Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Luận án tiến sĩ nông nghiệp nghiên cứu chọn tạo giống dâu mới thích hợp cho lâm đồng
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
LÊ QUANG TÚ
NGHIÊN CỨU CHỌN TẠO GIỐNG DÂU MỚI
THÍCH HỢP CHO LÂM ĐỒNG
LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP
HÀ NỘI - 2018
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
---------------------------------
LÊ QUANG TÚ
NGHIÊN CỨU CHỌN TẠO GIỐNG DÂU MỚI
THÍCH HỢP CHO LÂM ĐỒNG
Chuyên ngành: Di truyền và chọn giống cây trồng
Mãsố: 9.62.01.11
LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP
Người hướng dẫn khoa học:
1. PGS.TS. Hà Văn Phúc
2. TS. Phạm Xuân Liêm
HÀ NỘI - 2018
i
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi luôn nhận được sự ủng hộ và giúp đỡ
của các cơ quan, thầy cô, bạn bè, đồng nghiệp và gia đình. Tôi xin bày tỏ lòng biết
ơn sâu sắc đến thầy PGS. TS. Hà Văn Phúc, thầy TS. Phạm Xuân Liêm đã tận tình
giúp đỡ, động viên trong lúc khó khăn, truyền đạt những kiến thức, những kinh
nghiệm quí báu trong quá trình tôi làm đề tài và học tập.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Ban Lãnh đạo Viện Khoa học Nông
nghiệp Việt Nam, Ban Lãnh đạo và tập thể cán bộ Ban Đào tạo sau đại học đã nhiệt
tình giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi trong thời gian tôi học tập.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban lãnh đạo Trung tâm Nghiên cứu thực nghiệm
Nông lâm nghiệp Lâm Đồng, Trung tâm Nghiên cứu dâu tằm tơ Trung ương, tập
thể cán bộ Bộ môn cây dâu, TS. Lê Qúy Tùy cùng toàn thể cán bộ, công nhân viên
của 2 Trung tâm đã tận tình giúp đỡ tôi trong thời gian qua.
Tôi xin chân thành cảm ơn quý thầy, quý cô đã đọc, nhận xét và đưa ra
những ý kiến đóng góp quí báu cho luận án.
Qua đây tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến gia đình, người thân,
anh em, bạn bè và đồng nghiệp,… là những người luôn động viên tinh thần và tạo
điều kiện giúp tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu, công tác và thực hiện tốt
Luận án này./
Trân trọng cám ơn.
Hà Nội, ngày 05 tháng 4 năm 2018
Tác giả
Lê Quang Tú
ii
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi dưới sự chỉ dẫn của
các thầy hướng dẫn và sự giúp đỡ của đồng nghiệp. Các số liệu, kết quả nêu trong
luận án là trung thực, các thông tin trích dẫn đều được ghi rõ nguồn gốc. Các nội
dung thí nghiệm được thực hiện nghiêm túc, bài bản, khoa học và bố trí chính quy
trên các địa bàn của tỉnh Lâm Đồng.
Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về những số liệu đã công bố trong luận án.
Người cam đoan
Lê Quang Tú
iii
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN............................................................................................................ i
LỜI CAM ĐOAN ..................................................................................................... ii
MỤC LỤC................................................................................................................ iii
DANH MỤC VIẾT TẮT ...................................................................................... viii
DANH MỤC BẢNG BIỂU ..................................................................................... ix
DANH MỤC HÌNH ẢNH ……………………………………………………… xi
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI .......................................................................1
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU .................................................................................2
2.1. Mục tiêu chung ...................................................................................................2
2.1. Mục tiêu cụ thể ...................................................................................................2
3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI.................................2
3.1. Ý nghia khoa h ̃ oc̣ ................................................................................................2
3.2. Ý nghia th ̃ ưc ti ̣ êñ ................................................................................................2
4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VỊ NGHIÊN CỨU.....................................................3
4.1. Đối tượng nghiên cứu.........................................................................................3
4.2. Phạm vi nghiên cứu............................................................................................3
5. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI.........................................................3
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ CƠ SỞ KHOA HỌC .....................4
1.1. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI..................................................................4
1.2. PHÂN BỐ, PHÂN LOẠI VÀ YÊU CẦU SINH THÁI CÂY DÂU................6
1.2.1. Phân bố và phân loại cây dâu ........................................................................6
1.2.2. Yêu cầu sinh thái của cây dâu........................................................................7
1.2.2.1. Nhiệt độ......................................................................................................7
1.2.2.2. Ánh sáng ....................................................................................................8
1.2.2.3. Không khí...................................................................................................8
1.2.2.4. Đất đai .......................................................................................................9
1.2.2.5. Dinh dưỡng ..............................................................................................10
1.2.2.6. Nước và độ ẩm không khí ........................................................................11
iv
1.3. NHỮNG NGHIÊN CỨU TRÊN THẾ GIỚI LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI..13
1.3.1. Những nghiên cứu về giống dâu ..................................................................14
1.3.1.1. Chọn lọc từ các giống dâu địa phương ...................................................14
1.3.1.2. Tạo giống bằng phương pháp lai hữu tính ..............................................15
1.3.1.3. Tạo giống bằng phương pháp gây đột biến.............................................17
1.3.2. Những nghiên cứu chính về kỹ thuật canh tác dâu ...................................19
1.3.2.1. Nghiên cứu về mật độ trồng dâu..............................................................19
1.3.2.2. Nghiên cứu về biện pháp kỹ thuật bón phân cho cây dâu .......................21
1.4. NHỮNG NGHIÊN CỨU TẠI VIỆT NAM....................................................25
1.4.1. Những nghiên cứu về giống dâu ..................................................................26
1.4.1.1. Chọn lọc giống dâu tốt từ các giống dâu địa phương.............................26
1.4.1.2. Nhập nội giống dâu .................................................................................27
1.4.1.3. Tạo giống dâu bằng phương pháp gây đột biến......................................28
1.4.1.4. Tạo giống dâu bằng phương pháp lai hữu tính.......................................30
1.4.2. Những nghiên cứu chính về kỹ thuật canh tác dâu ...................................34
1.4.2.1. Về mật độ .................................................................................................34
1.4.2.2. Về phân khoáng .......................................................................................35
1.4.3. Tóm tắt một số vấn đề đã, đang được giải quyết và còn tồn tại, hạn chế từ
các nghiên cứu trong nước .....................................................................................36
1.4.3.1. Những vấn đề đã, đang được đề cập và giải quyết..................................36
1.4.3.2. Những vấn đề tồn tại, hạn chế chưa đề cập và giải quyết.......................36
CHƯƠNG 2. VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.37
2.1.VẬT LIỆU NGHIÊN CỨU ..............................................................................37
2.1.1. Giống dâu.......................................................................................................37
2.1.2. Giống tằm.......................................................................................................38
2.1.3. Vật tư các loại phục vụ thí nghiệm kỹ thuật canh tác ...............................38
2.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ............................................................................38
2.2.1. Điều tra thực trạng sản xuất dâu tằm tơ tại Lâm Đồng............................38
2.2.2. Đánh giá vật liệu khởi đầu trong tập đoàn giống dâu tại Lâm Đồng.......38
2.2.3. Lai tạo, đánh giá và tuyển chọn các tổ hợp lai mới....................................38
v
2.2.4. Khảo nghiệm cơ bản và khảo nghiệm sản xuất các giống dâu mới ở Lâm
Đồng..........................................................................................................................38
2.2.5. Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật canh tác cho giống dâu mới tại
Lâm Đồng.................................................................................................................38
2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...................................................................39
2.3.1. Phương pháp điều tra thực trạng sản xuất dâu tằm tơ tại Lâm Đồng ....39
2.3.2. Phương pháp bố trí thí nghiệm đồng ruộng ...............................................39
2.3.2.1. Đánh giá vật liệu khởi đầu trong tập đoàn giống dâu ở Lâm Đồng .......39
2.3.2.2. Lai tạo, đánh giá và tuyển chọn các tổ hợp lai mới ................................39
2.3.2.3. Khảo nghiệm cơ bản và khảo nghiệm sản xuất các giống dâu mới tại
Lâm Đồng..................................................................................................................40
2.3.2.4. Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật canh tác cho giống dâu mới tại
Lâm Đồng..................................................................................................................41
2.3.3. Phương pháp thí nghiệm trong phòng ........................................................42
2.3.3.1. Phương pháp phân tích sinh hóa.............................................................42
2.3.3.2. Phương pháp đánh giá chất lượng lá thông qua nuôi tằm......................42
2.3.4. Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi.........................................................42
2.3.4.1. Đối với các thí nghiệm đồng ruộng .........................................................42
2.3.4.2. Đối với thí nghiệm trong phòng...............................................................47
2.3.5. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ................................................................48
2.3.6. Phương pháp xử lý số liệu ............................................................................49
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN..............................50
3.1. KẾT QUẢ ĐIỀU TRA THỰC TRẠNG SẢN XUẤT DÂU TẰM TƠ TẠI
TỈNH LÂM ĐỒNG .................................................................................................50
3.1.1. Điều tra điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội tác động đến sản xuất dâu
tằm tơ của tỉnh Lâm Đồng......................................................................................50
3.1.1.1. Vị trí địa lý ...............................................................................................50
3.1.1.2. Khí hậu, thời tiết ......................................................................................50
3.1.1.3. Điều kiện đất đai......................................................................................54
3.1.1.4. Điều kiện kinh tế xã hội ...........................................................................54
vi
3.1.2. Tình hình sản xuất dâu tằm tơ, hiện trạng sử dụng giống dâu và biện
pháp kỹ thuật canh tác cây dâu tại tỉnh Lâm Đồng.............................................56
3.1.2.1. Tình hình sản xuất dâu tằm tơ tại Lâm Đồng..........................................56
3.1.2.2. Hiện trạng sử dụng giống dâu và biện pháp kỹ thuật canh tác cây dâu tại
tỉnh Lâm Đồng...........................................................................................................59
3.1.3. Tình hình áp dụng về khoa học kỹ thuật dâu tằm tơ ................................61
3.2. KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ VẬT LIỆU KHỞI ĐẦU TRONG TẬP ĐOÀN
GIỐNG DÂU TẠI LÂM ĐỒNG............................................................................63
3.2.1. Những đặc trưng hình thái cơ bản của các giống làm vật liệu khởi đầu .63
3.2.2. Những đặc điểm nông sinh học của các giống làm vật liệu khởi đầu.......65
3.2.2.1. Đặc tính nảy mầm....................................................................................65
3.2.2.2. Khả năng sinh trưởng phát triển .............................................................66
3.2.2.3. Các yếu tố cấu thành năng suất và NS lá của các vật liệu khởi đầu.......68
3.2.2.4. Khả năng chống chịu sâu bệnh hại...........................................................71
3.2.2.5. Đặc tính ra hoa quả.................................................................................72
3.3. KẾT QUẢ LAI TẠO, ĐÁNH GIÁ VÀ TUYỂN CHỌN CÁC TỔ HỢP LAI
MỚI ..........................................................................................................................74
3.3.1. Kết quả tạo tổ hợp lai mới...........................................................................74
3.3.2. Kết quả chọn lọc tổ hợp lai ..........................................................................76
3.3.3. Kết quả so sánh một số tổ hợp lai có triển vọng.........................................78
3.3.3.1. Đặc tính nảy mầm....................................................................................78
3.3.3.2. Khả năng sinh trưởng phát triển .............................................................79
3.3.3.3. Các yếu tố cấu thành năng suất lá và năng suất lá.................................80
3.3.3.4. Kiểm tra chất lượng lá dâu thông qua nuôi tằm .....................................83
3.3.3.5. Mức độ nhiễm bệnh hại chủ yếu ..............................................................86
3.4. KẾT QUẢ KHẢO NGHIỆM CƠ BẢN VÀ KHẢO NGHIỆM SẢN XUẤT
MỘT SỐ GIỐNG DÂU MỚI TẠI LÂM ĐỒNG .................................................87
3.4.1. Kết quả khảo nghiệm cơ bản một số giống dâu mới..................................87
3.4.1.1. Đặc trưng hình thái cơ bản của các giống dâu mới................................87
3.4.1.2. Đặc tính nảy mầm của các giống dâu mới ..............................................88
vii
3.4.1.3. Sinh trưởng phát triển của các giống dâu mới........................................89
3.4.1.4. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất lá dâu của các giống mới92
3.4.1.5. Đánh giá chất lượng lá của các giống dâu mới ......................................95
3.4.1.6. Khả năng chống chịu sâu bệnh của các giống dâu mới........................100
3.4.2. Khảo nghiệm sản xuất các giống dâu mới chọn tạo tại Lâm Đồng ........102
3.4.2.1. Đặc tính nảy mầm..................................................................................102
3.4.2.2. Chỉ tiêu sinh trưởng phát triển ..............................................................103
3.4.2.3. Một số chỉ tiêu cấu thành năng suất và năng suất lá ............................106
3.4.2.4. Đánh giá độ tính ổn định năng suất lá của các giống dâu mới ............109
3.4.2.5. Kiểm tra chất lượng lá dâu thông qua nuôi tằm ...................................110
3.4.2.6. Khả năng chống chịu sâu bệnh..............................................................111
3.5. NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT CANH TÁC CHO
GIỐNG DÂU MỚI TẠI LÂM ĐỒNG ................................................................111
3.5.1. Kết quả nghiên cứu về mật độ trồng thích hợp tại Lâm Đồng ...............111
3.5.1.1. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến sinh trưởng của cây .........................112
3.5.1.2. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến một số chỉ tiêu cấu thành năng suất và
năng suất lá .............................................................................................................113
3.5.1.3. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến chất lượng lá....................................116
3.5.1.4. Khả năng chống chịu sâu bệnh ở mật độ trồng khác nhau ...................118
3.5.2. Kết quả nghiên cứu về liều lượng phân vô cơ thích hợp .........................119
3.5.2.1. Ảnh hưởng của liều lượng phân vô cơ đến sinh trưởng phát triển .......120
3.5.2.2. Ảnh hưởng của liều lượng phân vô cơ đến năng suất lá .......................120
3.5.2.3. Ảnh hưởng của liều lượng phân vô cơ đến chất lượng lá dâu ..............122
3.5.2.4. Ảnh hưởng của phân vô cơ đến khả năng chống chịu sâu bệnh ...........123
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ...................................................................................125
1. KẾT LUẬN........................................................................................................125
2. ĐỀ NGHỊ............................................................................................................125
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................126
viii
DANH MỤC VIẾT TẮT
TT Viết tắt Nghĩa tiếng việt
1 TN Thí nghiệm
2 LN Lần nhắc
3 KHKT Khoa học kỹ thuật
4 TCN Tiêu chuẩn ngành
5 TB Trung bình
6 TĐ Tốc độ
7 CD Chiều dài
8 đ/c Đối chứng
9 NS Năng suất
10 BQ Bình quân
11 CSB Chỉ số bệnh
12 TLB Tỷ lệ bệnh
13 CSSS Chỉ số so sánh
14 CT Công thức
ix
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1. Diện tích dâu Việt Nam 10 năm qua (ha).................................................26
Bảng 1.2. Sản lượng kén tằm Việt Nam 10 năm qua (tấn) .......................................26
Bảng 2.1. Tên giống và nguồn gốc ...........................................................................37
Bảng 3.1. Kết quả điều tra về giống dâu và canh tác dâu tại Lâm Đồng..................60
Bảng 3.2. Một số đặc trưng hình thái cơ bản của các giống dâu ..............................64
Bảng 3.3. Đặc tính nảy mầm của các giống dâu .......................................................65
Bảng 3.4. Khả năng sinh trưởng phát triển của các giống dâu .................................67
Bảng 3.5. Một số yếu tố cấu thành năng suất của các giống dâu..............................69
Bảng 3.6. Năng suất lá của các giống dâu (kg/100m2
)..............................................70
Bảng 3.7. Mức độ nhiễm sâu bệnh hại của các giống dâu........................................72
Bảng 3.8. Khả năng ra hoa quả của các giống dâu ...................................................73
Bảng 3.9. Sự kết hợp giữa các giống dâu bố mẹ tạo thành các tổ hợp lai ................75
Bảng 3.10. Một số yếu tố cấu thành năng suất của những tổ hợp lai triển vọng ......77
Bảng 3.11. Đặc tính nảy mầm của các tổ hợp lai mới ..............................................78
Bảng 3.12. Khả năng sinh trưởng phát triển của các tổ hợp lai mới.........................79
Bảng 3.13. Tổng chiều dài thân cành, số lá/500g và khối lượng lá ..........................80
Bảng 3.14. Kích thước lá ở mùa khô và mùa mưa (cm)...........................................81
Bảng 3.15. Số lá/mét cành (lá) và khối lượng lá/mét cành (g) .................................82
Bảng 3.16. Năng suất lá tươi qua các năm (kg/100m2
).............................................83
Bảng 3.17. Ảnh hưởng chất lượng lá dâu đến tằm và năng suất kén........................84
Bảng 3.18. Ảnh hưởng chất lượng lá dâu đến chất lượng kén..................................85
Bảng 3.19. Mức độ bị bệnh bạc thau của các tổ hợp lai (%) ....................................86
Bảng 3.20. Một số đặc trưng hình thái của giống dâu mới.......................................87
Bảng 3.21. Đặc tính nảy mầm của các giống dâu mới..............................................88
Bảng 3.22. Chiều cao cây và tốc độ tăng trưởng của các giống dâu mới.................90
Bảng 3.23. Diễn biến tốc độ ra lá của các giống dâu mới (lá/ngày).........................91
Bảng 3.24. Một số yếu tố cấu thành năng suất lá các giống dâu mới.......................92
Bảng 3.25. Năng suất lá bình quân 2 năm của các giống dâu mới ...........................93
x
Bảng 3.26. Tỷ lệ sản lượng lá dâu qua các tháng trong năm của các giống mới (%)......95
Bảng 3.27. Kết quả phân tích thành phần sinh hóa lá của các giống dâu mới..........96
Bảng 3.28. Thời gian phát dục tằm khi nuôi bằng lá của các giống dâu mới...........97
Bảng 3.29. Sức sống tằm nhộng và năng suất kén khi nuôi tằm bằng lá của các
giống dâu mới khác nhau ..........................................................................................98
Bảng 3.30. Chất lượng kén khi nuôi tằm giống bằng lá của các giống dâu mới ......99
Bảng 3.31. Chất lượng tơ khi nuôi tằm giống bằng lá của các giống dâu mới.......100
Bảng 3.32. Khả năng chống chịu sâu bệnh hại của các giống dâu mới..................101
Bảng 3.33. Đặc tính nảy mầm tại các vùng khảo nghiệm năm 2011-2012 ............102
Bảng 3.34. Diễn biến tốc độ sinh trưởng chiều cao cây năm 2012 (cm/ngày).......103
Bảng 3.35. Diễn biến tốc độ ra lá năm 2012 (lá/ngày) ...........................................105
Bảng 3.36. Một số yếu tố cấu thành năng suất của các giống dâu mới 2011-2012106
Bảng 3.37. Năng suất lá của các giống dâu mới năm 2011-2012...........................107
Bảng 3.38. Sự ổn định về năng suất lá của các giống dâu mới...............................109
Bảng 3.39. Ảnh hưởng của chất lượng lá dâu đến kết quả nuôi tằm ......................110
Bảng 3.40. Mức độ nhiễm sâu bệnh hại của các giống dâu mới.............................111
Bảng 3.42. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến một số chỉ tiêu cấu thành năng suất....114
Bảng 3.43. Năng suất thực thu của các mật độ khác nhau......................................115
Bảng 3.44. Ảnh hưởng của chất lượng lá ở các mật độ trồng đến một số chỉ tiêu kén
và tơ.........................................................................................................................117
Bảng 3.45. Khả năng chống chịu sâu bệnh hại ở các mật độ trồng ........................118
Bảng 3.46. Ảnh hưởng của liều lượng phân vô cơ đến tổng chiều dài thân (m) ....120
Bảng 3.47. Năng suất thực thu ở các mức phân bón khác nhau tại Đạ Tẻh, tỉnh Lâm
Đồng năm 2012-2013..............................................................................................121
Bảng 3.48. Ảnh hưởng của liều lượng phân bón vô cơ đến chất lượng lá dâu tại
huyện Đạ Tẻh, tỉnh Lâm Đồng năm 2013..............................................................122
Bảng 3.49. Ảnh hưởng của liều lượng phân bón vô cơ đến khả năng chống chịu sâu
bệnh hại tại huyện Đạ Tẻh, tỉnh Lâm Đồng năm 2013..........................................124
xi
DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 3.1. Nhiệt độ trung bình các tháng ...................................................................51
Hình 3.2. Độ ẩm trung bình các tháng ......................................................................51
Hình 3.3. Lượng mưa trung bình các tháng ..............................................................52
Hình 3.4. Số giờ chiếu sáng trung bình các tháng ....................................................53
Hình 3.5. Tốc độ tăng trưởng chiều cao cây của các giống dâu mới........................90
Hình 3.6. Diễn biến tốc độ ra lá của các giống dâu mới...........................................92
Hình 3.7. Năng suất lá của các giống dâu thí nghiệm...............................................94
Hình 3.8. So sánh năng suất kén/300 tằm của giống tằm giữa các công thức lá dâu
khác nhau...................................................................................................................98
Hình 3.9. Hình ảnh của 2 giống dâu mới TBL-03 và TBL-05 ...............................101
Hình 3.10. Hình ảnh giống mới TBL-03 và TBL-05 trồng tại Lâm Đồng .............108
Hình 3.11. Năng suất thực thu của giống dâu TBL-03, TBL-05 ở các mật độ trồng
khác nhau tại Lâm Đồng .........................................................................................116
Hình 3.12. Năng suất thực thu của giống dâu TBL-03, TBL-05 ............................121
1
MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Cây dâu có vị trí rất quan trọng bởi vì lá dâu là thức ăn duy nhất của tằm dâu
mà không có loại thức ăn nào có thể thay thế được. Mặt khác hơn 50% chi phí để
sản xuất ra tơ phục thuộc vào khâu trồng, quản lý và thu hoạch bảo quản lá dâu
(Đỗ Thị Châm, Hà Văn Phúc, 1995). Vì vậy lá dâu không chỉ là điều kiện cần thiết
để phục vụ cho tằm mà còn ảnh hưởng không nhỏ đến giá thành sản xuất. Hiện nay,
trên thế giới có tất cả 31 nước tham gia sản xuất dâu tằm tơ. Hàng năm sản xuất
được 186.572 tấn tơ. Trung Quốc là nước sản xuất dâu tằm lớn nhất thế giới chiếm
81,49%, Ấn Độ đứng thứ 2 chiếm 16,63%, Uzbekistan chiếm 0,64%, Braxin chiếm
0,3% và Việt Nam đứng thứ 5 chiếm tỷ lệ 0,24% (số liệu của Tổ chức dâu tằm thế
giới năm 2016). Hiện tại Việt Nam có 96.691 hộ gia đình với hơn 250.534 người
trồng dâu nuôi tằm từ Bắc tới Nam ở 31 tỉnh, thành phố trong tổng số 63 tỉnh, thành
phố của cả nước. Tổng diện tích dâu năm 2013 khoảng 7.753ha, sản lượng kén tằm
ước tính là gần 6.359 tấn.Trong đó tỉnh Lâm Đồng 49,69% (Báo cáo đề tài độc lập
cấp nhà nước, 2013).
Tỉnh Lâm Đồng là nơi có khí hậu, đất đai rất phù hợp với trồng dâu nuôi
tằm, có nguồn đất đai, lao động dồi dào. Diện tích dâu khoảng hơn 5.000 ha chiếm
gần 50% toàn quốc, tuy nhiên cơ cấu giống dâu còn ít, chủ yếu vẫn là giống dâu địa
phương năng suất thấp. Đặc biệt thời gian qua việc chọn tạo giống dâu chỉ tập trung
cho các tỉnh miền Bắc, miền Trung, còn vùng Tây Nguyên trong đó Lâm Đồng ít
được chú trọng (Lê Quang Tú, 2015). Bên cạnh đó hàng loạt các giải pháp kỹ thuật
khác cũng cần được quan tâm giải quyết như: mật độ trồng, chế độ bón phân, tưới
nước... cho giống mới. Chỉ khi nào giải quyết tốt các vấn đề trên mới có thể nâng
cao hiệu qủa kinh tế, từ đó tăng thu nhập cho người trồng dâu nuôi tằm và thúc đẩy
sản xuất dâu tằm tơ phát triển. Trong thời gian qua ở Lâm Đồng đã trồng một số
giống dâu mới như S7-CB, VA-201 và giống dâu Trung Quốc như Sa Nhị Luân,
Quế ưu 62. Các giống mới này phần nào đã nâng cao được năng suất và chất lượng
2
lá dâu, từ đó cũng đã nâng cao hiệu quả kinh tế của ngành ở Lâm Đồng. Năng suất
kén/ha dâu đạt khoảng 1500kg, thu nhập từ kén/ha dâu đạt từ 150-160 triệu đồng.
Tuy nhiên các giống dâu mới này còn hạn chế về sự tái sinh cành sau cắt, lá hơi thô,
khả năng kháng bệnh và tỷ lệ ra rễ chưa cao, năng suất vẫn tập trung vào mùa mưa
(mùa nuôi tằm không thuận lợi). Còn các giống dâu Trung Quốc thì có thời gian
khai thác lá ngắn, tỷ lệ nhiễm bệnh bạc thau, gỉ sắt, đốm lá cao.
Chính vì vậy việc nghiên cứu chọn tạo giống dâu mới cho Lâm Đồng thực sự
mang tính cấp thiết để giúp sản xuất có nhiều giống dâu tốt và mang lại hiệu quả
cho nghề trồng dâu nuôi tằm. Xuất phát từ tình hình thực tế trên, chúng tôi đã thực
hiện đề tài: “Nghiên cứu chọn tạo giống dâu mới thích hợp cho Lâm Đồng”.
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
2.1. Mục tiêu chung
Chọn tạo được giống dâu có năng suất cao, chất lượng tốt, thích hợp với
điều kiện sinh thái và tập quán canh tác ở Lâm Đồng.
2.1. Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá hiện trạng sản xuất dâu tằm ở Lâm Đồng.
- Lựa chọn vật liệu khởi đầu cho công tác tạo giống dâu trồng bằng hom.
- Lai tạo được giống dâu mới, nhân giống vô tính, cho năng suất lá đạt trên
25 tấn lá/ha/năm, chất lượng lá tốt, thích hợp với điều kiện sinh thái ở Lâm Đồng.
- Xác định được một số biện pháp kỹ thuật canh tác chủ yếu để nâng cao
năng suất và chất lượng lá dâu.
3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
3.1. Ý nghia khoa h ̃ oc̣
Thông qua kết quả chọn tạo được giống dâu TBL-03 và TBL-05 khẳng định
vị trí to lớn của việc sử dụng giống dâu nhập nội của Trung Quốc làm vật liệu khởi
đầu trong khâu lai tạo với giống dâu địa phương.
3.2. Ý nghia th ̃ ưc ti ̣ êñ
- Bổ xung hai giống dâu mới TBL-03, TBL-05 có năng suất cao, chất lượng
tốt được đưa vào sản xuất góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế của ngành sản xuất
dâu tằm tơ tại Lâm Đồng.