Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

(Luận Án Tiến Sĩ) Nghiên Cứu Tư Liệu Hán Nôm Về Khuyến Học Của Nghệ An.pdf
PREMIUM
Số trang
175
Kích thước
2.1 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
940

(Luận Án Tiến Sĩ) Nghiên Cứu Tư Liệu Hán Nôm Về Khuyến Học Của Nghệ An.pdf

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

VIỆN HÀN LÂM

KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

LÊ THỊ THU HƢƠNG

NGHIÊN CỨU TƢ LIỆU HÁN NÔM

VỀ KHUYẾN HỌC CỦA NGHỆ AN

LUẬN ÁN TIẾN SĨ HÁN NÔM

HÀ NỘI - 2020

VIỆN HÀN LÂM

KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

LÊ THỊ THU HƢƠNG

NGHIÊN CỨU TƢ LIỆU HÁN NÔM

VỀ KHUYẾN HỌC CỦA NGHỆ AN

Ngành: Hán Nôm

Mã số: 9 22 01 04

LUẬN ÁN TIẾN SĨ HÁN NÔM

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học

GS. TS. Đinh Khắc Thuân

PGS.TS. Nguyễn Tuấn Cƣờng

HÀ NỘI - 2020

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng:

- Bản Luận án Tiến sĩ này là kết quả nghiên cứu của riêng tôi dƣới sự hƣớng

dẫn của GS.TS. Đinh Khắc Thuân và PGS.TS. Nguyễn Tuấn Cƣờng, chƣa từng

đƣợc công bố trong các công trình nghiên cứu của ai khác.

- Luận án đã đƣợc tiến hành nghiên cứu một cách nghiêm túc, cầu thị.

- Kết quả nghiên cứu của các nhà nghiên cứu khác đã đƣợc tiếp thu chân

thực, cẩn trọng trong luận án.

Tác giả

Lê Thị Thu Hƣơng

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám đốc, các thầy cô đang giảng dạy, công tác

tại Học viện Khoa học xã hội đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong thời gian học tập và

nghiên cứu tại Học viện.

Tôi xin đƣợc bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới GS.TS. Đinh Khắc Thuân và PGS.

TS. Nguyễn Tuấn Cƣờng là hai thầy hƣớng dẫn khoa học đã tận tình hƣớng dẫn, chỉ

bảo tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận án.

Tôi xin trân trọng cám ơn Lãnh đạo Viện Nghiên cứu Hán Nôm, các bậc nghiên

cứu tiền bối, cùng bạn bè, đồng nghiệp đã tạo điều kiện thuận lợi và luôn động viên

khích lệ trong quá trình học tập và viết luận án.

Nghiên cứu sinh xin trân trọng gửi lời cảm ơn tới quý thầy cô trong Hội đồng

đánh giá luận án. Kính nhận những góp ý của quý thầy cô để giúp cho nghiên cứu

sinh học tập và nghiên cứu đạt đƣợc kết quả tốt.

Cuối cùng, xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, ngƣời thân, bạn bè đã giúp đỡ, động

viên để tôi hoàn thành luận án này.

Hà Nội, ngày tháng năm 2020

Tác giả luận án

Lê Thị Thu Hương

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT

EFEO Viện Viễn Đông Bác Cổ Pháp

KHNA Khuyến học của Nghệ An

KHXH Khoa học xã hội

Nxb Nhà xuất bản

t. tờ

TLHN Tƣ liệu Hán Nôm

tr. Trang

TTKHXH Thƣ viện Viện Thông tin Khoa học xã hội

UBND Ủy ban nhân dân

VHTT Văn hóa thông tin

VNCHN Viện Nghiên cứu Hán Nôm

DANH MỤC BẢNG, BIỂU, HÌNH ẢNH TRONG LUẬN ÁN

Bảng 2.1. Thống kê số lƣợng văn bản tục lệ Hán Nôm ............................................ 41

Bảng 2.2. Tƣ liệu đăng khoa lục đại khoa và số ngƣời đỗ đại khoa của Nghệ An ... 45

Bảng 2.3. Tƣ liệu địa chí Nghệ An và số lƣợng ngƣời đỗ đại khoa của Nghệ An ... 47

Bảng 2.4. Bảng thống kê tên phủ chép ở bìa sách và tờ 1a trong sách tục lệ ........... 55

Bảng 2.5. Sự phân bố về mặt niên đại các văn bản tục lệ khuyến học của Nghệ An ...... 58

Bảng 2.6. Niên đại Cảnh Hƣng ngụy tạo trong văn bia khuyến học của Nghệ An .. 60

Bảng 2.7. Niên đại Vĩnh Thịnh ngụy tạo trong văn bia khuyến học của Nghệ An .. 61

Bảng 2.8. Thống kê tỷ lệ % văn bia có ghi soạn giả/không ghi soạn giả ................. 63

Bảng 2.1. Thống kê số lƣợng văn bản tục lệ Hán Nôm ............................................ 41

Bảng 2.2. Tư liệu đăng khoa lục đại khoa và số người đỗ đại khoa của Nghệ An

................................................................................................................................... 45

Bảng 2.3. Tƣ liệu địa chí Nghệ An và số lƣợng ngƣời đỗ đại khoa của Nghệ An ... 46

Bảng 2.4. Bảng thống kê tên phủ chép ở bìa sách và tờ 1a trong sách tục lệ ....... 55

Bảng 2.5. Sự phân bố về mặt niên đại các văn bản tục lệ khuyến học của Nghệ An

................................................................................................................................... 58

Bảng 2.6. Niên đại Cảnh Hƣng ngụy tạo trong văn bia khuyến học ........................ 60

Bảng 2.7. Niên đại Vĩnh Thịnh ngụy tạo trong văn bia khuyến học của Nghệ An .. 61

Bảng 3.1. Bảng thống kê sự xuất hiện của các nội dung khuyến học ……………107

Ảnh 4.1. Lễ tuyên dƣơng học sinh giỏi quốc tế, quốc gia do Tỉnh ủy - UBND tỉnh

Nghệ An tổ chức………………………………………………………………… 129

Ảnh 4.2. Hòm khuyến học đặt tại nhà thờ dòng họ Nguyễn Phùng xã Xuân Tƣờng,

huyện Thanh Chƣơng……………………………………………………………..132

Ảnh 4.3. Thực trạng khu di tích đình xã Võ Liệt…………………………………137

Ảnh 4.4. Cán bộ Ban quản lý Di tích giới thiệu sản phẩm tƣ liệu Hán Nôm đƣợc

phục chế sau số hóa……………………………………………………………….139

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU ................................................................................................................... 1

Chƣơng 1

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI

n1.1. Khái niệm khuyến học, tƣ liệu Hán Nôm về khuyến học của Nghệ An ...... 7

1.1.1. Khái niệm khuyến học ...................................................................................... 7

1.1.2. Khái niệm tƣ liệu Hán Nôm về khuyến học của Nghệ An ............................. 10

1.2. Khái lƣợc quá trình phát triển của khuyến học ..………………………… 18

1.3. Giới thiệu về địa giới hành chính tỉnh Nghệ An …………………………...17

1.4. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài……………………..18

1.4.1. Tình hình nghiên cứu khuyến học ở một số nƣớc phƣơng Đông ................... 18

1.4.2. Tình hình nghiên cứu khuyến học ở Việt Nam ............................................... 22

1.4.3. Nghiên cứu về khuyến học của Nghệ An ...................................................... 31

1.5. Đánh giá tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài ..……………………..35

1.6. Định hƣớng nghiên cứu của luận án .............................................................. 37

Tiểu kết chƣơng 1 .................................................................................................... 38

Chƣơng 2

KHẢO SÁT NGUỒN TƢ LIỆU HÁN NÔM

VỀ KHUYẾN HỌC CỦA NGHỆ AN

2.1. Thực trạng nguồn tƣ liệu ................................................................................. 39

2.1.1. Nguồn tƣ liệu thƣ tịch ..................................................................................... 39

2.1.2. Nguồn tƣ liệu văn bia ...................................................................................... 52

2.2. Một số đặc điểm văn bản tƣ liệu Hán Nôm về khuyến học của Nghệ An ... 53

2.2.1. Định dạng văn bản .......................................................................................... 53

2.2.2. Niên đại ........................................................................................................... 57

2.2.3. Tác giả ............................................................................................................. 62

2.2.4. Văn tự .............................................................................................................. 65

Tiểu kết chƣơng 2 .................................................................................................... 66

Chƣơng 3

NỘI DUNG VÀ ĐẶC ĐIỂM TƢ LIỆU HÁN NÔM

VỀ KHUYẾN HỌC CỦA NGHỆ AN

3.1. Nội dung khuyến học qua tƣ liệu Hán Nôm của Nghệ An ........................... 67

3.1.1. Dựng trƣờng, mở lớp....................................................................................... 67

3.1.2. Chế độ khen thƣởng ........................................................................................ 76

3.1.3. Chế tài xử phạt ................................................................................................ 96

3.2. Đặc điểm nội dung tƣ liệu Hán Nôm về khuyến học của Nghệ An ........... 104

3.2.1.Khuyến học của Nghệ An gắn liền với nền giáo dục khoa cử Nho học, trọng

Nho học truyền thống………………………………………………………..……102

3.2.2. Nội dung khuyến học đa dạng, phong phú……………………………….. 104

3.2.3. Nội dung khuyến học mang tính linh hoạt, phù hợp với thời cuộc…….…..109

3.2.4. Nội dung khuyến học mang tính đặc điểm vùng …………………………...….110

Tiểu kết chƣơng 3………………………………………………………………. 114

Chƣơng 4

GIÁ TRỊ TƢ LIỆU HÁN NÔM VỀ KHUYẾN HỌC CỦA NGHỆ AN

VÀ VẤN ĐỀ BẢO TỒN, PHÁT HUY GIÁ TRỊ TƢ LIỆU

ĐỐI VỚI KHUYẾN HỌC HIỆN NAY

4.1. Giá trị tƣ liệu Hán Nôm về nghiên cứu khuyến học của Nghệ An ............ 115

4.1.1. Những giá trị nhân văn của tƣ liệu Hán Nôm về khuyến học của Nghệ An.115

4.1.2. Một số hạn chế về tƣ tƣởng khuyến học của Nghệ An xƣa trong bối cảnh hiện nay .... 125

4.2. Bảo tồn và phát huy giá trị tƣ liệu Hán Nôm về khuyến học của Nghệ An

đối với khuyến học hiện nay .................................................................................128

4.2.1.Thực trạng khuyến học và việc bảo lƣu nguồn tƣ liệu Hán Nôm về khuyến học

Nghệ An hiện nay .................................................................................................... 128

4.2.2. Một số vấn đề đặt ra đối với việc bảo tồn, phát huy giá trị tƣ liệu Hán Nôm về

khuyến học của Nghệ An trong xã hội hiện nay………………………………….138

Tiểu kết chƣơng 4………………………………………………………………..146

KẾT LUẬN………………………………………………………………………147

DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN

LUẬN ÁN ............................................................................................................151

TÀI LIỆU THAM KHẢO………………………………………………………151

PHỤ LỤC LUẬN ÁN

1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Trong lịch sử phát triển giáo dục nƣớc nhà, khuyến học, khuyến tài là động lực

quan trọng trong chiến lƣợc phát triển con ngƣời. Khuyến học là một nhu cầu thực

tiễn trong đời sống văn hóa giáo dục của ngƣời dân Việt Nam. Không chỉ có thời

nay, mà từ xa xƣa, khuyến học đã ra đời, tồn tại và phát triển, luôn đƣợc xã hội đặc

biệt quan tâm. Khuyến học giai đoạn 1075-1919, gắn liền với nền giáo dục khoa cử

Nho học, góp phần tạo ra truyền thống hiếu học cho dân tộc Việt Nam.

Nghệ An, một tỉnh nằm ở phía Bắc của Trung Bộ, nổi tiếng là đất học, nơi đây

đã sản sinh nhiều danh nhân lịch sử, nhà khoa bảng, nhà khoa học, nhà văn hóa nổi

tiếng, góp phần vào sự nghiệp dựng nƣớc và bảo vệ đất nƣớc. Qua nhiều thế hệ,

vùng đất Nghệ An luôn dẫn đầu phong trào khuyến học từ dòng họ, thôn, xã, đến

huyện, tỉnh và đƣợc ghi chép cụ thể trong các tƣ liệu Hán Nôm (TLHN).

Viện Nghiên cứu Hán Nôm (VNCHN) hiện lƣu trữ nhiều thƣ tịch và thác bản

văn bia, có giá trị nghiên cứu về các lĩnh vực nhƣ văn học, lịch sử, địa lý, tôn giáo,

giáo dục, khoa cử nói chung và khuyến học nói riêng. Qua tìm hiểu kho sách Hán Nôm

và kho thác bản văn bia tại VNCHN, Thƣ viện Thông tin Khoa học xã hội (TTKHXH),

Thƣ viện Quốc gia, Thƣ viện tỉnh Nghệ An và tại địa phƣơng, chúng tôi thấy một trữ

lƣợng không nhỏ TLHN có nội dung khuyến học của Nghệ An (KHNA). Việc tìm

hiểu, nghiên cứu phông tƣ liệu này một cách hệ thống, không chỉ có ý nghĩa khoa học,

mà còn có ý nghĩa thực tiễn trong hoạt động khuyến học hiện nay, cùng với việc bảo

tồn và phát huy văn hóa truyền thống dân tộc Việt Nam.

Nội dung nguồn TLHN về KHNA thể hiện rõ những quy định mang tính chính

sách về khuyến học, có giá trị về mặt tinh thần và vật chất mà ngƣời dân Nghệ An

đã thực hiện trong quá khứ. Những chính sách đó đã góp phần tạo động lực, lan tỏa

tinh thần hiếu học, truyền thống khoa bảng; từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm

hữu hiệu đối với chính sách giáo dục cũng nhƣ phát triển nguồn nhân lực của Nghệ

An nói riêng và cả nƣớc nói chung. Từ những vấn đề nêu trên, chúng tôi chọn đề tài

Nghiên cứu tư liệu Hán Nôm về khuyến học của Nghệ An để thực hiện luận án Tiến

sĩ ngành Hán Nôm.

2

Những kết quả nghiên cứu chuyên sâu về đặc điểm TLHN, cũng nhƣ giá trị

nội dung KHNA, hy vọng sẽ làm phong phú thêm nội dung khuyến học ở Việt

Nam; từ đó, có thể làm rõ hơn vai trò của nghiên cứu Hán Nôm trong việc kết nối

văn hóa truyền thống giữa quá khứ và hiện tại.

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

2.1. Mục đích nghiên cứu

Luận án nghiên cứu một cách toàn diện nguồn TLHN về KHNA, bao gồm:

đặc điểm văn bản, giá trị nội dung cũng nhƣ việc bảo tồn, phát huy giá trị tƣ liệu đó

đối với công tác khuyến học, khuyến tài hiện nay. Từ đó, luận án góp phần tìm hiểu

giá trị của di sản Hán Nôm nói chung, TLHN về KHNA nói riêng trong nghiên cứu

khoa học xã hội và nhân văn, phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc trong công

cuộc xây dựng và phát triển đất nƣớc hiện nay.

2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

- Hệ thống hóa nguồn TLHN có nội dung KHNA một cách đầy đủ nhất từ

trƣớc đến nay. Nguồn tƣ liệu này gồm thƣ tịch và bi kí, hiện lƣu trữ tại VNCHN,

TTKHXH, Thƣ viện Quốc gia, Thƣ viện Nghệ An và tại cơ sở địa phƣơng.

- Nghiên cứu đặc điểm văn bản theo các phƣơng diện: định dạng văn bản (bản

in, bản viết tay, văn khắc), sự phân bố theo thời gian và không gian, văn tự (chữ

Hán, chữ Nôm), tác giả…

- Giới thiệu nội dung khuyến học đƣợc ghi chép trong TLHN (thƣ tịch và bi

kí), với các nội dung chủ yếu nhƣ: dựng trƣờng mở lớp; chế độ khen thƣởng (lƣu

danh khoa bảng, vinh quy bái tổ, lễ cầu khoa, tạ khoa, miễn sƣu sai tạp dịch, biếu

phần, lễ cầu khoa); chế tài xử phạt (ngƣời lƣời học, mƣợn danh đi học, coi thƣờng Nho

học, khoa bảng) nhằm đem lại hiệu quả học tập. Từ đó nêu ra những đặc điểm nội dung

TLHN về KHNA (đa dạng, phong phú; linh hoạt, phù hợp với thời cuộc, thiên về Nho

học, mang tính đặc điểm vùng).

- Nghiên cứu giá trị nội dung khuyến học, đề xuất những biện pháp nhằm bảo

tồn, phát huy giá trị TLHN về KHNA trong xã hội hiện nay.

- Phiên dịch một số TLHN có nội dung khuyến học mang tính tiêu biểu.

3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

3.1. Đối tượng nghiên cứu

3

Toàn bộ TLHN có nội dung khuyến học của tỉnh Nghệ An lƣu trữ tại VNCHN,

TTKHXH, Thƣ viện Quốc gia, Thƣ viện Nghệ An và tại địa phƣơng (gồm 96 kí hiệu thƣ

tịch và 100 đơn vị bi kí).

3.2. Phạm vi nghiên cứu

Nghiên cứu TLHN về KHNA chúng tôi tập trung vào một số vấn đề: xác định

các khái niệm cơ bản; tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến khuyến học ở

Nghệ An, Việt Nam và một số nƣớc đồng văn nhƣ Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật

Bản; khảo sát, hệ thống hóa nguồn tƣ liệu; nghiên cứu đặc điểm văn bản; nội dung

khuyến học và đặc điểm nội dung TLHN về KHNA; giá trị nội dung khuyến học và

đề xuất những biện pháp bảo tồn và phát huy nguồn TLHN về KHNA trong xã hội

đƣơng đại.

3.3. Phạm vi sử dụng tư liệu

Phạm vi tƣ liệu chủ yếu của luận án là thƣ tịch (tục lệ, đăng khoa lục, địa chí,

gia huấn, gia phả, sách sử…) và bi ký có nội dung về KHNA trong giáo dục Nho

học lƣu trữ tại VNCHN, TTKHXH, Thƣ viện Quốc gia, Thƣ viện Nghệ An và tại cơ

sở địa phƣơng do chúng tôi khảo sát, đƣợc tính đến thời điểm hiện nay (2019) làm nguồn

tƣ liệu chính trong nghiên cứu của luận án.

Ngoài ra, luận án cũng sử dụng các bộ sách công cụ nhƣ Di sản Hán Nôm Việt

Nam thư mục đề yếu do Trần Nghĩa và François Gros đồng chủ biên, Di sản Hán

Nôm Việt Nam thư mục đề yếu (Bổ di, quyển Thƣợng, Hạ) do Trần Nghĩa chủ biên,

Thư mục hương ước của TTKHXH, Thư mục thác bản văn khắc Hán Nôm Việt Nam

do Trịnh Khắc Mạnh chủ biên…; các luận văn, luận án, sách đã xuất bản; các bài

nghiên cứu công bố trên các tạp chí chuyên ngành về khuyến học nói chung, khuyến

học Nghệ An nói riêng.

4. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu

4.1. Phương pháp luận

- Xác định cơ sở lý thuyết dựa trên quan điểm của Đảng và Nhà nƣớc Việt

Nam trong việc sƣu tầm, bảo tồn, nghiên cứu khai thác và phát huy văn hóa truyền

thống, xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc.

- Vận dụng những tri thức về Ngữ văn Hán Nôm, văn bản học, văn tự học, thƣ

tịch học, văn hóa học, nghiên cứu liên ngành đã đƣợc vận dụng lý thuyết nghiên

cứu khoa học trong luận án.

4

- Kế thừa thành quả nghiên cứu của ngƣời đi trƣớc từ các công trình khoa học

đã đƣợc công bố liên quan đến đề tài.

4.2. Phương pháp nghiên cứu

Trong quá trình triển khai đề tài, chúng tôi sử dụng các phƣơng pháp

nghiên cứu sau:

- Phƣơng pháp văn bản học: là phƣơng pháp đầu tiên và quan trọng đối với

những ngƣời làm công tác Hán Nôm nói riêng, các ngành khoa học liên quan đến

văn bản cổ nói chung. Chính vì vậy, trong quá trình nghiên cứu văn bản TLHN về

KHNA, luận án luôn đặt nhiệm vụ xác định đƣợc thiện bản làm tiêu chí hàng đầu,

từ đó nghiên cứu giá trị nội dung văn bản, đảm bảo độ tin cậy khoa học cao.

- Phƣơng pháp phiên dịch học: đó là quá trình chuyển ngữ văn bản từ chữ Hán

và chữ Nôm sang tiếng Việt. Việc biên dịch các văn bản Hán Nôm là hết sức quan

trọng, đòi hỏi sự công phu đảm bảo “tín, đạt, nhã”; giúp chúng ta thấu hiểu văn bản,

minh giải sâu văn bản và là cơ sở tƣ liệu cho quá trình phân tích, nghiên cứu.

- Phƣơng pháp thống kê, định lƣợng: việc thống kê, định lƣợng với con số cụ

thể có ý nghĩa quan trọng trong quá trình xử lý tƣ liệu. Những số liệu thống kê, định

lƣợng sẽ giúp chúng ta có cái nhìn tổng thể về các mặt nhƣ: số lƣợng thƣ tịch, số

lƣợng bi ký có nội dung khuyến học; tổng số các điều ƣớc khuyến học; sự phân bố

về không gian, thời gian các văn bản tục lệ khuyến học, v.v... Qua đó có thể thấy

đƣợc nét khái quát, hình thức cũng nhƣ nội dung của nguồn tƣ liệu.

- Phƣơng pháp giáo dục học: là khoa học về giáo dục con ngƣời, nhằm nghiên

cứu bản chất, hoạt động giáo dục con ngƣời; cùng những mục đích, nội dung và tổ

chức nhằm đáp ứng yêu cầu giáo dục của xã hội. Thông qua nội dung khuyến học

trong TLHN của Nghệ An tìm hiểu cách thức sử dụng nguồn lực trong giáo dục,

việc xây trƣờng mở lớp, các hình thức khuyến khích để giáo dục ngƣời học.

- Phƣơng pháp liên ngành: để tìm hiểu và vận dụng tri thức của nhiều ngành

khoa học khác nhau nhƣ sử học, văn hóa dân gian, dân tộc học, v.v... nhằm đánh giá

toàn diện nhất giá trị TLHN về KHNA.

- Phƣơng pháp điều tra điền dã: tiến hành sƣu tầm bổ sung các thƣ tịch tại địa

phƣơng Nghệ An, đọc và in rập tại thực địa một số văn bia để giải quyết những nghi

vấn về mặt văn bản, bổ sung một số thác bản văn bia VNCHN hiện chƣa có thác

bản, phỏng vấn những ngƣời phụ trách trách KHNA trong giai đoạn hiện nay.

5

5. Đóng góp mới về khoa học của luận án

Nghiên cứu TLHN về KHNA có giá trị về mặt khoa học và ý nghĩa thực tiễn đối

với công tác giáo dục, khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập. Đóng góp cụ

thể của luận án nhƣ sau:

- Tổng quan tình hình nghiên cứu về khuyến học nói chung, KHNA nói riêng.

- Lần đầu tiên hệ thống hóa nguồn TLHN có nội dung KHNA hiện đang lƣu trữ

tại VNCHN, TTKHXH, Thƣ viện Quốc gia, Thƣ viện Nghệ An và tại cơ sở địa

phƣơng.

- Triển khai nghiên cứu TLHN về KHNA một cách toàn diện, mang tính hệ thống

từ đặc điểm văn bản cho đến giá trị nội dung. Về văn bản: nêu những đặc điểm văn bản

của TLHN về KHNA nhƣ: loại hình văn bản, phân bố về không gian và thời gian, xác

định thiện bản, v.v... Về nội dung khuyến học: thể hiện ở những chính sách, nhƣ: dựng

trƣờng mở lớp, chế độ khen thƣởng và chế tài xử phạt.

- Nghiên cứu những đặc điểm nội dung TLHN về KHNA: thể hiện tính chủ động

trong công tác khuyến học với những hình thức đa dạng, phong phú; linh hoạt, phù hợp

với thời cuộc; đề cao tinh thần Nho giáo.

- Nêu lên thực trạng khuyến học ở Nghệ An trên cơ sở kế thừa truyền thống

khuyến học, từ đó đề xuất việc bảo tồn và phát huy giá trị nguồn TLHN về KHNA

trong giai đoạn hiện nay.

- Phần phụ lục trích dịch một số văn bản thƣ tịch và bi kí có nội dung khuyến

học tiêu biểu.

- Luận án sẽ là hƣớng mở cho các công trình nghiên cứu liên quan đến khuyến

học ở các địa phƣơng và trên cả nƣớc nói chung.

6. Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn của luận án

Trong suốt chiều dài lịch sử của nền giáo dục khoa cử Nho học, khuyến học là

chính sách quốc gia, là động lực trong chiến lƣợc phát triển nhân tài đất nƣớc, đƣợc

nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu. Tuy nhiên, chƣa có nghiên cứu nào đi sâu

vào nội dung KHNA qua TLHN.

Nội dung khuyến học qua TLHN của Nghệ An giúp chúng ta thấy đƣợc những

chính sách khuyến học mà ngƣời dân Nghệ An thực hiện trong quá khứ, rộng khắp

từ thôn xóm đến hội giáp. Những chính sách đó mang lại những giá trị vô cùng quý

6

giá, nhƣ đề cao tinh thần tự học, coi trọng việc học, đề cao giá trị của Nho học

truyền thống, tác động tích cực đến thành tựu khoa bảng của Nghệ An.

Nêu ra những mặt tích cực cũng nhƣ những điểm còn hạn chế về mặt tƣ tƣởng

của khuyến học xƣa, liên hệ với thực tiễn, đƣa ra những giải pháp, nhằm bảo tồn và

phát huy giá trị của nguồn tƣ liệu; góp phần đƣa công tác khuyến học, khuyến tài

của Nghệ An nói riêng, cả nƣớc nói chung đạt đƣợc những kết quả tốt nhất.

7 . Bố cục của luận án

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, nội dung của

luận án gồm 4 chƣơng:

Chƣơng 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án:

Nêu khái quát chung về tình hình nghiên cứu khuyến học nói chung ở các nƣớc

đồng văn (Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản), ở Việt Nam, tình hình nghiên cứu

TLHN về khuyến học, cùng sự nghiên cứu về TLHN về KHNA, từ đó định hƣớng

nghiên cứu của luận án.

Chƣơng 2: Khảo sát nguồn tƣ liệu Hán Nôm về khuyến học của Nghệ An: Khảo

sát, thống kê thƣ tịch và bi kí có nội dung KHNA tại VNCHN, TTKHXH, Thƣ viện

Quốc gia, Thƣ viện Nghệ An và cơ sở địa phƣơng; nêu một số đặc điểm văn bản

của nguồn tƣ liệu này.

Chƣơng 3: Nội dung và đặc điểm tƣ liệu Hán Nôm về khuyến học của Nghệ An:

Giới thiệu nội dung khuyến học đƣợc thể hiện bằng những chính sách cụ thể nhƣ:

dựng trƣờng mở lớp, chế độ khen thƣởng và chế tài xử phạt. Qua đó thấy đƣợc đặc

điểm nội dung TLHN về KHNA: đa dạng, phong phú về mặt chính sách, chủ động

linh hoạt phù hợp với thời cuộc, mang tính đặc điểm vùng, nội dung khuyến học

gắn liền với giáo dục khoa cử Nho học.

Chƣơng 4: Giá trị tƣ liệu Hán Nôm về khuyến học của Nghệ An và vấn đề

bảo tồn, phát huy giá trị tƣ liệu đối với khuyến học hiện nay: Thông qua những

những giá trị tích cực cũng nhƣ những hạn chế về mặt tƣ tƣởng khuyến học, luận án

tìm hiểu thực trạng hoạt động KHNA, tính kế thừa từ truyền thống đến hiện tại, đƣa

ra một số giải pháp bảo tồn, phát huy giá trị tƣ liệu đó trong giai đoạn hiện nay.

7

Chƣơng 1

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI

Khuyến học là chính sách, là nhu cầu thực tiễn trong đời sống văn hóa giáo dục,

trải qua nhiều thời đại, ở nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam. Trong những năm gần

đây, khuyến học nhận đƣợc sự quan tâm của nhiều học giả trong nƣớc cũng nhƣ một số

nƣớc phƣơng Đông. Trong chƣơng này, chúng tôi chọn một số tác phẩm tiêu biểu về

khuyến học làm cơ sở triển khai nội dung ở các chƣơng tiếp theo.

Nhận thức đƣợc giá trị của khuyến học, các học giả Việt Nam và một số nƣớc

phƣơng Đông đã để tâm nghiên cứu, công bố nhiều công trình khoa học liên quan đến

khuyến học. Trƣớc khi tiến hành tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề

tài, chúng tôi xác định khái niệm về khuyến học, khái niệm TLHN về KHNA.

1.1. Khái niệm khuyến học, tƣ liệu Hán Nôm về khuyến học của Nghệ An

1.1.1. Khái niệm khuyến học

Ở Trung Quốc

Từ điển Từ nguyên 辭源 giải thích: 勸學: 鼓勵勤於學習 (khuyến học: cổ vũ,

khích lệ chăm chỉ học tập). [306. tr.208].

Khuyến học: thời cổ đại nên tách làm hai từ: “khuyến” có nghĩa là khuyên giải,

khích lệ, “học” đƣơng nhiên là học tập; hai từ đó hợp lại, là thuyết phục và khích lệ

ngƣời khác nỗ lực học tập. Xã hội Trung Quốc từ cổ đại đến nay, học tập luôn là

vấn đề trọng yếu đối với sự phát triển của mỗi cá nhân, thậm chí là điều kiện mang

tính quyết định, “học giỏi thì làm quan” luôn là mục tiêu lý tƣởng của ngƣời đi học,

nên khuyến học trở thành một hiện tƣợng văn hóa, một loại tƣ tƣởng truyền thống

kéo dài liên tục”. [316, tr.6].

Cũng theo tác giả Tống Tƣờng “Khuyến học là phƣơng thức giáo dục đặc sắc

của Trung Quốc cổ đại, hình thành tƣ tƣởng khuyến học một cách hệ thống, có tác

dụng tƣơng đối lớn trong quá trình bồi dƣỡng nhân tài thời kỳ cổ đại. Trong xã hội

hiện đại, đặc biệt đối với giáo dục cơ sở, khuyến học vẫn có tác dụng chỉ đạo và gợi

mở rất lớn”. [317, tr.136].

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!