Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

(Luận Án Tiến Sĩ) Vốn Xã Hội Trong Lễ Hội Đền Và, Thị Xã Sơn Tây, Thành Phố Hà Nội.pdf
PREMIUM
Số trang
203
Kích thước
3.3 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1145

(Luận Án Tiến Sĩ) Vốn Xã Hội Trong Lễ Hội Đền Và, Thị Xã Sơn Tây, Thành Phố Hà Nội.pdf

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI

NGUYỄN THÙY LINH

VỐN XÃ HỘI TRONG LỄ HỘI ĐỀN VÀ,

THỊ XÃ SƠN TÂY, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HÓA HỌC

HÀ NỘI - 2022

BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI

NGUYỄN THÙY LINH

VỐN XÃ HỘI TRONG LỄ HỘI ĐỀN VÀ,

THỊ XÃ SƠN TÂY, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Chuyên ngành: Văn hóa học

Mã số: 9229040

LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HÓA HỌC

Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Bùi Hoài Sơn

2. PGS.TS. Dương Văn Sáu

HÀ NỘI - 2022

LỜI CAM ĐOAN

Tác giả xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân dưới sự hướng dẫn

khoa học của PGS.TS. Bùi Hoài Sơn và PGS.TS. Dương Văn Sáu. Các kết quả nghiên cứu

và các kết luận trong luận án là trung thực, không sao chép từ bất kỳ một nguồn nào và

dưới bất kỳ hình thức nào. Việc tham khảo các tài liệu đã được trích dẫn và ghi nguồn

theo đúng quy định. Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về lời cam đoan này.

Tác giả luận án

Nguyễn Thùy Linh

1

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN

DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT .................................................................................. 2

DANH MỤC BẢNG, SƠ ĐỒ ............................................................................................ 3

MỞ ĐẦU ............................................................................................................................ 4

Chương 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KHÁI

QUÁT VỀ LỄ HỘI ĐỀN VÀ ......................................................................................... 12

1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu ............................................................................... 12

1.2. Cơ sở lý luận ......................................................................................................... 29

1.3. Khái quát về lễ hội Đền Và ................................................................................... 41

Tiểu kết......................................................................................................................... 52

Chương 2: VỐN XÃ HỘI DƯỚI GÓC ĐỘ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC TRONG LỄ

HỘI ĐỀN VÀ .................................................................................................................. 53

2.1. Quản lý tín ngưỡng và củng cố hệ tư tưởng chính trị ........................................... 53

2.2. Chính thống hoá vai trò tổ chức và mở rộng quan hệ xã hội ................................ 60

2.3. “Sáng tạo truyền thống” và phân công xã hội....................................................... 69

Tiểu kết......................................................................................................................... 80

Chương 3: VỐN XÃ HỘI DƯỚI GÓC ĐỘ CỘNG ĐỒNG TRONG LỄ HỘI ĐỀN VÀ81

3.1. Vốn xã hội trong lễ hội Đền Và nhìn từ phương diện kinh tế .............................. 81

3.2. Vốn xã hội trong lễ hội Đền Và nhìn từ phương diện văn hoá ............................. 86

3.3. Vốn xã hội trong lễ hội Đền Và nhìn từ phương diện biểu tượng ...................... 107

Tiểu kết....................................................................................................................... 113

Chương 4: MỘT SỐ VẤN ĐỀ BÀN LUẬN VỀ VỐN XÃ HỘI TRONG LỄ HỘI

ĐỀN VÀ ................................................................................................................115

4.1. Tam giác quan hệ Nhà nước, cộng đồng và vốn xã hội ...................................... 115

4.2. Những xu hướng biến đổi của vốn xã hội trong lễ hội Đền Và hiện nay ........... 134

Tiểu kết....................................................................................................................... 146

KẾT LUẬN .................................................................................................................... 147

DANH MỤC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN

QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN .................................................................................. 151

TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................. 152

PHỤ LỤC ....................................................................................................................... 165

2

DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT

Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ

BTC Ban tổ chức

MTTQ Mặt trận Tổ quốc

NCS Nghiên cứu sinh

Nxb Nhà xuất bản

PGS Phó Giáo sư

TDP Tổ dân phố

Tr Trang

TS Tiến sĩ

UBND Ủy ban nhân dân

VXH Vốn xã hội

3

DANH MỤC BẢNG, SƠ ĐỒ

Bảng 1.1. Diễn trình lễ hội Đền Và hội chính và hội lệ ................................................... 49

Bảng 2.1. Đơn vị hành chính thực tế và trong truyền thuyết ........................................... 59

Bảng 2.2. Di tích gắn với truyền thuyết tại Sơn Tây ........................................................ 59

Bảng 2.3. Đơn vị hành chính trên giấy tờ và tên gọi gốc của các làng ............................ 76

Bảng 2.4. Truyền thuyết gắn với các làng xung quanh Đền Và....................................... 76

Bảng 3.1. Các đình thờ vọng Đức Thánh Tản .................................................................. 94

Bảng 3.2. Không gian tổ chức lễ hội tại Đền Và .............................................................. 94

Bảng 3.3. Hệ thống biểu tượng trong lễ hội Đền Và ...................................................... 108

Bảng 4.1. Phân công nhiệm vụ tổ chức lễ hội Đền Và tháng Giêng năm 2017 ............. 118

Bảng 4.2. So sánh gian thờ Mẫu và gian thờ Đức Thánh Tản ở Đền Và ....................... 139

Bảng 4.3. So sánh lễ vật thờ cúng ở ban thờ cô Chín và ban thờ Đức Thánh Tản ........ 140

Bảng 4.4. So sánh gian thờ Mẫu và gian thờ Đức Thánh Tản ....................................... 142

Sơ đồ 3.1. Từ không gian vật chất đến không gian thiêng ............................................... 91

Sơ đồ 4.1: Mô hình tác động của định chế xã hội đến tín ngưỡng và lễ hội Đền Và .... 115

Sơ đồ 4.2: Khái quát sơ đồ Đền Và ................................................................................ 141

4

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

1.1. Lễ hội cổ truyền là loại hình sinh hoạt văn hóa, sản phẩm tinh thần của cộng

đồng các dân tộc Việt Nam, được hình thành và phát triển trong quá trình lịch sử dài lâu.

Theo số liệu thống kê chưa đầy đủ, Việt Nam có trên 8.000 lễ hội trải dài khắp ba miền

trong năm, đặc biệt tập trung ở miền Bắc vào thời gian Xuân Thu nhị kỳ. Trong kho tàng lễ

hội đa dạng ấy, các lễ hội gắn với tín ngưỡng dân gian là một hiện tượng văn hóa hình thành

và phát triển trong những điều kiện lịch sử, văn hóa và kinh tế lâu đời. Đây là một trong

những giá trị văn hóa phi vật thể đặc sắc trong kho tàng di sản văn hóa của nước ta cần được

bảo tồn và phát huy giá trị. Nghiên cứu về lễ hội gắn với tín ngưỡng dân gian chính là quá

trình tìm hiểu mối quan hệ mật thiết và sinh động của lễ hội và tín ngưỡng dân gian. Hơn hai

thập kỷ trở lại đây, việc thực hành tôn giáo tín ngưỡng đã trỗi dậy ở mọi miền quê, với một

sinh khí mới. Gương mặt lễ hội hiện lên trong diện mạo mới với những lễ nghi, trò diễn,

nghi thức gắn với tín ngưỡng. Trong bức tranh chung về sự “trỗi dậy” mạnh mẽ đó, quy mô

các lễ hội cũng trở nên lớn hơn, sự tham gia của Nhà nước và cộng đồng cũng có những

biến đổi nhất định. Không chỉ là không gian sinh hoạt tín ngưỡng của “người làng ta”, lễ hội

giờ đây còn là không gian để củng cố quyền lực của bộ máy chính quyền, thiết lập các mối

quan hệ xã hội, đẩy mạnh hoạt động kinh doanh buôn bán cũng như đáp ứng những nhu cầu

của cá nhân và các nhóm khác nhau. Những điều này gợi cho chúng ta rất nhiều suy nghĩ về

bản chất của lễ hội hiện nay: lễ hội có phải chỉ đơn thuần là một sinh hoạt văn hóa thông

thường hay là cơ hội để liên kết các mối quan hệ xã hội? Những thành viên trong cộng đồng

đến với nhau liệu có phải chỉ vì nhu cầu tìm đến sự cộng cảm, vì niềm tin tín ngưỡng hay

còn vì vấn đề lợi ích kinh tế, lợi ích của bản thân? Bối cảnh xã hội nào đã tác động làm đa

dạng hóa bản chất của các mối quan hệ đó? Và các mối quan hệ này giúp gì cho họ? Như

vậy, lý do đầu tiên và cũng là quan trọng nhất khiến NCS lựa chọn đề tài này để nghiên cứu

là do tính vấn đề của đối tượng nghiên cứu: việc tham gia vào tổ chức lễ hội giúp Nhà nước

và cộng đồng nhận được những lợi ích như thế nào?

1.2. Lễ hội Đền Và, thị xã Sơn Tây, thành phố Hà Nội đã được tiếp cận dưới nhiều

khía cạnh khác nhau, trong đó các nghiên cứu chủ yếu tiếp cận ở các góc độ văn học và

văn hóa học… Các cách tiếp cận này đem đến những thành tựu to lớn trong nghiên cứu về

lễ hội Đền Và như: cung cấp một cái nhìn tổng quan về sự hình thành, phát triển của tín

ngưỡng thờ Đức Thánh Tản cũng như các yếu tố không gian, thời gian và diễn trình nghi

lễ, lễ hội Đền Và. Tuy nhiên, hạn chế dễ nhận thấy trong khi tổng quan tư liệu về lễ hội

Đền Và là các nguồn tài liệu thường chỉ tập trung nghiên cứu về bản thân lễ hội này như

thời gian, không gian, diễn trình cũng như nhiệm vụ của các thành viên trong tổ chức lễ

5

hội mà dường như ít quan tâm đến việc nghiên cứu cơ sở hình thành, biểu hiện cũng như

lợi ích từ VXH trong thực hành tín ngưỡng và tổ chức lễ hội Đền Và. Đây là một vấn đề

cần tìm hiểu của các nhà nghiên cứu. Đề tài: “Vốn xã hội trong lễ hội Đền Và, thị xã Sơn

Tây, thành phố Hà Nội” chính là một cách để nghiên cứu về cách thức tạo lập cũng như sử

dụng VXH của Nhà nước và cộng đồng.

1.3. Trong khoảng hai thập niên trở lại đây, VXH trở thành một đề tài thu hút sự

quan tâm của rất nhiều học giả trên thế giới và trong nước. Mặc dù có chậm hơn so với các

quốc gia khác trong việc tiếp cận khái niệm và khung lý thuyết này, song tính đến nay, ở

Việt Nam đã có khoảng vài chục nghiên cứu về VXH bao gồm các bài viết đăng trên các tạp

chí, sách, báo và luận án. Các công trình nghiên cứu đã đưa ra cách tiếp cận khác nhau về

VXH như chức năng, vai trò của VXH trên phương diện chính sách, vai trò của VXH với

việc kiểm soát xã hội hay giáo dục trong gia đình và cộng đồng... Mỗi một góc nhìn khác

nhau sẽ cho thấy những diện mạo riêng của VXH. Bởi bản chất của tín ngưỡng và lễ hội là

được hình thành từ trong xã hội nông nghiệp cổ truyền và duy trì đến xã hội hiện đại với

những khác biệt về thể chế chính trị, nhóm đoàn thể của Nhà nước cũng như tổ chức cộng

đồng nên nếu phân tích VXH trong một sinh hoạt tín ngưỡng dân gian, cụ thể là lễ hội Đền

Và thì chúng ta có thể phân tích về phương thức tạo lập, vai trò cũng như lợi ích của Nhà

nước và cộng đồng trong mối liên hệ với VXH. Đặc biệt, “sáng tạo truyền thống” là một vấn

đề cốt yếu cho thấy vai trò chủ động của Nhà nước và cộng đồng trong tạo lập và sử dụng

VXH. Chính vì vậy, đặt Nhà nước và cộng đồng trong hai bối cảnh xã hội đó để phân tích

phương thức tạo lập cũng như những nguồn lợi mà hai nhóm này có được từ việc tham gia

vào sinh hoạt tín ngưỡng cũng như tổ chức và quản lý lễ hội Đền Và chính là cách tiếp cận

được xem như một hướng đi có ý nghĩa lý luận cũng như thực tiễn cao.

Với những lý do trên, NCS chọn “Vốn xã hội trong lễ hội Đền Và, thị xã Sơn Tây,

thành phố Hà Nội” làm đề tài luận án.

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

2.1. Mục đích nghiên cứu

Thực hiện đề tài nghiên cứu, luận án nhằm đạt được những mục đích: làm rõ cơ

sở hình thành, biểu hiện và lợi ích của vốn xã hội trong lễ hội Đền Và từ quá khứ đến

hiện tại.

2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

Từ mục đích nghiên cứu trên, luận án đặt ra các nhiệm vụ nghiên cứu như sau:

Thứ nhất: hệ thống và phân tích khái niệm “vốn xã hội” và các khái niệm có liên

quan, mô tả dân tộc học về thời gian, không gian, diễn trình lễ hội cũng như sự hình

thành và các lớp ý nghĩa văn hóa của hình tượng Đức Thánh Tản.

6

Thứ hai: phân tích và lý giải các đặc trưng nổi bật của VXH của Nhà nước và

cộng đồng (cơ sở hình thành, biểu hiện và lợi ích). Đây là cơ sở cho việc lý giải vì sao

tín ngưỡng và lễ hội là môi trường giúp cho các thành viên của Nhà nước và cộng đồng

tạo lập và sử dụng VXH.

Thứ ba: nhận diện và phân tích một số vấn đề đặt ra từ VXH trong lễ hội Đền Và

của Nhà nước và cộng đồng cũng như xu hướng biến đổi và phát triển của VXH trong lễ

hội Đền Và trong tương lai.

3. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu

3.1. Câu hỏi nghiên cứu

Với những mục đích nghiên cứu trên, luận án đặt ra ba câu hỏi nghiên cứu chính là:

Thứ nhất, thông qua tín ngưỡng và lễ hội, VXH dưới góc độ Nhà nước đã được

hình thành, biểu hiện và đem lại những lợi ích như thế nào?

Thứ hai, thông qua tín ngưỡng và lễ hội, VXH dưới góc độ cộng đồng đã được

hình thành, biểu hiện và đem lại những lợi ích như thế nào?

Thứ ba, mối quan hệ hai chiều giữa Nhà nước và cộng đồng trong việc tạo lập và

sử dụng nguồn VXH là gì? Xu hướng vận động và biến đổi của VXH trong lễ hội Đền

Và hiện nay là gì?

3.2. Giả thuyết nghiên cứu

Để trả lời cho ba câu hỏi nghiên cứu trên, luận án đưa ra ba giả thuyết sau:

Giả thuyết thứ nhất: VXH đã được hình thành, biểu hiện và đem lại lợi ích thông

qua quá trình Nhà nước quản lý tín ngưỡng và củng cố hệ tư tưởng chính trị. Sự lan toả

giá trị xã hội của hình tượng Đức Thánh Tản vừa là sự vận động tư thân nhưng đa số là

do những tác động của yếu tố chính trị khi tuyển chọn những giá trị phù hợp với lợi ích

quốc gia rồi phổ biến chúng khắp đời sống cộng đồng. Cũng từ đó, Nhà nước có thể

chính thống hoá vai trò tổ chức, mở rộng mối quan hệ xã hội, thực hiện được quá trình

“sáng tạo truyền thống cũng như đảm bảo tốt sự phân công xã hội.

Giả thuyết thứ hai: VXH được hình thành, biểu hiện và lợi ích của VXH từ của

cộng đồng trên ba phương diện: kinh tế, văn hoá và biểu tượng. Trên phương diện kinh

tế, loại hình kinh tế nông nghiệp xứ Đoài đã hình thành tín ngưỡng và lễ hội và chính

quá trình địa danh hoá Đức Thánh Tản đã tạo tiền đề địa danh hoá sản phẩm đặc trưng.

Trên phương diện văn hoá, quá trình hình thành tín ngưỡng, thiêng hoá nhân vật phụng

thờ, gìn giữ niềm tin tín ngưỡng, “sáng tạo truyền thống” cũng như tâm lý và ý thức

cộng đồng cho thấy biểu hiện rõ nét của vốn xã hội dưới góc độ cộng đồng. Bên cạnh đó,

biểu tượng Đức Thánh Tản cũng các nghi thức biểu đạt đã quy định hành vi và có vai trò

cố kết cộng đồng sâu sắc.

7

Giả thuyết thứ 3: mối quan hệ giữa Nhà nước, cộng đồng và VXH được biểu hiện

trên nhiều phương diện như: định chế xã hội, phân công xã hội, “sáng tạo truyền thống”,

cái thiêng và biểu tượng hoá. Trong bối cảnh hiện nay, VXH đang có những xu hướng

biến đổi như: quyền lực hoá VXH, kinh tế hoá VXH, văn hoá hoá VXH. Đặc biệt trong

bối cảnh đương đại, VXH của lễ hội Đền Và đã tạo nên được những sức mạnh nhất định.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1. Đối tượng nghiên cứu

Vì nghiên cứu vấn đề “VXH của Nhà nước và cộng đồng” nên đối tượng nghiên

cứu của luận án là niềm tin và chuẩn mực xã hội, quan hệ xã hội và lợi ích xã hội của

Nhà nước và cộng đồng trong lễ hội Đền Và. Đối tượng khảo sát chính của luận án là

lễ hội Đền Và 1 năm 2 lần. Do phạm vi của luận án nên mới chỉ dừng lại ở lễ hội Đền

Và mà chưa có sự so sánh cũng như đối chiếu với các lễ hội khác.

4.2. Phạm vi nghiên cứu

Về nội dung: luận án tập trung nghiên cứu về sự hình thành VXH của Nhà nước

và cộng đồng. Từ sự hình thành này, Nhà nước và cộng đồng sẽ có những biểu hiện và

đem lại lợi ích cho các thành viên của mình.

Về không gian: luận án nghiên cứu lễ hội Đền Và tại thị xã Sơn Tây, thành phố

Hà Nội. Không gian ở đây rất tập trung vì đó là không gian thực hành nghi lễ và tổ chức

lễ hội, cho nên việc điều tra trở nên thuận lợi hơn.

Về thời gian: do số tư liệu còn lại khá ít ỏi nên luận án chủ yếu đi vào quá trình

tạo lập VXH và lợi ích của VXH từ khoảng hai mươi năm trở lại đây, khi lễ hội Đền Và

được khôi phục trở lại và trở thành lễ hội cấp vùng (năm 1999).

5. Phương pháp nghiên cứu của luận án

5.1. Từ góc độ phương pháp luận, NCS sử dụng cách tiếp cận liên ngành văn hoá

học, trong đó có sự kết hợp của các cách tiếp cận xã hội học và nhân học. Với cách tiếp cận xã

hội học, NCS coi “thực hành tín ngưỡng và tổ chức lễ hội Đền Và là sự tổng hoà các mối quan

hệ và lợi ích xã hội”, quan hệ giữa cộng đồng với cộng đồng, quan hệ giữa Nhà nước với cộng

đồng, quan hệ giữa các cấp chính quyền trong tạo lập và duy trì VXH, lợi ích của Nhà nước

và cộng đồng thông qua việc tổ chức lễ hội… Bên cạnh đó, cách tiếp cận nhân học giúp

luận án có cái nhìn sâu hơn về “quan điểm của người trong cuộc”, quan điểm của những

thành viên trong bộ máy quản lý Nhà nước và cộng đồng trong lễ hội, đồng thời hiểu sâu

hơn những tâm tư, tình cảm, niềm tin, sự tương hỗ lẫn nhau cũng như những xung đột giữa

các thành viên trong lễ hội.

5.2. Ở cấp độ phương pháp tiến hành cụ thể, luận án đã sử dụng hai hệ phương

pháp chính:

8

Thứ nhất: tập hợp và nghiên cứu những tài liệu thứ cấp bao gồm những tư liệu,

tài liệu, sách báo, tạp chí, các công trình nghiên cứu đã được in ấn, xuất bản và đang

được lưu trữ tại các thư viện. Những tư liệu này giúp luận án có một cái nhìn tổng thể về

lễ hội Đền Và; về VXH trên nhiều khía cạnh khác nhau; từ đó NCS tiến hành điền dã,

lập ra hệ thống câu hỏi phỏng vấn, lựa chọn đối tượng để phỏng vấn. Có thể nói, nguồn

tư liệu thứ cấp này có vai trò không kém phần quan trọng, đã giúp luận án kế thừa và vận

dụng những kết quả các công trình của các thế hệ đi trước, từ đó tìm ra những luận điểm

mới, cách tiếp cận mới và phát triển nó trong luận án của mình.

Thứ hai: quan sát tham dự và phỏng vấn sâu. Đây là những phương pháp quan

trọng của ngành dân tộc học/nhân học. Sử dụng phương pháp này giúp NCS thâm nhập

sâu vào lễ hội, vào các mối quan hệ giữa các thành viên trong lễ hội, hiểu sâu hơn bản

chất của nó.

Tuy nhiên, ban đầu NCS đã gặp rất nhiều khó khăn vì lễ hội Đền Và có sự tham

gia của rất nhiều cộng đồng làng và mỗi cộng đồng làng lại có những quan hệ tình cảm,

quan hệ lợi ích cũng như những trạng thái tâm lý, ý thức về “làng mình” hơi độc lập.

Chính vì vậy, nó rất dễ dẫn đến sự chủ quan trong nghiên cứu và ảnh hưởng đến tính xác

thực của luận án. Để khắc phục điều này, NCS đã phải đi đi lại lại lễ hội trong nhiều năm,

từ năm 2017 đến năm 2019, cả lễ hội tháng Giêng và lễ hội tháng Chín. Đồng thời NCS

cũng phải sang bên đền Ngự Dội ở Vĩnh Phúc để tìm hiểu về cộng đồng làng khá biệt lập

và cách biệt so với các cộng đồng còn lại xung quanh địa vực Đền Và. Việc xuất hiện

nhiều lần, tại nhiều thời điểm khác nhau trong lễ hội đã giúp NCS nhận ra những câu

chuyện, những quan hệ ẩn sau cái gọi là tham dự của Nhà nước, cộng đồng và điều quan

trọng nhất, NCS có thể hiểu được phương phức, biểu hiện cũng như lợi ích từ VXH của

Nhà nước và cộng đồng nhận được từ việc tạo lập những quan hệ xã hội đó.

+ Quan sát tham dự: NCS đã tham dự và quan sát một số hoạt động tín ngưỡng

tại lễ hội Đền Và; tham dự và quan sát mối quan hệ của các thành viên trong Nhà nước

và cộng đồng khi tổ chức lễ hội; tham dự và quan sát như một thành viên của cộng đồng

vào lễ rước, vào bữa cỗ hay công tác chuẩn bị tham dự lễ hội tại gia đình của các thành

viên trong cộng đồng; tham sự và quan sát cách họ thu dọn và kết thúc lễ hội như thế nào.

+ Phỏng vấn sâu: về cơ bản có thể hình dung, lễ hội Đền Và có sự tham gia của

Nhà nước và cộng đồng. Chính vì vậy, luận án cần phỏng vấn sâu cả hai đối tượng trên

để có thể hiểu được những mối quan hệ xã hội, cách thức họ tạo lập quan hệ xã hội cũng

như những lợi ích mà họ nhận được. Danh sách đối tượng được phỏng vấn tại phần phụ

lục luận án. Tại địa bàn nghiên cứu, thông qua các đợt điền dã, cùng với việc quan sát

tham dự, công việc chính của NCS là tiếp xúc, phỏng vấn, trò chuyện với cán bộ, người

9

dân địa phương thuộc các nhóm tuổi, giới tính, trình độ, nghề nghiệp khác nhau. Đối với

từng nhóm đối tượng phỏng vấn, NCS đều có sự chuẩn bị các câu hỏi cơ bản để gợi mở

các vấn đề nghiên cứu. Phần lớn đối tượng được phỏng vấn đều rất nhiệt tình và hiếu

khách, họ sẵn sàng chia sẻ thông tin và bày tỏ quan điểm với những vấn đề mà NCS

đang tìm hiểu. Với mục đích đa dạng hóa nguồn thông tin, NCS đã lựa chọn phỏng vấn

sâu và thảo luận nhóm với nhiều nhóm đối tượng khác nhau:

* Cán bộ quản lý địa phương: NCS lựa chọn phỏng vấn đại diện chính quyền thị

xã/phường/tổ dân phố, cán bộ một số ban ngành đoàn thể như Ủy ban Mặt trận Tổ quốc,

Đoàn thanh niên, hội phụ nữ; cán bộ làm công tác quản lý văn hóa ở trung ương, thành

phố và địa phương. Đây là nhóm đối tượng giúp NCS thấy được quan điểm của họ trong

việc quản lý, tổ chức lễ hội cũng như phân bổ nguồn ngân sách trong lễ hội. Đồng thời,

NCS cũng quan tâm đến các thông tin về sự phối hợp giữa họ và cộng đồng trong việc

thực hiện nhiệm vụ trong lễ hội.

* Cộng đồng: cộng đồng trong nhóm phỏng vấn này rất đa dạng, bao gồm các thành

viên trong ban quản lý di tích, trông coi Đền Và trong lễ hội cũng như trong những ngày

thường, người tham gia nghi lễ của lễ hội như các cụ trong đội tế, đội rước kiệu và người dân

hành lễ, nghênh Thánh, chui kiệu… để tìm hiểu mục đích của họ khi tham gia; tâm lý, cách

hành vi ứng xử cũng như lợi ích mà họ nhận được khi đến với lễ hội. Phần lớn thời gian lưu

trú tại Sơn Tây, NCS ở nhà hai người dân thuộc làng Phù Sa và Vân Gia. Người làng Phù Sa

mà NCS ở vốn làm công chức nhà nước nhưng đã về hưu và làm việc trong Hội phụ nữ, bà

tham gia vào lễ rước kiệu quả của làng Phù Sa lên Đền Và. Người ở làng Vân Gia làm công

việc tự do và vào lễ hội nào bà cũng tham dự từ sáng sớm. Bà cũng là người kết nối và giới

thiệu NCS đến những người khác trong làng mình cũng như cung cấp và hỗ trợ cho NCS các

thông tin phục vụ cho đề tài nghiên cứu của mình. Cũng thông qua sự sắp xếp và tạo điều kiện

của hai người này, NCS có nhiều cuộc trao đổi, phỏng vấn nhóm. Chẳng hạn, phỏng vấn

nhóm đối tượng thanh niên làng Vân Gia và Phù Sa trong lễ rước kiệu Văn và kiệu Lồng Mũ,

phỏng vấn nhóm phụ nữ trong lễ rước kiệu Quả lên Đền Và của làng Phù Sa, phỏng vấn nhóm

phục vụ ăn uống trong bữa cỗ hưởng lộc Thánh của làng Phù Sa và làng Duy Bình. Đây là

phương pháp hiệu quả giúp NCS có được những thông tin đa chiều, đồng thời kiểm chứng

được một số thông tin đã được cung cấp trước hoặc sau đó. Cũng cần phải nói rằng, với một

đề tài quan tâm nhiều đến thái độ, tình cảm, suy nghĩ, quan niệm … của chủ thể văn hóa về

quan hệ xã hội và VXH của họ thì luận án này coi trọng hơn các phương pháp nghiên cứu

định tính. Chính vì vậy, phỏng vấn sâu là phương pháp quan trọng nhất của luận án.

10

6. Đóng góp mới về khoa học của luận án

Luận án làm rõ cơ sở hình thành VXH và biểu hiện VXH của Nhà nước và cộng

đồng trong lễ hội Đền Và cũng như những lợi ích mà họ nhận được. Quá trình này gắn

với sự tham gia của các bên liên quan và các động thái kinh tế, chính trị, văn hóa và xã

hội khác nhau của mỗi bên. Đây là luận án đầu tiên nghiên cứu chuyên sâu và hệ thống

về các mối quan hệ xã hội trong lễ hội, cung cấp một cái nhìn tổng quan về Nhà nước và

cộng đồng trên nhiều phương diện, từ sự hình thành, mở rộng tín ngưỡng cho đến sự

củng cố hệ tư tưởng và ra đời của lễ hội, từ cơ cấu tổ chức, hoạt động nghi lễ, đặc trưng,

các quan hệ xã hội và việc tạo lập VXH giữa các thành viên…

Luận án bổ sung thêm một cách tiếp cận về lễ hội, đó là cách tiếp cận trên phương

diện Nhà nước và cộng đồng trong lễ hội Đền Và bên cạnh cách tiếp cận quen thuộc từ

trước đến nay ta vẫn thường thấy là tập trung nghiên cứu bản thân lễ hội với cấu trúc thời

gian, không gian, diễn trình cũng như những giá trị của lễ hội.

Trong bối cảnh phần lớn những nghiên cứu về VXH ở Việt Nam được tiếp cận từ

góc độ kinh tế học, chính trị - xã hội thì luận án góp thêm một cách tiếp cận VXH từ góc

nhìn văn hóa. Luận án cũng phản ánh mối quan hệ và chuyển hóa lẫn nhau giữa các loại

vốn: VXH, vốn kinh tế, vốn văn hóa và vốn biểu tượng.

7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án

7.1. Ý nghĩa lý luận của luận án

Luận án được hoàn thành cung cấp những quan điểm, cách tiếp cận cập nhật,

chuyên sâu và hệ thống về sự hình thành tín ngưỡng và tổ chức lễ hội, góp phần vào

nhận diện một cách khá toàn diện về lễ hội Đền Và từ các khía cạnh thành viên tham gia.

Đặc biệt, luận án góp phần nhận diện đặc điểm VXH của các thành viên tham gia trong

lễ hội Đền Và, cách thức tạo lập và lợi ích của VXH đối với đời sống của họ.

Với những kết quả nghiên cứu, luận án góp phần khẳng định một vấn đề có ý

nghĩa lý luận: Nhà nước và cộng đồng đã tạo dựng được các mối quan hệ xã hội, nhận

được những lợi ích vật chất và tinh thần to lớn. Trong bối cảnh lễ hội truyền thống đang

có sự phục hồi, phát triển và tiếp tục khẳng định vai trò của nó trong đời sống của cá

nhân và cộng đồng, luận án cung cấp những đóng góp nhất định trong lĩnh vực nghiên

cứu học thuật về lễ hội.

7.2. Ý nghĩa thực tiễn của luận án

Từ trường hợp cụ thể về VXH trong lễ hội Đền Và, luận án góp thêm luận cứ về

tầm quan trọng của VXH của việc tạo lập VXH và lợi ích cho các bên liên quan, điều đó

có ý nghĩa thực tiễn không chỉ đối với cá nhân mà đối với cả các cộng đồng, tổ chức

trong việc đưa ra chiến lược phát triển của mình.

11

Kết quả của luận án có thể dùng làm tài liệu cho các nhà nghiên cứu về văn hóa,

lễ hội và VXH.

Kết quả của luận án cũng có thể gợi mở cho các nhà quản lý lễ hội trong những

hoạt động về lễ hội nói chung trên cả nước.

8. Cấu trúc của luận án

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án được kết cấu

thành 4 chương sau đây:

Chương 1: Tổng quan vấn đề nghiên cứu, cơ sở lý luận và khái quát về lễ hội

Đền Và

Chương 2: Vốn xã hội dưới góc độ Nhà nước trong lễ hội Đền Và

Chương 3: Vốn xã hội dưới góc độ cộng đồng trong lễ hội Đền Và

Chương 4: Một số vấn đề cần bàn luận về vốn xã hội trong lễ hội Đền Và

12

Chương 1

TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN

VÀ KHÁI QUÁT VỀ LỄ HỘI ĐỀN VÀ

1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu

1.1.1. Các công trình nghiên cứu về vốn xã hội

Trên phương diện lịch sử, Lyda Judson Hanifan (nhà xã hội học người Mỹ) được

coi là người đầu tiên đưa ra khái niệm vốn xã hội (social capital/le capital social) vào năm

1916. Ông dùng khái niệm VXH để chỉ tình thân hữu, sự thông cảm lẫn nhau, cũng như

tương tác giữa các cá nhân hay gia đình. Từ nửa sau thế kỷ XX, VXH là một trong những

thuật ngữ quan trọng và phổ biến nhất trong nghiên cứu chính trị - xã hội. Sự quan tâm

rộng rãi đối với VXH xuất phát từ vai trò quan trọng của VXH trong xây dựng và hoạch

định sự phát triển của các xã hội và cộng đồng. Vào những năm 19 0, Jane Jacobs có đề

cập lại khái niệm VXH và từ đầu những năm 1970 Bourdieu đã dùng khái niệm này trong

các nghiên cứu của ông. Đến những năm 19 0, khái niệm VXH được đưa vào từ điển

khoa học xã hội ( ukuyama). Như vậy, có thể thấy, trong thời gian gần đây, trong những

sinh hoạt khoa học và các bài viết trên các tờ báo, tạp chí trong nước có bàn nhiều về VXH

với các tác giả đến từ nhiều ngành khoa học khác nhau như kinh tế học, luật học hay xã

hội học nổi bật trên thế giới như Pierre Bourdieu, Jame Coleman cho đến Robert Putnam,

rancis ukyuama, Grootaert, Guison, Woolcock, Narayan, leur Thomése, J Appold và ở

Việt Nam như Trần Hữu Quang, Trần Hữu Dũng, Nguyễn Duy Thắng, Nguyễn Tuấn Anh,

Nguyễn Quý Thanh, Lương Văn Hy, Mai Thị Hạnh và Lê Minh Tiến. Có thể kể đến một

số công trình nổi bật trên thế giới và ở Việt Nam như sau:

Những nghiên cứu về vốn xã hội trên thế giới

Pierre Bourdieu [141] nhìn nhận nguồn VXH là một mạng lưới xã hội mà thông

qua VXH, những thành viên có thể tiếp cận trực tiếp nguồn lực kinh tế (vay nợ từ trợ giá,

tiền quà đầu tư, thị trường được bảo hộ), họ có thể gia tăng vốn văn hóa của họ thông

qua việc tiếp xúc trực tiếp với chuyên gia hay những con người tinh tế (tức biểu hiện cụ

thể của vốn văn hóa) hoặc làm việc ở những cơ quan tổ chức có quyền cấp phát bằng cấp

mà xã hội đánh giá cao (tức là vốn văn hóa đã được thể chế hóa). James Coleman [142]

nhấn mạnh đến yếu tố con người trong VXH. Theo ông, nguồn VXH có thể được hiểu là

khả năng làm việc theo nhóm của con người. Từ đó, ông đã áp dụng lý thuyết VXH

trong nghiên cứu giáo dục. Coleman đã phân biệt thành VXH trong gia đình và VXH

trong cộng đồng. Theo tác giả, VXH trong gia đình chỉ có thể có được và được tích lũy khi

các thành viên trong gia đình thực sự chia sẻ và quan tâm tới nhau. Coleman đã phân tích

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!