Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

(Luận Án Tiến Sĩ) Y Tế Dân Sự Ở Miền Bắc Việt Nam Từ Năm 1954 Đến Năm 1975.Pdf
PREMIUM
Số trang
201
Kích thước
2.5 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1592

(Luận Án Tiến Sĩ) Y Tế Dân Sự Ở Miền Bắc Việt Nam Từ Năm 1954 Đến Năm 1975.Pdf

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

VIỆN HÀN LÂM

KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN THỊ DUNG HUYỀN

Y TẾ DÂN SỰ Ở MIỀN BẮC VIỆT NAM

TỪ NĂM 1954 ĐẾN NĂM 1975

Ngành: Lịch sử Việt Nam

Mã số: 92 29 013

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

PGS. TS TRÂN ĐỨC CƯỜNG

HÀ NỘI - 2020

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1

1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................. 1

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài ............................................... 2

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.................................................................. 3

4. Phương pháp luận, phương pháp nghiên cứu và nguồn tài liệu ................ 4

5. Đóng góp của luận án...................................................................................... 5

6. Ý nghĩa lí luận và thực tiễn của luận án ....................................................... 5

7. Bố cục của luận án........................................................................................... 6

Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ CÁC VẤN

ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN .................................................. 7

1.1.Tổng quan tình hình nghiên cứu .................................................................. 7

1.1.1. Nhóm công trình nghiên cứu chung, trong đó có đề cập đến y tế ở

miền Bắc từ năm 1954 đến năm 1975................................................................ 7

1.1.2. Nhóm công trình nghiên cứu trực tiếp về hoạt động y tế miền Bắc ..... 9

1.2. Những nội dung luận án kế thừa và những vấn đề luận án tập trung

giải quyết ............................................................................................................18

1.2.1. Những nội dung luận án kế thừa ............................................................18

1.2.2. Những nội dung luận án cần làm rõ .......................................................19

Chương 2. XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN Y TẾ DÂN SỰ Ở MIỀN BẮC

VIỆT NAM TỪ NĂM 1954 ĐẾN NĂM 1965.............................................. 21

2.1. Tình hình miền Bắc và chủ trương của Đảng và Nhà nước về y tế ........21

2.1.1. Khái quát y tế dân sự trước năm 1954 ...................................................21

2.1.2. Tình hình kinh tế - xã hội sau khi miền Bắc được giải phóng ................26

2.1.3. Chính sách của Đảng và Nhà nước về xây dựng ngành y tế ..................29

2.2. Tổ chức, xây dựng hệ thống y tế dân sự....................................................32

2.2.1. Hệ thống tổ chức ................................................................................ 32

2.2.2. Đào tạo và xây dựng đội ngũ cán bộ y tế ............................................ 45

2.3. Hoạt động y tế dân sự ở miền Bắc ..............................................................50

2.3.1. Vệ sinh phòng bệnh, phòng dịch......................................................... 50

2.3.2. Khám và chữa bệnh cho nhân dân ...................................................... 54

2.3.3. Sản xuất và phân phối thuốc ............................................................... 58

2.3.4 Hoạt động hợp tác quốc tế ................................................................... 63

Chương 3. CHUYỂN HƯỚNG TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA Y TẾ

DÂN SỰ Ở MIỀN BẮC VIỆT NAM TỪ NĂM 1965 ĐẾN NĂM 1975 ... 70

3.1. Tình hình miền Bắc và chủ trương chuyển hướng tổ chức và hoạt

động của y tế dân sự..........................................................................................70

3.1.1. Tình hình miền Bắc ........................................................................... 70

3.1.2. Chủ trương chuyển hướng tổ chức và hoạt động của y tế dân sự ở

miền Bắc .......................................................................................................... 72

3.2. Chuyển hướng tổ chức và xây dựng đội ngũ cán bộ y tế dân sự ở

miền Bắc.............................................................................................................75

3.2.1. Chuyển hướng tổ chức ..........................................................................75

3.2.2. Mở rộng đào tạo và xây dựng đội ngũ cán bộ y tế ...............................81

3.3. Hoạt động của y tế dân sự miền Bắc ........................................................87

3.3.1.Thực hiện nhiệm vụ y tế phòng không nhân dân thời chiến .............. 87

3.3.2. Phong trào vệ sinh phòng bệnh, phòng dịch..................................... 98

3.3.3. Chi viện cho chiến trường miền Nam.............................................. 104

3.3.4. Tiếp nhận sự hỗ trợ của các nước XHCN ........................................ 108

Chương 4 NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM ........................................ 114

4.1. Thành tựu ................................................................................................ 114

4.2.Hạn chế ....................................................................................................... 136

4.3. Một số kinh nghiệm .................................................................................. 141

KẾT LUẬN.................................................................................................. 147

DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN

ĐẾN LUẬN ÁN ........................................................................................... 151

TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 152

PHỤ LỤC..................................................................................................... 168

BẢNG CÁC CHỮ VIẾT TẮT SỬ DỤNG TRONG LUẬN ÁN

Chữ viết đầy đủ Chữ viết tắt

Cộng hòa Dân chủ CHDC

Cộng hòa Dân chủ Nhân dân CHDCND

Cộng hòa Nhân dân CHND

Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa CHXHCN

Dân chủ Cộng hòa DCCH

Nhà xuất bản Nxb

Xã hội Chủ nghĩa XHCN

DANH MỤC BẢNG, SƠ ĐỒ

Số TT

Chú

thích

Tên bảng Trang

1 Sơ đồ Sơ đồ bố trí của hệ thống cấp cứu điều trị 93

2 Bảng 3.1 Tỉ lệ vết thương do các tuyến xử lí ở miền Bắc (1965-1968) 95

3 Bảng 3.2 Cơ cấu bệnh tật và thương tổn tại các cơ sở điều trị dân sự

ở miền Bắc từ năm 1969 đến năm 1971 96

4 Bảng 3.3 Khối lượng hàng của các nước XHCN viện trợ cho Việt

Nam trong 3 năm 1965-1966-1967

109

5 Bảng 3.4 Số lượng cán bộ y tế Việt Nam DCCH sang học tập tại

CHDC Đức từ năm 1966 đến năm 1971 111

6 Sơ đồ Hệ thống tổ chức của y tế dân sự ở miền Bắc (1954-1975) 117

1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Trong quá trình phát triển của mỗi quốc gia, dân tộc, y tế là một trong những

lĩnh vực quan trọng ảnh hưởng không nhỏ đối với sự tiến bộ và phát triển bền vững

của xã hội. Xuất phát từ tầm quan trọng đó, trong thời kì cận – hiện đại, các quốc gia

đều chú trọng đầu tư vào xây dựng hệ thống y tế, nhất là y tế phục vụ nhân dân để

phát triển nguồn nhân lực, đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội.

Sau thắng lợi của cuộc tiến công chiến lược Đông – Xuân 1953-1954 mà đỉnh

cao là chiến dịch Điện Biên Phủ, thực dân Pháp phải kí Hiệp định Genève, lập lại

nền hoà bình ở miền Bắc Việt Nam (7-1954). Hòa bình lập lại, miền Bắc bước vào

thời kì khôi phục, phát triển kinh tế - xã hội, từng bước thực hiện nhiệm vụ xây

dựng chủ nghĩa xã hội. Trước yêu cầu và nhiệm vụ mới, ngành y tế đã nỗ lực thiết

lập, củng cố hệ thống tổ chức, đào tạo, bồi dưỡng, xây dựng đội ngũ cán bộ, nhân

viên y tế và hoạt động không ngừng hướng đến mục tiêu lấy quần chúng nhân dân

lao động làm đối tượng phục vụ. Với lực lượng cán bộ y tế được bổ sung từ nhiều

nguồn khác nhau, ngành y tế dân sự đã xây dựng mạng lưới y tế phát triển rộng

khắp và hoạt động thống nhất từ tuyến Trung ương đến tuyến địa phương, có nhiều

đóng góp lớn đối với hoạt động chăm sóc sức khỏe của nhân dân.

Từ năm 1954 đến năm 1975 là khoảng thời gian miền Bắc Việt Nam có nhiều

biến đổi cả về chính trị và xã hội. Khoảng thời gian này, ở miền Bắc hòa bình -

chiến tranh rồi chiến tranh - hòa bình đan xen, đòi hỏi Trung ương Đảng, Chính phủ

và bản thân ngành y tế phải nhạy bén điều chỉnh về tổ chức, hoạt động để phù hợp

với tình hình, triển khai thực hiện nhiệm vụ một cách đồng bộ, hiệu quả, đáp ứng

yêu cầu của từng giai đoạn, từng điều kiện hoàn cảnh. Đặc biệt, trong khoảng thời

gian Mỹ tiến hành chiến tranh đánh phá miền Bắc, ngành y tế đã thực hiện chuyển

hướng mọi hoạt động từ thời bình sang thời chiến để thực hiện nhiệm vụ chăm sóc

sức khỏe của nhân dân. Với phương châm “lấy thương binh làm mệnh lệnh, lấy

giường bệnh làm chiến trường, lấy kết quả làm chiến công”, đội ngũ y bác sĩ, nhân

viên y tế đã có nhiều đóng góp quan trọng trong hoạt động cấp cứu điều trị cho

những người bị thương bởi chiến tranh hoặc bị ảnh hưởng bởi chất độc hóa học.

Nhiều bệnh viện, bệnh xá, nhà thương, trạm y tế dã chiến… ở các tuyến được khôi

phục, xây dựng nhằm đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh cho nhân dân và phục vụ

chiến đấu. Có thể nói, đây là giai đoạn ngành y tế hoạt động không ngừng nghỉ, đội

ngũ cán bộ y bác sĩ được thử thách, rèn luyện qua lửa đạn chiến tranh, không quản

ngại hy sinh gian khổ, thực sự là những “chiến sỹ áo trắng” được nhân dân tin yêu,

cảm phục. Chính vì vậy, nghiên cứu y tế dân sự ở miền Bắc Việt Nam từ năm 1954

đến năm 1975 là yêu cầu cần thiết nhằm làm rõ vị trí, vai trò và những đóng góp

của ngành y tế trong tiến trình lịch sử dân tộc.

2

Hoạt động của ngành y tế ở miền Bắc trong giai đoạn lịch sử đầy biến động

này đã có khá nhiều công trình nghiên cứu được công bố ở các mức độ khác nhau

như: lịch sử ngành y tế nói chung, lịch sử của các bệnh viện, các viện nghiên cứu,

các cơ sở đào tạo cán bộ y tế,... Các công trình này đã nêu được một số thành tựu

nổi bật, khái quát được vai trò, hạn chế và bước đầu khẳng định vai trò, vị trí của

ngành y tế ở miền Bắc trong hoạt động chăm sóc sức khỏe, chữa bệnh cho nhân

dân, thực hiện nghĩa vụ hậu phương chi viện cho tiền tuyến lớn miền Nam. Bên

cạnh đó, đã có nhiều công trình tập trung nghiên cứu sự kết hợp giữa quân y và dân

y, tuy nhiên, các tác giả mới chỉ tập trung phân tích hệ thống tổ chức và hoạt động

của ngành quân y, trong khi đó, hệ thống tổ chức và hoạt động của y tế dân sự đóng

vai trò rất lớn trong hoạt động chăm sóc sức khỏe, cứu thương cho nhân dân lại

chưa được các nhà khoa học tập trung tìm hiểu. Chính vì vậy, chủ đề nghiên cứu cơ

cấu tổ chức và hoạt động của ngành y tế dân sự ở miền Bắc từ năm 1954 đến năm

1975 cần được triển khai nghiên cứu nhằm bổ khuyết một khoảng trống lớn trong

mảng nghiên cứu về văn hóa - xã hội ở miền Bắc thời kì 1954-1975, đồng thời tái

hiện chân thực, đầy đủ hoạt động của ngành y tế dân sự với những đóng góp to lớn

của ngành đối với sự phát triển của xã hội.

Trong giai đoạn hiện nay, bên cạnh những thành tựu đạt được, ngành y tế Việt

Nam đang tồn tại một số hạn chế, yếu kém cả về tổ chức, hoạt động, chất lượng đội

ngũ cán bộ, nhân viên viên y tế, về quy hoạch, phân bổ lực lượng cũng như công tác

quản lý khám chữa bệnh.... Những hạn chế đó là mối quan tâm của xã hội, trở thành

những lực cản của quá trình phát triển ngành y tế dân sự. Chính vì vậy, nghiên cứu

thành công đề tài sẽ góp phần làm sáng tỏ thêm những vấn đề lí luận và thực tiễn

của chiến lược phát triển y tế nói chung, y tế dân sự nói riêng; từ đó góp phần thiết

thực vào sự nghiệp xây dựng và phát triển ngành y tế Việt Nam trong thời kì đổi

mới và hội nhập quốc tế hiện nay.

Xuất phát từ các mục đích trên, với mong muốn tìm hiểu đầy đủ, toàn diện và

sâu sắc hơn y tế dân sự miền Bắc từ năm 1954 đến năm 1975 nhằm thấy rõ vị trí,

vai trò, tầm quan trọng và những nỗ lực to lớn của ngành y tế dân sự đối với nhiệm

vụ xây dựng và củng cố hậu phương miền Bắc, tác giả chọn đề tài “Y tế dân sự ở

miền Bắc Việt Nam từ năm 1954 đến năm 1975” làm đề tài nghiên cứu cho luận án

chuyên ngành lịch sử Việt Nam của mình.

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài

2.1. Mục đích nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu của luận án là làm rõ cơ cấu tổ chức và hoạt động của

ngành y tế dân sự, từ đó rút ra nhận xét về thành tựu, hạn chế và đưa ra một số kinh

nghiệm trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ miền Bắc, đấu tranh thống nhất Tổ quốc.

2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

Để đạt được mục đích trên, đề tài sẽ thực hiện một số nhiệm vụ chủ yếu sau:

- Sưu tầm, hệ thống nguồn tài liệu liên quan đến đề tài luận án.

3

- Làm rõ tình hình kinh tế, xã hội miền Bắc và Chính sách của Đảng và Nhà

nước đối với y tế dân sự

- Phân tích cơ cấu tổ chức của y tế dân sự bao gồm: các tổ chức y tế ở tuyến

Trung ương, tuyến địa phương (tỉnh, huyện, xã, và tổ y tế hợp tác xã) nhằm làm rõ

những bước chuyển hợp lí trong cơ cấu tổ chức để phù hợp với điều kiện lịch sử.

- Phân tích quá trình xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ y tế của ngành y tế

dân sự ở miền Bắc.

- Trình bày hoạt động của y tế dân sự thông qua các nội dung: công tác vệ sinh

phòng bệnh; hoạt động khám và điều trị; sản xuất và cung cấp thuốc; hợp tác quốc tế,...

- Đánh giá về thành tựu, hạn chế, kinh nghiệm của y tế dân sự ở miền Bắc Việt

Nam từ năm 1954 đến năm1975.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận án là cơ cấu tổ chức và hoạt động của y tế dân

sự ở miền Bắc Việt Nam từ năm 1954 đến năm 1975

3.2. Phạm vi nghiên cứu

Về thời gian: Từ năm 1954 khi hoà bình được lập lại ở miền Bắc đến năm

1975 khi đất nước thống nhất; trong đó có bước ngoặt là năm 1965 Mỹ mở rộng

chiến tranh ra toàn miền Bắc và ngành y tế bắt đầu thực hiện sự chuyển hướng trong

tổ chức và hoạt động để phù hợp với tình hình mới của đất nước.

Về không gian: Đề tài giới hạn không gian ở miền Bắc Việt Nam bao gồm các

tỉnh: Bắc Giang, Bắc Kạn, Bắc Ninh, Cao Bằng, Hà Đông, Hà Giang, Hà Nam, Hải

Dương, Hải Ninh, Hoà Bình, Hưng Yên, Kiến An, Lai Châu, Lạng Sơn, Lào Cai,

Nam Định, Ninh Bình, Phú Thọ, Quảng Yên, Sơn La, Sơn Tây, Thái Bình, Thái

Nguyên, Tuyên Quang, Vĩnh Phúc, Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình,

hai thành phố Hà Nội, Hải Phòng, đặc khu Hòn Gai và khu vực Vĩnh Linh.

Về nội dung nghiên cứu: Tác giả trình bày quá trình xây dựng và phát triển y

tế dân sự trên một số nội dung sau đây:

- Cơ cấu tổ chức của y tế dân sự gồm các tổ chức y tế tuyến Trung ương và

tuyến địa phương (tỉnh, huyện, xã và tổ y tế hợp tác xã);

- Xây dựng đội ngũ cán bộ y tế dân sự;

- Hoạt động của y tế dân sự trên các nội dung: vệ sinh phòng dịch, khám và

điều trị, sản xuất và phân phối thuốc, hợp tác quốc tế…

Một số khái niệm liên quan trong luận án:

- Y tế để chỉ lĩnh vực thực hiện phòng, chữa bệnh và bảo vệ sức khỏe.

- Dân sự chỉ những việc liên quan đến nhân dân.

- Y tế dân sự là lĩnh vực thực hiện chuyên môn phòng bệnh, chữa bệnh và

chăm sóc sức khỏe cho đối tượng hướng đến là nhân dân. Hay còn gọi là y tế nhân

dân. Sử dụng khái niệm y tế nhân dân để phân biệt với y tế phục vụ quân nhân.

4

4. Phương pháp luận, phương pháp nghiên cứu và nguồn tài liệu

4.1. Phương pháp luận

Nghiên cứu về y tế dân sự ở miền Bắc từ năm 1954 đến năm 1975, tác giả

đề tài dựa trên cơ sở chủ nghĩa duy vật biện chứng, duy vật lịch sử của Chủ

nghĩa Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh cùng các quan điểm, đường lối, chủ

trương của Đảng và Nhà nước để tìm hiểu các vấn đề của y tế dân sự nằm trong

mối liên hệ với văn hóa - xã hội ở miền Bắc. Từ đó, lý giải cho các hiện tượng

lịch sử, mục tiêu, chính sách, cơ cấu tổ chức, hoạt động của y tế phục vụ nhân

dân trong giai đoạn 1954-1975.

4.2. Phương pháp nghiên cứu

Luận án sử dụng chủ yếu là các phương pháp nghiên cứu của khoa học lịch sử,

cơ bản là những phương pháp sau:

- Phương pháp chủ đạo là phương pháp lịch sử được tác giả luận án sử dụng

khi đặt đối tượng nghiên cứu chính trong sự phát triển chung của lịch sử kinh tế - xã

hội miền Bắc. Các sự kiện được tác giả mô tả, dựng lại theo đồng đại, lịch đại nhằm

làm rõ quá trình xây dựng, củng cố về tổ chức và hoạt động của y tế dân sự ở miền

Bắc qua hai giai đoạn 1954-1965 và 1965-1975, từ đó tác giả có những đánh giá

toàn diện, khoa học về y tế dân sự trong giai đoạn này.

- Phương pháp logic giúp tác giả tìm được mối liên hệ giữa hoàn cảnh lịch sử,

yêu cầu đặt ra để thiết lập cơ cấu tổ chức và hoạt động y tế dân sự phù hợp với từng

giai đoạn. Thông qua việc điều chỉnh về tổ chức và hoạt động, tác giả rút ra được

nhận xét về thành tựu, hạn chế và kinh nghiệm của y tế dân sự trong giai đoạn này.

Bên cạnh đó, tác giả kết hợp chặt chẽ với các phương pháp nghiên cứu khác như:

phương pháp phân tích tổng hợp tài liệu được sử dụng để thu thập, phân tích và thẩm

định nguồn tài liệu sưu tầm được từ các nguồn: tài liệu lưu trữ, tài liệu báo cáo của

ngành, của các địa phương, sách, báo, tạp chí và các kết quả nghiên cứu liên quan đến

nội dung nghiên cứu của đề tài; phương pháp thống kê có vai trò quan trọng trong việc

thống kê và xử lý các số liệu thu được từ các tài liệu lưu trữ có liên quan đến số lượng

cơ sở khám chữa bệnh, đội ngũ y bác sĩ, hệ thống cơ sở vật chất,…; phương pháp mô

tả được áp dụng trong việc khai thác thông tin từ các nguồn tài liệu lưu trữ, cố gắng mô

tả một cách cụ thể, sống động các nguồn tài liệu đã khai thác được; phương pháp so

sánh được sử dụng để so sánh hoạt động của y tế dân sự ở miền Bắc trong hai giai

đoạn: giai đoạn có chiến tranh và giai đoạn hòa bình; phương pháp chuyên gia (nhờ sự

tư vấn, trao đổi với các nhà nghiên cứu chuyên sâu về giai đoạn lịch sử này)

4.3. Nguồn tài liệu

- Thực hiện đề tài, tác giả khai thác nguồn tài liệu gốc tại các phông Phủ Thủ

tướng, Bộ Y tế, Ủy ban kế hoạch nhà nước, Cục Chuyên gia,... thuộc Trung tâm lưu

trữ quốc gia III. Đó là những văn bản được Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Y

tế, Cục chuyên gia, Sở, Ty Y tế các tỉnh ban hành gồm các nội dung: tổ chức, hoạt

5

động của Bộ Y tế, các Viện nghiên cứu, các cơ sở đào tạo cán bộ y tế, cơ sở điều trị,

cơ sở sản xuất và phân phối thuốc... Đây là nguồn tài liệu gốc, có độ tin cậy về mặt

sử liệu giúp tác giả có thế đối chiếu với các nguồn tài liệu khác.

- Các công trình đã nghiên cứu về y tế hoặc có liên quan đến hoạt động y tế

bao gồm những cuốn sách viết về lịch sử Việt Nam, các cuốn viết về lịch sử ngành

y tế, lịch sử các bệnh viện, các viện nghiên cứu, các cơ sở đào tạo...

- Nguồn tài liệu điền dã: thực hiện đề tài, tác giả đã có những cuộc khảo sát tại

các cơ sở y tế như trường Đại học Y Hà Nội, bệnh viện Bạch Mai, bệnh viện Việt

Đức, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương,...

5. Đóng góp của luận án

- Hệ thống hóa và cung cấp nguồn tài liệu mới công bố có liên quan đến ngành

y tế nói chung, ngành y tế dân sự nói riêng ở miền Bắc giai đoạn 1954-1975.

- Gợi ý một hướng nghiên cứu chuyên sâu, đó là lĩnh vực y tế trong tổng thể

các vấn đề kinh tế, văn hóa, xã hội ở miền Bắc trong giai đoạn 1954-1975.

- Trong quá trình thực hiện đề tài, tác giả luôn đặt vấn đề nghiên cứu trong bối

cảnh của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân Việt Nam để xem

xét, đánh giá những yếu tố tác động đến quá trình xây dựng tổ chức và hoạt động

của y tế dân sự trong thời kì 1954-1975. Từ đó, kế thừa, mở rộng, so sánh cơ cấu tổ

chức và hoạt động của y tế dân sự trong các giai đoạn lịch sử trước và sau nó.

- Làm rõ những thành tựu và hạn chế của y tế dân sự trong việc chăm sóc sức

khỏe của nhân dân nói riêng và sự nghiệp xây dựng CNXH ở miền Bắc nói chung.

- Đưa ra một số kinh nghiệm để hoạch định chính sách y tế trong sự nghiệp

đổi mới và phát triển y tế ở Việt Nam hiện nay.

6. Ý nghĩa lí luận và thực tiễn của luận án

Nghiên cứu đề tài ngoài bổ sung kiến thức về thực trạng hoạt động y tế trước năm

1954 còn cung cấp thêm thông tin về quá trình tiếp quản các cơ sở y tế dân sự ở miền

Bắc, đây là yếu tố quan trọng giúp ngành y tế kế thừa về cơ sở vật chất, đội ngũ cán bộ

để củng cố hệ thống tổ chức trong giai đoạn tiếp theo. Nếu giải quyết được các yêu cầu

đặt ra, ngoài việc làm rõ cơ cấu tổ chức của ngành y tế dân sự với hai tuyến Trung

ương và địa phương đề tài còn phân tích sự phối hợp nhịp nhàng, gắn kết giữa các

tuyến trong việc thực hiện mục tiêu chăm sóc sức khỏe của nhân dân. Hơn nữa, nghiên

cứu thành công đề tài sẽ cung cấp thêm tư liệu về chương trình và hoạt động đào tạo

chuyên môn của các cơ sở đào tạo trong các giai đoạn lịch sử. Riêng đối với lịch sử

ngành y tế Việt Nam, nghiên cứu thành công đề tài sẽ cung cấp một số kinh nghiệm

trong quá trình xây dựng và thiết lập hệ thống tổ chức từ tuyến Trung ương đến tuyến

địa phương trong những giai đoạn lịch sử tiếp theo.Và cuối cùng, đề tài là loại hình

nghiên cứu lịch sử của một lĩnh vực hoạt động, đó là ngành y tế, chính vì vậy nó có ý

nghĩa quan trọng đối với lịch sử ngành y khoa ở Việt Nam. Bởi vậy, nghiên cứu y tế

dân sự ở miền Bắc trong giai đoạn này phải được nhìn nhận cả dưới góc độ sử học và y

6

tế. Cách nhìn biện chứng đó là câu trả lời rõ nhất để lí giải một số câu hỏi về văn hóa

xã hội, nhất là về tính nhân văn, tình yêu thương con người của đội ngũ cán bộ y tế đối

với nhân dân trong những hoàn cảnh đặc biệt.

Về ý nghĩa thực tiễn: Nghiên cứu cơ cấu tổ chức và hoạt động của y tế dân sự

ở miền Bắc giai đoạn 1954-1975 sẽ cung cấp nhiều bài học kinh nghiệm trong quá

trình củng cố, xây dựng và phát huy hơn nữa vai trò của hệ thống y tế Việt Nam đối

với hoạt động chăm sóc sức khỏe của nhân dân.

7. Bố cục của luận án

Ngoài các phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, nội dung

luận án gồm 4 chương:

Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu về các vấn đề liên quan đến đề tài

luận án

Chương 2: Xây dựng và phát triển y tế dân sự ở miền Bắc Việt Nam từ năm

1954 đến năm 1965

Chương 3: Chuyển hướng tổ chức và hoạt động của y tế dân sự ở miền Bắc

Việt Nam từ năm 1965 đến năm 1975

Chương 4: Nhận xét và kinh nghiệm

7

Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ CÁC VẤN ĐỀ

LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN

1.1.Tổng quan tình hình nghiên cứu

Mặc dù đã có một số công trình viết về y tế miền Bắc trong thời kì này nhưng

chủ yếu mới điểm qua hoặc chỉ mới đề cập một cách chung chung, mà ở đó cơ cấu tổ

chức, hoạt động, vị trí và vai trò của y tế dân sự ở miền Bắc chưa được đề cập đến.

Trên cơ sở các công trình có đề cập đến hoạt động y tế ở miền Bắc, đề tài chia các

công trình thành các nhóm vấn đề chủ yếu sau đây:

1.1.1. Nhóm công trình nghiên cứu chung, trong đó có đề cập đến y tế ở miền

Bắc từ năm 1954 đến năm 1975

Công trình Lịch sử Việt Nam 1965-1975 của tập thể nhóm tác giả Cao Văn

Lượng (chủ biên), Văn Tạo, Trần Đức Cường, Đinh Thị Thu Cúc, Nguyễn Văn Nhật,

Trần Hữu Đính do Nxb Khoa học Xã hội xuất bản năm 2002. Đây là kết quả của đề tài

cấp Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn Quốc gia1

do PGS Cao Văn Lượng làm

chủ nhiệm đề tài. Dựa vào nguồn tài liệu mới, đồng thời kế thừa những kết quả nghiên

cứu trước đó, công trình đã phác họa lại quá trình xây dựng và phát triển kinh tế, xã hội

trong hoàn cảnh cả nước có chiến tranh. Trong phần I, từ trang 50 đến trang 54, các tác

giả đã khái quát hoạt động của ngành y tế ở miền Bắc với những nét cơ bản nhất, trong

đó xác định nhiệm vụ của ngành y tế trong hoàn cảnh có chiến tranh là vừa phục vụ sản

xuất, vừa phục vụ chiến đấu. Ngoài ra, các tác giả còn nêu được tầm quan trọng và

chức năng của từng tuyến y tế, trong đó chú trọng đến tuyến huyện, xã. Trong phần III,

từ các trang từ 446 đến 449, các tác giả đã cung cấp nguồn số liệu về số lượng cơ sở

khám chữa bệnh; số lượng cán bộ y tế được phân bổ ở các tuyến Trung ương và địa

phương, đặc biệt là bổ sung các số liệu về số lượng nhà hộ sinh, số lượng phụ nữ được

thăm khám thai; số lượng nhà trẻ, nhóm trẻ;… Qua nguồn số liệu đó, các tác giả nêu

lên một trong những thành tựu của ngành y tế dân sự trong giai đoạn này là đã xây

dựng được một mạng lưới y tế phủ khắp miền Bắc, nhất là ở khu vực nông thôn. Tuy

nhiên, đây là công trình mang tính thông sử nên hoạt động y tế mới chỉ được đề cập

dưới dạng thống kê số liệu mà chưa có nhiều điều kiện phân tích cơ cấu tổ chức cũng

như hoạt động chuyên môn của ngành y tế dân sự trong giai đoạn này.

Công trình Lịch sử Việt Nam, tập 4 (1945-2005) của tác giả Lê Mậu Hãn,

Nguyễn Đình Lê, Trương Thị Tiến, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 2013. Công trình được

biên soạn nhằm phục vụ cho công tác nghiên cứu, giảng dạy và học tập lịch sử Việt

Nam trong hệ thống giáo dục đại học, góp phần nâng cao hiểu biết về lịch sử đất

1

Nay là Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam

8

nước, truyền thống dân tộc, cung cấp những bài học kinh nghiệm của lịch sử cho quá

trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Công trình được tập thể tác giả nghiên cứu và

trình bày lịch sử Việt Nam đầy đủ, toàn diện về kinh tế, văn hoá, xã hội, y tế trong

suốt tiến trình lịch sử từ nguồn gốc cho đến năm 2000 theo một hệ thống nhất quán,

cập nhật những thành tựu và phương pháp nghiên cứu mới. Đây là công trình mang

tính thông sử, vì vậy các tác giả chưa có điều kiện đi sâu phân tích các vấn đề cụ thể,

do vậy, dung lượng nghiên cứu về hoạt động y tế còn ít.

Trong tập 12 (1954-1965) của Bộ Lịch sử Việt Nam do tập thể tác giả Trần Đức

Cường (chủ biên), Nguyễn Hữu Đạo, Lưu Thị Tuyết Vân biên soạn, Nxb Khoa học

xã hội, Hà Nội, in lần đầu vào năm 2014 và tái bản lần thứ nhất vào năm 2017. Công

trình được thực hiện trên cơ sở kế thừa các công trình nghiên cứu lịch sử Việt Nam

của nhiều tác giả, đồng thời cập nhật, bổ sung thêm nhiều tư liệu mới trên tất cả các

lĩnh vực. Với dung lượng hơn 500 trang, các tác giả đã dành hơn 14 trang để nêu và

phân tích những nét cơ bản nhất của hoạt động y tế qua các giai đoạn lịch sử 1955-

1960 và 1961-1965. Trong giai đoạn 1955-1960, với dung lượng gần 4 trang (từ trang

119 đến trang 122), công trình đề cập đến các nội dung như cơ sở vật chất, trang thiết

bị y tế, trình độ y học và đội ngũ cán bộ y tế… Trong giai đoạn 1961-1965, các tác

giả dành 10 trang (từ trang 353 đến trang 363) để phân tích những thành tựu đạt được

trong hoạt động khám và chữa bệnh, thực hiện chăm sóc sức khỏe nhân dân của

ngành y tế. Tuy nhiên, đây là một công trình mang tính thông sử nên các tác giả

nghiên cứu hoạt động y tế ở miền Bắc với một số nét cơ bản mà chưa đi sâu phân tích

cơ cấu tổ chức và vai trò, vị trí của y tế đối với lịch sử dân tộc.

Công trình Lịch sử Việt Nam, tập 13 (1965-1975) do tác giả Nguyễn Văn

Nhật (chủ biên), Đỗ Thị Nguyệt Quang, Đinh Quang Hải, Nxb Khoa học xã hội,

Hà Nội, in lần đầu vào năm 2014 và tái bản lần thứ nhất vào năm 2017. Công trình

đã giới thiệu một cách hệ thống từ âm mưu, kế hoạch xâm lược của Mỹ đến chủ

trương xây dựng đường lối kháng chiến của Đảng; nhất là nêu được quá trình xây

dựng và bảo vệ miền Bắc, đấu tranh của nhân dân miền Nam trên tất cả các lĩnh

vực chính trị, kinh tế, văn hóa, y tế, quân sự, ngoại giao,... Đây cũng là giai đoạn

mà ngành y tế có sự chuyển hướng và hoạt động tích cực, có nhiều đóng góp lớn

cho cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Trong tập này, các tác giả nhấn mạnh

đến một trong những thành tựu của ngành y tế dân sự là xây dựng được mạng lưới

y tế phát triển rộng khắp với nhiều số liệu cụ thể. Tại các trang 91, trang 247,

trang 427 và 428 đã cung cấp các số liệu về số lượng cơ sở y tế, số lượng giường

điều trị, đội ngũ cán bộ nhân viên y tế… Ngoài bổ sung các số liệu cần thiết, trong

chương III các tác giả còn nhấn mạnh đến một trong những thành tựu lớn của

9

ngành y tế dân sự từ năm 1973 đến năm 1975 là đã chú trọng đến công tác bảo vệ

sức khỏe bà mẹ và trẻ em. Tuy nhiên, do đây là công trình thông sử nên các số liệu

về ngành y tế mới chỉ ở dạng thống kê mà chưa phân tích sâu đến hoạt động

chuyên môn cũng như vị trí, vai trò của của ngành y tế nói chung, y tế dân sự nói

riêng trong giai đoạn lịch sử đầy biến động ở miền Bắc Việt Nam. Chính vì vậy,

đây là khoảng trống mà luận án cần đi sâu nghiên cứu.

Ngoài các cuốn thông sử, năm 2016, PGS.TS Nguyễn Thị Thanh đã chủ biên

công trình “Chính sách xã hội ở miền Bắc Việt Nam từ năm 1954 đến năm 1975”.

Đây là công trình chuyên khảo nghiên cứu về chính sách xã hội ở miền Bắc từ năm

1954 đến năm 1975, tác giả đã đi sâu phân tích các lĩnh vực như văn hóa, xã hội, y tế

ở miền Bắc theo từng giai đoạn lịch sử cụ thể. Công trình gồm có 3 chương, trong đó

nội dung chính được tập trung ở chương 2 gồm: tình hình miền Bắc sau năm 1954 và

vấn đề đặt ra đối với xã hội miền Bắc; phân tích quá trình thực hiện các chính sách xã

hội ở miền Bắc qua từng thời kì. Phân theo từng thời kì lịch sử, tác giả đã nêu lên

được những thành tựu của ngành y tế trên các nội dung như số lượng y bác sĩ, trang

thiết bị y tế, các cơ sở y tế,… trong tổng thể chung của xã hội miền Bắc. Thông qua

nghiên cứu của PGS.TS Nguyễn Thị Thanh, tác giả luận án có thể chắt lọc, kế thừa

nguồn tư liệu có giá trị về hoạt động của ngành y tế.

1.1.2. Nhóm công trình nghiên cứu trực tiếp về hoạt động y tế miền Bắc

* Nhóm công trình nghiên cứu về lịch sử quân y

Nghiên cứu về y tế dân sự, tác giả tham khảo một số công trình viết về lịch sử

quân y để đối chiếu, so sánh và thấy rõ hơn bức tranh về hoạt động y tế nói chung

trong thời kì này, ví như:

Công trình Lịch sử 40 năm phục vụ của ngành quân y quân khu 3 (1945-1985)

của bác sĩ Dương Bình, Nxb Quân đội nhân dân xuất bản năm 1990. Dưới cái nhìn

của người trực tiếp tham gia công tác quân y, tác giả đã nêu được quá trình hoạt động

của ngành quân y quân khu III theo tiến trình lịch sử dân tộc. Công trình gồm có 6

chương, trong đó chương III và chương IV tác giả viết trực tiếp về hoạt động của

ngành quân y quân khu III trong các giai đoạn từ năm 1955 đến năm 1964 và từ năm

1965 đến năm 1975. Trong chương III, tác giả đã phác thảo những nét cơ bản nhất về

hoạt động của quân y quân khu III trong giai đoạn từ năm 1955 đến năm 1964 trên

các nội dung: thực hiện cuộc vận động vệ sinh phòng bệnh, chấn chỉnh mạng lưới

điều trị để tiếp nhận thương binh, tổ chức các lớp bổ túc văn hóa và chuyên môn cho

cán bộ,... Trong chương IV, nhiệm vụ của ngành quân y quân khu III trong giai đoạn

1965-1975 được xác định gồm: thực hiện nhiệm vụ cấp cứu và điều trị, công tác vệ

sinh phòng bệnh và bảo đảm sức khỏe của bộ đội để tập luyện và công tác; thực hiện

10

khám tuyển nghĩa vụ quân sự để đảm bảo yêu cầu của chiến trường về tiêu chuẩn độ

tuổi và thể lực,... Từ đó, tác giả có những nhận định, đánh giá về vị trí, vai trò của

quân y quân khu III. Tuy nhiên, công trình mới đi sâu phân tích nhiệm vụ chăm sóc

sức khỏe của bộ đội trong các chiến trường là chủ yếu.

Công trình Lịch sử quân y quân đội nhân dân Việt Nam, tập II (1954-1968),

tập III (1969-1975) của Tổng cục hậu cần xuất bản 5-1991. Công trình là một tập tư

liệu có hệ thống liên quan đến hoạt động của ngành quân y trong từng thời kì lịch

sử. Tập II của công trình gồm có 3 chương, ở mỗi chương hoạt động của ngành

quân y được các tác giả đi sâu mô tả khá chi tiết theo từng bước phát triển của lực

lượng quân đội nhân dân. Cụ thể: chương I, mô tả chi tiết hoạt động của ngành quân

y trong giai đoạn xây dựng quân đội nhân dân tiến lên chính quy, hiện đại trên miền

Bắc, giữ gìn phát triển lực lượng vũ trang cách mạng ở miền Nam (1954-1960);

chương II, mô tả khá chi tiết về hoạt động của ngành quân y trong công cuộc xây

dựng quân đội nhân dân tiến lên chính quy hiện đại trên miền Bắc, phát triển bộ đội

chủ lực ở miền Nam, cùng toàn dân đánh bại chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của

đế quốc Mỹ (1960-1965); chương III, mô tả về hoạt động và vai trò của ngành quân

y trong giai đoạn quân đội nhân dân Việt Nam vừa xây dựng vừa chiến đấu cùng

toàn dân đánh bại chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của đế quốc Mỹ (1965-1968).

Trong tập III (1969-1975), đây là thời kì cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước

bước vào giai đoạn quyết liệt, thực hiện mục tiêu “đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy

nhào”, giành thắng lợi trọn vẹn, thực hiện giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước.

Trong tập III, các tác giả đã chia làm 3 chương, trong đó chương I và II đã phản ánh

những hoạt động của quân y ở các cấp chiến lược, chiến trường và chiến dịch trong

giai đoạn này. Cụ thể: chương I, các tác giả khắc họa chi tiết hoạt động của ngành

quân y trong quá trình phục vụ tác chiến hiệp đồng binh chủng quy mô lớn, cùng

toàn dân đánh bại một bước chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” của Mỹ (1969-

1972); chương II đã mô tả hoạt động của ngành quân y trong nhiệm vụ thành lập

các quân đoàn, khẩn trương chuẩn bị cùng toàn quân tiến hành cuộc tổng tiến công

và nổi dậy mùa xuân năm 1975, kết thúc thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ,

cứu nước (1973-1975). Tham khảo công trình này, tác giả luận án tiếp cận và sử

dụng được nguồn tư liệu khá mới, chi tiết, đặc biệt là dựa vào những nhận định,

đánh giá về cơ cấu tổ chức, hoạt động của lực lượng quân y trong giai đoạn này

giúp tác giả luận án có thể khẳng định được vị trí, vai trò của ngành y tế nói chung,

y tế dân sự nói riêng đối với hoạt động chăm sóc sức khỏe của nhân dân, góp phần

xây dựng hậu phương vững mạnh để đảm đương nhiệm vụ cao cả với chiến trường

miền Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!