Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Luận văn Bồi dưỡng nữ đại biểu Quốc hội ở Việt Nam hiện nay
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
HÀ NỘI, NĂM 2021
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ
………../……….. …/…
HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA
NGUYỄN THỊ KIM ANH
BỒI DƯỠNG NỮ ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI
Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Luật Hiến pháp và Luật Hành chính
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ
………../……….. …/…
HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA
NGUYỄN THỊ KIM ANH
BỒI DƯỠNG NỮ ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI
Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Luật Hiến pháp và Luật Hành chính
Mã số: 8 38 01 02
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.
TS. NGUYỄN THỊ THU HÀ
1
LỜI CAM ĐOAN
Luận văn này là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi, được thực hiện
dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS. Nguyễn Thị Thu Hà. Các số liệu và
nội dung nghiên cứu được trình bày trong luận văn này là trung thực, khách
quan, khoa học dựa trên kết quả điều tra, khảo sát thực tế các tài liệu đã được
công bố. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan này.
TÁC GIẢ LUẬN VĂN
Nguyễn Thị Kim Anh
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn với đề tài “Bồi dưỡng nữ đại biểu Quốc hội ở
Việt Nam hiện nay”, bên cạnh sự nỗ lực của bản thân, tôi luôn nhận được sự
giúp đỡ tận tình của các thầy cô, bạn bè và đồng nghiệp.
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến Ban chủ nhiệm và các Thầy, Cô giáo tại
Khoa Nhà nước Pháp luật và Lý luận cơ sở, Học viện Hành chính Quốc gia đã
trang bị cho tôi những kiến thức lý luận về chuyên ngành Luật Hiến pháp và
Luật Hành chính để tôi có nền tảng nghiên cứu đề tài. Đặc biệt tôi xin chân
thành cảm ơn PGS.TS. Nguyễn Thị Thu Hà đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi
hoàn thiện luận văn này. Tôi cũng xin cảm ơn các bạn bè, đồng nghiệp đã
luôn quan tâm giúp đỡ, cung cấp số liệu, chia sẻ nhiều kinh nghiệm thực tế để
giúp tôi có thể hoàn thành Luận văn.
Trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, tháng năm 2021
HỌC VIÊN
Nguyễn Thị Kim Anh
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 6
1. Lý do chọn đề tài luận văn ............................................................................ 6
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn ...................................... 8
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LUẬT VỀ BỒI DƯỠNG NỮ
ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI ................................................................................. 13
1.1. Khái niệm chung ....................................................................................... 13
1.1.1. Nữ đại biểu Quốc hội ............................................................................ 13
1.1.2. Khái niệm bồi dưỡng nữ đại biểu Quốc hội .......................................... 14
1.2. Chủ thể bồi dưỡng nữ đại biểu Quốc hội ................................................. 16
1.2.1. Trung tâm Bồi dưỡng đại biểu dân cử .................................................. 17
1.2.2. Các cơ quan, tổ chức có liên quan ......................................................... 19
1.3. Đặc điểm, nội dung và phương pháp bồi dưỡng nữ đại biểu Quốc hội .... 21
1.3.1. Đặc điểm bồi dưỡng nữ đại biểu Quốc hội ........................................... 21
1.3.2. Nội dung bồi dưỡng nữ đại biểu Quốc hội ............................................ 25
1.3.3. Hình thức và phương pháp bồi dưỡng nữ đại biểu Quốc hội ................ 28
1.4. Kinh nghiệm bồi dưỡng nữ nghị sy ở một số quốc gia và giá trị tham
khảo cho Việt Nam .......................................................................................... 32
1.4.1. Kinh nghiệm của một số nước Châu Á ................................................. 32
1.4.2. Kinh nghiệm của một số nước Châu Âu và Úc ..................................... 33
1.4.3. Giá trị tham khảo cho Việt Nam ........................................................... 34
TIỂU KẾT CHƯƠNG I ................................................................................. 37
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG BỒI DƯỠNG NỮ ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI
HIỆN NAY Ở VIỆT NAM ........................................................................... 38
2.1. Khái quát chung về nữ đại biểu Quốc hội ở Việt Nam hiện nay .............. 38
2.1.1. Tỉ lệ, số lượng của nữ đại biểu Quốc hội .............................................. 38
2.1.2. Vị trí công tác, trình độ của nữ đại biểu Quốc hội ................................ 43
2.2. Thực tiễn bồi dưỡng nữ đại biểu Quốc hội hiện nay ................................ 48
2.2.1. Nội dung bồi dưỡng nữ đại biểu Quốc hội hiện nay ............................. 48
2.2.2. Hình thức và phương pháp bồi dưỡng nữ đại biểu Quốc hội hiện nay.53
2.2.3. Bộ máy, nguồn lực thưc hiện hoạt động bồi dưỡng .............................. 56
2.3. Đánh giá chung ......................................................................................... 59
2.3.1. Kết quả đạt được ................................................................................... 59
2.3.2. Hạn chế .................................................................................................. 61
2.3.3. Nguyên nhân của kết quả và hạn chế .................................................... 64
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 ................................................................................ 74
CHƯƠNG 3. QUAN ĐIỂM, GIẢI PHÁP ĐẢM BẢO HOẠT ĐỘNG BỒI
DƯỠNG NỮ ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI ......................................................... 75
3.1. Quan điểm đảm bảo hoạt động bồi dưỡng nữ đại biểu Quốc hội ............. 75
3.1.1. Đảm bảo mục đích nâng cao kiến thức, ky năng cho nữ đại biểu Quốc
hội 75
3.1.2. Đảm bảo tính phù hợp với đặc thù hoạt động của nữ đại biểu Quốc hội
hướng tới mục tiêu chiến lược là xây dựng một Quốc hội hoạt động hiệu quả
và chuyên nghiệp ............................................................................................. 77
3.1.3. Đảm bảo đáp ứng yêu cầu của thời kì hội nhập và toàn cầu hóa 79
3.2. Giải pháp đảm bảo hoạt động bồi dưỡng nữ đại biểu Quốc hội ............... 80
3.2.1. Nhóm giải pháp hoàn thiện thể chế, chính sách .................................... 80
3.2.2. Nhóm giải pháp tổ chức thực hiện ........................................................ 84
TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 ................................................................................ 94
KẾT LUẬN .................................................................................................... 95
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 97
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Tỷ lệ nữ đại biểu Quốc hội Việt Nam so với thế giới ..................... 41
Bảng 2.2. Cơ cấu nữ đại biểu Quốc hội khóa XIV .......................................... 42
Bảng 2.3. Đại biểu Quốc hội theo chức vụ ..................................................... 44
Bảng 2.4. Trình độ, chuyên môn của nữ Đại biểu Quốc hội khóa XIV .......... 45
Bảng 2.5. Mức độ cần thiết của các hình thức bồi dưỡng ............................... 54
DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 2.1. Biểu đồ tỉ lệ nữ đại biểu Quốc hội qua các khóa Quốc hội ............. 39
Hình 2.2. Biểu đồ tỉ lệ nữ đại biểu Quốc hội Việt Nam so với thế giới .......... 40
Hình 2.3. Chất lượng bài phát biểu của nữ đại biểu Quốc hội ........................ 47
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài luận văn
Trong giai đoạn hiện nay, công cuộc xây dựng Nhà nước pháp quyền
xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân và vì Nhân dân đã và đang đặt
ra yêu cầu tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của Quốc hội nhằm
bảo đảm cho Quốc hội thực thi đầy đủ nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan
quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Về nguyên tắc, Quốc hội nước ta hoạt động theo chế độ hội nghị và quyết
định theo đa số nên hiệu quả hoạt động của Quốc hội phụ thuộc rất nhiều vào
hiệu quả hoạt động của từng đại biểu Quốc hội.
Với tư cách là người đại diện cho ý chí và nguyện vọng của nhân dân
trong cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất là Quốc hội, mỗi đại biểu Quốc
hội có trách nhiệm tham gia quyết định những vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền
hạn của Quốc hội, liên quan đến mọi ngành nghề, lĩnh vực. Trong bối cảnh
nền dân chủ đang ngày càng mở rộng, hội nhập quốc tế đang diễn ra mạnh
mẽ, yêu cầu đặt ra đối với việc nâng cao năng lực cho đại biểu Quốc hội, nhất
là đối với đại biểu nữ, tạo điều kiện cho họ có đầy đủ kiến thức và ky năng để
tham gia hiệu quả và thực chất hơn nữa vào hoạt động của Quốc hội, xứng
đáng với vai trò đại diện cho cử tri cả nước càng được đặt ra cấp bách hơn.
Tuy nhiên, năng lực, kinh nghiệm hoạt động nghị trường của mỗi đại biểu,
mỗi nhóm đại biểu Quốc hội luôn không đồng đều do sự đa dạng trong cơ
cấu, thành phần, kinh nghiệm, độ tuổi, nghề nghiệp.... của các đại biểu, đặc
biệt với các đại biểu nữ còn bị hạn chế bởi nhiều lý do khách quan và chủ
quan. Vì vậy, cùng với chủ trương tiếp tục đổi mới tổ chức và phương thức
hoạt động của Quốc hội, vấn đề nâng cao năng lực hoạt động của đại biểu nói
chung và nữ đại biểu Quốc hội nói riêng ngày càng được quan tâm và là giải
pháp then chốt nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của Quốc hội.
Việc bồi dưỡng đại biểu Quốc hội được Đảng ta đặc biệt quan tâm
và coi đó là khâu then chốt trong công tác cán bộ của Đảng cũng như
trong việc nâng cao chất lượng hoạt động của cơ quan lập pháp, cơ quan
quyền lực nhà nước cao nhất. Cụ thể hóa những chủ trương của Đảng, kể
từ năm 2004, hoạt động bồi dưỡng đại biểu dân cử được tiến hành
chuyên biệt thông qua việc thành lập Trung tâm bồi dưỡng đại biểu dân
cử - hiện là đơn vị cấp vụ thuộc Văn phòng Quốc hội, trực tiếp giúp việc
Ban Công tác đại biểu tổ chức các hoạt động bồi dưỡng kiến thức, ky
năng hoạt động đối với đại biểu dân cử. Thông qua hoạt động của Trung
tâm Bồi dưỡng đại biểu dân cử, công tác bồi dưỡng đại biểu Quốc hội đã
triển khai được hơn 10 năm và đã đạt được nhiều thành tựu đáng ghi
nhận, góp phần nâng cao trình độ, ky năng và chất lượng hoạt động của
đại biểu Quốc hội. Tuy nhiên, thực tế cũng vẫn còn nhiều hạn chế, bất
cập cần được nghiên cứu, tiếp tục đổi mới, hoàn thiện như: Nhận thức về
vai trò của công tác bồi dưỡng đối với đại biểu Quốc hội, nhất là đại
biểu nữ; việc xác định đối tượng về giới, nội dung, đặc thù công tác bồi
dưỡng đại biểu Quốc hội cũng như nhu cầu đồng bộ, đa dạng hóa hình
thức bồi dưỡng; phát triển mạng lưới báo cáo viên nguồn và ky năng,
phương pháp bồi dưỡng của báo cáo viên chưa đáp ứng được yêu cầu;
trách nhiệm của cá nhân đại biểu và các cơ quan tạo điều kiện cho đại
biểu tham gia bồi dưỡng chưa cao; sự hạn chế trong kinh phí và nhân lực
cho hoạt động bồi dưỡng, sự phối hợp giữa các cơ quan liên quan chưa
đồng bộ… Bên cạnh đó, quy định pháp luật về công tác bồi dưỡng chưa
đầy đủ và quá trình tổ chức thực hiện còn gặp một số khó khăn, vướng
mắc. Điều này dẫn đến hiệu quả hoạt động bồi dưỡng đại biểu Quốc hội
nói chung và nữ đại biểu Quốc hội nói riêng thời gian qua chưa đạt được
như mong muốn.
Từ những lý do trên, nội dung nghiên cứu “Bồi dưỡng nữ đại biểu
Quốc hội ở Việt Nam hiện nay” được tác giả lựa chọn làm đề tài luận văn.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn
* Các nghiên cứu trong nước
Ở nước ta, do hoạt động bồi dưỡng đại biểu dân cử mới được tiến hành
chuyên biệt gần đây nên chưa có nhiều công trình nghiên cứu về chủ đề này.
Một số nghiên cứu về nhu cầu bồi dưỡng của đại biểu dân cử ở Việt
Nam do Ban Công tác đại biểu phối hợp với dự án hợp tác quốc tế tiến hành,
có thể kể đến Đề tài cấp Bộ: “Cơ sở lý luận và thực tiễn để xây dựng chính
sách đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng đội ngũ cán bộ trong cơ quan dân cử” của
TS. Bùi Xuân Đức, Viện nghiên cứu Nhà nước và Pháp luật năm 2017; Luận
văn thạc sĩ “Công tác bồi dưỡng đại biểu dân cử - cơ sở lý luận và thực tiễn”
của Nguyễn Thị Thu Trang năm 2018. Ngoài ra, một số công trình nghiên cứu
có liên quan như: Cơ chế hỗ trợ đại biểu Quốc hội trong thực hiện quyền
trình sáng kiến pháp luật, Đề tài nghiên cứu cấp cơ sở của TS. Hoàng Văn
Tú, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia năm 2012; Hỗ trợ đại biểu Quốc hội
thực hiện sáng quyền lập pháp – Những vấn đề lý luận và thực tiễn, Đề tài
cấp Bộ năm 2014 của TS. Trần Tuyết Mai.
Các nghiên cứu này đã đề cập đến cơ sở pháp lý, đặc điểm , vai trò của
công tác bồi dưỡng, phân tích và đánh giá thực trạng tổ chức, phương pháp
bồi dưỡng đại biểu dân cử (Đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân)
cũng như đề ra một số định hướng, giải pháp nâng cao chất lượng công tác
này.
Nhìn chung, các công trình nghiên cứu nói trên đều tiến hành từ một số
năm trước đây nên chưa cập nhật những văn bản mới; chưa nêu bật được vai
trò của bồi dưỡng trong quá trình phát huy dân chủ hóa; chưa nêu bật được
đặc thù của đối tượng bồi dưỡng và bản chất hoạt động của đại biểu Quốc hội
để có phương pháp bồi dưỡng phù hợp mang tính đặc thù của hoạt động nghị
trường; chưa cập nhật các phương pháp đào tạo hiện đại cũng như chưa phân