Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

(Luận Án Tiến Sĩ) Quan Hệ Hợp Tác Giữa Tỉnh Hủa Phăn (Lào) Và Tỉnh Thanh Hóa (Việt Nam) Từ Năm 1986
PREMIUM
Số trang
231
Kích thước
6.9 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1253

(Luận Án Tiến Sĩ) Quan Hệ Hợp Tác Giữa Tỉnh Hủa Phăn (Lào) Và Tỉnh Thanh Hóa (Việt Nam) Từ Năm 1986

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

LƯU THỊ KIM

QUAN HỆ HỢP TÁC GIỮA TỈNH HỦA PHĂN

(LÀO) VÀ TỈNH THANH HÓA (VIỆT NAM)

TỪ NĂM 1986 ĐẾN NĂM 2017

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ

NGHỆ AN - 2021

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

LƯU THỊ KIM

QUAN HỆ HỢP TÁC GIỮA TỈNH HỦA PHĂN

(LÀO) VÀ TỈNH THANH HÓA (VIỆT NAM)

TỪ NĂM 1986 ĐẾN NĂM 2017

Chuyên ngành: Lịch sử thế giới

Mã số 9229011

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ

Người hướng dẫn khoa học:

1. PGS. TS BÙI VĂN HÀO

2. GS. TS. ĐỖ THANH BÌNH

NGHỆ AN - 2021

i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu,

các vấn đề trình bày trong luận án là trung thực, nguồn tài liệu trích dẫn có

nguồn gốc rõ ràng.

Tôi xin chịu trách nhiệm hoàn toàn về công trình nghiên cứu của mình.

Tác giả

Lưu Thị Kim

ii

MỤC LỤC

Trang

MỞ ĐẦU 1

1. Lý do chọn đề tài..........................................................................................1

2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................2

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu................................................................3

4. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu ..................................................3

5. Đóng góp của luận án...................................................................................4

6. Bố cục luận án..............................................................................................4

Chương 1. TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ......................... 5

1.1. Các công trình nghiên cứu có liên quan đến luận án..................................5

1.1.1. Các công trình nghiên cứu về quan hệ Việt - Lào có nội dung đề

cập đến quan hệ hợp tác giữa tỉnh Hủa Phăn và tỉnh Thanh Hóa........5

1.1.2. Các bài viết, công trình nghiên cứu đề cập trực tiếp đến quan hệ

hợp tác giữa tỉnh Hủa Phăn và tỉnh Thanh Hóa.................................12

1.2. Nhận xét chung về tình hình cứu nghiên cứu và những vấn đề đặt ra

cho luận án.....................................................................................................18

1.2.1. Nhận xét chung các công trình đã nghiên cứu liên quan đến đề tài..........18

1.2.2. Những vấn đề luận án cần tập trung giải quyết ..................................20

Chương 2. CƠ SỞ VÀ NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN QUAN HỆ

GIỮA TỈNH HỦA PHĂN VÀ TỈNH THANH HÓA TỪ

NĂM 1986 ĐẾN NĂM 2017..................................................... 21

2.1. Cơ sở địa - chính trị, kinh tế ....................................................................21

2.2. Cơ sở dân cư, văn hóa .............................................................................26

2.2.1. Cơ sở dân cư .....................................................................................26

2.2.2. Cơ sở văn hóa....................................................................................28

2.3. Cơ sở lịch sử............................................................................................31

2.3.1. Quan hệ giữa tỉnh Hủa Phăn và tỉnh Thanh Hóa trước năm 1975 ......31

2.3.2. Quan hệ giữa tỉnh Hủa Phăn và tỉnh Thanh Hóa từ năm 1975 đến

năm 1986..........................................................................................36

2.4. Cơ sở lợi ích............................................................................................39

iii

2.5. Tình hình Lào, Việt Nam và đường lối, chính sách của hai nước

trong những năm từ 1986 đến 2017................................................................41

2.5.1. Khái quát tình hình Lào và Việt Nam từ năm 1986 đến năm 2017 ....41

2.5.2. Chủ trương, chính sách của Lào và Việt Nam từ năm 1986 đến

năm 2017 trong quan hệ với nhau.....................................................44

2.6. Tình hình kinh tế - xã hội, chủ trương đối ngoại của tỉnh Hủa Phăn

và tỉnh Thanh Hóa từ năm 1986 đến năm 2017 ..............................................48

2.6.1. Khái quát tình hình kinh tế - xã hội ...................................................48

2.6.2. Chủ trương đối ngoại và nhu cầu quan hệ hợp tác .............................52

2.7. Bối cảnh thế giới và khu vực ...................................................................54

Tiểu kết chương 2 ..........................................................................................58

Chương 3. NỘI DUNG QUAN HỆ HỢP TÁC TOÀN DIỆN GIỮA

TỈNH HỦA PHĂN VÀ TỈNH THANH HÓA TỪ NĂM

1986 ĐẾN NĂM 2017 ............................................................... 60

3.1. Chính trị đối ngoại...................................................................................60

3.1.1. Quan hệ hợp tác cấp Tỉnh..................................................................60

3.1.2. Quan hệ hợp tác cấp Huyện (của các huyện biên giới).......................68

3.1.3. Quan hệ cấp Xã, Đồn và khu vực biên giới........................................69

3.2. An ninh quốc phòng và công tác biên giới...............................................71

3.2.1. An ninh quốc phòng ..........................................................................71

3.2.2. Công tác biên giới .............................................................................75

3.3. Quan hệ kinh tế .......................................................................................84

3.3.1. Nông - lâm nghiệp.............................................................................85

3.3.2. Công nghiệp, đầu tư, xây dựng cơ bản và giao thông vận tải.............89

3.3.3. Thương mại.......................................................................................97

3.4. Hợp tác văn hóa và giáo dục - đào tạo ...................................................101

3.4.1. Văn hóa ...........................................................................................101

3.4.2. Giáo dục - đào tạo ...........................................................................103

3.5. Hợp tác trong các lĩnh vực khác ............................................................107

3.5.1. Y tế .................................................................................................107

3.5.2. Chuyên gia ......................................................................................109

iv

3.5.3. Công tác tìm kiếm, cất bốc hài cốt liệt sĩ ........................................110

3.5.4. Hoạt động viện trợ...........................................................................112

Tiểu kết chương 3 ........................................................................................113

Chương 4. NHẬN XÉT VỀ QUAN HỆ HỢP TÁC GIỮA TỈNH HỦA

PHĂN VÀ TỈNH THANH HÓA TỪ NĂM 1986 ĐẾN

NĂM 2017 ............................................................................... 116

4.1. Những thành tựu và hạn chế ..................................................................116

4.1.1. Những thành tựu chủ yếu ................................................................116

4.1.2. Một số hạn chế ................................................................................120

4.2. Đặc trưng ..............................................................................................123

4.2.1. Nằm trong dòng chảy của quan hệ Lào - Việt Nam, từ năm 1986

đến năm 2017, quan hệ giữa tỉnh Hủa Phăn và tỉnh Thanh Hóa

mang đầy đủ nội dung, tính chất và đặc điểm của mối quan hệ

“hữu nghị đặc biệt và hợp tác toàn diện”. .......................................123

4.2.2. Cơ chế hợp tác chặt chẽ, từ cấp tỉnh đến huyện, xã, đồn, quan hệ

giữa tỉnh Hủa Phăn và tỉnh Thanh Hóa từ năm 1986 đến năm

2017 thể hiện sinh động chủ trương “đối ngoại nhân dân” và

đường lối đa dạng hóa và đa phương hóa quan hệ đối ngoại Việt

Nam trong thời kỳ đổi mới và hội nhập quốc tế..............................128

4.2.3. Quan hệ hợp tác giữa tỉnh Hủa Phăn và tỉnh Thanh Hóa là mối

quan hệ hai tỉnh láng giềng của hai nước có chung đường biên

giới, chứa nhiều yếu tố thuận lợi, trở thành điển hình trong việc

cụ thể hóa quan hệ đặc biệt giữa hai nước.......................................129

4.2.4. Mặc dù có nhiều điểm tương đồng với quan hệ Hủa Phăn - Sơn

La và Hủa Phăn - Nghệ An nhưng quan hệ Hủa Phăn - Thanh

Hóa có sự nổi trội hơn về quy mô lẫn mức độ hợp tác. ...................131

4.3. Một số bài học kinh nghiệm ..................................................................137

KẾT LUẬN 145

TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................... 150

PHỤ LỤC

_Toc69643002

v

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

ASEAN : (Association of South East Asian

Nations) Hiệp hội các quốc gia Đông

Nam Á

BCH TƯ : Ban chấp hành Trung ương

BCHQS : Bộ chỉ huy quân sự

CHDCND : Cộng hòa dân chủ nhân dân

CHXHCNVN : Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

CNXH : Chủ nghĩa xã hội

ĐCSVN : Đảng Cộng sản Việt Nam

CTQG : Chính trị quốc gia

ĐHSP HN : Đại học Sư phạm Hà Nội

ĐNA : Đông Nam Á

HĐBT : Hội đồng Bộ trưởng

HTKT - VH : Hợp tác Kinh tế - Văn hóa

KHXH : Khoa học xã hội

NDCM : Nhân dân Cách mạng

NXB : Nhà xuất bản

UBCQ : Ủy ban chính quyền

UBND : Ủy ban nhân dân

USD : Đồng đô la Mỹ

UVBCT : Ủy viên Bộ chính trị

XHCN : Xã hội chủ nghĩa

vi

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, BẢNG

Biểu đồ:

Biểu đồ 2.1. Bình quân GDP của Lào và Việt Nam trong các giai đoạn từ

năm 1986 đến năm 2017............................................................. 44

Biểu đồ 3.1. Giá trị hợp đồng các doanh nghiệp Thanh Hóa thực hiện tại

các tỉnh Hủa Phăn từ năm 1992 - 2017 ....................................... 96

Biểu đồ 3.2. Xuất nhập khẩu hàng hóa giữa Hủa Phăn và Thanh Hóa từ

năm 1992 đến năm 2017........................................................... 100

Bảng

Bảng 3.1. Thống kê số lượng các cuộc hội đàm các cấp giữa tỉnh Hủa

Phăn và tỉnh Thanh Hóa, từ năm 1986 đến năm 2017................. 64

Bảng 3.2. Thống kê số lượng các hoạt động phối hợp tuần tra song

phương giai đoạn 1990 - 2017 .................................................... 73

Bảng 3.3. Thống kê về số người vượt biên trái phép hai tỉnh trao trả

cho nhau giai đoạn 1990 - 2000.................................................. 81

Bảng 3.4. Bảng thống kê số lượng lưu học sinh Hủa Phăn được tỉnh

Thanh Hóa tiếp nhận và đào tạo từ năm 1986 - 2017................ 106

Bảng 3.5. Bảng số lượng bệnh nhân thuộc tỉnh Hủa Phăn và Thanh Hóa

thăm khám và điều trị tại cơ sở y tế của nhau, giai đoạn 1992

- 2017 ....................................................................................... 108

Bảng 3.6. Thống kê số lượng hài cốt liệt sĩ quân tình nguyện Việt Nam

tại Lào được quy tập................................................................. 111

1

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Lào và Việt Nam là hai nước láng giềng, núi liền núi, sông liền sông, có

mối quan hệ truyền thống lâu đời, được nhân dân dày công vun đắp và đã trở

thành tài sản vô giá của cả hai dân tộc. Mối quan hệ giữa Lào và Việt Nam hiện

đang diễn ra trên tất cả các lĩnh vực, các ngành; từ trung ương cho đến các địa

phương (nhất là các địa phương có chung đường biên giới giữa hai nước).

Tỉnh Hủa Phăn của Lào tiếp giáp với các tỉnh Sơn La, Thanh Hóa và Nghệ An

của Việt Nam và có quan hệ với cả ba tỉnh này. Tuy nhiên, tỉnh Hủa Phăn và tỉnh

Thanh Hóa không chỉ gần gũi về địa lý, có nhiều điểm tương đồng về tự nhiên, văn

hoá xã hội, có vị trí địa - chiến lược, nhiều tiềm năng để phát triển kinh tế, nhiều điều

kiện thuận lợi để đẩy mạnh sự hợp tác mà còn là hai tỉnh kết nghĩa với nhau từ những

năm 60 của thế kỷ XX. Chính vì vậy, trong các cuộc đấu tranh chống ngoại xâm cũng

như trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc, quan hệ giữa hai tỉnh luôn giữ vị trí

quan trọng và có tác động to lớn đến tình hình chính trị, kinh tế, xã hội, văn hoá của

Lào, Việt Nam cũng như quan hệ hữu nghị đặc biệt giữa hai nước. Từ năm 1986 đến

năm 2017, theo dòng chảy của quan hệ Lào - Việt Nam, tỉnh Hủa Phăn và tỉnh Thanh

Hóa không ngừng củng cố, tăng cường “quan hệ hữu nghị đặc biệt, hợp tác toàn diện”

để giữ vững sự ổn định chính trị; củng cố quốc phòng - an ninh, làm tốt công tác biên

giới; phát triển kinh tế, văn hóa, giáo dục, y tế và các lĩnh vực khác.

Trong bối cảnh tình hình thế giới có nhiều thay đổi, quá trình toàn cầu

hóa diễn ra mạnh mẽ, còn Lào cũng như Việt Nam đang nỗ lực mở cửa để hội

nhập khu vực, quốc tế, quan hệ giữa tỉnh Hủa Phăn và tỉnh Thanh Hóa có nhiều

cơ hội, thuận lợi để phát triển, song cũng phải đối mặt với không ít khó khăn,

thách thức. Việc tỉnh Hủa Phăn và tỉnh Thanh Hóa tiếp tục nâng cao hiệu quả

quan hệ chính trị - đối ngoại, an ninh quốc phòng và công tác biên giới, kinh

tế, văn hóa, giáo dục - đào tạo, y tế cũng như các lĩnh vực khác để xây dựng

quê hương, đất nước là những vấn đề hết sức cần thiết. Vì vậy, đi sâu làm rõ

những cơ sở, nhân tố tác động; thực trạng của quan hệ toàn diện giữa tỉnh Hủa

Phăn và tỉnh Thanh Hóa từ năm 1986 đến năm 2017, trên cơ sở đó, rút ra

những thành tựu, hạn chế, bài học kinh nghiệm nhằm tiếp tục tăng cường sự

hợp tác giữa hai bên trong các giai đoạn tiếp theo có ý nghĩa cả về khoa học

lẫn thực tiễn.

2

Về khoa học, nghiên cứu quan hệ giữa tỉnh Hủa Phăn và tỉnh Thanh Hóa

từ năm 1986 đến năm 2017 không chỉ làm sáng tỏ những nội dung quan trọng

trong hợp tác giữa hai bên, mà còn làm phong phú thêm tư liệu cụ thể, minh

chứng cho quan hệ hữu nghị đặc biệt, sự hợp tác toàn diện giữa hai nước trong

thời kỳ đổi mới.

Về thực tiễn, nghiên cứu quan hệ giữa giữa tỉnh Hủa Phăn và tỉnh Thanh

Hóa trong những năm từ 1986 đến 2017 giúp mọi tầng lớp nhân dân, nhất là thế

hệ trẻ, nhận thức sâu sắc mối quan hệ đặc biệt và sự hợp tác toàn diện giữa hai

nước cũng như hai tỉnh. Đồng thời, kết quả nghiên cứu của luận án là tài liệu

tham khảo cho các cấp lãnh đạo của tỉnh Hủa Phăn và tỉnh Thanh Hóa trong việc

hoạch định chiến lược hợp tác giữa hai bên những năm tiếp theo cũng như các

nhà nghiên cứu, giáo viên và học sinh, sinh viên tìm hiểu, giảng dạy, học tập

lịch sử địa phương.

Với những ý nghĩa nêu trên, chúng tôi chọn vấn đề “Quan hệ hợp tác

giữa tỉnh Hủa Phăn (Lào) và tỉnh Thanh Hóa (Việt Nam) từ năm 1986 đến

năm 2017” làm đề tài Luận án Tiến sĩ Lịch sử.

2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

2.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là quan hệ giữa tỉnh Hủa Phăn và tỉnh

Thanh Hóa từ năm 1986 đến năm 2017.

2.2. Phạm vi nghiên cứu

Về thời gian: Đề tài tập trung nghiên cứu quan hệ giữa tỉnh Hủa Phăn và Thanh

Hóa từ năm 1986 đến hết năm 2017. Từ năm 1986, Lào, Việt Nam đề ra và bắt đầu

thực hiện đường lối đổi mới đất nước. Năm 2017 đánh dấu 55 năm thiết lập quan hệ

ngoại giao Việt Nam - Lào (5/9/1962 - 5/9/2017) và 40 năm ký Hiệp ước Hữu nghị và

Hợp tác giữa hai nước (18/7/1977 - 18/7/2017). Đặc biệt, năm 2017 cũng mốc đánh

dấu 50 năm ngày ký thỏa thuận kết nghĩa giữa tỉnh Thanh Hóa và tỉnh Hủa Phăn

(02/5/1967 - 02/5/2017). Đây là những sự kiện quan trọng, có ý nghĩa đối với quan hệ

Lào - Việt Nam nói chung và các tỉnh Hủa Phăn, Thanh Hóa nói riêng.

Về không gian: Đề tài chủ yếu nghiên cứu các vấn đề diễn ra ở tỉnh

Hủa Phăn và tỉnh Thanh Hóa từ năm 1986 đến năm 2017. Ngoài ra, đề tài

còn đề cập đến quan hệ giữa một số tỉnh khác của Lào và Việt Nam để nhận

xét và so sánh.

3

Về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu quan hệ hợp tác trên các lĩnh

vực: chính trị đối ngoại; an ninh quốc phòng và công tác biên giới; kinh tế; văn

hóa, giáo dục - đào tạo và các lĩnh vực khác giữa tỉnh Hủa Phăn và tỉnh Thanh

Hóa từ năm 1986 đến năm 2017.

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1. Mục đích nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu của đề tài là làm rõ những cơ sở, nhân tố tác động

và thực trạng quan hệ hợp tác giữa tỉnh Hủa Phăn và tỉnh Thanh Hóa từ năm

1986 đến năm 2017, trên cơ sở đó, rút ra những thành tựu, hạn chế, đặc trưng và

một số bài học kinh nghiệm nhằm góp phần tăng cường quan hệ của hai bên

trong những năm tiếp theo.

3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

Từ mục đích nghiên cứu trên, nhiệm vụ đề tài được xác định như sau:

- Phân tích những cơ sở và nhân tố tác động đến quan hệ giữa tỉnh Hủa

Phăn và Thanh Hóa.

- Phân tích thực trạng quan hệ giữa tỉnh Hủa Phăn và tỉnh Thanh Hóa từ

năm 1986 đến năm 2017 trên các lĩnh vực: Chính trị đối ngoại; an ninh quốc phòng

và công tác biên giới; kinh tế; văn hóa, giáo dục - đào tạo và các lĩnh vực khác.

- Rút ra những thành tựu, hạn chế; đặc trưng và một số bài học kinh

nghiệm của quan hệ giữa tỉnh Hủa Phăn và tỉnh Thanh Hóa từ năm 1986 đến

năm 2017.

4. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu

4.1. Nguồn tài liệu

- Tài liệu gốc: Luận án dựa trên các nguồn tài liệu chủ yếu như: các văn

kiện của Đảng NDCM Lào và Đảng CSVN; các bài viết, bài phát biểu của lãnh

đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ hai nước Lào và Việt Nam; các văn kiện của

Đảng bộ và Chính quyền tỉnh Hủa Phăn và Thanh Hóa từ năm 1986 đến năm

2017; các hiệp định hợp tác giữa hai nước (Lào và Việt Nam), các biên bản ghi

nhớ, biên bản hội đàm, biên bản làm việc, thỏa thuận giữa hai tỉnh từ năm 1986

đến năm 2017; các báo cáo tổng kết, sơ kết quá trình hợp tác giữa các ban,

ngành và địa phương của tỉnh Hủa Phăn và tỉnh Thanh Hóa.

- Tài liệu tham khảo: Cùng với nguồn tài liệu gốc nêu trên, trong quá trình

thực hiện luận án, chúng tôi đã khai thác các nguồn tài liệu bổ trợ khác như:

4

sách, báo, tạp chí, các công trình nghiên cứu chuyên khảo và một số báo điện tử,

báo in, trang Website uy tín có liên quan đến đề tài, tài liệu điền dã.

4.2. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

Cơ sở phương pháp luận để nghiên cứu và lý giải các vấn đề liên quan

đến đề tài luận án chủ yếu dựa trên nền tảng Chủ nghĩa Mác - Lê nin, Tư tưởng

Hồ Chí Minh và quan điểm, đường lối của Đảng CSVN về các vấn đề quốc tế,

nhất là tư tưởng và quan điểm của Đảng CSVN, nhà nước Việt Nam về quan hệ

Lào - Việt Nam.

Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi chủ yếu sử dụng phương pháp lịch

sử và phương pháp logic. Ngoài ra, trong quá trình khai thác, xử lý tư liệu, còn

sử dụng một số phương pháp bổ trợ khác như: thống kê, so sánh, phân tích, tổng

hợp, lập biểu đồ, xây dựng biểu bảng, điền dã, phỏng vấn...

5. Đóng góp của luận án

- Luận án là công trình nghiên cứu có hệ thống đầu tiên về quan hệ giữa

tỉnh Hủa Phăn và tỉnh Thanh Hóa từ năm 1986 đến năm 2017. Nội dung của

luận án đã làm sáng rõ những cơ sở, nhân tố tác động, thực trạng quan hệ hợp

tác toàn diện giữa tỉnh Hủa Phăn và tỉnh Thanh Hóa, từ đó rút ra đặc trưng, bài

học kinh nghiệm của mối quan hệ này.

- Kết quả nghiên cứu của luận án có thể làm tài liệu tham khảo cho các

cấp lãnh đạo của tỉnh Hủa Phăn, tỉnh Thanh Hóa trong việc hoạch định chiến

lược hợp tác giữa hai bên và là tài liệu tham khảo để giảng dạy, học tập lịch sử

địa phương.

6. Bố cục luận án

Ngoài Mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung chính của

luận án được trình bày trong 4 chương

Chương 1. Tổng quan về tình hình nghiên cứu

Chương 2. Cơ sở và nhân tố tác động đến quan hệ giữa tỉnh Hủa Phăn

và tỉnh Thanh Hóa từ năm 1986 đến năm 2017

Chương 3. Nội dung quan hệ hợp tác toàn diện giữa tỉnh Hủa Phăn và

tỉnh Thanh Hóa từ năm 1986 đến năm 2017

Chương 4. Nhận xét về quan hệ giữa tỉnh Hủa Phăn và tỉnh Thanh Hóa

từ năm 1986 đến năm 2017

5

Chương 1

TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

1.1. Các công trình nghiên cứu có liên quan đến luận án

1.1.1. Các công trình nghiên cứu về quan hệ Việt - Lào có nội dung đề

cập đến quan hệ hợp tác giữa tỉnh Hủa Phăn và tỉnh Thanh Hóa

1.1.1.1. Các công trình của các tác giả Lào

Quan hệ Lào - Việt, Việt - Lào là vấn đề có ý nghĩa khoa học và thực tiễn.

Vì vậy đây là đề tài luôn được các nhà lãnh đạo cũng như các nhà nghiên cứu

Lào quan tâm.

Lịch sử Đảng NDCM Lào là công trình nghiên cứu của Ban Chỉ đạo lý

luận và thực tiễn Đảng NDCM Lào [15]. Công trình này đã khái lược quá trình

phát triển, trưởng thành của Đảng kể từ khi Đảng Cộng sản Đông Dương ra đời

cho đến khi Đảng NDCM Lào kế thừa và trực tiếp lãnh đạo cách mạng từng

bước đánh bại thực dân Pháp, đế quốc Mỹ và kết quả công cuộc xây dựng đất

nước Lào từ năm 1976 đến năm 2005. Nội dung của công trình cũng đã đề cập

tới quá trình Việt Nam giúp Lào xây dựng cơ sở kháng chiến tại Việt Nam,

trong đó có căn cứ kháng chiến tại hang Hón Lòn (Lang Chánh, Thanh Hóa). Từ

căn cứ kháng chiến này, Việt Nam giúp Lào mở rộng các căn cứ cách mạng, tổ

chức tập hợp lực lượng đứng lên đấu tranh giành chính quyền.

Từ thực tiễn quá trình đấu tranh giải phóng dân tộc của cách mạng hai

nước qua các thời kỳ lịch sử, Chủ tịch Khămtày Xiphănđon đã có bài viết “Tình

đoàn kết đặc biệt, sự hợp tác toàn diện và liên minh chiến đấu Lào - Việt Nam

trong thời kỳ cách mạng mới “[91; tr.22 - 34 ]. Bài viết khẳng định, tình đoàn

kết đặc biệt, sự hợp tác toàn diện và liên minh chiến đấu Lào - Việt Nam là tài

sản quí báu của hai dân tộc và yếu tố đảm bảo thắng lợi của cách mạng hai nước.

Góp phần quan trọng cho hợp tác liên minh, ông nhấn mạnh vai trò của căn cứ

kháng chiến của cách mạng Lào trên lãnh thổ Việt Nam, được nhân dân Việt

Nam đùm bọc, giúp đỡ, đặc biệt là căn cứ kháng chiến tại Sơn La và Thanh Hóa.

Nhân kỷ niệm 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Lào - Việt Nam (1962 -

2007), Thủ tướng Buaxỏn Búpphảvăn đã có bài viết “Gắn bó keo sơn, hỗ trợ vô tư,

hợp tác hiệu quả” [190]. Bài viết khẳng định quan hệ đặc biệt hiếm có giữa hai dân

6

tộc Lào - Việt, vạch ra phương hướng và một số biện pháp để nâng cao hiệu quả hợp

tác giữa hai nước trong những chặng đường tiếp theo. Các biện pháp thúc đẩy hợp

tác kinh tế được tác giả phân tích và chỉ ra tương đối cụ thể, rõ ràng. Trong số những

biện pháp đưa ra tác giả đề cập tới có việc thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa các tỉnh có

chung đường biên giới của hai nước, trong đó có Hủa Phăn và Thanh Hóa.

Trong bài viết Đánh giá truyền thống quan hệ hợp tác Lào - Việt Nam

[119; tr.18], Thoonglun Xixulít, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng, Bộ

trưởng Bộ Ngoại giao, Trưởng Ban đối ngoại Trung ương Đảng NDCM Lào đã

khắc họa lại lịch sử sản sinh ra mối quan hệ truyền thống, tình đoàn kết đặc biệt

Lào - Việt. Tác giả cho rằng, tình đoàn kết đặc biệt đó xuất phát từ trong chiến

đấu, hi sinh của quân dân hai nước từ khi Đảng Cộng sản Đông Dương ra đời,

lãnh đạo cách mạng ba nước trên bán đảo Đông Dương đấu tranh chống thực

dân Pháp và đế quốc Mỹ giành độc lập cho nhân dân ba nước Lào - Việt Nam và

Căm pu chia. Trong bài viết, tác giả cũng đã đề cập tới sự giúp đỡ của nhân dân

hai bên biên giới Lào - Việt, đặc biệt là địa bàn các tỉnh Bắc Lào và các tỉnh

Thanh Hóa, Sơn La - nơi đóng quân của cách mạng Lào.

Trong số các luận án Tiến sĩ về quan hệ Lào - Việt Nam, đáng chú ý

nhất là luận án Những nhân tố chi phối quan hệ đặc biệt Lào - Việt Nam từ

năm 1986 - 2011 của nghiên cứu sinh người Lào Nhótkhămmani Xuphanuvông

[101]. Trong công trình nghiên cứu này, tác giả đã làm rõ sự vận động của

quan hệ đặc biệt Lào - Việt Nam từ giai đoạn đấu tranh giải phóng dân tộc đến

giai đoạn củng cố, bảo vệ nền độc lập dân tộc. Đồng thời, luận án còn đi sâu

phân tích quá trình hình thành những nền tảng của quan hệ đặc biệt Lào - Việt

Nam cũng như những nhân tố chi phối quan hệ đặc biệt giữa hai nước (lịch sử,

địa lý, văn hóa - tộc người; quan hệ giữa các vương triều phong kiến; hệ tư

tưởng và lợi ích quốc gia thời kỳ đổi mới, lợi ích an ninh và phát triển kinh tế

hai bên; bối cảnh quốc tế, khu vực; sự tác động của các nước lớn đến quan hệ

đặc biệt Lào - Việt). Đặc biệt, trong chương 2 luận án, tác giả đã phân tích rõ

các nhân tố lịch sử, địa lý và văn hóa - tộc người, đề cập khá nhiều đến sự gần

gũi về địa lý, sự tương đồng về văn hóa giữa nhân dân hai bên biên giới. Đây

là tiền đề, cơ sở để luận án đề cập, phân tích những cơ sở và nhân tố tác động

đến quan hệ giữa tỉnh Hủa Phăn, và tỉnh Thanh Hóa.

7

1.1.1.2. Các công trình của các tác giả Việt Nam

Cho đến nay, đã có rất nhiều bài viết của các vị lãnh đạo của Việt Nam đề

cập đến quan hệ đặc biệt Lào - Việt, Việt - Lào.

Năm 1996, Tổng Bí thư Đỗ Mười có bài viết Mãi mãi trân trọng mối

quan hệ chí cốt có ý nghĩa chiến lược Việt - Lào [99; tr.3 - 5]. Bài viết đã phân

tích ý nghĩa, tầm quan trọng của quan hệ đặc biệt Việt - Lào trong sự nghiệp giải

phóng dân tộc cũng như trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, nhất là

trong thời kỳ hai nước đang tiến hành sự nghiệp đổi mới.

Vun đắp cho mối quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào mãi mãi xanh tươi,

nở hoa kết trái [92; Tr.12]; Quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào, những chặng

đường vinh quang và thắng lợi vẻ vang [195] là những bài viết của Phạm Gia

Khiêm, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Ngoại

giao Việt Nam. Trong các bài viết này, tác giả khẳng định tình hữu nghị đoàn

kết giữa hai Đảng, hai Nhà nước Việt - Lào, sự gắn bó thủy chung, keo sơn

giữa dân tộc Việt Nam và dân tộc Lào qua những chặng đường lịch sử từ giai

đoạn đấu tranh giải phóng dân tộc đến thời kỳ xây dựng đất nước trong hòa

bình và quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Đồng thời, bài viết còn đưa ra 5 nhóm

giải pháp để nâng quan hệ hữu nghị, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện

Lào - Việt Nam lên tầm cao mới. Đó các giải pháp về nâng tầm, mở rộng làm

sâu sắc hơn tình hữu nghị đoàn kết đặc biệt xuống các cấp địa phương, cơ sở,

nhất là thế hệ trẻ; đẩy mạnh hợp tác kinh tế; tăng cường phối hợp tăng cường

hợp tác mọi mặt giữa các tỉnh có chung đường biên giới; thúc đẩy hợp tác

giáo dục; và phối hợp tham gia các diễn đàn quốc tế có hiệu quả.

Trong bài viết “Tính chất đặc biệt trong quan hệ Việt - Lào” tác giả

Nguyễn Huy Quang1 đã khẳng định: quan hệ hợp tác Lào - Việt là mối quan hệ

có tính chất “đặc biệt” duy nhất trong gần 170 mối quan hệ ngoại giao với tất cả

các nước trên thế giới. Tính chất “đặc biệt” thể hiện qua 2/3 thế kỷ chung lưng

đấu tranh đánh thực dân đế quốc giành độc lập dân tộc, ủng hộ, giúp đỡ nhau

cùng xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. . Tính chất đặc biệt đó còn được tác giả tổng

1 Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước CHXHCN Việt Nam tại Lào

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!