Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

(Luận Án Tiến Sĩ) Phát Triển Bưởi Đoan Hùng Và Hồng Gia Thanh Ở Tỉnh Phú Thọ Theo Hướng Sản Xuất
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
––––––––––––––––––––––
NGUYỄN THỊ THU HƢƠNG
PHÁT TRIỂN BƯỞI ĐOAN HÙNG
VÀ HỒNG GIA THANH Ở TỈNH PHÚ THỌ
THEO HƯỚNG SẢN XUẤT HÀNG HÓA
LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP
THÁI NGUYÊN - 2014
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
––––––––––––––––––––––
NGUYỄN THỊ THU HƢƠNG
PHÁT TRIỂN BƯỞI ĐOAN HÙNG
VÀ HỒNG GIA THANH Ở TỈNH PHÚ THỌ
THEO HƯỚNG SẢN XUẤT HÀNG HÓA
Chuyên ngành: Kinh tế nông nghiệp
Mã số: 62 62 01 15
LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS ĐỖ THỊ BẮC
THÁI NGUYÊN - 2014
i
LỜI CAM ĐOAN
Luận án tiến sĩ “Phát triển bưởi Đoan Hùng và hồng Gia Thanh ở tỉnh Phú
Thọ theo hướng sản xuất hàng hóa”, chuyên ngành Kinh tế Nông nghiệp, mã số
62-62-01-15, đây là công trình của Nguyễn Thị Thu Hương. Luận án đã sử dụng
thông tin từ nhiều nguồn dữ liệu khác nhau, các thông tin có sẵn đã được trích rõ
nguồn gốc.
Tôi xin cam đoan rằng, các số liệu và kết quả nghiên cứu đã được nêu trong
luận án là trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào hoặc chưa
từng được công bố trong bất kỳ một công trình nghiên cứu khoa học nào khác.
Thái Nguyên, Ngày …tháng….năm 2014
Tác giả
Nguyễn Thị Thu Hƣơng
ii
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện đề tài: “Phát triển bưởi Đoan Hùng và hồng Gia
Thanh ở tỉnh Phú Thọ theo hướng sản xuất hàng hóa”, tôi nhận được sự hướng
dẫn, giúp đỡ, động viên, của nhiều cá nhân và tập thể, tôi xin được bày tỏ sự cảm ơn
sâu sắc nhất tới tất cả các cá nhân và tập thể đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong học
tập và nghiên cứu.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu Nhà trường, Phòng Quản lý khoa
học và Sau đại học, Bộ môn Kinh tế nông nghiệp Trường Đại học Kinh tế và Quản
trị Kinh doanh Thái Nguyên, và UBND huyện Đoan Hùng, huyện Phù Ninh đã tạo
điều kiện giúp đỡ tôi về mọi mặt trong quá trình học tập, nghiên cứu để tôi hoàn
thành bản luận án này.
Tôi xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của cô giáo hướng dẫn khoa
học: PGS. TS. Đỗ Thị Bắc.
Tôi xin cảm ơn sự giúp đỡ, đóng góp nhiều ý kiến quý báu của các nhà khoa
học, của các thầy cô giáo, đặc biệt là các thầy cô giáo trong Trường Đại học Kinh tế
và Quản trị kinh doanh Thái Nguyên cùng các đơn vị khác.
Để hoàn thành được đề tài, tôi xin cảm ơn sự giúp đỡ và cộng tác của Chi
cục Thống kê và Phòng Nông nghiệp thuộc UBND huyện Đoan Hùng, huyện Phù
Ninh, các xã Bằng Luân, Chí Đám, Gia Thanh, các Sở, ban, ngành cùng các chuyên
gia, các cán bộ kỹ thuật, các hộ nông dân sản xuất cây ăn quả của huyện Đoan Hùng
và huyện Phù Ninh.
Tôi xin cảm ơn lãnh đạo Trường Đại học Hùng Vương, cùng toàn thể các
thầy cô giáo và các em sinh viên trong khoa Kinh tế & Quản trị kinh doanh Trường
Đại học Hùng Vương đã hết sức giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành
luận án.
Tôi xin cảm ơn các nhà khoa học, các thầy cô giáo, bạn bè đồng nghiệp cùng
gia đình đã động viên, giúp đỡ tôi thực hiện tốt bản luận án này.
Xin trân trọng cảm ơn!
Thái Nguyên, Ngày …tháng….năm 2014
Tác giả lận án
Nguyễn Thị Thu Hƣơng
iii
MỤC LỤC
Trang
LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ ii
MỤC LỤC ................................................................................................................ iii
DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT ........................... vi
DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT TIẾNG ANH ........................... vii
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ........................................................................... ix
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài .......................................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................................ 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................... 3
4. Những đóng góp mới của luận án ........................................................................... 4
5. Bố cục của luận án .................................................................................................. 5
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN BƢỞI,
HỒNG THEO HƢỚNG SẢN XUẤT HÀNG HÓA ............................................... 6
1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN BƢỞI, HỒNG THEO HƢỚNG SẢN
XUẤT HÀNG HÓA ..................................................................................................... 6
1.1.1. Phát triển bưởi, hồng theo hướng sản xuất hàng hóa ........................................ 6
1.1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển bưởi và hồng theo hướng sản xuất hàng hóa.. 19
1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN BƢỞI VÀ HỒNG THEO HƢỚNG SẢN
XUẤT HÀNG HÓA ................................................................................................... 25
1.2.1. Kinh nghiệm phát triển bưởi và hồng theo hướng sản xuất hàng hóa của một
số nước trên thế giới .................................................................................................. 25
1.2.2. Kinh nghiệm phát triển bưởi và hồng theo hướng sản xuất hàng hóa ở trong nước . 30
1.2.3. Bài học kinh nghiệm về phát triển bưởi, hồng quả theo hướng sản xuất hàng
hóa ở tỉnh Phú Thọ .................................................................................................... 32
1.2.4. Tổng quan các công trình nghiên cứu ............................................................. 34
TIỂU KẾT CHƢƠNG 1 ......................................................................................... 36
Chƣơng 2: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................................................... 38
2.1. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................................................ 38
2.1.1. Phương pháp tiếp cận và khung phân tích ...................................................... 38
2.1.2. Phương pháp chọn địa điểm và mẫu nghiên cứu ............................................ 40
2.1.3. Thu thập số liệu ............................................................................................... 45
2.1.4. Phương pháp xử lý số liệu ............................................................................... 48
2.1.5. Phương pháp phân tích .................................................................................... 49
2.2. HỆ THỐNG CÁC CHỈ TIÊU NGHIÊN CỨU .................................................... 54
2.2.1. Nhóm chỉ tiêu thể hiện phát triển bưởi, hồng theo hướng sản xuất hàng hóa
theo chiều rộng .......................................................................................................... 54
iv
2.2.2. Nhóm chỉ tiêu thể hiện phát triển bưởi, hồng theo hướng sản xuất hàng hóa
theo chiều sâu ............................................................................................................ 57
TIỂU KẾT CHƢƠNG 2 ......................................................................................... 58
Chƣơng 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN BƢỞI ĐOAN HÙNG VÀ HỒNG
GIA THANH Ở TỈNH PHÚ THỌ THEO HƢỚNG SẢN XUẤT HÀNG HÓA59
3.1. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU ................................................................ 59
3.1.1. Điều kiện tự nhiên của tỉnh Phú Thọ .............................................................. 59
3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội của tỉnh Phú Thọ ................................................... 61
3.2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN BƢỞI ĐOAN HÙNG, HỒNG GIA THANH Ở
TỈNH PHÚ THỌ THEO HƢỚNG SẢN XUẤT HÀNG HÓA .................................... 66
3.2.1. Thực trạng sản xuất - tiêu thụ bưởi Đoan Hùng ............................................. 66
3.2.2. Thực trạng sản xuất- tiêu thụ hồng Gia Thanh ............................................... 71
3.2.3. Giá trị sản xuất, giá trị sản phẩm, tỷ suất bưởi Đoan Hùng và hồng Gia Thanh
hàng hóa .................................................................................................................... 74
3.2.4. Đánh giá kết quả, hiệu quả kinh tế của bưởi Đoan Hùng và hồng Gia Thanh
theo hướng sản xuất hàng hóa của hộ nông dân ....................................................... 78
3.2.5. Phân tích các kênh tiêu thụ bưởi quả Đoan Hùng, hồng quả Gia Thanh của
tỉnh Phú Thọ .............................................................................................................. 88
3.3. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG PHÁT TRIỂN BƢỞI ĐOAN HÙNG VÀ HỒNG
GIA THANH THEO HƢỚNG SẢN XUẤT HÀNG HÓA Ở TỈNH PHÚ THỌ ......... 97
3.3.1. Nhóm yếu tố tự nhiên ...................................................................................... 97
3.3.2. Nhóm yếu tố khoa học công nghệ ................................................................... 98
3.3.3. Nhóm yếu tố kinh tế- tổ chức ........................................................................ 101
3.3.4. Nhóm các yếu tố chính sách Nhà nước và vai trò của các tổ chức, hiệp hội 107
3.3.5. Xây dựng và quản lý chỉ dẫn địa lý xuất xứ hàng hóa với bưởi Đoan Hùng,
hồng Gia Thanh ....................................................................................................... 108
3.3.6. Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của hộ trồng bưởi Đoan Hùng
và hồng Gia Thanh .................................................................................................. 110
3.4. PHÂN TÍCH ĐIỂM MẠNH, ĐIỂM YẾU, CƠ HỘI, THÁCH THỨC KHI PHÁT
TRIỂN BƢỞI ĐOAN HÙNG VÀ HỒNG GIA THANH THEO HƢỚNG SẢN XUẤT
HÀNG HÓA Ở TỈNH PHÚ THỌ ............................................................................ 112
TIỂU KẾT CHƢƠNG 3 ....................................................................................... 113
Chƣơng 4: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BƢỞI ĐOAN HÙNG VÀ HỒNG GIA
THANH Ở TỈNH PHÚ THỌ THEO HƢỚNG SẢN XUẤT HÀNG HÓA ...... 114
4.1. CÁC QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN BƢỞI ĐOAN HÙNG, HỒNG GIA THANH Ở
TỈNH PHÚ THỌ THEO HƢỚNG SẢN XUẤT HÀNG HÓA .................................. 114
4.1.1. Phát triển sản xuất bưởi Đoan Hùng, hồng Gia Thanh cần bám sát nhu cầu thị
trường ...................................................................................................................... 114
4.1.2. Phát triển sản xuất bưởi Đoan Hùng, hồng Gia Thanh theo hướng sản xuất
hàng hóa phải dựa vào lợi thế so sánh của vùng ..................................................... 115
v
4.1.3. Phát triển sản xuất bưởi Đoan Hùng, hồng Gia Thanh đòi hỏi sự kết hợp
người dân và sự hỗ trợ của Nhà nước ..................................................................... 115
4.1.4. Phát triển bưởi Đoan Hùng, hồng Gia Thanh phải phát triển bền vững ....... 116
4.2. CĂN CỨ VÀ ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN BƢỞI ĐOAN HÙNG, HỒNG GIA
THANH Ở TỈNH PHÚ THỌ THEO HƢỚNG SẢN XUẤT HÀNG HÓA ............... 116
4.2.1. Những căn cứ chủ yếu phát triển bưởi Đoan Hùng, hồng Gia Thanh ở tỉnh
Phú Thọ theo hướng sản xuất hàng hóa .................................................................. 116
4.2.2. Định hướng, mục tiêu phát triển bưởi Đoan Hùng, hồng Gia Thanh ở tỉnh Phú
Thọ theo hướng sản xuất hàng hóa ......................................................................... 120
4.3. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BƢỞI ĐOAN HÙNG VÀ HỒNG GIA THANH Ở
TỈNH PHÚ THỌ THEO HƢỚNG SẢN XUẤT HÀNG HÓA ĐẾN NĂM 2020 ....... 122
4.3.1. Quy hoạch phát triển bưởi Đoan Hùng và hồng Gia Thanh ở tỉnh Phú Thọ
theo hướng sản xuất hàng hóa ................................................................................. 122
4.3.2. Hoàn thiện chính sách đầu tư công, dịch vụ công, khuyến nông và xúc tiến
thương mại nhằm tạo ra vùng trồng bưởi Đoan Hùng, hồng Gia Thanh ở tỉnh Phú
Thọ theo hướng sản xuất hàng hóa ......................................................................... 130
4.3.3. Giải pháp kỹ thuật sản xuất bưởi Đoan Hùng, hồng Gia Thanh của tỉnh Phú Thọ 132
4.3.4. Tổ chức các tác nhân phân phối sản phẩm quả trong phát triển bưởi Đoan
Hùng, hồng Gia Thanh theo hướng sản xuất hàng hóa tại tỉnh Phú Thọ ................ 135
4.3.5. Phát triển các hình thức tổ chức sản xuất, liên kết sản xuất-tiêu thụ bưởi Đoan
Hùng, hồng Gia Thanh ở tỉnh Phú Thọ ................................................................... 136
4.3.6. Nhóm giải pháp phát triển ngành hàng bưởi quả Đoan Hùng, hồng quả Gia
Thanh ở tỉnh Phú Thọ .............................................................................................. 138
4.3.7. Hoàn thiện một số chính sách kinh tế vĩ mô nhằm phát triển sản xuất bưởi
Đoan Hùng, hồng Gia Thanh ở tỉnh Phú Thọ ........................................................ 143
4.4. KIẾN NGHỊ ...................................................................................................... 146
4.4.1. Kiến nghị với Nhà nước ................................................................................ 146
4.4.2. Kiến nghị với tỉnh Phú Thọ ........................................................................... 147
4.4.3. Kiến nghị với huyện Đoan Hùng, huyện Phù Ninh ...................................... 147
TIỂU KẾT CHƢƠNG 4 ....................................................................................... 148
KẾT LUẬN ............................................................................................................ 149
DANH MỤC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ ................................ 151
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 152
PHỤ LỤC ............................................................................................................... 152
vi
DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT
Kí hiệu Nội dung
BVTV : Bảo vệ thực vật
BQ : Bình quân
CĂQ : Cây ăn quả
CS : Chính sách
ĐVT : Đơn vị tính
GTSX : Giá trị sản xuất
HQKT : Hiệu quả kinh tế
HTX : Hợp tác xã
KD : Kinh doanh
KTCB : Kiến thiết cơ bản
LĐ : Lao động
NLN : Nông lâm nghiệp
NLN-TS : Nông lâm nghiệp - thuỷ sản
TSQHH : Tỷ suất quả hàng hóa
TTCN : Tiểu thủ công nghiệp
XDCB : Xây dựng cơ bản
Tr. đ : Triệu đồng
DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT TIẾNG ANH
Kí hiệu Nội dung tiếng Anh Nội dung tiếng Việt
ASEAN : Association of Southeast Asian
Nations
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam
Á
GDP : Gross Domestic Product Tổng sản phẩm quốc nội
MFN : Manual Favord of Nation Nguyên tắc đối xử tối huệ quốc
WTO : World Trade Organization Tổ chức Thương Mại thế giới
SWOT : Strength-Weakness-OppotunitiesThreats
Điểm mạnh-điểm yếu-cơ hội-thách
thức
vii
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU
Bảng 1.1. Sản lượng và giá trị bưởi quả của Trung Quốc và một số nước trên thế
giới giai đoạn 2007 - 2011 ..................................................................... 26
Bảng 1.2. Sản lượng và giá trị hồng quả của Trung Quốc và một số nước trên thế
giới giai đoạn 2007 - 2011 ..................................................................... 28
Bảng 2.1. Số hộ điều tra phân theo loại hình sản xuất bưởi Đoan Hùng, hồng Gia
Thanh ở tỉnh Phú Thọ ............................................................................ 46
Bảng 2.2. Số hộ trồng và số hộ điều tra sản xuất bưởi Đoan Hùng, hồng Gia
Thanh của tỉnh Phú Thọ ......................................................................... 47
Bảng 2.3. Số lượng các mẫu điều tra tác nhân trung gian phân phối hồng quả Gia
Thanh và bưởi quả Đoan Hùng năm 2012 ............................................. 48
Bảng 2.4. Kết hợp trong ma trận SWOT cho sản xuất bưởi, hồng ........................ 50
Bảng 3.1. Tình hình đất đai và sử dụng đất đai của tỉnh Phú Thọ 2008 - 2012 ..... 60
Bảng 3.2. Giá trị sản xuất các ngành của tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2008-2012 ....... 62
Bảng 3.3. Giá trị sản xuất ngành nông nghiệp của tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2008-2012 . 63
Bảng 3.4. Tình hình dân số - lao động của tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2008-2012 .... 65
Bảng 3.5. Diện tích bưởi, hồng và một số quả của tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2008-2012 ... 66
Bảng 3.6. Diện tích trồng bưởi Sửu và bưởi Bằng Luân ....................................... 67
Bảng 3.7. Diện tích bưởi Đoan Hùng tại các vùng giai đoạn 2008-2012 .............. 68
Bảng 3.8. Sản lượng và giá trị bưởi Đoan Hùng qua các hộ điều tra năm 2012 ... 69
Bảng 3.9. Giá bán bưởi quả Đoan Hùng, hồng Gia Thanh trên thị trường ............ 70
Bảng 3.10. Đặc điểm kênh tiêu thụ bưởi quả Đoan Hùng trực tiếp ......................... 70
Bảng 3.11. Năng suất giống hồng Gia Thanh của tỉnh Phú Thọ năm 2012 ............. 72
Bảng 3.12. Đặc điểm thị trường tiêu thụ hồng quả Gia Thanh Phù Ninh ................ 73
Bảng 3.13. Giá trị sản xuất bưởi Đoan Hùng (bưởi Bằng Luân (BL), bưởi Sửu) và
hồng Gia Thanh của tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2008-2012 ....................... 74
Bảng 3.14. Tỷ lệ chất lượng quả trong giá trị sản phẩm bưởi Sửu, Bằng Luân và
hồng Gia Thanh hàng hóa của tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2008-2012 ....... 75
Bảng 3.15. Giá trị sản phẩm hàng hóa bưởi Bằng Luân (BL), bưởi Sửu và hồng Gia
viii
Thanh của tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2008-2012 ...................................... 76
Bảng 3.16. Tỷ suất quả hàng hóa của bưởi Đoan Hùng và hồng Gia Thanh ở tỉnh
Phú Thọ giai đoạn 2008-2012................................................................ 77
Bảng 3.17. Chi phí sản xuất cho 1 ha bưởi Đoan Hùng KTCB năm 2012 .............. 81
Bảng 3.18. Tình hình đầu tư thâm canh cho 1 ha bưởi qua các nhóm điều tra của
tỉnh Phú Thọ năm 2012 .......................................................................... 82
Bảng 3.19. Kết quả và hiệu quả kinh tế sản xuất bưởi Đoan Hùng BQ/hộ điều tra ...... 83
Bảng 3.20. Kết quả và hiệu quả kinh tế sản xuất hồng Gia Thanh .......................... 86
Bảng 3.21. So sánh kết quả và hiệu quả kinh tế sản xuất bưởi Đoan Hùng và hồng
Gia Thanh bình quân ............................................................................. 87
Bảng 3.22. Kết quả và hiệu quả kinh tế của các tác nhân tham gia ngành hàng bưởi
quả Đoan Hùng ...................................................................................... 94
Bảng 3.23. Kết quả và hiệu quả của các tác nhân trong ngành hàng hồng quả Gia Thanh .. 97
Bảng 3.24. Kết quả phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới thu nhập của các hộ sản xuất bưởi
Đoan Hùng, hồng Gia Thanh của tỉnh Phú Thọ năm 2012 .......................... 110
Bảng 3.25. Ma trận SWOT trong phát triển bưởi Đoan Hùng, hồng Gia Thanh ở
tỉnh theo hướng sản xuất hàng hóa ...................................................... 112
Bảng 4.1. Dự báo diện tích, năng suất, sản lượng và giá trị sản lượng cây ăn quả
chủ yếu của tỉnh Phú Thọ đến năm 2020 ............................................. 123
Bảng 4.2. Dự báo mức đầu tư thâm canh cho 1 ha bưởi theo mùa vụ của tỉnh Phú Thọ ...... 124
Bảng 4.3. Dự báo kết quả, hiệu quả kinh tế sản xuất 1 ha bưởi trái vụ tại tỉnh Phú
Thọ ....................................................................................................... 126
ix
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1. Khung phân tích của đề tài .................................................................... 40
Hình 3.1. Các khu vực cung ứng bưởi quả Đoan Hùng cho thị trường năm 2012.... 88
Hình 3.2. Cơ cấu thị trường tiêu thụ của bưởi Đoan Hùng năm 2012 .................. 89
Hình 3.3. Cơ cấu bưởi Đoan Hùng trên thị trường năm 2012 ............................... 89
Hình 3.4. Sơ đồ ngành hàng bưởi quả Đoan Hùng ................................................ 91
Hình 3.5. Các khu vực cung ứng hồng quả cho thị trường Phú Thọ năm 2012 ... 95
Hình 3.6. Sơ đồ ngành hàng hồng quả Gia Thanh ................................................. 96
Hình 3.7. Cơ cấu thị trường tiêu thụ của hồng Gia Thanh ..........................................96
1
MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Nông nghiệp là ngành chủ chốt và đóng vai trò quan trọng đối với vấn đề xóa
đói, giảm nghèo ở nhiều nước trên thế giới, ở Việt Nam. Nông nghiệp đảm bảo sự
an toàn lương thực; là nguồn sinh sống cho hàng triệu gia đình, nơi cung cấp
nguyên liệu đầu vào cho các ngành công nghiệp khác, là nguồn xuất khẩu quan
trọng, hoặc sản xuất các hàng hóa thay thế nhập khẩu, phương tiện bảo vệ môi
trường sinh thái và các hình thức văn hóa. Trong tương lai, nông nghiệp vẫn là
ngành cốt lõi trong nền kinh tế của Việt Nam mặc dù càng làm nông nghiệp nông
dân càng nghèo, làm lúa nông dân nghèo hơn.
Mô hình dựa trên lợi thế so sánh để tìm ra sản phẩm hàng hóa đặc trưng của
mỗi xã, làng, đầu tư cho được để có hàng hóa bán cho thị trường trong nước và xuất
khẩu là mô hình được ưu tiên phát triển ở Trung Quốc; mô hình nông nghiệp gắn
liền với du lịch cảnh quan, du lịch tâm linh và sinh thái; mô hình tái định cư các
làng xã do làm các dự án phát triển và mô hình nông thôn-đô thị nhằm tạo ra các
dịch vụ cho kinh tế đô thị như nhà ở, ăn uống và văn hóa.
Vì vậy, để ngành nông nghiệp tồn tại và phát triển, bên cạnh việc đầu tư cho
sản xuất lương thực, một yêu cầu bức thiết với nền nông nghiệp nước ta cần phải đa
dạng các sản phẩm cây trồng, đặc biệt với các loại cây ăn quả có thế mạnh đặc
trưng, cần thay đổi thói quen sản xuất tự nhiên, manh mún sang hướng sản xuất
hàng hóa theo yêu cầu thị trường. Bởi lẽ, sản phẩm cây ăn quả ngoài cung cấp cho
thị trường trong nước, còn là nguồn xuất khẩu sang các nước trong khu vực cũng
như một số thị trường lớn trên thế giới như Châu Âu và sắp tới là Hoa Kỳ. Hiện
nay, với sự phát triển của các ngành công nghiệp chế biến đồ hộp, sản phẩm cây ăn
quả ở Việt Nam ngoài việc sử dụng ăn tươi, còn là nguyên liệu cho các nhà máy chế
biến. Do đó, phát triển cây ăn quả theo hướng sản xuất hàng hóa lớn có vai trò rất
quan trọng trong sự phát triển kinh tế nông nghiệp ở Việt Nam.
Phú Thọ là một tỉnh nghèo nằm ở trung tâm của mười bốn tỉnh vùng Trung
du miền núi phía Bắc Việt Nam, có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho việc phát triển
2
nông lâm nghiệp, là vùng đứng thứ tư về diện tích và sản lượng quả tươi của cả
nước sau Đông Nam Bộ, Tây Nguyên, Đồng bằng sông Cửu Long. Nhà nước và địa
phương đã có những chính sách cụ thể nhằm khuyến khích đầu tư cho phát triển sản
xuất nông, lâm nghiệp trên cơ sở phát huy lợi thế vùng, đặc biệt chú trọng đến các
vùng có các loại cây ăn quả đặc sản. Cụ thể là những chính sách như: Quyết định số
99/2008/QĐ-TTg, Thủ tướng Chính phủ ký ngày 14/7/2008, Phú Thọ dần từng
bước chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, kinh tế nông thôn theo hướng sản xuất hàng
hóa phù hợp với tiềm năng và lợi thế so sánh của tỉnh trong đó có cây bưởi Đoan
Hùng, cây hồng Gia Thanh, hồng Hạc Trì...
Tuy nhiên, để đạt được mục đích phát triển bưởi Đoan Hùng, hồng Gia
Thanh ở Phú Thọ theo hướng sản xuất hàng hóa cần phải thiết lập các điều kiện để
hình thành trong đó chủ lực xuất phát từ bản thân chủ thể sản xuất là các hộ nông
dân trồng bưởi Đoan Hùng và hồng Gia Thanh.
Hiện nay, tại Phú Thọ chưa thực sự phát triển bưởi Đoan Hùng và hồng Gia
Thanh, sản xuất còn mang tính tự phát cao chưa có dự báo bắt kịp với sự thay đổi
trong yêu cầu thị trường. Làm thế nào giữ được tên xuất xứ hàng hóa và phát triển
được bưởi Đoan Hùng và hồng Gia Thanh theo hướng sản xuất hàng hóa là bài toán
đang cần lời giải đối với các nhà quy hoạch, chính sách, nhà khoa học, nhà vườn là
các hộ nông dân và toàn thể các đối tượng có liên quan trong nông nghiệp, nông
thôn trong vùng. Từ những lý do thực tế trên, đề tài “Phát triển bưởi Đoan Hùng
và hồng Gia Thanh ở tỉnh Phú Thọ theo hướng sản xuất hàng hóa” được lựa
chọn nhằm bổ sung những lý luận và thực tiễn trong nghiên cứu phát triển bưởi,
hồng theo hướng sản xuất hàng hóa góp phần phát triển kinh tế - xã hội thông qua
nâng cao đời sống của các hộ nông dân hộ trồng bưởi, hồng có thế mạnh của địa
phương và là cơ sở phát triển nông nghiệp nông thôn ở miền núi.
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
2.1. Mục tiêu chung
Phân tích đánh giá thực trạng phát triển bưởi Đoan Hùng và hồng Gia Thanh
theo hướng sản xuất hàng hóa trên địa bàn tỉnh Phú Thọ từ đó đề xuất định hướng
và những giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy phát triển bưởi Đoan Hùng và hồng Gia
3
Thanh theo hướng sản xuất hàng hóa, bền vững phù hợp với điều kiện thực tiễn ở
tỉnh Phú Thọ trong thời điểm hiện tại và tương lai.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hóa và làm rõ hơn cơ sở lý luận và thực tiễn về phát
triển sản xuất và phát triển bưởi và hồng theo hướng sản xuất hàng hóa;
- Đánh giá thực trạng phát triển bưởi Đoan Hùng và hồng Gia Thanh ở tỉnh
Phú Thọ theo hướng sản xuất hàng hóa
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển bưởi Đoan Hùng và hồng Gia
Thanh theo hướng sản xuất hàng hóa ở tỉnh Phú Thọ.
- Phân tích ngành hàng bưởi quả Đoan Hùng và hồng quả Gia Thanh ở tỉnh
Phú Thọ.
- Đề xuất định hướng và một số nhóm giải pháp nhằm phát triển bưởi Đoan
Hùng và hồng Gia Thanh theo hướng sản xuất hàng hóa ở tỉnh Phú Thọ trong thời
gian tới.
3. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Để thực hiện được mục tiêu của đề tài, tác giả luận án tiến hành nghiên cứu
trên các đối tượng sau:
- Khách thể nghiên cứu của đề tài là hoạt động phát triển bưởi Đoan Hùng và
hồng Gia Thanh ở tỉnh Phú Thọ theo hướng sản xuất hàng hóa.
- Các hoạt động này được biểu hiện trên các đối tượng khảo sát sau:
Một là: Các tổ chức, cá nhân tham gia sản xuất, tiêu thụ bưởi Đoan Hùng,
hồng Gia Thanh: Hộ nông dân, các hợp tác xã, doanh nghiệp, đại lý (người thu
gom), các cửa hàng của thương lái, bán lẻ và người tiêu dùng.
Hai là: Các cơ quan quản lý Nhà nước các cấp liên quan đến việc hoạch định
chính sách phát triển bưởi Đoan Hùng, hồng Gia Thanh theo hướng sản xuất hàng hóa
từ Trung ương đến các xã trên địa bàn huyện Đoan Hùng, Phù Ninh tỉnh Phú Thọ.
Ba là: Các cơ quan viện nghiên cứu, trường Đại học với các nghiên cứu có liên
quan đến phát triển bưởi Đoan Hùng và hồng Gia Thanh ở Phú Thọ theo hướng sản
xuất hàng hóa.
4
Bốn là: Các tổ chức kinh tế - xã hội khác có ảnh hưởng phát triển bưởi Đoan
Hùng và hồng Gia Thanh ở tỉnh Phú Thọ theo hướng sản xuất hàng hóa.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
3.2.1. Phạm vi không gian
Đề tài nghiên cứu trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.
3.2.2. Phạm vi thời gian
- Số liệu thứ cấp của đề tài: Từ năm 2008 đến năm 2012.
- Số liệu sơ cấp của đề tài chủ yếu được thu thập vào năm 2012.
3.2.3. Phạm vi nội dung
Đề tài tập trung nghiên cứu phát triển sản xuất hàng hóa với hai loại cây ăn
quả trọng điểm của tỉnh là cây bưởi Đoan Hùng (gồm 02 giống đã được đăng ký
bảo hộ tại Cục Sở hữu trí tuệ: Bưởi Sửu, Bưởi Bằng Luân, trong đó luận án phân
tích sâu kết quả hiệu quả bưởi Bằng Luân độ tuổi 11-20 năm vì thời kì này cây cho
quả với số lượng và chất lượng ổn định nhất) và hồng Gia Thanh.
4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN
4.1. Về mặt lý luận
Luận án góp phần hệ thống hóa và làm rõ hơn những vấn đề về cơ sở lý luận
và thực tiễn về phát triển bưởi, hồng theo hướng sản xuất hàng hóa, rút ra những bài
học kinh nghiệm để vận dụng một cách phù hợp vào thực tiễn phát triển bưởi Đoan
Hùng và hồng Gia Thanh ở tỉnh Phú Thọ theo hướng sản xuất hàng hóa. Luận án
làm rõ các yếu tố ảnh hưởng và mối liên kết giữa các điều kiện để phát triển sản
xuất bưởi, hồng theo hướng sản xuất hàng hóa.
Đồng thời, luận án góp phần cung cấp cơ sở lý luận về phát triển bưởi, hồng
theo hướng sản xuất hàng hóa với sản phẩm quả mang tính đặc sản gắn với một địa
phương cụ thể là bưởi Đoan Hùng và hồng Gia Thanh .
4.2. Về mặt thực tiễn
Thông qua việc tổng hợp các nguồn dẫn liệu phong phú có được qua điều tra,
nghiên cứu từ thực tiễn, luận án đã đánh giá một cách khách quan, tương đối toàn
diện về thực trạng phát triển bưởi Đoan Hùng và hồng Gia Thanh ở tỉnh Phú Thọ