Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

(Luận Án Tiến Sĩ) Vai Trò Của Công Tác Tư Tưởng Trong Quản Lý Hoạt Động Xuất Bản Ở Việt Nam Hiện
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA
HỒ CHÍ MINH
HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN
PHẠM THỊ VUI
VAI TRÒ CỦA CÔNG TÁC TƯ TƯỞNG
TRONG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG XUẤT BẢN
Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
LUẬN ÁN TIẾN SĨ
CHUYÊN NGÀNH: CÔNG TÁC TƯ TƯỞNG
HÀ NỘI - 2020
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA
HỒ CHÍ MINH
HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN
PHẠM THỊ VUI
VAI TRÒ CỦA CÔNG TÁC TƯ TƯỞNG
TRONG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG XUẤT BẢN
Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
LUẬN ÁN TIẾN SĨ
CHUYÊN NGÀNH: CÔNG TÁC TƯ TƯỞNG
Mã số: 9 31 02 01
Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS,TS. VŨ TRỌNG LÂM
2. PGS,TS. HOÀNG QUỐC BẢO
HÀ NỘI - 2020
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan, đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Hệ thống
dữ liệu, kết quả nêu trong luận án này là trung thực và chưa từng được ai công
bố trong bất cứ công trình nghiên cứu nào khác.
Tác giả luận án
Phạm Thị Vui
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN
LUẬN ÁN 9
Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ VAI TRÕ CÔNG TÁC TƯ
TƯỞNG TRONG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG XUẤT BẢN 29
1.1. Công tác tư tưởng và vai trò của công tác tư tưởng trong đời
sống xã hội 29
1.2. Quản lý hoạt động xuất bản và vai trò của công tác tư tưởng
trong quản lý hoạt động xuất bản 42
1.3. Những yếu tố tác động đến vai trò công tác tư tưởng trong
quản lý hoạt động xuất bản 67
Chương 2: THỰC TRẠNG VAI TRÕ CÔNG TÁC TƯ TƯỞNG
TRONG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG XUẤT BẢN Ở VIỆT
NAM HIỆN NAY 77
2.1. Hệ thống công tác tư tưởng và hệ thống quản lý hoạt động
xuất bản ở Việt Nam hiện nay 77
2.2. Thực trạng quản lý hoạt động xuất bản và vai trò công tác tư
tưởng trong quản lý hoạt động xuất bản ở Việt Nam từ năm
2004 đến nay 84
Chương 3: NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA VÀ QUAN ĐIỂM, GIẢI PHÁP
PHÁT HUY VAI TRÕ CÔNG TÁC TƯ TƯỞNG TRONG
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG XUẤT BẢN Ở VIỆT NAM THỜI
GIAN TỚI 128
3.1. Những vấn đề đặt ra đối với việc phát huy vai trò công tác tư
tưởng trong quản lý hoạt động xuất bản ở Việt Nam hiện nay 128
3.2. Quan điểm về phát huy vai trò công tác tư tưởng trong quản lý
hoạt động xuất bản ở Việt Nam thời gian tới 139
3.3. Giải pháp phát huy vai trò công tác tư tưởng trong quản lý
hoạt động xuất bản ở Việt Nam trong thời gian tới 148
KẾT LUẬN 169
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC
GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 172
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 176
PHỤ LỤC 186
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CNH, HĐH : Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
CNXH : Chủ nghĩa xã hội
CT-XH : Chính trị - xã hội
KH-CN : Khoa học - công nghệ
KT-XH : Kinh tế - xã hội
Nxb : Nhà xuất bản
XHCN : Xã hội chủ nghĩa
DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1: Doanh thu lĩnh vực xuất bản trong các năm 2017, 2018
và 2019 86
Bảng 2.2: Lao động trong lĩnh vực xuất bản 87
Bảng 2.3: Đánh giá về công tác quản lý xuất bản 92
Bảng 2.4: Thực trạng của công tác tư tưởng trong quản lý hoạt động
xuất bản ở Việt Nam hiện nay 107
Bảng 2.5: Đánh giá mức độ phù hợp của các cơ chế, chính sách đối
với hoạt động xuất bản 115
Bảng 2.6: Đánh giá về xây dựng và thực thi pháp luật về xuất bản 116
Bảng 2.7: Đánh giá về hoạt động của các cơ quan ban tuyên giáo các
cấp đối với hoạt động xuất bản 121
Bảng 3.1: Những vấn đề đặt ra đối với công tác tư tưởng trong quản
lý hoạt động xuất bản hiện nay 139
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Đảng ta luôn nhận thức
rõ xuất bản là một lĩnh vực hoạt động tư tưởng sắc bén, là một bộ phận quan
trọng của nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, có nhiệm
vụ tích luỹ, lưu trữ và truyền bá các giá trị tinh thần, góp phần nâng cao dân
trí, phát triển văn hoá, bảo vệ nền tảng tư tưởng, thế giới quan, nhân sinh quan
cách mạng và khoa học; xây dựng đạo đức, lối sống và phát triển toàn diện
nhân cách con người Việt Nam; góp phần đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân
tài, hình thành xã hội học tập. Hoạt động xuất bản phải chăm lo bảo vệ, khẳng
định và phát huy các giá trị văn hoá dân tộc, đồng thời mở rộng giao lưu văn
hoá, tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại và đấu tranh không khoan nhượng với
các quan điểm sai trái, lạc hậu.
Nhận thức rõ điều đó, Đảng Cộng sản Việt Nam đã ban hành nhiều văn
bản nhằm định hướng hoạt động cho lĩnh vực xuất bản, nhất là trong giai đoạn
đất nước đang có những chuyển biến nhanh chóng về chính trị, kinh tế, xã
hội, văn hoá, giáo dục hiện nay. Có thể khẳng định, trong thời gian qua vai trò
của công tác tư tưởng trong quản lý hoạt động xuất bản tiếp tục được tăng
cường và đổi mới; đã định hướng kịp thời, cụ thể cho các cơ quan chủ quản
xuất bản và các nhà xuất bản. Hệ thống các văn bản chỉ đạo, quản lý đối với
xuất bản từng bước hoàn thiện. Việc chỉ đạo, định hướng nội dung chính trị,
tư tưởng, nhất là đối với các vấn đề quan trọng, phức tạp, nhạy cảm được
quan tâm hơn. Hiệu quả phối hợp trong chỉ đạo, quản lý hoạt động xuất bản
được nâng cao. Do đó, quản lý hoạt động xuất bản đã có nhiều chuyển biến
tích cực, giữ được định hướng chính trị, thích ứng với cơ chế thị trường, đáp
ứng tốt hơn nhu cầu đọc của nhân dân, góp phần xây dựng nền văn hoá Việt
Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Nội dung, phương thức lãnh đạo, chỉ
đạo, quản lý hoạt động xuất bản có nhiều đổi mới, kịp thời khắc phục một số
hạn chế, bất cập trong thực tiễn hoạt động xuất bản. Xuất bản đã tích cực góp
phần tuyên truyền, phổ biến chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách,
pháp luật của Nhà nước; đấu tranh, phản bác quan điểm, luận điệu sai trái của
2
các thế lực thù địch, cơ hội chính trị; thực hiện ngày càng hiệu quả chức năng
giám sát và phản biện xã hội, tích cực tham gia đấu tranh phòng, chống tham
nhũng, lãng phí, tiêu cực.
Tuy vậy, trong thời gian qua, việc phát huy vai trò của công tác tư
tưởng trong quản lý hoạt động xuất bản cũng còn nhiều những hạn chế, bất
cập. Công tác chỉ đạo, định hướng trong quản lý hoạt động xuất bản chưa
thực sự chủ động và kịp thời, hiệu lực, hiệu quả chưa cao, nhất là trong quản
lý hoạt động xuất bản điện tử. Một số cán bộ, biên tập viên, đội ngũ những
người làm công tác xuất bản có biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo
đức, lối sống, "tự diễn biến", "tự chuyển hóa". Vai trò của các cơ quan quản
lý nhà nước, của Hội Xuất bản Việt Nam trong việc bồi dưỡng đạo đức,
chuyên môn, nghiệp vụ cho hội viên chưa phát huy đúng mức. Công tác đào
tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý, biên tập viên các cơ quan xuất bản chưa đáp
ứng được yêu cầu của tình hình mới.
Ngoài ra, việc xác định các mối quan hệ, tầm quan trọng và sự cần thiết
của việc phát huy vai trò của công tác tư tưởng trong lãnh đạo, chỉ đạo, định
hướng trong quản lý hoạt động xuất bản chưa rõ ràng; đội ngũ cán bộ làm công
tác xuất bản và đội ngũ cán bộ làm công tác tư tưởng chưa thực sự chú trọng
"phối hợp tác chiến" với nhau chặt chẽ, chưa thực sự gắn kết hữu cơ trên mặt
trận tư tưởng, văn hoá; phương thức thực hiện công tác tư tưởng truyền thống
ngày càng bộc lộ những bất cập; thông tin công tác tư tưởng đến với người dân
còn chậm, thiếu tính định hướng; việc sử dụng các công cụ, phương tiện truyền
thông mới chưa được các cơ quan xuất bản khai thác, sử dụng hiệu quả.
Bối cảnh hiện nay đang có rất nhiều vấn đề phức tạp nảy sinh, tác động
mạnh mẽ tới công tác tư tưởng, trong đó có lĩnh vực xuất bản, đòi hỏi cần
phải tiếp tục phát huy vai trò của công tác tư tưởng trong quản lý hoạt động
xuất bản. Đó là, sự phát triển như vũ bão của khoa học và công nghệ, nhất là
cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang phát triển nhanh chóng; cuộc
chiến thương mại giữa các nước lớn ngày càng quyết liệt; các khuynh hướng
tư tưởng lý luận, chính trị thế giới - cả tiến bộ và phản động - tiếp tục diễn ra
và đấu tranh gay gắt, tác động đến sự ổn định của các quốc gia, dân tộc, trong
3
đó có Việt Nam; sự xuống cấp đáng lo ngại của đạo đức, lối sống của một bộ
phận nhân dân hiện nay. Việc bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hoá đạt hiệu
quả chưa cao; xuất hiện nhiều công cụ, phương tiện truyền thông mới, hiện đại
nhưng chưa được hệ thống đơn vị làm xuất bản, cũng như hệ thống làm công tác
tư tưởng khai thác, sử dụng hiệu quả để phục vụ công tác tư tưởng. Trong khi
đó, các thế lực thù địch, cơ hội chính trị, phản động lại đang tận dụng triệt để các
công cụ, phương tiện này để tấn công nền tảng tư tưởng của chúng ta.
Bối cảnh đó đã, đang tác động mạnh mẽ đến vai trò của công tác tư tưởng
trong quản lý hoạt động xuất bản nói chung và tới hoạt động xuất bản nói riêng.
Các văn kiện của Đảng tiếp tục khẳng định xuất bản là một hoạt động thuộc lĩnh
vực công tác tư tưởng, văn hoá và việc tiếp tục phát huy vai trò của công tác tư
tưởng trong quản lý hoạt động xuất bản là vấn đề rất hệ trọng vì chỉ khi các cơ
quan xuất bản được định hướng chính trị, tư tưởng đúng đắn, phát huy tốt vai trò
của mình thì mới chỉ đạo, tổ chức hoạt động xuất bản vừa phù hợp với tôn chỉ,
mục đích, vừa đóng góp tích cực cho xã hội.
Trước những đòi hỏi, yêu cầu của công cuộc đổi mới đất nước, từ cơ sở
lý luận và thực tiễn được trình bày ở trên, nghiên cứu sinh đã lựa chọn vấn đề:
"Vai trò của công tác tư tưởng trong quản lý hoạt động xuất bản ở Việt
Nam hiện nay" làm luận án tiến sĩ ngành Chính trị học, chuyên ngành Công
tác tư tưởng.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu, luận giải, làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận và
thực tiễn về công tác tư tưởng và vai trò công tác tư tưởng trong quản lý hoạt
động xuất bản, luận án đề xuất một số quan điểm, giải pháp chủ yếu nhằm
phát huy vai trò công tác tư tưởng trong quản lý hoạt động xuất bản ở Việt
Nam trong tình hình mới.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
Thực hiện mục đích nghiên cứu nêu trên, luận án có các nhiệm vụ sau:
- Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan tới luận án, chỉ ra những
vấn đề đã được nghiên cứu; xác định những vấn đề tiếp tục nghiên cứu và cần
tập trung nghiên cứu trong luận án.
4
- Luận giải làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận cơ bản về công tác tư
tưởng, về quản lý hoạt động xuất bản và vai trò công tác tư tưởng trong quản
lý hoạt động xuất bản ở Việt Nam hiện nay.
- Khảo sát, đánh giá thực trạng quản lý hoạt động xuất bản và thực
trạng vai trò công tác tư tưởng trong quản lý hoạt động xuất bản ở Việt Nam
trong những năm qua và xác định những vấn đề đặt ra cần giải quyết trong
điều kiện hiện nay.
- Đề xuất một số quan điểm và giải pháp chủ yếu nhằm phát huy vai trò
công tác tư tưởng trong quản lý hoạt động xuất bản ở Việt Nam thời gian tới.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Vai trò công tác tư tưởng trong quản lý hoạt động xuất bản.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Luận án tập trung phân tích những vấn đề liên quan đến vai trò công
tác tư tưởng trong quản lý hoạt động xuất bản ở Việt Nam hiện nay.
- Thời gian: Thực trạng được nghiên cứu từ năm 2004 đến nay. Từ sau
khi Ban Bí thư Trung ương Đảng ban hành Chỉ thị 42-CT/TW "Về nâng cao
chất lượng toàn diện của hoạt động xuất bản" (ngày 25-8-2004). Các giải
pháp đề xuất có ý nghĩa vận dụng đến năm 2025.
5. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lý luận, thực tiễn
- Luận án dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng
Hồ Chí Minh; các nghị quyết, chỉ thị của Đảng, pháp luật của Nhà nước về
công tác tư tưởng và về quản lý hoạt động xuất bản; tiếp thu, kế thừa có chọn
lọc kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học trong và ngoài nước có
liên quan.
- Luận án được nghiên cứu dựa trên cơ sở thực tiễn tiến hành công tác
tư tưởng trong quản lý hoạt động xuất bản ở nước ta; các văn bản, chỉ thị, các
báo cáo tổng kết, đánh giá chất lượng, hiệu quả quản lý hoạt động xuất bản;
kết quả khảo sát thực tế về quản lý hoạt động xuất bản và vai trò công tác tư
tưởng trong quản lý hoạt động xuất bản ở Việt Nam.
5
5.2. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
5.2.1. Phương pháp luận của việc nghiên cứu
Trên cơ sở khoa học của phương pháp duy vật biện chứng và duy vật
lịch sử, đòi hỏi khi xem xét các hiện tượng và quá trình thực hiện phải đặt
trong mối liên hệ tác động qua lại lẫn nhau, thường xuyên vận động, phát
triển không ngừng. Quá trình phát triển là quá trình tích luỹ những biến đổi
về lượng dẫn đến những biến đổi về chất. Sử dụng phương pháp duy vật
biện chứng và duy vật lịch sử trong nghiên cứu vai trò của công tác tư
tưởng trong quản lý hoạt động xuất bản ở Việt Nam hiện nay để xem xét
quá trình triển khai gắn với những điều kiện và hoàn cảnh lịch sử cụ thể,
cũng như đặc điểm riêng của quản lý hoạt động xuất bản.
5.2.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận án sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu khoa học, trong
đó tập trung vào một số phương pháp cơ bản sau đây:
- Phương pháp phân tích tài liệu được dùng để tiến hành sưu tầm và
phân tích một số nguồn tài liệu sau:
+ Những bài nói, bài viết, tác phẩm, những công trình nghiên cứu tiêu
biểu, có giá trị của các cá nhân, tổ chức về vai trò của công tác tư tưởng trong
quản lý hoạt động xuất bản ở Việt Nam.
+ Những báo cáo thống kê của ngành xuất bản trong những năm gần
đây. Mỗi năm, ngành xuất bản tổ chức 02 hội nghị sơ kết, tổng kết, một cuộc
vào khoảng tháng 7 để sơ kết 6 tháng đầu năm và bàn kế hoạch công tác 6
tháng cuối năm; một cuộc được tổ chức vào khoảng tháng 1 hoặc tháng 2
hằng năm để tổng kết năm và bàn kế hoạch năm sau. Đây là nguồn thông tin
quan trọng, cập nhật giúp cho nghiên cứu sinh giảm bớt được thời gian, công
sức, cũng như chi phí điều tra nghiên cứu.
+ Kết quả của các đề tài, đề án nghiên cứu cấp Bộ và cấp Nhà nước có
liên quan đến chủ đề của luận văn; kết quả của các hội thảo, toạ đàm khoa
học; kết quả của các luận văn, luận án có liên quan... đây thực sự là những tài
liệu quan trọng giúp nghiên cứu sinh có thể kế thừa đưa vào luận án.
6
- Phương pháp phỏng vấn sâu, xin ý kiến một số chuyên gia, cán bộ đã
và đang công tác trong các cơ quan làm công tác tư tưởng của Đảng, quản lý
nhà nước trong lĩnh vực xuất bản, một số nhà xuất bản với tư cách là đơn vị bị
tác động chủ yếu của việc phát huy vai trò công tác tư tưởng trong quản lý
hoạt động xuất bản. Dữ liệu thu được có thể góp phần chứng minh được tính
phù hợp, sự lãnh đạo đúng đắn, hiệu quả của vai trò công tác tư tưởng trong
quản lý hoạt động xuất bản ở Việt Nam hiện nay.
- Phương pháp lịch sử - lôgíc: Mô tả, tái hiện thực trạng về vai trò công
tác tư tưởng trong quản lý hoạt động xuất bản ở Việt Nam hiện nay. Từ đó,
phân tích, tìm ra nguyên nhân của những hạn chế, bất cập và những vấn đề
đặt ra trong việc phát huy vai trò công tác tư tưởng trong quản lý hoạt động
xuất bản ở Việt Nam.
- Phương pháp điều tra xã hội học được sử dụng nhằm thu thập thông
tin sơ cấp thông qua việc xây dựng bảng hỏi. Đối tượng được hỏi chủ yếu là
các cá nhân làm việc tại ban tuyên giáo, các cơ quan quản lý nhà nước về xuất
bản, người lao động làm việc trong lĩnh vực chỉ đạo, quản lý xuất bản, đơn vị
phát hành sách... với phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên với 346 phiếu điều
tra bằng bảng hỏi. Đây là cơ sở để nghiên cứu sinh thuyết minh các luận cứ đã
được trình bày trong luận án. Việc chọn mẫu và sử dụng phương pháp điều tra
xã hội học đảm bảo yêu cầu khách quan, diện rộng để thu được kết quả chính
xác và sát thực với thực trạng vai trò của công tác tư tưởng trong quản lý hoạt
động xuất bản ở Việt Nam hiện nay.
Sau khi thu thập các dữ liệu thứ cấp (dữ liệu thứ cấp được lấy từ các tài
liệu thống kê, các cuộc điều tra khảo sát, bài báo và công trình nghiên cứu
trước đó có liên quan đến luận văn, số liệu của Cục Xuất bản, In và Phát hành
thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông) và sơ cấp (dữ liệu sơ cấp thu thập được
do việc chọn mẫu thích hợp để điều tra, khảo sát thực tế thông qua phiếu câu
hỏi đối với các đối tượng nghiên cứu), nghiên cứu sinh tiến hành làm sạch dữ
liệu, mã hoá dữ liệu, nhập dữ liệu vào máy tính và tiến hành dùng phần mềm
phân tích, để xử lý dữ liệu.
7
Ngoài ra, nghiên cứu sinh còn sử dụng các phương pháp so sánh, thống
kê, phân tích để làm rõ thực trạng quản lý hoạt động xuất bản và vai trò công
tác tư tưởng trong quản lý hoạt động xuất bản ở Việt Nam hiện nay.
6. Đóng góp mới về mặt khoa học của luận án
- Phân tích, làm sáng tỏ hơn cách tiếp cận và nội hàm khái niệm công
tác tư tưởng, đặc biệt là đã phân định, làm rõ từng yếu tố, bộ phận cấu thành,
từng hình thái của công tác tư tưởng ở Việt Nam hiện nay.
- Luận giải, làm sáng tỏ vai trò chung của công tác tư tưởng và vai trò
của công tác lý luận, vai trò của công tác tuyên truyền, vai trò của công tác cổ
động đối với quản lý hoạt động xuất bản. Đồng thời, làm rõ những yếu tố
khách quan và những yếu tố chủ quan của việc phát huy vai trò của công tác
tư tưởng trong quản lý hoạt động xuất bản ở Việt Nam hiện nay.
- Khái quát thực trạng quản lý hoạt động xuất bản và phân tích thực
trạng vai trò công tác tư tưởng trong quản lý hoạt động xuất bản ở Việt Nam
từ năm 2004 đến nay. Từ sau khi Ban Bí thư Trung ương Đảng đã ban hành
Chỉ thị 42-CT/TW "Về nâng cao chất lượng toàn diện của hoạt động xuất
bản" (ngày 25-8-2004).
- Khái quát những vấn đề đặt ra đối với việc phát huy vai trò công tác
tư tưởng trong quản lý hoạt động xuất bản ở Việt Nam hiện nay. Đề xuất và
phân tích, luận giải cơ sở khoa học của các quan điểm, giải pháp chủ yếu phát
huy vai trò công tác tư tưởng đối với quản lý hoạt động xuất bản ở Việt Nam
trong thời gian tới.
7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
- Kết quả nghiên cứu góp phần nâng cao nhận thức về vai trò công tác
tư tưởng trong quản lý hoạt động xuất bản ở Việt Nam hiện nay.
- Cung cấp luận cứ khoa học cho các cơ quan quản lý, hoạch định chính
sách đề ra chủ trương, biện pháp nâng cao vai trò công tác tư tưởng trong
quản lý hoạt động xuất bản ở Việt Nam hiện nay.
- Kết quả nghiên cứu của luận án có thể sử dụng làm tài liệu nghiệp vụ
cho cán bộ làm công tác tư tưởng; làm tài liệu tham khảo trong nghiên cứu,
8
giảng dạy, học tập về vai trò công tác tư tưởng nói chung và vai trò công tác
tư tưởng trong quản lý hoạt động xuất bản nói riêng.
8. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục
ra, luận án cấu trúc thành: Phần tổng quan và 3 chương, 8 tiết.
9
TỔNG QUAN
TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
1.1. Những công trình nghiên cứu về quản lý hoạt động xuất bản
1.1.1. Những công trình nghiên cứu trong nước
Về quản lý hoạt động xuất bản đã có một số công trình nghiên cứu,
sách, luận án, một số bài viết đăng trên các tạp chí chuyên ngành, nhưng mới
chỉ đề cập đến một số vấn đề về quản lý nhà nước trong lĩnh vực báo chí, xuất
bản nói chung. Có thể nêu một số công trình dưới đây:
Về sách
- Lê Thanh Bình (2004), Quản lý và phát triển báo chí - xuất bản, Nxb.
Chính trị quốc gia. Nội dung cuốn sách đã đề cập đến những vấn đề lý luận
chung về báo chí - xuất bản, về truyền thông đại chúng, phân tích thực trạng báo
chí - xuất bản Việt Nam và thế giới, lịch sử phát triển báo chí - xuất bản. Tác giả
đã nghiên cứu công tác quản lý nhà nước trong điều kiện kinh tế thị trường,
những thành tựu, hạn chế và thách thức của báo chí - xuất bản Việt Nam từ năm
1986 đến năm 2004. Tác giả cũng đã chỉ ra rằng, xu hướng thương mại hoá dẫn
đến sự xa rời tôn chỉ, mục đích hoạt động của các cơ quan báo chí - xuất bản, là
một trong những nguyên nhân gây khó khăn trong công tác quản lý. Từ thực
trạng đó, tác giả đã đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu
quả quản lý nhà nước trong lĩnh vực báo chí - xuất bản.
- Vũ Duy Thông (Chủ biên) (2004), Mác - Ăngghen, Lênin, Hồ Chí
Minh bàn về báo chí, xuất bản, Nxb. Chính trị quốc gia. Tác giả đã trình bày
các quan điểm của Các Mác, Ăngghen, V.I. Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về
báo chí, xuất bản.
- Ban Tuyên giáo Trung ương (2011), Tài liệu nghiệp vụ công tác báo
chí - xuất bản, Nxb. Thông tin và Truyền thông. Nội dung cuốn sách bàn về
những quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin và Đảng Cộng sản Việt
Nam về báo chí, xuất bản; một số vấn đề về báo chí nước ta hiện nay; một số
vấn đề cần quan tâm trong hoạt động xuất bản; công tác tham mưu cho cấp
uỷ, chính quyền trong chỉ đạo, quản lý báo chí, xuất bản ở các ban, bộ, ngành,