Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Luận án tiến sĩ xây dựng đảng và chính quyền nhà nước  công tác bồi dưỡng cán bộ diện ban thường vụ
PREMIUM
Số trang
156
Kích thước
1.8 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
942

Luận án tiến sĩ xây dựng đảng và chính quyền nhà nước công tác bồi dưỡng cán bộ diện ban thường vụ

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA

HỒ CHÍ MINH

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN

NGÔ VĂN HÙNG

CÔNG TÁC BỒI DƢỠNG CÁN BỘ

DIỆN BAN THƢỜNG VỤ TỈNH ỦY, THÀNH ỦY QUẢN LÝ

Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG HIỆN NAY

LUẬN ÁN TIẾN SĨ

NGÀNH: XÂY DỰNG ĐẢNG VÀ CHÍNH QUYỀN NHÀ NƢỚC

HÀ NỘI - 2022

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA

HỒ CHÍ MINH

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN

NGÔ VĂN HÙNG

CÔNG TÁC BỒI DƢỠNG CÁN BỘ

DIỆN BAN THƢỜNG VỤ TỈNH ỦY, THÀNH ỦY QUẢN LÝ

Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG HIỆN NAY

Ngành : Xây dựng Đảng và Chính quyền nhà nƣớc

Mã số : 93 10 202

LUẬN ÁN TIẾN SĨ

Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS, TS. NGUYỄN MINH TUẤN

2. TS. NGUYỄN THỌ ÁNH

HÀ NỘI - 2022

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng

tôi. Các số liệu sử dụng trong luận án là trung thực, đƣợc

trích dẫn cụ thể, có nguồn gốc rõ ràng.

Tác giả luận án

Ngô Văn Hùng

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 1

NỘI DUNG........................................................................................................... 7

Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ

TÀI LUẬN ÁN ..................................................................................................... 6

1.1. Các công trình nghiên cứu ở nƣớc ngoài ....................................... 6

1.2. Các công trình nghiên cứu ở trong nƣớc........................................ 9

1.3. Khái quát kết quả của các công trình nghiên cứu có liên quan đến

luận án và những vấn đề luận án cần tập trung giải quyết................... 19

Chƣơng 2. CÔNG TÁC BỒI DƢỠNG CÁN BỘ DIỆN BAN THƢỜNG VỤ

TỈNH ỦY, THÀNH ỦY QUẢN LÝ Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG HIỆN

NAY - NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN .................................. 23

2.1. Các tỉnh, thành phố, hệ thống chính trị, và cán bộ diện ban thƣờng

vụ tỉnh ủy, thành ủy quản lý ở đồng bằng sông Hồng......................... 23

2.2. Công tác bồi dƣỡng cán bộ diện ban thƣờng vụ tỉnh ủy, thành ủy

quản lý ở đồng bằng sông Hồng - khái niệm, nội dung, vai trò và đặc điểm41

Chƣơng 3. CÔNG TÁC BỒI DƢỠNG CÁN BỘ DIỆN BAN THƢỜNG VỤ

TỈNH ỦY, THÀNH ỦY QUẢN LÝ Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG - THỰC

TRẠNG, NGUYÊN NHÂN VÀ KINH NGHIỆM............................................. 55

3.1. Thực trạng công tác bồi dƣỡng cán bộ diện ban thƣờng vụ tỉnh ủy,

thành ủy quản lý ở đồng bằng sông Hồng........................................... 55

3.2. Nguyên nhân và kinh nghiệm ...................................................... 79

Chƣơng 4. PHƢƠNG HƢỚNG VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU TĂNG

CƢỜNG CÔNG TÁC BỒI DƢỠNG CÁN BỘ DIỆN BAN THƢỜNG VỤ

TỈNH ỦY, THÀNH ỦY QUẢN LÝ Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG ĐẾN

NĂM 2030........................................................................................................... 88

4.1. Dự báo những nhân tố tác động và phƣơng hƣớng tăng cƣờng công

tác bồi dƣỡng cán bộ diện ban thƣờng vụ tỉnh ủy, thành ủy quản lý ở

đồng bằng sông Hồng......................................................................... 88

4.2. Những giải pháp chủ yếu tăng cƣờng công tác bồi dƣỡng cán bộ

diện ban thƣờng vụ tỉnh ủy, thành ủy quản lý ở đồng bằng sông Hồng

đến năm 2030 ..................................................................................... 94

KẾT LUẬN ...................................................................................................... 114

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN

QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN.................................................................... 116

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................... 118

PHỤ LỤC......................................................................................................... 132

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN

BTVTU, TU : Ban thƣờng vụ tỉnh ủy, thành ủy

CB, CC : Cán bộ, công chức

CTQG : Chính trị quốc gia

ĐBSH : Đồng bằng sông Hồng

ĐT, BD : Đào tạo, bồi dƣỡng

HĐND : Hội đồng nhân dân

HTCT : Hệ thống chính trị

LLCT : Lý luận chính trị

Nxb : Nhà xuất bản

QLNN : Quản lý nhà nƣớc

UBND : Ủy ban nhân dân

XHCN : Xã hội chủ nghĩa

1

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng ta đã khẳng định vai trò

của cán bộ và vai trò của công tác cán bộ: “Cán bộ là nhân tố quyết định thành

bại của cách mạng; công tác cán bộ là khâu then chốt trong công tác xây dựng

Đảng, xây dựng hệ thống chính trị” [46, tr?]. Công tác cán bộ của Đảng có nhiều

khâu, trong đó công tác bồi dƣỡng cán bộ là khâu không thể thiếu, là biện pháp

quan trọng để nâng cao trình độ, năng lực của mỗi cán bộ, từ đó nâng cao chất

lƣợng đội ngũ cán bộ của Đảng. Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Huấn luyện

cán bộ là công việc gốc của Đảng” [88, tr.309] và yêu cầu: “Đảng phải nuôi dạy

cán bộ, nhƣ ngƣời làm vƣờn vun trồng những cây cối quý báu.” [88, tr.313].

Thấm nhuần tƣ tƣởng đó, trong mọi thời kỳ cách mạng, Đảng ta luôn

quan tâm, coi trọng công tác bồi dƣỡng cán bộ các cấp. Nghị quyết Đại hội XIII

của Đảng yêu cầu: “Đổi mới căn bản nội dung, chƣơng trình, phƣơng pháp giáo

dục lý luận chính trị theo hƣớng khoa học, sáng tạo, hiện đại và gắn lý luận với

thực tiễn; đƣa việc bồi dƣỡng lý luận chính trị, cập nhật kiến thức mới cho cán

bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý chủ chốt các cấp đi vào nền nếp,

nâng cao chất lƣợng, hiệu quả và phù hợp với từng đối tƣợng” [48, tr.235-236].

Kết luận số 21- KL/TW của Hội nghị Trung ƣơng 4 khóa XIII yêu cầu: “Tăng

cƣờng đổi mới nội dung, phƣơng thức và nâng cao chất lƣợng công tác giáo dục

chính trị, tƣ tƣởng, tạo sự chuyển biến tích cực trong nhận thức và hành động

của cán bộ, đảng viên về tầm quan trọng của nghiên cứu, học tập lý luận chính

trị, đề cao trách nhiệm tự học, tự nghiên cứu của cá nhân; xây dựng chế độ học

tập, bồi dƣỡng lý luận chính trị định kỳ, thƣờng xuyên đối với cán bộ lãnh đạo,

quản lý” [49, tr.92-93].

Cũng nhƣ nhiều địa phƣơng khác trên cả nƣớc, các tỉnh, thành phố ở

ĐBSH đã ban hành nhiều nghị quyết, quyết định, đề án và các cơ chế, biện

2

pháp để lãnh đạo, chỉ đạo công tác bồi dƣỡng cán bộ và đã đạt đƣợc nhiều kết

quả đáng ghi nhận. Tuy nhiên, công tác bồi dƣỡng cán bộ diện ban thƣờng vụ

tỉnh ủy, thành ủy (BTVTU,TU) quản lý trong thời gian qua vẫn còn có những

hạn chế cần đƣợc quan tâm, khắc phục nhƣ: việc cử cán bộ tham gia các lớp

bồi dƣỡng chƣa đầy đủ, đúng quy định về công tác bồi dƣỡng cán bộ; việc bồi

dƣỡng cán bộ ở một số nơi chƣa đồng bộ giữa số lƣợng và cơ cấu; nội dung bồi

dƣỡng chƣa thật sát với các chức danh lãnh đạo, quản lý, với quy hoạch, chƣa

gắn với nhu cầu sử dụng cán bộ của cơ quan, đơn vị; chƣơng trình, tài liệu bồi

dƣỡng còn chậm đổi mới, thiếu cập nhật thông tin, kiến thức mới, trong quá

trình bồi dƣỡng vẫn còn nặng về lý thuyết, kiến thức thực tiễn chƣa nhiều, nhất

là kiến thức quản lý chuyên ngành, lĩnh vực, các kỹ năng lãnh đạo, quản lý, kỹ

năng hành chính, thái độ ứng xử, làm việc; chƣa mời đƣợc các giảng viên xuất

sắc, có kiến thức chuyên sâu, chuyên gia đầu ngành, cán bộ đang quản lý hay

đã nghỉ hƣu có nhiều kinh nghiệm tham gia bồi dƣỡng cán bộ; không ít cán bộ

tham dự các khóa bồi dƣỡng một cách hình thức. Nhìn chung, công tác bồi

dƣỡng cán bộ chƣa tƣơng xứng với công tác đào tạo cán bộ, chƣa đƣợc coi

trọng đúng mức, chƣa thực hiện đúng và đầy đủ các quy định của Đảng về

công tác bồi dƣỡng cán bộ và chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu hiện nay.

ĐBSH là vùng có tốc độ tăng trƣởng cao, liên tục và là đầu tàu kinh tế của

các tỉnh phía Bắc nƣớc ta cũng nhƣ cả nƣớc. Sự phát triển của các tỉnh ĐBSH đang

đặt ra những vấn đề cấp thiết, trong đó có vấn đề xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh

đạo, quản lý, đặc biệt là đội ngũ cán bộ diện BTVTU, TU quản lý, để đủ sức lãnh

đạo và tổ chức thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phƣơng, góp phần vào sự phát

triển của cả nƣớc nói chung và khu vực ĐBSH nói riêng. Việc nghiên cứu công tác

bồi dƣỡng cán bộ diện BTVTU, TU ở ĐBSH là thực sự cần thiết.

Xuất phát từ thực tế nêu trên, tác giả chọn đề tài “Công tác bồi dưỡng

cán bộ diện ban thường vụ tỉnh ủy, thành ủy quản lý ở đồng bằng sông Hồng

hiện nay” làm luận án nghiên cứu của mình.

2. Mục đích, nhiệm vụ của luận án

3

2.1. Mục đích

Trên cơ sở làm rõ các vấn đề lý luận và thực tiễn về công tác bồi dƣỡng

cán bộ diện BTVTU, TU quản lý ở ĐBSH, thực trạng công tác bồi dƣỡng cán bộ

diện BTVTU, TU quản lý ở ĐBSH, luận án đề xuất phƣơng hƣớng và các giải

pháp chủ yếu tăng cƣờng công tác bồi dƣỡng cán bộ diện BTVTU, TU quản lý ở

ĐBSH.

2.2. Nhiệm vụ

- Tổng quan các công trình khoa học liên quan đến đề tài luận án

- Làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn cơ bản về công tác bồi dƣỡng

cán bộ diện BTVTU, TU quản lý ở ĐBSH giai đoạn hiện nay.

- Đánh giá đúng thực trạng công tác bồi dƣỡng cán bộ diện BTVTU, TU

quản lý ở ĐBSH, phân tích nguyên nhân và rút ra những kinh nghiệm.

- Đề xuất phƣơng hƣớng, giải pháp chủ yếu tăng cƣờng công tác bồi

dƣỡng cán bộ diện BTVTU, TU quản lý ở ĐBSH đến năm 2030.

3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận án

3.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tƣợng nghiên cứu của luận án là công tác bồi dƣỡng cán bộ diện

BTVTU, TU quản lý ở ĐBSH giai đoạn hiện nay.

3.2. Phạm vi nghiên cứu

Luận án tập trung nghiên cứu công tác bồi dƣỡng chủ yếu bằng hình thức

học tập trung cán bộ diện BTVTU, TU quản lý ở 11 tỉnh, thành phố ĐBSH từ

năm 2011 đến nay. Phƣơng hƣớng và các giải pháp luận án đề xuất có giá trị đến

năm 2030.

4. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phƣơng pháp nghiên cứu

4.1. Cơ sở lý luận

Luận án đƣợc triển khai dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin,

tƣ tƣởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đƣờng lối, chính sách của Đảng và pháp luật

của Nhà nƣớc về công tác bồi dƣỡng cán bộ.

4

4.2. Cơ sở thực tiễn

Thực tiễn công tác bồi dƣỡng diện BTVTU, TU quản lý ở ĐBSH từ năm

2011 đến nay

4.3. Phương pháp nghiên cứu

Luận án sử dụng phƣơng pháp luận duy vật biện chứng của chủ nghĩa

Mác – Lênin. Đồng thời, vận dụng các phƣơng pháp nghiên cứu cụ thể, bao

gồm: kết hợp phân tích và tổng hợp, lịch sử và logic, tổng kết thực tiễn,

khảo sát, thực tế, phƣơng pháp chuyên gia, điều tra xã hội học

Phƣơng pháp kết hợp phân tích và tổng hợp đƣợc sử dụng chủ yếu trong

việc tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án, đánh giá thực

trạng và xác định nguyên nhân của ƣu điểm và của hạn chế trong công tác bồi

dƣỡng cán bộ diện BTVTU, TU quản lý ở ĐBSH.

Phƣơng pháp kết hợp lịch sử và logic đƣợc sử dụng để nhìn nhận quá

trình đổi mới quan niệm, chủ trƣơng và tổ chức thực hiện công tác bồi dƣỡng

cán bộ của các tỉnh, thành phố ở ĐBSH trong những năm đổi mới.

Phƣơng pháp tổng kết thực tiễn đƣợc sử dụng để đúc kết các kinh nghiệm

từ thực trạng hoạt động bồi dƣỡng cán bộ diện BTVTU, TU quản lý và xác lập

cơ sở, căn cứ đề xuất các giải pháp tăng cƣờng công tác bồi dƣỡng cán bộ diện

BTVTU, TU quản lý ở ĐBSH trong những năm tới.

Phƣơng pháp khảo sát thực tế chủ yếu đƣợc sử dụng trong thu thập tài liệu

về thực trạng công tác bồi dƣỡng cán bộ diện BTVTU, TU quản lý ở ĐBSH từ

năm 2011 đến nay.

Phƣơng pháp chuyên gia đƣợc sử dụng trong trao đổi xin ý kiến của cán

bộ có kinh nghiệm về công tác bồi dƣỡng cán bộ ở các cơ sở đào tạo của Trung

ƣơng và cán bộ làm công tác cán bộ ở các tỉnh, thành phố vùng ĐBSH để đề

xuất giải pháp tăng cƣờng công tác bồi dƣỡng cán bộ diện BTVTU, TU quản lý

ở ĐBSH trong những năm tới.

5. Những đóng góp về mặt khoa học và ý nghĩa thực tiễn của luận án

5

5.1. Những đóng góp mới về mặt khoa học của luận án

- Làm rõ khái niệm, nội dung công tác bồi dƣỡng cán bộ diện BTVTU,

TU quản lý ở ĐBSH.

- Chỉ ra đặc điểm mang đặc thù trong công tác bồi dƣỡng cán bộ diện

BTVTU, TU quản lý ở ĐBSH.

- Rút ra một số kinh nghiệm trong công tác bồi dƣỡng cán bộ diện

BTVTU, TU quản lý ở ĐBSH.

- Đề xuất những giải pháp góp phần đẩy mạnh công tác bồi dƣỡng cán bộ

diện BTVTU, TU quản lý ở ĐBSH đến năm 2030, trong đó có những giải

pháp quan trọng mang tính đột phá: một là, nâng cao nhận thức, trách nhiệm

của BTVTU, TU ở ĐBSH đối với việc tăng cƣờng công tác bồi dƣỡng cán

bộ; hai là, tiếp tục đổi mới chƣơng trình, nội dung, hình thức, phƣơng pháp bồi

dƣỡng cán bộ.

5.2. Ý nghĩa thực tiễn của luận án

Kết quả nghiên cứu của luận án có thể dùng làm tài liệu khoa học cho các

cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan, chính quyền của các tỉnh, thành phố ở ĐBSH;

các cơ sở đào tạo cán bộ của Trung ƣơng và tỉnh, thành phố ở ĐBSH trong việc

xác định các chủ trƣơng, giải pháp thực hiện công tác bồi dƣỡng cán bộ diện

BTVTU, TU quản lý ở ĐBSH.

Luận án có thể đƣợc dùng làm tài liệu tham khảo trong nghiên cứu, giảng

dạy và học tập ở Học viện Chính trị quốc gia (CTQG) Hồ Chí Minh, Học viện

Hành chính Quốc gia, các trƣờng bồi dƣỡng cán bộ của các bộ, ngành và các

trƣờng chính trị tỉnh, thành phố vùng ĐBSH.

6. Kết cấu của luận án

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục công trình của tác giả đã công bố

liên quan đến đề tài, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung của luận

án gồm 4 chƣơng, 9 tiết.

6

Chƣơng 1

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN

1.1. Các công trình nghiên cứu ở nƣớc ngoài

1.1.1. Các công trình liên quan đến sự cần thiết của việc đào tạo, bồi

dưỡng cho cán bộ

Khăm Phăn Vông Pha Chăn (2011), Đào tạo đội ngũ cán bộ lãnh đạo của

hệ thống chính trị ở Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào hiện nay [77]. Trên cơ sở

phân tích vị trí, vai trò của đội ngũ cán bộ trong HTCT, tác giả đã khẳng định:

sự phát triển hay không của nƣớc Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào phụ thuộc rất

lớn vào chất lƣợng của đội ngũ cán bộ. Do đó, cần tăng cƣờng hơn nữa công tác

đào tạo đội ngũ cán bộ trong HTCT ở Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào. Để thực

hiện đƣợc điều này, theo tác giả, Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào cần thực hiện

đồng bộ các giải pháp từ tăng cƣờng sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà

nƣớc về công tác đào tạo đến việc đổi mới mới nội dung, chƣơng trình, phƣơng

thức ĐT, BD, gắn đào tạo với sử dụng cán bộ, đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong

công tác đào tạo cán bộ, tăng cƣờng cơ sở vật chất - kỹ thuật.

Châu Vĩnh Học (2012), Giáo trình bồi dưỡng xây dựng tác phong cán bộ

Đảng, [63]. Tác giả khẳng định: Thực hiện tiến cử và bình xét nhân tài thật sự

dân chủ, không chỉ căn cứ vào học vị, chức vụ, lý lịch, không máy móc theo một

khuôn mẫu có sẵn để lựa chọn nhân tài mà phải dựa vào sự đánh giá tôn vinh của

quần chúng, coi ý kiến của quần chúng là một trong những thƣớc đo quan trọng để

xem xét, đánh giá nhân tài. Chiến lƣợc nhân tài gồm ba khâu: bồi dƣỡng, thu hút và

sử dụng tốt nhân tài tập trung xây dựng đội ngũ nhân tài gồm cán bộ lãnh đạo trung

cao cấp, các chuyên gia cao cấp trong các lĩnh vực hoạt động của Đảng, chính

quyền, xí nghiệp, kỹ thuật chuyên môn, nhà doanh nghiệp ƣu tú. Đảng và Nhà

nƣớc Trung Quốc coi trọng nhân tài nói riêng và tác phong của cán bộ nói chung

7

trong thời đại mới, coi đó là yếu tố quyết định của sự nghiệp cách mạng.

Hạ Quốc Cƣờng (2013), Xây dựng Đảng cầm quyền - kinh nghiệm của

Việt Nam, kinh nghiệm của Trung Quốc [23]. Tác giả cho rằng: cần tăng cƣờng

khả năng chống tha hóa, để nâng cao năng lực lãnh đạo và cầm quyền, đây là

một trong những yếu tố quan trọng xây dựng đảng cầm quyền thành công và xây

dựng đƣợc một đội ngũ cán bộ có tố chất cao, tập trung xây dựng đƣợc đội ngũ

nhân tài cho đất nƣớc.

Diêm Kiệt Hoa (2013), Nghiên cứu tiến trình phát triển giáo dục chủ

nghĩa Mác ở Trung Quốc [60], chỉ ra: Trung Quốc là một nƣớc xã hội chủ nghĩa

(XHCN) kiên trì lấy chủ nghĩa Mác,tƣ tƣởng Mao Trạch Đông là tƣ tƣởng chỉ

đạo, tiến hành giáo dục lý luận của chủ nghĩa Mác.

Chu Phúc Khởi (2013), Xuất phát từ đại cục, hướng tới lâu dài, cố gắng

xây dựng một đội ngũ cán bộ dự bị tố chất cao [78]. Theo tác giả, xây dựng đội

ngũ cán bộ dự bị là nhiệm vụ chiến lƣợc quan trọng liên quan đến đại cục, lâu

dài.

1.1.2. Các công trình có liên quan đến nội dung, hình thức đào tạo, bồi

dưỡng cho cán bộ ( phần này 05 công trình của em không đúng với nội dung￾xin thầy giúp đỡ)

Charlotte P. Lee (2010), Training the Party: Party adaptation and elite

training in reformera China (dịch nghĩa: Đào tạo Đảng: Sự chỉnh đốn Đảng và

ĐT, BD đội ngũ cán bộ đứng đầu ở Trung Quốc thời kỳ cải cách) [142]. Tác giả

đã trình bày các nghiên cứu về trƣờng đảng, chủ yếu chia thành hai dòng nghiên

cứu: một là, những nhiệm vụ, chức năng của trƣờng Đảng Trung ƣơng Đảng

Cộng sản Trung Quốc; hai là, hệ thống trƣờng đảng bên ngoài Bắc Kinh. Ban

giám hiệu các trƣờng này phải theo đuổi nhiều phƣơng thức tăng thu nhập khác

nhau.

Chănthanom Bandavong (2016), Công tác đào tạo cao cấp lý luận chính

trị cho đội ngũ cán bộ các bộ ở Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào giai đoạn hiện

8

nay [27]. Tác giả đƣa ra khái niệm công tác đào tạo cao cấp LLCT cho đội ngũ

cán bộ các bộ ở Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào; những kinh nghiệm về công

tác đào tạo cao cấp LLCT cho đội ngũ cán bộ các bộ ở Cộng hòa Dân chủ nhân

dân Lào từ năm 2010 đến năm 2016; xác định rõ mục tiêu, phƣơng hƣớng, quan

điểm và giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lƣợng, hiệu quả công tác đào tạo

cao cấp LLCT cho đội ngũ cán bộ các bộ ở Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào

những năm tiếp theo.

Giang Phú (2021), Kinh nghiệm đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức

của Liên bang Nga, Trung Quốc và Xin-ga-po, [97]. Trong bài viết, tác giả trình

bày một số kinh nghiệm ĐT, BD CBCC của Liên bang Nga, Trung Quốc và

Xingapo, từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam về công tác ĐT,

BD CB, CC trong giai đoạn hiện nay.

1.1.3. Các công trình có liên quan đến tổ chức, quản lý hoạt động bồi

dưỡng cán bộ

Triệu Lý Văn (2010), Lý luận và thực tiễn công tác giáo dục cán bộ của

Đảng Cộng sản Trung Quốc [131]. Tác giả đề cập đến những vấn đề quan trọng

có liên quan đến công tác ĐT, BD cán bộ nhƣ: chú trọng cải cách nội dung,

phƣơng pháp giảng dạy; đặc biệt coi trọng việc bồi dƣỡng năng lực cho cán bộ ở

những vị trí nổi bật; việc thử nghiệm giảng dạy theo kiểu mô phỏng

Phùng Đại Minh (2012), Quản lý hiệu năng và quản lý tự chủ trong nhà

trường - một cơ chế phát triển [90]. Tác giả chỉ ra rằng để cải cách giáo dục cần

quan tâm phát triển giáo viên, trong đó nhấn mạnh: khuyến khích cá nhân giáo

viên có thêm động cơ và hăng say công tác; giúp đỡ giáo viên phát triển chuyên

môn và tiềm năng, tăng kiến thức, kỹ năng và sở trƣờng.

Kouyang Sisomblong (2016), Chất lượng đội ngũ cán bộ nghiên cứu,

giảng dạy ở các trường chính trị - hành chính tỉnh Cộng hòa Dân chủ nhân dân

Lào [72]. Trên cơ sở phân tích những yếu tố ảnh hƣởng đến chất lƣợng của đội

ngũ cán bộ nghiên cứu, giảng dạy tại các trƣờng chính trị - hành chính tỉnh ở

Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào, tác giả đã chỉ ra nguyên nhân của những hạn

chế trong việc nâng cao chất lƣợng đội ngũ cán bộ nghiên cứu, giảng dạy ở các

9

trƣờng chính trị - hành chính tỉnh ở Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào. Luận án

đề xuất những giải pháp hết sức cơ bản và thiết thực nhằm nâng cao chất lƣợng

của đội ngũ cán bộ nghiên cứu, giảng dạy tại các trƣờng chính trị - hành chính

tỉnh ở Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào.

Vilay Philavong (2017), Giáo dục pháp luật cho công chức hành chính ở

nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào hiện nay [135]. Tác giả đã chỉ ra đối

tƣợng giáo dục pháp luật ở đây chính là đội ngũ công chức hành chính ở Cộng

hòa Dân chủ nhân dân Lào, họ vừa là ngƣời đại diện cho Đảng và Nhà nƣớc

nhằm thực hiện các quyền và nghĩa vụ đồng thời họ cũng có quan hệ mật thiết với

nhân dân. Do đó, cần đặc biệt quan tâm đến công tác giáo dục pháp luật cho họ

trên tất cả các phƣơng diện từ: nhận thức, thái độ đến hành vi. Bên cạnh đó, luận

án cũng chỉ ra những hạn chế của công tác giáo dục pháp luật cho công chức hành

chính ở Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào nhƣ: thiếu đồng bộ, nội dung giáo dục

chƣa đáp ứng yêu cầu của thực tiễn, bản thân công chức hành chính còn chƣa

nhận thức đƣợc hết đƣợc vai trò của việc giáo dục pháp luật hành chính… Từ

những hạn chế đó, tác giả đƣa ra những giải pháp cơ bản nhằm bảo đảm chất

lƣợng trong công tác giáo dục pháp luật cho công chức hành chính ở Lào.

1.2. Các công trình nghiên cứu ở trong nƣớc

1.2.1.Các công trình liên quan đến sự cần thiết của việc bồi dưỡng cho

cán bộ

Lê Công Quyền (2009), Nên đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức theo

nhu cầu công tác [103]. Tác giả đã chỉ ra những hạn chế trong công tác ĐT, BD

CB, CC: một số CB, CC vẫn còn lúng túng trong việc thực hiện nhiệm vụ, năng

lực lãnh đạo, quản lý, điều hành, giải quyết những vấn đề thực tiễn đặt ra, chƣa

đáp ứng đƣợc yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn mới. Một số chƣơng trình ĐT,

BD còn nặng về lý luận, dàn trải, thiếu sự liên thông, kế thừa, còn trùng lặp về

nội dung, thiếu tính thiết thực, chƣa đi sâu vào rèn luyện kỹ năng, nghiệp vụ

10

công tác cho CB, CC… Từ đó, tác giả đã đề xuất các biện pháp thực hiện ĐT,

BD CB, CC theo nhu cầu công tác.

Lại Đức Vƣợng (2009), Quản lý nhà nước về đào tạo, bồi dưỡng công

chức hành chính trong giai đoạn hiện nay [137]. Luận án đã phân tích những

nội dung, phƣơng pháp QLNN về ĐT, BD công chức hành chính, đánh giá thực

trạng QLNN về ĐT, BD. Đồng thời, tác giả đề xuất các giải pháp để nâng cao

hiệu quả QLNN về ĐT, BD.

Nội dung của bài viết có thể tham khảo, vận dụng, kế thừa: sự cần thiết

phải nâng cao chất lƣợng công tác ĐT, BD cán bộ; nên đổi mới theo hƣớng ĐT,

BD theo nhu cầu công tác của ngƣời học nhƣ: xác định rõ mục đích nhằm đào

tạo ai, giúp họ đáp ứng đƣợc những gì nhu cầu của công việc đang làm, trên cơ

sở đó xác định nội dung, chƣơng trình và hình thức, phƣơng pháp đào tạo cho

phù hợp; phải căn cứ vào nhu cầu học tập và mục tiêu ĐT, BD, ngƣời xây

dựng nội dung, ngƣời giảng dạy và ngƣời học đều phải bám sát vào đó để đạt

đƣợc yêu cầu đề ra; phải có đội ngũ giảng viên chuyên sâu, giàu kinh nghiệm

thực tiễn, có phƣơng pháp giảng dạy phù hợp.

Nguyễn Văn Giang (2015), Một số ý kiến về đổi mới công tác đào tạo, bồi

dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý hiện nay [57]. Tác giả đƣa ra một số đánh giá về

những hạn chế trong công tác ĐT, BD cán bộ lãnh đạo, quản lý hiện nay, chỉ ra

nguyên nhân và đề xuất các giải pháp cần thực hiện để nâng cao hơn nữa công

tác ĐT, BD cán bộ lãnh đạo, quản lý hiện nay.

Nguyễn Phƣơng Đông (2015), Đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị - nội

dung căn cốt trong đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản

lý ở Việt Nam hiện nay [54]. Tác giả đánh giá thực trạng về ĐT, BD LLCT hiện

nay tại các cơ sở đào tạo, từ đó đề xuất các giải pháp đổi mới ĐT, BD LLCT cụ

thể là: đổi mới nhận thức về vị trí, tầm quan trọng của LLCT; đổi mới chƣơng

trình ĐT, BD LLCT; đổi mới cơ chế quản lý và hoạt động ĐT, BD LLCT; đổi

mới phƣơng thức ĐT, BD LLCT với mục tiêu lấy ngƣời học làm trung tâm.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!