Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Luận án Tiến sĩ Tài chính ngân hàng: Mở rộng cơ sở thuế ở Việt Nam
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TÀI CHÍNH
HỌC VIỆN TÀI CHÍNH
LÊ MẠNH TG
MỞ RỘNG CƠ SỞ THUẾ Ở VIỆT NAM
LUẬN ÁN TIẾN SĨ
HÀ NỘI - 2023
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TÀI CHÍNH
HỌC VIỆN TÀI CHÍNH
LÊ MẠNH THẮNG
MỞ RỘNG CƠ SỞ THUẾ Ở VIỆT NAM
Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng
Mã số: 9.34.02.01
LUẬN ÁN TIẾN SĨ
Người hướng dẫn khoa học:
PGS.,TS. Nguyễn Thị Thanh Hoài
PGS., TS. Vương Thị Thu Hiền
PGS.,TS. Nguyễn T PGS., TS. Vương Thị Thu Hiền
HÀ NỘI - 2023
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu,
kết quả trong luận án là trung thực, xuất phát từ thực tế, có nguồn gốc rõ ràng và
được trích dẫn đầy đủ theo qui định.
Tác giả luận án
Lê Mạnh Thắng
ii
LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên, tác giả luận án gửi lời cảm ơn sâu sắc tới PGS., TS. Nguyễn Thị
Thanh Hoài và PGS. TS. Vương Thị Thu Hiền là hai người hướng dẫn khoa học
đã tận tình chỉ bảo và động viên trong suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện
luận án này.
Đồng thời, tác giả cũng trân trọng cảm ơn các cô giáo, thầy giáo giảng
dạy, các cán bộ của Khoa Thuế - Hải quan, Khoa Sau đại học – Học viện Tài
chính đã tạo mọi điều kiện cho tác giả trong suốt thời gian học tập , nghiên cứu
và thực hiện luận án này.
Tác giả chân thành cảm ơn các đồng chí lãnh đạo, các cán bộ Vụ Chính
sách; Cục Thanh tra, kiểm tra thuế - Tổng cục Thuế; Văn phòng Tổng cục Hải
quan; Viện Chiến lược Tài chính, Vụ Chính sách Thuế - Bộ Tài chính đã nhiệt
tình hỗ trợ tác giả trong quá trình khảo sát, thu thập dữ liệu, cung cấp các thông
tin quan trọng và cần thiết giúp tác giả hoàn thành luận án.
Tiếp đến, tác giả cũng gửi lời cảm ơn đến các đồng chí, đồng nghiệp, các
nhà khoa học đã dành thời gian trao đổi, góp ý chân thành, tạo điều kiện tốt
nhất để tác giả hoàn thiện luận án.
Và tác giả xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, người thân đã luôn kịp thời
động viên, khích lệ tác giả trong suốt quá trình là nghiên cứu sinh của Học viện
Tài chính, đặc biệt là trong giai đoạn thực hiện luận án này.
Trân trọng cảm ơn,
Tác giả luận án
Lê Mạnh Thắng
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU.........................................................................................................................1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ CƠ SỞ THUẾ ......8
VÀ MỞ RỘNG CƠ SỞ THUẾ.....................................................................................8
1.1 TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU........................................8
1.1.1. Các công trình nghiên cứu về chính sách thuế có nội dung về cơ sở thuế ....8
1.1.1.1. Các công trình nghiên cứu nước ngoài 8
1.1.1.2. Các công trình nghiên cứu trong nước 9
1.1.2 Các công tình nghiên cứu về cơ sở thuế và mở rộng cơ sở thuế ....................12
1.1.2.1 Các công trình nghiên cứu nước ngoài 12
1.1.2.2 Các công trình nghiên cứu trong nước 14
1.2 NHẬN XÉT CHUNG VỀ CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU...........................16
1.2.1 Đánh giá kết quả nghiên cứu...........................................................................16
1.2.2. Khoảng trống cần tiếp tục nghiên cứu ............................................................16
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ............................................................................................18
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN....................19
VỀ CƠ SỞ THUẾ VÀ MỞ RỘNG CƠ SỞ THUẾ ..................................................19
2.1 TỔNG QUAN VỀ CƠ SỞ THUẾ ........................................................................19
2.1.1 Khái quát cơ sở thuế...........................................................................................19
2.1.2 Các yếu tố xác định cơ sở thuế ..........................................................................22
2.1.2.1 Phạm vi của đối tượng chịu thuế 22
2.1.2.2 Miễn thuế, giảm thuế 22
2.1.2.3 Ngưỡng đánh thuế 23
2.1.2.4 Các khoản chi phí được trừ (khấu trừ) 23
2.1.2.5 Lỗ kết chuyển 24
2.1.3 Nguyên tắc thiết lập cơ sở thuế .........................................................................24
2.1.3.1 Nguyên tắc thiết lập cơ sở thuế tiêu dùng 24
2.1.3.2 Nguyên tắc thiết lập cơ sở thuế thu nhập 26
2.1.3.3 Nguyên tắc thiết lập cơ sở thuế tài sản 28
2.2 MỞ RỘNG CƠ SỞ THUẾ....................................................................................31
2.2.1 Khái niệm mở rộng cơ sở thuế ..........................................................................31
2.2.2 Tác động của mở rộng cơ sở thuế .....................................................................32
2.2.2.1 Tác động tích cực của việc mở rộng cơ sở thuế 32
2.2.2.2. Tác động tiêu cực của việc mở rộng cơ sở thuế 35
2.2.3. Nội dung mở rộng cơ sở thuế............................................................................36
2.2.3.1. Bổ sung các hoạt động kinh tế mới vào diện chịu thuế 36
2.2.3.2 Thu hẹp các đối tượng không chịu thuế và các đối tượng được miễn thuế 36
2.2.3.3 Không qui định ngưỡng hoặc qui định mức ngưỡng chịu thuế thấp 37
2.2.3.4 Các khoản chi phí khấu trừ (các khoản giảm trừ) 37
2.2.3.5 Đảm bảo cơ sở thuế thực tế phù hợp với cơ sở thuế danh nghĩa 39
2.2.3.6 Tăng giá trị cơ sở thuế 40
2.2.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến mở rộng cơ sở thuế.............................................41
2.3 XU HƯỚNG MỞ RỘNG CƠ SỞ THUẾ Ở CÁC NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI
VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA ĐỐI VỚI VIỆT NAM ..........................................49
2.3.1 Xu hướng mở rộng cơ sở thuế ở các nước trên thế giới..................................49
2.3.1.1 Mở rộng cơ sở thuế tiêu dùng để bù đắp sự suy giảm nguồn thu từ thuế xuất
khẩu, nhập khẩu 49
2.3.1.2. Mở rộng cơ sở tính thuế của các sắc thuế thu nhập với mức thuế suất thấp
hơn để tăng thu NSNN 59
2.3.1.3. Đề cao tính trung lập của hệ thống thuế đối với các hoạt động đầu tư và
kinh doanh thông qua việc xóa bớt những ưu đãi, miễn, giảm thuế 60
2.3.1.4. Mở rộng cơ sở thuế đánh vào tài sản thông qua việc bao quát các giai đoạn,
hình thức của tài sản 61
2.3.1.5. Áp dụng phương thức đánh thuế riêng đối với từng loại tài sản 63
2.3.1.6. Giảm bớt các trường hợp miễn, giảm thuế đánh vào tài sản 65
2.3.1.7. Chính sách thuế mới bao quát các hoạt động trong nền kinh tế số 66
2.3.1.8. Ban hành Luật thuế khí thải nhà kính...........................................................68
2.3.2. Những bài học đối với Việt Nam.....................................................................69
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 71
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG CƠ SỞ THUẾ Ở VIỆT NAM VÀ ..........................72
KHẢ NĂNG MỞ RỘNG CƠ SỞ THUẾ Ở VIỆT NAM.........................................72
3.1. KHÁI QUÁT VỀ THỰC TRẠNG CƠ SỞ THUẾ Ở VIỆT NAM...................72
3.1.1. Thực trạng cơ sở thuế tiêu dùng ......................................................................72
3.1.1.1. Thuế giá trị gia tăng 72
3.1.1.2. Thuế tiêu thụ đặc biệt 73
3.1.1.3. Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 75
3.1.1.4. Thuế bảo vệ môi trường 77
3.1.2. Thực trạng cơ sở thuế thu nhập.......................................................................79
3.1.2.1. Thuế thu nhập doanh nghiệp 79
3.1.2.2. Thuế thu nhập cá nhân 82
3.1.3. Thực trạng cơ sở thuế tài sản ...........................................................................84
3.1.3.1. Thuế sử dụng đất nông nghiệp 84
3.1.3.2. Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp 85
3.1.3.3. Thuế tài nguyên 86
3.2. KẾT QUẢ THU NSNN Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2009- 2021 ....................88
3.3.1. Những kết quả đạt được ...................................................................................92
3.3.1.1 Hệ thống chính sách thuế ở Việt Nam góp phần đảm bảo động viên nguồn
thu chủ yếu cho NSNN 92
3.3.1.2. Cơ sở thuế được qui định trong hệ thống chính sách thuế đang dần được
vận hành theo hướng minh bạch, phù hợp với thực tiễn và công tác quản lý thu ...93
3.3.1.3. Cơ sở thuế được qui định trong các chính sách thuế dần được bổ sung,
hoàn thiện để phù hợp với thông lệ quốc tế và chống xói mòn nguồn thu NSNN ...98
3.3.2. Hạn chế và khả năng MRCST ở Việt Nam những năm sắp tới..................102
3.3.2.1. Các qui định về đối tượng chịu thuế trong các luật thuế còn hẹp 102
3.3.2.2. Còn nhiều đối tượng không chịu thuế được qui định trong các luật thuế 103
3.3.2.3. Còn nhiều trường hợp được miễn thuế, ưu đãi thuế...................................106
3.3.2.4. Các khoản chi phí được khấu trừ (giảm trừ) còn bất cập 107
3.3.2.5. Tác động của ưu đãi thuế thu nhập đối với mục tiêu thu hút FDI chưa hiệu
quả đồng thời gây suy giảm cơ sở thuế 110
3.3.2.6. Thiếu thống nhất giữa cơ sở thuế danh nghĩa và cơ sở thuế thực 120
3.2.2.7. Chính sách thuế chưa bao quát hết các hoạt động mới phát sinh trong nền
kinh tế, gây nên hiện tượng thu hẹp cơ sở thuế 121
3.4. PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN MỞ
RỘNG CƠ SỞ THUẾ Ở VIỆT NAM TRÊN CƠ SỞ KẾT QUẢ ĐIỀU TRA
KHẢO SÁT ................................................................................................................130
3.4.1. Mô hình và các giả thuyết nghiên cứu...........................................................130
3.4.2. Hệ thống số liệu và phương pháp khảo sát, thu thập số liệu.......................131
3.4.3. Thống kê mô tả các nhân tố/thang đo dùng trong mô hình nghiên cứu ....134
3.4.3.1. Biến số gắn với nhân tố Xu hướng toàn cầu hóa và tự do hoá thương mại134
3.4.3.2. Biến số gắn với nhân tố Nhu cầu chi tiêu của nhà nước 134
3.4.3.3. Biến số gắn với nhân tố Bối cảnh kinh tế quốc gia 135
3.4.3.4.Biến số gắn với nhân tố Cơ quan thuế 135
3.4.3.5.Biến số gắn với nhân tố Chính trị, văn hoá-xã hội 136
3.4.3.6. Biến số gắn với Mở rộng cơ sở thuế ở Việt Nam 136
3.4.4. Đánh giá độ tin cậy thang đo..........................................................................137
3.4.5. Phân tích nhân tố khám phá EFA .................................................................140
3.4.6. Phân tích tương quan, phân tích hồi quy và kiểm định các giả thuyết nghiên
cứu 145
3.4.6.1. Phân tích tương quan 145
3.4.6.2. Phân tích hồi quy 146
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ..........................................................................................153
CHƯƠNG 4: GIẢI PHÁP MỞ RỘNG CƠ SỞ THUẾ..........................................154
Ở VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN TỚI..............................................................154
4.1. DỰ BÁO TÌNH HÌNH KINH TẾ QUỐC TẾ, VIỆT NAM TRONG THỜI
GIAN TỚI VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA ĐỐI VỚI THU NGÂN SÁCH NHÀ
NƯỚC Ở VIỆT NAM................................................................................................154
4.1.1. Dự báo tình hình kinh tế quốc tế, Việt Nam trong thời gian tới.................154
4.1.1.1. Dự báo tình hình kinh tế quốc tế 154
4.1.1.2. Dự báo tình hình KT-XH ở Việt Nam 158
4.1.2 Cơ hội và thách thức đối với thu NSNN ở Việt Nam trong thời gian tới....159
4.1.2.1 Cơ hội 159
4.1.2.2. Thách thức 161
4.2. QUAN ĐIỂM ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP MRCST Ở VIỆT NAM...........164
4.3. GIẢI PHÁP MRCST Ở VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN TỚI.................165
4.3.1. Mở rộng phạm vi áp dụng thuế tiêu dùng.....................................................165
4.3.2. Mở rộng cơ sở thuế thu nhập .........................................................................171
4.3.2.3. Rà soát để hoàn thiện các khoản chi phí được trừ (giảm trừ) trong chính
sách thuế thu nhập .....................................................................................................178
4.3.3. Mở rộng phạm vi áp dụng thuế tài sản .........................................................180
4.3.3.1. Đối với thuế đánh vào tài sản là bất động sản .............................................180
4.3.3.2. Hoàn thiện thuế tài nguyên theo hướng mở rộng cơ sở thu .......................183
4.3.4. Mở rộng cơ sở thuế từ các Luật thuế mới.....................................................185
4.3.4.1. Xây dựng Luật Thuế kỹ thuật số phù hợp với nền kinh tế số 185
4.3.4.2. Áp dụng Luật thuế khí thải 187
4.4.1. Hoàn thiện công tác quản lý thuế..................................................................188
4.4.2. Tăng cường sự phối hợp của các cơ quan chức năng ..................................190
4.4.3. Thực hiện “phân đoạn” người nộp thuế........................................................191
4.4.4. Tăng cường nguồn lực cho quản lý: bao gồm nguồn lực con người và nguồn
lực vật chất phục vụ quản lý.....................................................................................192
4.4.5. Giải pháp ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý thuế .....................193
KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 196
KẾT LUẬN ................................................................................................................197
DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN.....198
PHỤ LỤC 1: PHIẾU KHẢO SÁT 209
iii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
STT Ký hiệu Giải thích
1 APA Thỏa thuận trước về phương pháp xác định giá tính
thuế
2 ASEAN Hiệp hội các nước Đông Nam Á
3 BEPS Xói mòn cơ sở thuế và chuyển dịch lợi nhuận
4 BGN Đơn vị tiền tệ Bulgaria
5 BND Đơn vị tiền tệ Brunei
6 CbC Báo cáo liên quốc gia
7 CNTT Công nghệ thông tin
8 CQT Cơ quan thuế
9 CRS Tiêu chuẩn báo cáo chung
10 ĐTNT Đối tượng nộp thuế
11 EU Liên minh châu Âu
12 EUR Đơn vị tiền tệ chung châu Âu
13 FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài
14 FTA Hiệp định Tự do thương mại
15 G20 Nhóm 20 Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc Ngân
hàng Trung ương của 20 nền kinh tế lớn nhất thế giới
16 GDP Tổng sản phẩm quốc nội
17 GST Thuế hàng hóa và dịch vụ
18 GTGT Giá trị gia tăng
19 IDR Đơn vị tiền tệ Indonesia
20 IMF Quỹ Tiền tệ quốc tế
21 KTS Kĩ thuật số
22 KT-XH Kinh tế - xã hội
23 LHQ Liên hợp quốc
24 MAC Công ước đa phương về Hỗ trợ hành chính chung về
thuế
25 MAP Thủ tục thỏa thuận song phương
iii
26 MLI Hiệp định thuế song phương
27 NCS Nghiên cứu sinh
28 MRCST Mở rộng cơ sở thuế
29 NNT Người nộp thuế
30 NSĐP Ngân sách địa phương
31 NSNN Ngân sách Nhà nước
32 OECD Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế
33 PGS Phó giáo sư
34 TNCN Thu nhập cá nhân
35 TNDN Thu nhập doanh nghiệp
36 TS Tiến sĩ
37 TTĐB Tiêu thụ đặc biệt
38 TTĐT Diễn đàn toàn cầu về Minh bạch và trao đổi thông tin
cho mục đích thuế
39 TTHC Thủ tục hành chính
40 UBND Ủy ban nhân dân
41 USD Đơn vị tiền tệ Hoa Kỳ
42 XNK Xuất, nhập khẩu
43 WB Ngân hàng Thế giới
44 WTO Tổ chức Thương mại Thế giới
iv
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1: Bảng tổng hợp số thu các loại thuế giai đoạn 2009 – 2021 89
Bảng 3.2: Tổng hợp số thuế ưu đãi thuế TNDN (2015-2018) 114
Bảng 3.3: Số thuế ưu đãi của thuế xuất, nhập khẩu ở Việt Nam giai đoạn
2015 – 2017
116
Bảng 3.4: Thống kê ưu đãi thuế TNDN theo điều kiện địa bàn năm 2016 118
Bảng 3.5: Thống kê ưu đãi thuế theo lĩnh vực, ngành nghề năm 2016 119
Bảng 3.6: Cơ cấu mẫu điều tra 132
Bảng 3.7: Thống kê các biến số gắn với nhân tố Xu hướng toàn cầu hóa và
tự do hoá thương mại
134
Bảng 3.8: Thống kê các biến số gắn với nhân tố Nhu cầu chi tiêu của
nhà nước
135
Bảng 3.9: Thống kê các biến số gắn với nhân tố Bối cảnh kinh tế quốc gia 135
Bảng 3.10: Thống kê các biến số gắn với nhân tố Cơ quan thuế 136
Bảng 3.11: Thống kê các biến số gắn với nhân tố Chính trị, văn hoá-xã hội 136
Bảng 3.12: Thống kê các biến số gắn với Mở rộng cơ sở thuế ở Việt Nam 137
Bảng 3.13: Kiểm định thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach Alph 137
Bảng 3.14: Tổng phương sai trích (Total Variance Explained) 141
Bảng 3.15: Ma trận quay các nhân tố - Rotated Component Matrixa 142
Bảng 3.16: Kết quả kiểm định KMO and Bartlett's Test 143
Bảng 3.17: Tổng phương sai giải thích của các nhân tố được rút ra 143
Bảng 3.18: Kết quả của phân tích nhân tố EFA cho số liệu thu được 144
Bảng 3.19: Kết quả định nghĩa lại các nhân tố 144
Bảng 3.20: Kết quả phân tích tương quan giữa các biến nghiên cứu
Correlations
146
Bảng 3.21: Mức độ phù hợp của mô hình Model Summaryb 147
Bảng 3.22: Kết quả phân tích ANOVAa 147
Bảng 3.23a: Kết quả phân tích hồi quy đa biến Coeficientsa 148
Bảng 3.23b: Kết quả phân tích hồi quy đa biến Coeficientsb 148
v
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1: Tỷ trọng một số sắc thuế trực thu và thuế gián thu chủ yếu 90
Biểu đồ 3.2: Xếp hạng mức độ quan tâm của nhà đầu tư nước ngoài
khi quyết định đầu tư
111
Biểu đồ 3.3: Biểu đồ Histogram 149
Biểu đồ 3.4: Normal P-P Plot phần dư 150
Biểu đồ 3.5: Biểu đồ phân tán Scatter Plot giữa các phần dư chuẩn hóa và
giá trị dự đoán chuẩn hóa
151
vi
DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2.1: Yếu tố cấu thành sắc thuế tài sản 62
Mô hình 3.1: Mô hình nghiên cứu 130
…………………………….......…..
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Cải cách hệ thống thuế là một trong những nội dung quan trọng trong ổn định,
tăng thu ngân sách nhà nước nói riêng và trong chiến lược phát triển kinh tế ở mỗi
quốc gia nói chung. Việt Nam cũng như các các nước đang phát triển khác vốn xác lập
mục tiêu hội nhập với nền kinh tế thế giới nên chính sách thuế càng có vai trò đặc biệt
nhạy cảm. Ở đó, thuế không chỉ là nguồn thu ngân sách nhà nước (NSNN) chủ yếu,
huy động một cách công bằng các nguồn thu và giảm thiểu các tác động tiêu cực đến
nền kinh tế mà hệ thống chính sách thuế còn bảo đảm phù hợp với các tiêu chuẩn quốc
tế.
Đối với Việt Nam hiện nay, việc mở rộng cơ sở thuế là vấn đề cấp thiết xét về
góc độ lý luận cũng như thực tiễn.
*Về mặt lý luận:
Thứ nhất, mở rộng cơ sở thuế để tăng thu NSNN. Trong bối cảnh hội nhập kinh
tế quốc tế, khi nguồn thu từ thuế xuất khẩu, nhập khẩu có xu hướng giảm, để bù đắp sự
suy giảm nguồn thu đòi hỏi phải tăng thu NSNN. Trong thời gian tới, dự báo nguồn
thu ngân sách vẫn còn khó khăn, rủi ro, dư địa chính sách tài khóa hạn hẹp, trong khi
Việt Nam đang tham gia hàng loạt các hiệp định thương mại tự do với các cam kết
quốc tế về lộ trình cắt giảm thuế, do đó yêu cầu đặt ra là phải nghiên cứu, triển khai
các giải pháp cụ thể để hướng tới một hệ thống thu ngân sách nhà nước bền vững, hiệu
quả. Từ thực tế trên, để tăng cường hiệu quả cũng như tăng tính chủ động trong hội
nhập kinh tế quốc tế và hợp tác quốc tế về thuế thì việc nghiên cứu đề tài mở rộng cơ
sở thuế là hết sức cần thiết.
Thứ hai, mở rộng cơ sở thuế để đảm bảo thu NSNN bền vững. Diễn biến những
năm gần đây cho thấy, rất nhiều quốc gia đang phải đối mặt với một số rủi ro tài khóa
nhất định, đặc biệt là khi xét từ tầm nhìn trung và dài hạn. Đó là tình trạng thu ngân
sách phụ thuộc vào những nguồn thu không ổn định, bội chi ngân sách kéo dài và sự
gia tăng liên tục của nợ công. Kinh nghiệm của nhiều nước trên thế giới đã cho thấy sự
chậm trễ trong việc nghiên cứu và đưa ra chính sách đúng đắn nhằm thực hiện củng cố
tài khóa, đảm bảo sự bền vững của thu ngân sách nhà nước có thể gây ra nhiều hệ lụy
tiêu cực đối với nền kinh tế.