Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

(Luận Án Tiến Sĩ) Vấn Đề Phát Triển Con Người Ở Tỉnh Vĩnh Phúc Hiện Nay.pdf
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA
HỒ CHÍ MINH
HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN
HOÀNG THANH SƠN
VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN CON NGƯỜI
Ở TỈNH VĨNH PHÚC HIỆN NAY
Chuyên ngành: Triết học
Mã số: 9229001
LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC
Người hướng dẫn khoa học:
1. GS.TS. Hồ Sĩ Quý 2. PGS.TS. Lê Thị Thủy
HÀ NỘI - 2019
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA
HỒ CHÍ MINH
HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN
HOÀNG THANH SƠN
VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN CON NGƯỜI
Ở TỈNH VĨNH PHÚC HIỆN NAY
Chuyên ngành: Triết học
Mã số: 9229001
LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC
Người hướng dẫn khoa học:
1. GS.TS. Hồ Sĩ Quý 2. PGS.TS. Lê Thị Thủy
HÀ NỘI - 2019
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các kết quả nghiên cứu trong luận án là trung thực, có nguồn gốc
xuất xứ rõ ràng và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công
trình khoa học nào.
Tác giả luận án
Hoàng Thanh Sơn
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài .......................................................................................... 1
2. Mục đích, nhiệm vụ của luận án ............................................................................. 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án ....................................................... 3
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận án .......................................... 3
5. Đóng góp mới của luận án ...................................................................................... 4
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án ................................................................. 4
7. Kết cấu của luận án ................................................................................................. 4
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
LUẬN ÁN.......................................................................................................... 5
1. Những công trình nghiên cứu liên quan đến luận án .............................................. 6
1.1. Những công trình nghiên cứu có liên quan đến lý luận chung về PTCN ........ 6
1.2. Những công trình nghiên cứu có liên quan đến thực trạng PTCN ở Việt Nam ... 12
1.3. Những nghiên cứu có liên quan đến định hướng và giải pháp PTCN ở
Vệt Nam ................................................................................................................ 15
1.4. Những công trình nghiên cứu PTCN ở tỉnh Vĩnh Phúc ................................ 19
2. Những vấn đề luận án tiếp tục nghiên cứu ............................................................ 23
Chương 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ CON NGƯỜI VÀ PTCN................................. 26
1.1. Quan điểm triết học Mác - Lênin về con người và PTCN ................................. 26
1.1.1. Quan điểm triết học Mác – Lênin về con người ......................................... 26
1.1.2. Quan điểm triết học Mác – Lênin về PTCN ............................................... 29
1.2. Quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam về con
người và phát triển con người ................................................................................... 40
1.2.1. Quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam về
con người .............................................................................................................. 40
1.2.2. Quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam về
phát triển con người .............................................................................................. 43
1.3. Quan điểm PTCN của Chương trình phát triển LHQ ........................................ 51
1.3.1. Con người là trung tâm, PTCN là mục tiêu tối thượng của sự phát triển
kinh tế, xã hội, hướng tới sự PTCN toàn diện, bền vững ..................................... 51
1.3.2. PTCN là sự mở rộng cơ hội lựa chọn và nâng cao năng lực lựa chọn
cơ hội cho con người ............................................................................................ 54
1.3.3. Bộ công cụ HDI và các công cụ bổ sung là thước đo định lượng trình
độ PTCN ............................................................................................................... 58
1.4. Những tiêu chí đánh giá PTCN ở Vĩnh Phúc ..................................................... 62
1.4.1. Sự PTCN ở Vĩnh Phúc về mặt kinh tế và thu nhập .................................... 63
1.4.2. Sự PTCN ở tỉnh Vĩnh Phúc qua tương quan giữa các chỉ số thành phần
của bộ công cụ HDI .............................................................................................. 63
1.4.3. Sự PTCN ở Vĩnh Phúc qua hoạt động xoá đói, giảm nghèo ...................... 64
1.4.4. Sự PTCN ở Vĩnh Phúc về mặt thể lực, trí lực và văn hoá, tinh thần .......... 65
Chương 2: THÀNH TỰU VÀ VẤN ĐỀ ĐẶT RA TRONG PTCN Ở TỈNH
VĨNH PHÚC HIỆN NAY....................................................................................................68
2.1. Những nhân tố ảnh hưởng đến PTCN ở tỉnh Vĩnh Phúc ................................... 68
2.1.1. Những nhân tố khách quan ......................................................................... 68
2.1.2. Những nhân tố chủ quan ............................................................................. 71
2.2. Những thành tựu và trong PTCN ở tỉnh Vĩnh Phúc ........................................... 76
2.2.1. Thành tựu PTCN ở tỉnh Vĩnh Phúc về mặt kinh tế và thu nhập ..................... 76
2.2.2. Thành tựu PTCN ở tỉnh Vĩnh Phúc qua chỉ số HDI ................................... 79
2.2.3. Xóa đói, giảm nghèo là một trong những thành tựu nổi bật của PTCN
tỉnh Vĩnh Phúc ...................................................................................................... 83
2.2.4. Sự PTCN ở Vĩnh Phúc về mặt thể lực, trí lực và văn hoá, tinh thần .......... 91
2.2.5. Nguyên nhân của những thành tựu trong PTCN ở tỉnh Vĩnh Phúc hiện nay . 102
2.3. Những vấn đề đặt ra trong PTCN ở Vĩnh Phúc hiện nay ................................. 104
2.3.1. Sự chênh lệch về thu nhập của người dân giữa các vùng miền, giữa các
ngành kinh tế ....................................................................................................... 104
2.3.2. Kết quả giảm nghèo chưa bền vững, hiện tượng tái nghèo và nghèo đa
chiều đang có xu hướng tăng .............................................................................. 106
2.3.3. Các cơ sở y tế phân bố không đều, chất lượng y tế còn thấp, các dịch vụ y
tế cộng đồng chưa theo kịp được tính phức tạp trong phòng và chữa bệnh ........... 109
2.3.4. Chất lượng giáo dục và đào tạo, đặc biệt là đào tạo nghề còn chưa đáp
ứng được yêu cầu cho PTCN .............................................................................. 111
2.3.5. Các hoạt động văn hóa chưa đáp ứng đầy đủ nhu cầu ngày càng cao
của người dân, đời sống văn hóa tinh thần của một bộ phận người dân biến
đổi lệch lạc, xói mòn các giá trị văn hóa truyền thống, tệ nạn xã hội tăng ........ 114
2.3.6. Nguyên nhân của những vấn đề đặt ra trong PTCN ở tỉnh Vĩnh Phúc
hiện nay ............................................................................................................... 117
Chương 3: CÁC GIẢI PHÁP PTCN Ở TỈNH VĨNH PHÚC .....................................125
3.1. Nâng cao nhận thức đối với các cấp chính quyền, đoàn thể về ý nghĩa của
PTCN đối với phát triển kinh tế, xã hội .................................................................. 125
3.2. Xây dựng nền kinh tế trên cơ sở khai thác tiềm năng, thế mạnh vùng, miền,
chú trọng nâng cao đời sống nhân dân .................................................................... 127
3.2.1. Đẩy mạnh phát triển công nghiệp theo hướng phát triển công nghệ cao,
coi trọng công nghiệp phụ trợ, công nghiệp chế biến, ưu tiên bảo vệ môi trường .. 127
3.2.2. Phát triển nông nghiệp theo hướng hiện đại ............................................. 128
3.2.3. Chú trọng phát triển các ngành nghề thủ công nghiệp và kinh tế địa
phương, nâng cao thu nhập cho người dân ......................................................... 130
3.3. Tiếp tục đẩy mạnh công tác xóa đói, giảm nghèo, đảm bảo giảm nghèo bền vững . 131
3.3.1. Về thực hiện các chính sách xóa đói, giảm nghèo .................................... 131
3.3.2. Giải pháp về tuyên truyền, nhận thức đường lối chính sách của Đảng
và Nhà nước cũng như tính tự chủ trong vươn lên thoát nghèo ......................... 133
3.4. Phân bổ lại nguồn lực y tế, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, hạn chế
bất bình đẳng trong cung ứng dịch vụ và khả năng tiếp cận dịch vụ y tế của
người dân ................................................................................................................. 134
3.4.1. Phân bổ lại nguồn lực y tế cho hợp lý, tăng cường đầu tư tài chính từ
nguồn vốn ngân sách kết hợp với huy động các nguồn vốn xã hội hóa, có
chính sách thu hút bác sĩ về công tác tại các vùng khó khăn ............................. 134
3.4.2. Tiếp tục mở rộng bảo hiểm y tế cho người nghèo, cận nghèo và đồng
bào các dân tộc thiểu số ...................................................................................... 135
3.4.3. Mở rộng và đẩy mạnh hoạt động y tế dự phòng ....................................... 137
3.5. Đẩy mạnh đổi mới hoạt động giáo dục ............................................................ 138
3.5.1.Đầu tư cơ sở vật chất, mở rộng các trường học, nâng cao chất lượng dạy
học nhằm đảm bảo tính bao phủ, sự công bằng và cơ hội học tập cho mọi người .... 138
3.5.2. Nâng cao chất lượng giáo dục có ý nghĩa quyết định trong PTCN ở
góc độ trí lực ....................................................................................................... 139
3.5.3. Tiếp tục đẩy mạnh các chính sách ưu tiên giáo dục tại các vùng dân
tộc, miền núi, giảm thiểu những chi phí giáo dục cho người dân ...................... 140
3.5.4. Đẩy mạnh đào tạo nghề cho người lao động đáp ứng nhu cầu làm việc
của người dân tại các địa phương. ...................................................................... 141
3.6. Chú trọng phát triển các hoạt động văn hóa, ngăn chặn sự xuống cấp văn
hóa, nâng cao năng lực cảm thụ và sáng tạo các giá trị văn hóa cho nhân dân ...... 142
KẾT LUẬN CHUNG..........................................................................................................149
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 152
PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
STT Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ
1. CNCS Chủ nghĩa cộng sản
2. CNXH Chủ nghĩa xã hội
3. ĐBSH Đồng bằng sông Hồng
4. GDI Chỉ số phát triển giới tính
5. GDP Tổng thu nhập quốc nội
6. GEM Số đo quyền lực giới tính
7. HDI Chỉ số PTCN
8. HĐND Hội đồng nhân dân
9. HPI Chỉ số nghèo tổng hợp
10. LHQ Liên Hợp Quốc
11. MPI Chỉ số nghèo tổng hợp
12. PTCN Phát triển con người
13. TBCN Tư bản chủ nghĩa
14. UBND Ủy ban nhân dân
15. UNDP Chương trình phát triển LHQ
16. XHCN Xã hội chủ nghĩa
17. CNH, HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Con người trong mọi thời đại luôn là vấn đề chiếm vị trí trung tâm trong nghiên
cứu của nhiều nhà triết học cũng như của các học giả ngành khoa học xã hội và nhân
văn, đồng thời nó cũng là chủ đề được đặc biệt quan tâm của nhiều tổ chức quốc tế và
của chính phủ các quốc gia. Trong bối cảnh toàn cầu hoá, trước sự phát triển nhanh
chóng của cách mạng công nghệ lần thứ 4, nhân tố con người đang ngày càng giữ vị trí
quyết định cho mọi sự tăng trưởng. Vấn đề PTCN vì thế được hầu hết các quốc gia đặc
biệt quan tâm trong chiến lược và các chính sách phát triển của mình.
Trên thực tế, vấn đề PTCN trong giai đoạn hiện nay đang đối mặt với nhiều
hiện tượng cấp bách mang tính toàn cầu như tình trạng đói nghèo, nạn suy dinh
dưỡng do thiếu lương thực, bệnh dịch bệnh hiểm nghèo và tình trạng yếu kém trong
chăm sóc sức khỏe cộng đồng, nạn ô nhiễm môi trường và nguy cơ cạn kiệt tài
nguyên, giáo dục ở nhiều nước bất cập và có cả khủng hoảng, tệ tham nhũng và suy
thoái đạo đức, văn hóa v.v… Chính phủ nhiều quốc gia và các tổ chức quốc tế đang
từng ngày từng giờ tìm cách giải quyết nhằm hướng đến xây dựng một cộng đồng
thế giới lành mạnh hơn sao cho mỗi người đều có việc làm và thu nhập ổn định,
được sống trong môi trường hòa bình, an toàn và bình đẳng, được chăm sóc sức
khỏe, được học tập và được đảm bảo về đời sống tinh thần.
Ở Việt Nam, vấn đề PTCN từ rất sớm đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh và
Đảng ta đặt vào vị trí quan trọng của các cuộc cách mạng giải phóng dân tộc và xây
dựng CNXH. Đặc biệt, trong hơn 30 năm qua, bằng việc thay đổi cơ chế quản lý
kinh tế, thực hiện chính sách mở cửa hội nhập với khu vực và thế giới, đẩy mạnh sự
nghiệp CNH, HĐH đất nước vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng,
dân chủ, văn minh; công cuộc đổi mới toàn diện đã mở rộng không gian phát triển,
đời sống mọi mặt của con người ngày càng được nâng cao.
Mặc dù vậy, sự nghiệp PTCN ở nước ta hiện nay đang còn nhiều khó khăn,
phải đối mặt với nhiều vấn đề về thu nhập, về môi trường sống, về giáo dục, y tế,
văn hóa, đạo đức... Đại hội lần thứ XII của Đảng xác định PTCN toàn diện là một
trong những nhiệm vụ tổng quát phát triển đất nước trong giai đoạn 2016 -2020;
trong 6 nhiệm vụ trọng tâm thì có 4 nhiệm vụ đề cập đến vấn đề con người. Sau Đại
2
hội, các Nghị quyết Hội nghị trung ương, đặc biệt Nghị Quyết 6 và 8 khóa XII, trên
thực tế, có liên quan trực tiếp đến những vấn đề về PTCN. Nghĩa là để giải quyết
được các vấn đề kinh tế - xã hội thì PTCN phải được coi là vấn đề cần đặc biệt quan
tâm và được chú trọng giải quyết.
Là tỉnh mới được tái lập, trong hơn 30 năm đổi mới, Vĩnh Phúc đã trở thành
tỉnh tăng trưởng kinh tế nhanh, công nghiệp tương đối phát triển, đời sống vật chất
và tinh thần của nhân dân không ngừng được nâng cao, chỉ số HDI cũng được cải
thiện rất đáng kể. Tuy nhiên, bên cạnh đó, Vĩnh Phúc vẫn còn những hạn chế không
nhỏ. Đó là sự phân hoá giàu nghèo có dấu hiệu ngày càng tăng; giáo dục các cấp,
các vùng miền còn nhiều bất cập; thực trạng y tế và chăm sóc sức khỏe cộng đồng
còn chưa đạt tới trình độ kỳ vọng; đạo đức xã hội xuống cấp; những tệ nạn xã hội có
dấu hiệu ngày càng phức tạp hơn trước,... đó là những vấn đề khách quan. Về phía
chủ quan, việc coi PTCN như nhiệm vụ xuyên suốt trong các hoạt động công quyền,
thực sự đặt con người vào trung tâm của sự phát triển kinh tế - xã hội cũng chưa
phải đã được nhận thức và thực hiện thật tốt. Việc chỉ đạo và giải quyết những vấn
đề phát sinh về PTCN trong thực tiễn nhiều lúc chưa kịp thời, chưa triệt để… Tất cả
những hạn chế, yếu kém, bức xúc đó, trên thực tế tạo thành vấn đề về PTCN ở Vĩnh
Phúc - cả về mặt lý luận và cả về phương diện thực tiễn.
Với tất cả những vấn đề đặt ra đối với sự phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Vĩnh
Phúc giai đoạn hiện nay, thì PTCN, trên thực tế, là vấn đề có ý nghĩa đặc biệt quan
trọng, đóng vai trò là mục tiêu, là động lực của việc giải quyết các vấn đề về kinh
tế, chính trị, văn hóa, xã hội… Để Vĩnh Phúc đạt được kỳ vọng về sự phát triển
nhanh và bền vững cho phù hợp với yêu cầu của thời kỳ CNH, HĐH trong điều kiện
hội nhập quốc tế hiện nay, thì vấn đề PTCN ở tỉnh Vĩnh Phúc cần phải được nhận
diện chính xác, nghiên cứu đủ sâu, đánh giá đúng thực trạng, phát hiện đúng vấn đề
đặt ra và có giải pháp giải quyết đúng đắn và hợp lý.
Với luận án này, tác giả muốn góp phần vào việc nghiên cứu đó.
2. Mục đích, nhiệm vụ của luận án
2.1. Mục đích của luận án
Trên cơ sở quan điểm triết học Mác - Lênin về con người và PTCN, luận án
nghiên cứu vấn đề PTCN ở tỉnh Vĩnh phúc hiện nay, đánh giá những thành tựu, phát
3
hiện những vấn đề đặt ra từ thực trạng PTCN trên địa bàn tỉnh, từ đó đề xuất một số
giải pháp nhằm PTCN ở tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn hiện nay.
2.2. Nhiệm vụ của luận án
- Phân tích và làm rõ quan điểm của triết học Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh, quan niệm của Đảng Cộng sản Việt Nam và của UNDP về PTCN để xác định
khung lý thuyết của luận án. Trong chừng mực mà việc nghiên cứu vấn đề đặt ra,
luận án xác định những tiêu chí cơ bản để đánh giá sự PTCN, chỉ ra và phân tích
những tiền đề khách quan và chủ quan của PTCN.
- Nghiên cứu thực trạng PTCN ở tỉnh Vĩnh Phúc từ khi tái lập tỉnh đến nay,
phân tích và đánh giá những thành tựu đã đạt được và xác định những vấn đề đặt ra
cũng như nguyên nhân của những thành tựu và hạn chế đó đối với sự PTCN ở tỉnh
Vĩnh Phúc.
- Đề xuất các giải pháp nhằm PTCN ở tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn hiện nay.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án
3.1. Đối tượng nghiên cứu của luận án
Thực trạng PTCN ở tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn hiện nay.
3.2. Phạm vi nghiên cứu của luận án
- Không gian nghiên cứu là toàn bộ địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.
- Thời gian được chọn để nghiên cứu chủ yếu là từ khi Vĩnh Phúc tái lập tỉnh
năm 1997 đến nay.
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận án
4.1. Cơ sở lý luận
- Cơ sở lý luận của luận án là chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy
vật lịch sử.
- Luận án được thực hiện trên cơ sở các chỉ dẫn lý luận và phương pháp luận
về con người và PTCN của C.Mác - Ph.Ăngghen; tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí
Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam; các văn kiện, Nghị quyết của
Đảng Cộng sản Việt Nam có liên quan trực tiếp đến PTCN.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
- Phù hợp với phương pháp luận biện chứng duy vật, luận án sử dụng các
4
phương pháp như logic, lịch sử; phân tích, hệ thống hoá, quy nạp, diễn dịch, so
sánh, các phương pháp thống kê,…
- Luận án sử dụng các Báo cáo PTCN toàn cầu của UNDP từ 1990 đến nay;
các Báo cáo PTCN của Việt Nam; các báo cáo kinh tế - xã hội của tỉnh Vĩnh Phúc có
liên quan đến PTCN… với tính cách là các chỉ dẫn lý thuyết, cũng đồng thời là nguồn
số liệu thực tiễn đủ tin cậy để phân tích lý luận và đánh giá thực tiễn Vĩnh Phúc.
- Luận án chú trọng kế thừa những kết quả của các nghiên cứu lý luận và
thực tiễn có liên quan đến đề tài của các tác giả đi trước.
5. Đóng góp mới của luận án
- Luận án xác định và phân tích được thành tựu PTCN ở tỉnh Vĩnh Phúc, chỉ
ra được những nguyên nhân chủ yếu tạo nên những thành tựu đó.
- Luận án xác định được 5 vấn đề đặt ra đối với sự PTCN ở tỉnh Vĩnh Phúc
giai đoạn hiện nay.
- Luận án đề xuất được 6 giải pháp nhằm PTCN trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc
đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
- Luận án góp phần làm sáng tỏ thêm những vấn đề lý luận về PTCN.
- Luận án xác định được thực trạng con người ở tỉnh Vĩnh Phúc, chỉ ra được
5 vấn đề đặt ra từ thực tiễn đòi hỏi phải được quan tâm giải quyết .
- Luận án có thể sử dụng làm tài liệu trong giảng dạy đại học, cao đẳng và
trong các nghiên cứu chuyên đề có liên quan đến con người, PTCN và PTCN ở tỉnh
Vĩnh Phúc.
7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, tổng quan tình
hình nghiên cứu nội dung của luận án gồm 3 chương, 13 tiết.
5
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
Trong lịch sử nhân loại, vấn đề con người và PTCN đã được nghiên cứu từ
thời cổ đại theo các khía cạnh khác nhau của nhiều ngành khoa học. Đặc biệt, nó là
đề tài tranh luận gay gắt giữa các trào lưu triết học ở cả phương Đông lẫn phương
Tây. Sau Cuộc chiến tranh thế giới thứ 2, các quốc gia chạy đua phát triển kinh tế,
lấy thu nhập quốc dân và thu nhập đầu người làm thước đo cho sự tăng trưởng kinh
tế và tiến bộ của xã hội. Tuy nhiên, trong 2 thập kỷ cuối của thế kỷ XX, các quốc
gia đã nhận thức được rằng, sự phát triển kinh tế chưa hẳn đã đem lại sự tiến bộ xã
hội, và hiển nhiên chưa chắc đã thực sự phục vụ cho mục tiêu con người. Vì thế, lại
một lần nữa, con người được đặt vào vị trí trung tâm của mọi sự phát triển, vấn đề
PTCN lần đầu tiên đã được nghiên cứu một cách sâu sắc được định lượng hóa bằng
những con số cụ thể dựa trên các chỉ số đem lại đời sống ấm no, hạnh phúc cho con
người. Từ năm 1990, Chương trình Phát triển LHQ đã đưa ra chỉ số HDI, chỉ số
được xem là công cụ hữu hiệu lượng hóa trình độ PTCN.
Vấn đề con người và PTCN ở nước ta được nhiều nhà khoa học quan tâm từ
khi đất nước bước sang thời kỳ đổi mới trong xu thế hội nhập và toàn cầu hóa. Con
người và PTCN được tiếp cận trên nhiều bình diện khác nhau trong cùng một
chuyên ngành cũng như của nhiều chuyên ngành khoa học trên các tạp chí, các công
trình nghiên cứu cấp cơ sở, cấp bộ và cấp quốc gia, trong các luận văn, luận án. Ở
góc độ tổng thể, chúng ta đã xây dựng Chương trình Quốc gia về PTCN và có sự
cam kết, chỉ đạo thực hiện của Chính phủ nước Cộng hòa XHCN Việt Nam và LHQ
trong việc thực hiện các mục tiêu như xóa đói giảm nghèo, mục tiêu Thiên niên kỷ,
cải cách hành chính, thực hiện dân chủ, đẩy mạnh thực hiện nâng cao giáo dục, y
tế… cho người dân.
Có thể khẳng định rằng, vấn đề PTCN đã được nghiên cứu và luận giải trên
nhiều bình diện khác nhau cả về phương diện lý luận cũng như thực tiễn từ phía các
nhà khoa học và các tổ chức xã hội. Vì vậy, việc nghiên cứu tổng quan các công trình
nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án là vô cùng cần thiết, trước tiên giúp chúng tôi
6
có một cái nhìn tổng thể về các công trình khoa học có nội dung liên quan đến đề tài.
Quan trọng hơn, nó sẽ cho chúng tôi những cơ sở lý luận, phương pháp luận, những
luận cứ, luận chứng cho việc nghiên cứu đề tài. Đồng thời, đó cũng là cơ sở để
chúng tôi tham chiếu nội dung đề tài của mình với những công trình khoa học trước
đó, để tránh sự trùng lặp, phát huy những thành quả đã đạt được, tránh những hạn
chế mà các đề tài trước đã mắc phải. Hơn nữa, cho phép chúng tôi tập trung vào
những điểm mới cần được nghiên cứu trong đề tài.
1. Những công trình nghiên cứu liên quan đến luận án
1.1. Những công trình nghiên cứu có liên quan đến lý luận chung về PTCN
Trong cuốn Vấn đề con người và chủ nghĩa “lý luận không có con người”,
Trần Đức Thảo đã phê phán quan điểm của phái Althusser (phái “lý luận không có
con người”) cho rằng chỉ có con người cá nhân, con người giai cấp, chứ không có
con người với tư cách con người theo nghĩa cơ bản chung của loài người, không có
con người xã hội, cụ thể là phủ định bản chất xã hội của con người, phủ định vai trò
của quần chúng nhân dân trong sự nghiệp cách mạng. Trên cơ sở vạch trần những
luận điệu phản động của phái này, tác giả đã trích dẫn và làm sáng tỏ quan điểm của
Mác Bản chất con người là toàn diện những quan hệ xã hội [128, tr.35], khẳng định
“Quan điểm Mác - Lênin chân chính về con người, trong mỗi cá nhân riêng lẻ luôn
luôn thống nhất biện chứng với con người nói chung, toàn thể lịch sử giống người,
là cơ sở lý luận để tìm hiểu những giá trị quyền và nhiệm vụ của con người với tư
cách con người” [128, tr.157], nhấn mạnh con người trong tất cả tác thời đại đều là
chủ thể của lịch sử, và chí có trong CNXH và CNCS khi con người thực sự là chủ
thể thì mới giải quyết được mâu thuẫn giữa giá trị thặng dư ngày càng cao với tình
trạng khốn cùng của quần chúng ngày càng lớn.
Trong chương 1 của luận án Triết học Mác - Lênin về con người và việc xây
dựng con người Việt Nam trong thời kỳ CNH, HĐH, tác giả Vũ Thiện Vương khẳng
định: trên cơ sở tiếp thu một cách có chọn lọc và phát triển những tư tưởng hợp lý của
các nhà triết học trong lịch sử, khắc phục những hạn chế của họ, Chủ nghĩa Mác đã
đưa ra những quan điểm đúng đắn và khoa học về bản chất con người, con người
7
không chỉ là sản phẩm của những hoàn cảnh xã hội nhất định mà con người là chủ thể
“Sáng tạo ra lịch sử của chính mình, con người thể hiện ra là giá trị sản sinh ra mọi
giá trị, là thước đo của mọi giá trị” [180, tr.9], “chính con người phải nhân đạo hóa
hoàn cảnh, tạo ra “hoàn cảnh hợp tính người” để phát triển bản chất người. hoàn
thiện nhân cách” [180, tr.10]. Tác giả cũng nhấn mạnh, để giải phóng con người mà
nhân loại phải hướng tới là sự giải quyết mâu thuẫn giữa con người với tự nhiên và
con người với con người, "Giải phóng con người là đưa con người ra khỏi sự khép
kín về đẳng cấp, địa vị, về vị trí của con người trong xã hội, là sự thừa nhận bản chất
phổ biến của con người, thừa nhận bản tính loài của con người xuyên suốt sự tồn tại
hiện thực của con người; làm cho lao động và hòa bình, nhân bản, nhân đạo và bình
đẳng những thuộc tính nội tại của con người được thực hiện vững chắc ở từng con
người và cả cộng đồng xã hội" [180, tr.11]
Trong bài Vấn đề con người trong học thuyết Mác và phương hướng, giải
pháp PTCN cho sự nghiệp CNH, HĐH ở Việt Nam hiện nay [20] của Hoàng Đình
Cúc, học thuyết về con người của C.Mác đã được tác giả luận giải trên cơ sở hiện
thực cho sự tồn tại người với tư cách là thực thể sinh học - xã hội, để làm sáng tỏ mối
quan hệ giữa con người - tự nhiên - xã hội, khẳng định lao động là điều kiện quyết
định của sự hình thành con người. Tác giả cũng nhấn mạnh mối quan hệ giữa giải
phóng xã hội và giải phóng cá nhân “Con người tự giải phóng cho mình và qua đó,
giải phóng xã hội, thúc đẩy tiến bộ xã hội”[20]. Trên cơ sở luận giải về xây dựng con
người Việt Nam theo học thuyết Mác, tác giả đã phân tích và làm rõ phương hướng
và giải pháp PTCN trong sự nghiệp CNH, HĐH ở Việt Nam hiện nay.
Trong bài Học thuyết Mác về con người và giải phóng con người[133], tác
giả Đặng Hữu Toàn đã trình bày những mục tiêu cao nhất của học thuyết Mác là vì sự
nghiệp giải phóng con người, tác giả đã luận giải sâu sắc những quan điểm của Đảng
trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá là vì mục tiêu phát triển toàn diện con
người toàn diện và chính con người được phát triển toàn diện đó là chủ nhân của sự
nghiệp cách mạng đất nước trong tình hình mới. do đó, phải lấy con người làm thước
đo đánh giá mọi sự tăng trưởng kinh tế và tiến bộ xã hội ở Việt Nam trong giai đoạn