Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

(Luận Án Tiến Sĩ) Xã Hội Hóa Vai Trò Giới Ở Trẻ Em Trong Gia Đình Dân Tộc Ê-Đê Và H’mông Hiện
PREMIUM
Số trang
224
Kích thước
2.5 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1581

(Luận Án Tiến Sĩ) Xã Hội Hóa Vai Trò Giới Ở Trẻ Em Trong Gia Đình Dân Tộc Ê-Đê Và H’mông Hiện

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

–––––––––––––––––––––––––

TẠ THỊ THẢO

XÃ HỘI HÓA VAI TRÒ GIỚI Ở TRẺ EM TRONG

GIA ĐÌNH DÂN TỘC Ê ĐÊ VÀ H’MÔNG HIỆN NAY

LUẬN ÁN TIẾN SĨ XÃ HỘI HỌC

HÀ NỘI - 2019

VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

–––––––––––––––––––––––––

TẠ THỊ THẢO

XÃ HỘI HÓA VAI TRÒ GIỚI Ở TRẺ EM TRONG

GIA ĐÌNH DÂN TỘC Ê ĐÊ VÀ H’MÔNG HIỆN NAY

Chuyên ngành: Xã hội học

Mã số: 9 31 03 01

LUẬN ÁN TIẾN SĨ XÃ HỘI HỌC

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: GS.TS. NGUYỄN ĐÌNH TẤN

HÀ NỘI - 2019

i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu khảo

sát xã hội học và dữ liệu định tính là hoàn toàn trung thực. Các số liệu và tài liệu

tham khảo đƣợc trích dẫn nguồn rõ ràng.

Tác giả luận án

Tạ Thị Thảo

ii

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin chân thành cám ơn sự giúp đỡ của GS.TS. Nguyễn Đình Tấn, thầy đã

cho tôi những gợi ý ban đầu trong quá trình hình thành các ý tưởng nghiên cứu liên

quan đến luận án. Và trong suốt quá trình thực hiện luận án thầy sẵn sàng trợ giúp

tôi bất cứ khi nào tôi gặp vướng mắc về kiến thức chuyên môn. Có những thời điểm

dù gặp khó khăn về vấn đề sức khỏe, nhưng thầy vẫn luôn dành cho tôi sự quan tâm

sâu sắc. Trong thời gian thực hiện luận án, tôi gặp khó khăn về điều kiện gia đình,

bố mẹ đau ốm, thầy luôn kịp thời động viên, khích lệ mỗi khi tôi thấy nản lòng, đây

là tình cảm tôi vô cùng trân trọng. Tôi nghĩ mình rất may mắn khi là học viên của

thầy và được thầy hướng dẫn khoa học. Qua đây, cho tôi xin gửi lời cảm ơn chân

thành tới thầy.

Tôi nhận được sự góp ý về chuyên môn, học thuật về nội dung nghiên cứu

của luận án từ các thầy cô trong Hội đồng các chuyên đề, Hội đồng cấp cơ sở, các

thầy cô là phản biện độc lập và hỗ trợ đầy trách nhiệm của cán bộ thuộc Khoa Xã

hội học - Học viện Khoa học Xã hội. Nếu không có sự giúp đỡ nhiệt tình của họ, tôi

khó có thể hoàn thiện luận án. Nhân đây, tôi xin bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc đến với

tất cả các thầy giáo, cô giáo trong và ngoài Khoa Xã hội học - Học viện Khoa học

xã hội.

Có được thuận lợi trong quá trình làm luận án này, tôi không thể quên sự

ủng hộ của Ban giám hiệu trường Đại học Khoa học - Đại học Thái Nguyên, ban

lãnh đạo và các đồng nghiệp ở khoa Luật - Quản lý xã hội và các bạn bè, đồng

nghiệp - những người đã tạo điều kiện và luôn động viên, giúp đỡ tôi về tinh thần,

tạo mọi điều kiện cho tôi hoàn thành luận án này. Tôi xin chân thành cảm ơn các

thầy, cô và bạn bè, đồng nghiệp.

Sau cùng, tôi xin cảm ơn những người vô cùng quan trọng đối với cuộc đời

mình, là con, bố mẹ và những thành viên trong gia đình. Họ luôn là động lực lớn để

tôi hoàn thành luận án này.

Hà Nội, tháng 3 năm 2019

Tạ Thị Thảo

iii

MỤC LỤC

Trang phụ bìa

LỜI CAM ĐOAN...................................................................................................................... i

LỜI CẢM ƠN............................................................................................................................ ii

MỤC LỤC................................................................................................................................iii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT.................................................................................... vi

DANH MỤC CÁC BẢNG....................................................................................................vii

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ................................................................................................. x

MỞ ĐẦU................................................................................................................................... 1

1. Tính cấp thiết của đề tài .......................................................................................1

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án..................................................4

3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận án...................................................5

4. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận án.............................5

5. Đóng góp mới về khoa học của luận án............................................................15

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án...........................................................15

7. Cấu trúc của luận án...........................................................................................16

Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU.............................................. 17

1.1. Các nội dung nghiên cứu về xã hội hóa vai trò giới .....................................17

1.1.1. Quan niệm về vai trò giới ................................................................17

1.1.2. Phƣơng pháp xã hội hóa vai trò giới ...............................................22

1.1.3. Các yếu tố ảnh hƣởng đến quá trình xã hội hóa vai trò giới ...........25

1.2. Về phƣơng pháp nghiên cứu...........................................................................29

Tiểu kết chƣơng 1.................................................................................................................... 32

Chƣơng 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI.................................. 33

2.1. Các khái niệm công cụ....................................................................................33

2.1.1. Khái niệm giới .................................................................................33

2.1.2. Khái niệm vai trò giới......................................................................36

2.1.3. Khái niệm xã hội hóa.......................................................................39

iv

2.1.4. Khái niệm xã hội hóa vai trò giới....................................................43

2.1.5. Khái niệm trẻ em và trẻ em dân tộc thiểu số ...................................45

2.2. Các lý thuyết xã hội học..................................................................................47

2.2.1. Lý thuyết xã hội hóa và xã hội hóa giới ..........................................47

2.2.2. Lý thuyết cấu trúc - chức năng ........................................................57

2.2.3. Thuyết tƣơng tác biểu trƣng ............................................................64

2.2.4. Lý thuyết nữ quyền về vai trò giới ..................................................66

2.3. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu ...............................................69

2.3.1. Câu hỏi nghiên cứu..........................................................................69

2.3.2. Giả thuyết nghiên cứu......................................................................70

2.3.3. Khung phân tích...............................................................................70

2.4. Đặc điểm kinh tế - văn hóa - xã hội của địa bàn nghiên cứu........................71

2.4.1. Tỉnh Hà Giang .................................................................................71

2.4.2. Tỉnh Đắk Lắk...................................................................................78

Tiểu kết chƣơng 2.................................................................................................................... 85

Chƣơng 3. NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP XÃ HỘI HÓA VAI TRÒ GIỚI

Ở TRẺ EM TRONG GIA ĐÌNH DÂN TỘC Ê ĐÊ VÀ MÔNG HIỆN NAY.......... 86

3.1. Nội dung vai trò giới trong gia đình dân tộc Ê Đê và dân tộc Mông...........86

3.1.1. Quan niệm vai trò giới trong gia đình dân tộc Ê Đê và dân

tộc Mông .................................................................................................88

3.1.2. Nội dung xã hội hóa vai trò giới trong gia đình dân tộc Ê Đê và

dân tộc Mông....................................................................................................106

3.2. Phƣơng pháp xã hội hóa vai trò giới............................................................125

3.2.1. Xã hội hóa thông qua lao động......................................................126

3.2.2. Xã hội hóa thông qua văn hóa truyền thống..................................137

Tiểu kết chƣơng 3..................................................................................................................143

Chƣơng 4. MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG TỚI QUÁ TRÌNH XÃ

HỘI HÓA VAI TRÒ GIỚI Ở TRẺ EM TRONG GIA ĐÌNH DÂN TỘC

Ê ĐÊ VÀ MÔNG....................................................................................... 146

4.1. Đặc điểm hộ gia đình ....................................................................................147

v

4.1.1. Cấu trúc hộ gia đình.......................................................................147

4.1.2. Điều kiện kinh tế............................................................................155

4.1.3. Nơi cƣ trú.......................................................................................159

4.2. Đặc điểm của cha mẹ ....................................................................................163

4.2.1. Trình độ học vấn............................................................................163

4.2.2. Nghề nghiệp...................................................................................167

4.2.3. Tuổi................................................................................................171

4.3. Đặc điểm văn hóa - xã hội............................................................................173

4.3.1. Yếu tố phong tục tập quán.............................................................173

4.3.2. Vai trò giới truyền thống và hiện nay............................................180

Tiểu kết chƣơng 4..................................................................................................................186

KẾT LUẬN ..........................................................................................................................188

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................192

PHỤ LỤC..............................................................................................................................205

vi

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Viết tắt Chữ viết đầy đủ

NG Nam giới

PN Phụ nữ

ĐTB : Điểm trung bình

DTTS Dân tộc thiểu số

NTL Ngƣời trả lời

THCS Trung học cơ sở

THPT T Trung học phổ thông

vii

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1. Cơ cấu mẫu nghiên cứu (N=653)...........................................................13

Bảng 2.1. Điều kiện kinh tế của hộ gia đình ngƣời Ê Đê tại địa bàn khảo sát ......81

Bảng 3.1. Ma trận tƣơng quan của các item với yếu tố (phép xoay Varimax) ......90

Bảng 3.2. Mức độ đồng tình với các quan niệm về vai trò giới trong hoạt động

sản xuất .................................................................................................92

Bảng 3.3. Mức độ đồng tình với các quan niệm về vai trò giới trong hoạt động

tái sản xuất ............................................................................................94

Bảng 3.4. Phân công lao động trong các hoạt động chăm sóc, dạy dỗ con cái

(điểm trung bình) ...................................................................................95

Bảng 3.5. Mức độ đồng tình với các quan niệm về vai trò giới trong cộng đồng........97

Bảng 3.6. Điểm trung bình theo từng nhận định giữa các nhóm dân tộc...............98

Bảng 3.7. Mức độ đồng tình với các nhận định thuộc các nhóm quan niệm về

vai trò giới phân theo nhóm dân tộc ......................................................99

Bảng 3.8. Tiêu chí phân công lao động trong hoạt động sản xuất phân theo

nhóm dân tộc .........................................................................................99

Bảng 3.9. Tiêu chí phân công lao động trong các công việc gia đình phân theo

dân tộc .................................................................................................100

Bảng 3.10. Tiêu chí đặt tên cho con phân theo nhóm dân tộc ...............................108

Bảng 3.11. Tên gọi của trẻ em phân theo nhóm dân tộc .......................................109

Bảng 3.12. ĐTB đối với các quan niệm về phẩm chất cần giáo dục cho con cái

phân theo nhóm dân tộc .......................................................................114

Bảng 3.13. Các quan niệm về phẩm chất cần giáo dục cho con trai và con gái

phân theo nhóm dân tộc .......................................................................115

Bảng 3.14. Những đặc điểm cần giáo dục cho con gái và con trai theo giới tính

NTL và dân tộc ....................................................................................116

Bảng 3.15. Kỳ vọng của cha mẹ về vai trò trụ cột gia đình của con cái phân

theo dân tộc ..........................................................................................118

viii

Bảng 3.16. Mức độ đồng tình với sự quan niệm của cha mẹ về vị thế trong gia

đình của con cái theo nhóm dân tộc ....................................................119

Bảng 3.17. Mong muốn về ngƣời trụ cột gia đình của nam và nữ phân theo vùng.......119

Bảng 3.18. Tuổi trẻ em bắt đầu tham gia công việc nội trợ trong gia đình ............128

Bảng 3.19. Mức độ làm việc nhà của trẻ em phân theo giới tính và dân tộc..........128

Bảng 3.20. Cách thức xã hội hóa vai trò giới ở trẻ em phân theo nhóm dân tộc....133

Bảng 3.21. Mức độ đồng tình của trẻ em với hình thức xã hội hóa của gia đình ..133

Bảng 3.22. Sự phân công lao động trong gia đình và nhận dạng vai trò giới

trong tƣơng lai của trẻ em....................................................................135

Bảng 3.23. Ý kiến của cha mẹ và con cái trong từng nhóm công việc .................135

Bảng 3.24. Tƣơng quan giữa câu trả lời của cha mẹ về sự phân công lao động

theo giới trong gia đình và sự nhận dạng vai trò giới của trẻ em ........136

Bảng 4.1. Tƣơng quan giữa mức sống hộ gia đình với quan niệm phân công

lao động có ảnh hƣởng đến hình thành vai trò giới ............................157

Bảng 4.2. Tuổi tham gia công việc sản xuất và mức sống hộ gia đình ...............157

Bảng 4.3. Tƣơng quan giữa điều kiện kinh tế gia đình với độ tuổi tham gia

công việc sản xuất của trẻ em phân theo giới tính và dân tộc .............158

Bảng 4.4. Tuổi tham gia công việc nội trợ và mức sống hộ gia đình ..................159

Bảng 4.5. Tƣơng quan giữa điều kiện kinh tế gia đình với độ tuổi tham gia

công việc tái sản xuất của trẻ em phân theo giới tính và dân tộc ........159

Bảng 4.6. Tƣơng quan giữa mức độ làm việc nhà của trẻ em phân theo giới

tính và dân tộc......................................................................................160

Bảng 4.7. So sánh giá trị trung bình về quan niệm vai trò giới giữa các nhóm

trình độ học vấn (So sánh Oneway-ANOVA).....................................164

Bảng 4.8. Tƣơng quan giữa trình độ học vấn và quan niệm về khuôn mẫu giới .......165

Bảng 4.9. Cơ cấu thu nhập bình quân nhân khẩu 1 tháng chia theo nguồn thu ...167

Bảng 4.10. Tƣơng quan giữa các nhóm nghề nghiệp với các quan niệm vai trò

của nam giới phân theo dân tộc ...........................................................168

ix

Bảng 4.11. Tƣơng quan giữa các nhóm nghề nghiệp với các quan niệm vai trò

của nữ giới phân theo dân tộc .............................................................169

Bảng 4.12. Tƣơng quan giữa các nhóm nghề nghiệp với cách thức xã hội hóa

phân theo dân tộc ................................................................................170

Bảng 4.13. Tƣơng quan giữa nhóm nghề nghiệp của cha mẹ với độ tuổi tham

gia công việc sản xuất và tái sản xuất trong gia đình của trẻ em.........171

Bảng 4.14. So sánh giá trị trung bình về quan niệm vai trò giới giữa các nhóm

tuổi của NTL (Kiểm định Independent t-test) .....................................172

Bảng 4.15. So sánh giá trị trung bình về kỳ vọng giới giữa các nhóm tuổi của

NTL (Kiểm định Independent t-test) ...................................................173

Bảng 4.16. Mức độ ảnh hƣởng của sự phân công lao động trong gia đình đến sự

hình thành vai trò giới ở trẻ em ...........................................................182

x

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

Biểu 2.1. Điều kiện nhà ở của dân tộc Mông tại địa bàn khảo sát (%).................75

Biểu 3.1. So sánh ĐTB các nhận định về vai trò sản xuất phân theo giới tính.....93

Biểu 3.2. So sánh ĐTB các nhận định vai trò tái sản xuất phân theo giới

tính NTL................................................................................................95

Biểu 3.3. Mức độ đồng tình về việc nam giới và phụ nữ cùng làm việc nhà .......96

Biểu 3.4. Tiêu chí phân công lao động trong sản xuất phân theo dân tộc...........100

Biểu 3.5. Mức độ đồng tình giữa cha mẹ và con cái trong nhận dạng vai

trò giới ................................................................................................136

Biểu 4.1. Quy mô hộ gia đình dân tộc Mông và dân tộc Ê Đê............................149

Biểu 4.2. Số thế hệ cùng chung sống trong gia đình phân theo nhóm dân tộc ...150

Biểu 4.3. Mức sống hộ gia đình phân theo nhóm dân tộc...................................156

Biểu 4.4. Tuổi trẻ em bắt đầu tham gia công việc nội trợ ..................................161

Biểu 4.5. Tuổi trẻ em bắt đầu tham gia công việc sản xuất.................................162

Biểu 4.6. Phƣơng pháp xã hội hóa phân bố theo nhóm học vấn .........................166

1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Là một trong những thiết chế xã hội cơ bản, gia đình đƣợc hình thành và phát

triển do nhu cầu của xã hội và của tự bản thân nó. Gia đình thực hiện những chức

năng nhất định để đảm bảo sự phát triển hoàn thiện của mỗi thành viên trong gia

đình và đảm bảo sự phát triển ổn định của toàn xã hội nói chung. Cũng giống nhƣ

các thiết chế xã hội khác, thiết chế gia đình có hai chức năng chủ yếu là điều hòa và

kiểm soát xã hội, cụ thể: điều tiết mối quan hệ giới, điều chỉnh và kiểm soát hành vi

tình dục và giới; bảo vệ sự chung sống khác giới dƣới hình thức hôn nhân; quy định

trách nhiệm và nghĩa vụ của những ngƣời kết hôn với nhau cũng nhƣ với toàn xã

hội; duy trì tái sinh sản các thế hệ tƣơng lai; chăm sóc, bảo vệ và xã hội hóa trẻ em;

hỗ trợ các thành viên trong gia đình; bảo đảm gia đình là đơn vị kinh tế;…. Trong

sự phát triển của mình, các chức năng của gia đình có những biến đổi nhất định,

một số chức năng mất đi và đƣợc thay thế bằng chức năng khác phù hợp hơn với

nhu cầu xã hội. Nhƣng chức năng tái sản xuất ra con ngƣời, cụ thể là chức năng xã

hội hóa vẫn luôn luôn là chức năng quan trọng nhất và đƣợc duy trì bền vững. Đây

là chức năng đặc thù mà không một thiết chế xã hội nào có thể thay thế đƣợc. Gia

đình đƣợc xem là môi trƣờng xã hội hóa quan trọng nhất trong việc hình thành nhân

cách của mỗi cá nhân. Gia đình không chỉ tái sản xuất ra con ngƣời về mặt thể chất

mà còn tái sản xuất ra đời sống tình cảm, tâm hồn, văn hoá, tức là xã hội hoá - quá

trình biến đứa trẻ từ một sinh vật ngƣời thành con ngƣời xã hội [127; tr.11].

Chức năng xã hội hoá của gia đình đƣợc biểu hiện qua các nội dung giáo dục

gia đình nhƣ: giáo dục đạo đức, giáo dục ứng xử trong gia đình, ứng xử trong họ,

ứng xử trong làng xã, giáo dục trong lao động - nghề nghiệp, giáo dục giới tính,

xuyên suốt là sự phân biệt những phẩm chất mà nam giới và phụ nữ trong gia đình

cần có đƣợc, trong mọi nội dung giáo dục đều nhắc đến vai trò của mỗi giới. Theo

đó, việc giáo dục bản sắc giới tính, tức là làm cho mỗi giới ý thức đƣợc bản sắc

riêng của giới mình đƣợc xem là vô cùng quan trọng. Bản sắc giới đƣợc tạo nên từ

nhiều nhân tố khác nhau: cá nhân, tập thể, sinh học và xã hội. Bản sắc giới đƣợc

2

hình thành trong đời sống hàng ngày, đó là cách hành động nhƣ một bé trai hay gái.

Thông qua xã hội hoá, nam tính hay nữ tính đƣợc hình thành trên cơ sở những kỳ

vọng của các nhóm xã hội, hay một nền văn hoá dành về cách xử sự đƣợc dùng làm

chuẩn cho hành vi của nam giới hoặc phụ nữ.

Việt Nam có 54 dân tộc anh em cùng chung sống, mỗi dân tộc có đặc thù văn

hóa với các giá trị xã hội riêng. Tuy khác nhau về ngôn ngữ, văn hóa nhƣng xét theo

khía cạnh giới, hầu hết các dân tộc ở Việt Nam đều theo chế độ phụ hệ với hệ thống

luật tục mang đậm tính “trọng nam”. Theo đánh giá của các nhà nghiên cứu, trên

bình diện cả nƣớc, vị thế và vai trò của ngƣời phụ nữ trong gia đình và ngoài xã hội

đã đƣợc cải thiện tƣơng đối so với trƣớc đây, tuy nhiên khi phân chia theo vùng

miền, tỷ lệ này xuất hiện chủ yếu ở thành thị, còn ở khu vực nông thôn, vùng sâu

vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) sinh sống, tình trạng thấp kém của

phụ nữ vẫn còn tồn tại khá phổ biến và ở mức độ cao. Nghèo đói cùng với những

quy tắc văn hóa, hủ tục và những dấu ấn của các yếu tố lịch sử, xã hội cổ truyền vẫn

là gánh nặng đối với phụ nữ và trẻ em gái DTTS. Các nghiên cứu về giới đã chỉ ra

những mâu thuẫn lớn trong sự phân công lao động, trong mối quan hệ giới, trong

tập quán, lối sống của gia đình,… Một con đƣờng để hiểu nguồn gốc của những

khác biệt giới là xã hội hoá giới, tức việc học hỏi và rèn luyện các giá trị, chuẩn

mực và vai trò giới của nhóm, cộng đồng và xã hội mà cá nhân là thành viên. Cách

tiếp cận này phân biệt cơ thể sinh học mà trẻ em có khi sinh ra và hành vi văn hoá

xã hội mà các em phát triển trong quá trình lớn lên. Thông qua việc tiếp xúc với các

tác nhân xã hội hoá thứ cấp và sơ cấp, trẻ em dần xác định đƣợc bản sắc giới của

mình, nhập tâm những chuẩn mực và kỳ vọng xã hội tƣơng ứng với giới mình. Đây

là quá trình cá nhân học cách trở thành ngƣời có nam tính hoặc nữ tính về ngoại

hình, giá trị và hành vi. Xã hội hoá giới bao gồm các thông điệp ngầm ẩn trong cách

mà ngƣời lớn tƣơng tác với nhau và với trẻ em, qua quần áo, sách vở, đồ chơi trẻ

em v.v.. và trẻ em cũng xã hội hoá nhau một cách rõ ràng và tinh tế nhƣ thế. Trong

các gia đình DTTS thuộc nhóm phụ hệ, tính gia trƣởng đƣợc xem là giá trị, là nhân

tố quyết định đến mối quan hệ giới trong gia đình, trẻ em đƣợc dạy bảo rằng: con

trai sẽ là ngƣời cai quản gia đình, còn con gái sẽ là ngƣời phục vụ trong gia đình.

3

Trong gia đình mẫu hệ, phụ nữ là chủ, quyết định mọi việc trong gia đình, tuy nhiên

phụ nữ vẫn phải lao động cực nhọc hơn so với nam giới, vẫn phải phục vụ gia đình.

Thực tế các nghiên cứu giới xem xét gia đình với tƣ cách là chủ thể của quá trình xã

hội hóa trong cộng đồng DTTS không nhiều, do đó nghiên cứu về quá trình xã hội

hóa vai trò giới ở trẻ em trong các gia đình DTTS có ý nghĩa thiết thực cả về lý luận

và thực tiễn, góp phần vào việc nghiên cứu chủ đề mà hiện nay ít ngƣời nghiên cứu,

nhằm phát triển bền vững các lĩnh vực của đời sống xã hội và đặc biệt là của nhóm

DTTS. Xuất phát từ những lý do trên, tác giả lựa chọn đề tài “Xã hội hóa vai trò

giới ở trẻ em trong gia đình dân tộc Ê Đê và Mông hiện nay” làm đề tài nghiên

cứu cho luận án.

Tác giả lựa chọn nghiên cứu xã hội hóa vai trò giới ở hai dân tộc Ê Đê và

Mông xuất phát từ lý do sau:

- Thứ nhất, các nghiên cứu về xã hội hóa giới trong cộng đồng DTTS hiện nay

chƣa có nhiều, nghiên cứu này đóng góp cả về mặt lý luận và thực tiễn.

- Thứ hai, dân tộc Mông là DTTS khá đông ngƣời tại Việt Nam (với tổng dân

số là 1.251.040 ngƣời, đứng thứ 7 trên tổng số DTTS cả nƣớc) [120], có những đặc

trƣng văn hóa đặc sắc ở khu vực phía Bắc. Dân tộc Mông thuộc nhóm dân tộc có

quy mô hộ gia đình cao nhất trong tất cả các DTTS - trung bình có đến 5,6 thành

viên/hộ cùng sinh sống [120]. Bên cạnh đó, dân tộc Mông nằm trong nhóm có thu

nhập thấp nhất cả nƣớc (thu nhập bình quân đầu ngƣời dƣới 632.000

đồng/ngƣời/tháng); đời sống kinh tế khó khăn, với tỷ lệ hộ nghèo chiếm khoảng

43%, là 1 trong 2 dân tộc có tỷ lệ nghèo đa chiều cao hơn 80% [120]. Xét về khía

cạnh tổ chức đời sống xã hội, xã hội truyền thống của ngƣời Mông có cấu trúc khá

thống nhất, đó là xã hội phụ quyền rất mạnh với sự đề cao vai trò, quyền lợi cũng

nhƣ trách nhiệm của ngƣời đàn ông. Cấu trúc xã hội ấy đƣợc xây dựng trên cơ sở

của tế bào xã hội đó là gia đình. Ngƣời đảm đƣơng vị trí “chủ nhà” luôn là ngƣời

bố, khi ngƣời bố không còn, quyền chủ nhà đƣợc trao cho con trai lớn. Trong khi

ngƣời đàn ông có quyền quyết định mọi công việc đối nội - đối ngoại trong gia đình

và luôn đƣợc coi trọng, thì phụ nữ hầu nhƣ không có quyền quyết định bất cứ công

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!