suất, tác động và tính bền vững. Đánh
giá thường được thực hiện bởi các chuyên gia độc lập, bên ngoài. Nói chung,
một đánh giá phân tích các vấn đề phức tạp và nắm bắt các tác động dự định
và không mong muốn. Đánh giá điều tra lý do tại sao các khía cạnh nhất định
của một dự án chương trình đã hoặc chưa được thực hiện theo kế hoạch.
Phƣơng pháp đánh giá dự án
Đánh giá dự án có 2 phương pháp: phương pháp phân tích chi phí lợi ích
và phương pháp đánh giá dự án dựa trên việc phân tích hệ thống các tiêu chí.
Phƣơng pháp phân tích chi phí - lợi ích (CBA)
Phương pháp phân tích chi phí - lợi ích (CBA) đôi khi được gọi là phân
tích lợi ích - chi phí (BCA) là tính toán có hệ thống để so sánh lợi ích và chi
phí của một dự án, CBA có hai mục đích: Một là: Để xác định có nên ra quyết
định đầu tư hay không, đánh giá việc đầu tư có hiệu quả hay không. Hai là:
cung cấp một cơ sở để so sánh dự án. Nó liên quan đến việc so sánh tổng chi
phí dự kiến của từng lựa chọn so với tổng lợi ích dự kiến, để xem liệu những
lợi ích có lớn hơn chi phí, và lớn hơn bao nhiêu.
Trong CBA, lợi ích và chi phí được thể hiện về tiền bạc, và được điều
chỉnh cho các giá trị thời gian của tiền, để tất cả các dòng chảy của lợi ích và
dòng chảy của chi phí dự án theo thời gian được thể hiện trên một cơ sở
iv
chung là giá trị hiện tại ròng của chúng.
Phân tích Chi phí - Lợi ích (CBA) ước lượng và tính tổng giá trị bằng
tiền tương đương đối với những lợi ích và chi phí của cộng đồng từ các dự án
nhằm xác định xem chúng có đáng để đầu tư hay không hay đánh giá dự án
hoạt động có hiệu quả hay không.
Phương pháp CBA được dùng khi mà các chi phí cũng như lợi ích của
dự án có thể đo đếm được bằng tiền hoặc dễ dàng ước tính bằng tiền. Các dự
án kinh tế trong khu vực tư nhân cũng như các dự án chủ đầu tư chú trọng đến
lợi ích mà cụ thể là lợi nhuận dự án mang lại thì sẽ dùng phương pháp chi phí
– lợi ích để đánh giá dự án đầu tư. Bên cạnh đó, một số dự án đầu tư công
trong lĩnh vực xã hội nhưng dễ dàng ước tính chi phí, lợi ích bằng tiền thì
cũng có thể dùng phương pháp chi phí – lợi ích để đánh giá dự án đầu tư.
Phƣơng pháp đánh giá dự án dựa trên phân tích hệ thống đa tiêu chí
Phương pháp này dựa trên việc hệ thống lại các tiêu chí liên quan tới
tình hình hoạt động, kết quả đầu ra trực tiếp cũng như tác động xã hội mà dự
án mang lại. Trên cơ sở mức độ đạt được của dự án sẽ phân tích, đánh giá và
cho điểm các tiêu chí dựa trên thang điểm đã cho trước. Phương pháp đánh
giá này được OECD sử dụng phổ biến trong công tác đánh giá các dự án đầu
tư công và nhất là các dự án nguồn vốn ODA với mục đích an sinh xã hội.
Ưu điểm của phương pháp này là dựa trên việc đánh giá đa tiêu chí có
thể phân tích đầy đủ các lợi ích mà dự án mang lại đối với các dự án không có
doanh thu và lợi ích chi phí khó quy đổi thành tiền.
Đối với dự án Tăng cường khả năng sẵn sàng đi học cho trẻ mầm non,
đây là một dự án trong lĩnh vực an sinh xã hội về phát triển giáo dục mầm
non. Dự án không có doanh thu và đối tượng hưởng lợi chủ yếu của dự án là
trẻ trong độ tuổi mầm non ở vùng đặc biệt khó khăn, trẻ dân tộc thiểu số, trẻ
có hoàn cảnh gia đình khó khăn.
v
Trọng tâm đánh giá cuối kỳ dự án
Có 4 tiêu chí chính cần được đánh giá đó là tính phù hợp, tính hiệu quả,
tính hiệu suất và tính bền vững. Trọng tâm đánh giá cuối kỳ của dự án được
thể hiện thông qua bảng dưới đây:
Bảng: Trọng tâm đánh giá cuối kỳ dự án
Tiêu chí chính Tiêu chí thành phần
Tính phù hợp
Kết quả thực hiện dự án
Mức độ tuân thủ luật pháp và các điều khoản, điều kiện đã
được phê duyệt
Tính hiệu quả
Tính hiệu quả chung và tính khả thi (vững chắc) của dự án
về tài chính khi hoàn thành
Tính hiệu suất Việc đạt được đầy đủ kết quả trực tiếp so sánh với kỳ gốc
Tính bền vững
Triển khai các biện pháp đảm bảo tính bền vững của các
kết quả trực tiếp bằng việc giảm thiểu những rủi ro đã
được xác định. Có những kỹ năng chuyên môn thỏa đáng
Chƣơng 2: Đánh giá cuối kỳ dự án ”Tăng cƣờng khả năng sẵn
sàng đi học cho trẻ mầm non”
Giới thiệu chung về dự án
Dự án Tăng cường khả năng sẵn sàng đi học cho trẻ mầm non (SRPP) là một
dự án vay vốn đầu tư đặc biệt dựa vào việc thực hiện theo hình thức giải ngân
dựa trên các kết quả đạt được cụ thể. Dự án nhằm mục tiêu hỗ trợ việc thực
hiện Quyết định số 239/QĐ-TTg và Quyết định số 60/2011/QĐ-TTg bằng
cách tăng cường khả năng đến trường cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn,
vi
thông qua hỗ trợ ngân sách có mục tiêu theo phương thức bồi hoàn cho một
số hạng mục chi hợp lệ giai đoạn 2011-2015.
Dự án Tăng cường khả năng sẵn sàng đi học cho trẻ mầm non được cấu
trúc thành 2 hợp phần. Phần đầu tư chính sẽ dành cho Hợp phần 1, cung cấp
tài chính theo ngân sách, dựa trên kết quả để hỗ trợ triển khai các chương
trình của Chính phủ nhằm tăng cường khả năng sẵn sàng đi học của trẻ mầm
non. Hợp phần 2 cung cấp xây dựng năng lực để triển khai và giám sát dự án
và phát triển chính sách GDMN.
Dự án đƣợc chia thành 2 hợp phần:
Hợp phần 1: Tăng cường khả năng sẵn sàng đi học cho trẻ có hoàn
cảnh khó khăn (95 triệu USD)
Hợp phần 2: Xây dựng năng lực và thực hiện chính sách giáo dục mầm
non quốc gia (5 triệu USD)
Kết luận về đánh giá dự án qua bảng tổng hợp sau
Bảng: Biểu tổng hợp điểm đánh giá kết thúc dự án SRPP
Tiêu chí đánh giá Điểm tối
đa (A)
Điểm
đánh giá
(B)
Điểm
trung
bình(%)
Xếp hạng theo kết
quả đánh giá
Tính phù hợp 8 7.5 93.75 A(Tốt)
Tính hiệu quả 33 32 96.97 A(Tốt)
Tính hiệu suất 20 20 100 A(Tốt)
Tính bền vững 16 4 25 D (Kém)
Điểm trung bình 77 63.5 82.47
Biên độ xếp hạng
kết quả dự án
A(Tốt)
Qua các tiêu chí trên cho thấy Dự án được xếp hạng A (Tốt) trong đánh
giá kết thúc dự án.