Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Luận án tiến sĩ: Nghiên cứu sử dụng nguồn năng lượng điện ở khu vực nông thôn tỉnh Hưng Yên
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯
NGÔ THẾ TUYỂN
NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG NGUỒN NĂNG LƯỢNG ĐIỆN
Ở KHU VỰC NÔNG THÔN TỈNH HƯNG YÊN
LUẬN ÁN TIẾN SĨ
NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2019
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯
NGÔ THẾ TUYỂN
NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG NGUỒN NĂNG LƯỢNG ĐIỆN
Ở KHU VỰC NÔNG THÔN TỈNH HƯNG YÊN
Ngành : Kinh tế phát triển
Mã số : 9.31.01.05
Người hướng dẫn khoa học : PGS. TS. NGÔ THỊ THUẬN
PGS.TS. NGUYỄN ĐÌNH LONG
HÀ NỘI - 2019
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả
nghiên cứu được trình bày trong luận án là trung thực, khách quan và chưa từng
dùng để bảo vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận án đã được
cảm ơn, các thông tin trích dẫn trong luận án này đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày tháng năm 2019
Tác giả luận án
Ngô Thế Tuyển
ii
LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận án, tôi đã nhận
được sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo, sự giúp đỡ, động viên
của bạn bè, đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hoàn thành luận án, cho phép tôi được bày tỏ lòng kính trọng và
biết ơn sâu sắc tới PGS.TS. Ngô Thị Thuận; PGS.TS. Nguyễn Đình Long. Những
người đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức, thời gian và tạo điều kiện cho
tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài luận án.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào
tạo, Bộ môn Phân tích định lượng, Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn, Học viện
Nông nghiệp Việt Nam đã tạo điều kiện thuận lợi, tận tình giúp đỡ tôi trong quá
trình học tập, thực hiện đề tài và hoàn thành luận án.
Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ nhân viên Công ty Điện
lực Hưng Yên, Điện lực các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh Hưng Yên, Sở
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Công thương, UBND các huyện, các xã,
các cơ quan ban ngành liên quan và các hộ gia đình trên địa bàn tỉnh Hưng Yên đã
giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài luận án.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi
điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tôi hoàn
thành luận án./.
Hà Nội, ngày tháng năm 2019
Nghiên cứu sinh
Ngô Thế Tuyển
iii
MỤC LỤC
Lời cam đoan ..................................................................................................................... i
Lời cảm ơn........................................................................................................................ ii
Mục lục ............................................................................................................................iii
Danh mục các từ viết tắt .................................................................................................. vi
Danh mục bảng ............................................................................................................... vii
Danh mục đồ thị................................................................................................................ x
Danh mục sơ đồ ............................................................................................................... xi
Danh mục hộp.................................................................................................................. xi
Trích yếu luận án ............................................................................................................ xii
Thesis abstract................................................................................................................ xiv
Phần 1. Mở đầu ............................................................................................................... 1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài........................................................................................ 1
1.2. Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................... 4
1.3. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................. 4
1.3.1. Mục tiêu chung ..................................................................................................... 4
1.3.2. Mục tiêu cụ thể ..................................................................................................... 4
1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................ 5
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................................... 5
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu .............................................................................................. 5
1.5. Đóng góp mới của đề tài....................................................................................... 6
1.6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài.............................................................. 6
Phần 2. Tổng quan tài liệu nghiên cứu ......................................................................... 8
2.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan .............................................. 8
2.1.1 Các nghiên cứu về tầm quan trọng sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng lượng
điện........................................................................................................................ 8
2.1.2. Các nghiên cứu về đối tượng sử dụng nguồn năng lượng tiết kiệm và hiệu
quả......................................................................................................................... 9
2.1.3. Các nghiên cứu về yếu tố ảnh hưởng và các giải pháp sử dụng tiết kiệm hiệu
quả nguồn năng lượng điện................................................................................. 12
2.1.4. Đánh giá chung và định hướng trong nghiên cứu đề tài luận án ........................ 15
2.2. Cơ sở lý luận về sử dụng nguồn năng lượng điện ở khu vực nông thôn ............ 16
iv
2.2.1. Một số khái niệm cơ bản..................................................................................... 16
2.2.2. Yêu cầu và nguyên tắc sử dụng nguồn năng lượng điện .................................... 21
2.2.3. Sự cần thiết sử dụng hợp lý nguồn năng lượng điện .......................................... 23
2.2.4. Đặc điểm sử dụng nguồn năng lượng điện ở khu vực nông thôn ....................... 25
2.2.5. Nội dung nghiên cứu sử dụng nguồn năng lượng điện ở khu vực nông thôn..... 27
2.2.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến sử dụng nguồn năng lượng điện ở khu vực nông
thôn ..................................................................................................................... 32
2.3. Thực tiễn sử dụng nguồn năng lượng điện ở khu vực nông thôn ....................... 36
2.3.1. Thực tiễn sử dụng nguồn năng lượng điện trên thế giới..................................... 36
2.3.2. Thực tiễn sử dụng nguồn năng lượng điện ở Việt Nam ..................................... 41
2.4. Bài học kinh nghiệm sử dụng nguồn năng lượng điện ở khu vực nông thôn tỉnh
Hưng Yên............................................................................................................ 50
Tóm tắt phần 2 ................................................................................................................ 51
Phần 3. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 52
3.1. Phương pháp tiếp cận và khung phân tích .......................................................... 52
3.1.1. Phương pháp tiếp cận.......................................................................................... 52
3.1.2. Khung phân tích.................................................................................................. 53
3.2. Phương pháp chọn điểm khảo sát ....................................................................... 54
3.2.1. Đặc điểm cơ bản tỉnh Hưng Yên ........................................................................ 54
3.2.2. Chọn điểm khảo sát............................................................................................. 57
3.3. Phương pháp thu thập dữ liệu............................................................................. 58
3.3.1. Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp ................................................................ 58
3.3.2. Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp.................................................................. 59
3.4. Phương pháp xử lý dữ liệu và phân tích thông tin.............................................. 61
3.4.1. Xử lý dữ liệu ....................................................................................................... 61
3.4.2. Phân tích thông tin .............................................................................................. 61
3.5. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu.............................................................................. 66
3.5.1. Nhóm chỉ tiêu thể hiện các nguồn năng lượng điện ở khu vực nông thôn ......... 66
3.5.2. Nhóm chỉ tiêu thể hiện thực trạng cung cấp điện cho khách hàng sử dụng
điện...................................................................................................................... 66
3.5.3. Nhóm chỉ tiêu thể hiện sử dụng các nguồn năng lượng điện ở khu vực nông
thôn ..................................................................................................................... 67
v
3.5.4. Nhóm chỉ tiêu thể hiện sử dụng hợp lý các nguồn năng lượng điện ở khu
vực nông thôn ..................................................................................................... 67
Tóm tắt phần 3 ................................................................................................................ 68
Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận................................................................... 70
4.1. Thực trạng sử dụng nguồn năng lượng điện ở khu vực nông thôn tỉnh Hưng Yên ....70
4.1.1. Các nguồn năng lượng điện được sử dụng ở khu vực nông thôn tỉnh Hưng
Yên...................................................................................................................... 70
4.1.2. Cung cấp điện cho khách hàng và thanh kiểm tra, xử lý các vi phạm trong
sử dụng điện ở khu vực nông thôn tỉnh Hưng Yên............................................. 74
4.1.3. Thực trạng sử dụng nguồn năng lượng điện ở khu vực nông thôn tỉnh Hưng
Yên...................................................................................................................... 89
4.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến sử dụng hợp lý nguồn năng lượng điện ở khu vực nông
thôn ................................................................................................................... 115
4.2.1. Các yếu tố thuộc cơ quan quản lý nguồn năng lượng điện của tỉnh ................. 115
4.2.2. Yếu tố thuộc về người sử dụng điện................................................................. 120
4.2.3. Yếu tố thuộc về chính sách của nhà nước......................................................... 123
4.2.4. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội khu vực nông thôn..................................... 124
4.2.5. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng và quyết định sử dụng thiết
bị thiết kiệm điện .............................................................................................. 126
4.3. Giải pháp sử dụng hợp lý nguồn năng lượng điện ở khu vực nông thôn tỉnh Hưng
Yên.................................................................................................................... 131
4.3.1. Căn cứ đề xuất giải pháp................................................................................... 131
4.3.2. Định hướng sử dụng nguồn năng lượng ở khu vực nông thôn tỉnh Hưng Yên...... 134
4.3.3. Các giải pháp sử dụng hợp lý nguồn ngăng lượng điện ở khu vực nông thôn
tỉnh Hưng Yên .................................................................................................. 134
Tóm tắt phần 4 .............................................................................................................. 147
Phần 5. Kết luận và kiến nghị.................................................................................... 148
5.1. Kết luận............................................................................................................. 148
5.2. Kiến nghị........................................................................................................... 150
Danh mục các công trình đã công bố có liên quan đến luận án................................... 151
Tài liệu tham khảo ........................................................................................................ 152
Phụ lục .......................................................................................................................... 162
vi
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt Nghĩa tiếng Việt
BQ Bình quân
CN & XD Công nghiệp và xây dựng
CNH Công nghiệp hóa
CT Công ty
ĐVT Đơn vị tính
EVN Tập đoàn điện lực Việt Nam
GDP Tổng sản phẩm quốc nội
HCSN Hành chính sự nghiệp
HĐH Hiện đại hóa
K.hàng Khách hàng
LĐHANT Lưới điện hạ áp nông thôn
PTBQ Phát triển bình quân
SL Số lượng
TBA Trạm biến áp
TĐPTBQ Tốc độ phát triển bình quân
TM & DV Thương mại và dịch vụ
TP Thành phố
Tr Triệu
Tr.đ Triệu đồng
TTCN Tiểu thủ công nghiệp
Tỷ.đ Tỷ đồng
UBND Ủy ban nhân dân
UBND Ủy ban nhân dan
USD Đô la mỹ
WB Ngân hàng thế giới
vii
DANH MỤC BẢNG
STT Tên bảng Trang
2.1. Quốc gia sử dụng nhiều và ít điện năng không tái tạo nhất thế giới................... 37
2.2. Quốc gia sử dụng nhiều và ít điện năng tái tạo trên thế giới .............................. 37
2.3. Tỉ lệ tổn thất điện năng ở một số nước trong khu vực Đông Nam Á.................. 38
2.4. Các đơn vị cung cấp điện ở Việt Nam đến năm 2016 ........................................ 42
2.5. Số lượng và cơ cấu các nguồn điện năng Việt Nam năm 2016 .......................... 43
2.6. Tỷ lệ dùng điện của các ngành qua các năm....................................................... 46
3.1. Diện tích, dân số của tỉnh và các huyện trong tỉnh Hưng Yên năm 2016........... 55
3.2. Giá trị và cơ cấu giá trị sản xuất các ngành kinh tế của Hưng Yên .................... 56
3.3. Số lượng các mẫu điều tra, phỏng vấn trên địa bàn khu vực nông thôn tỉnh
Hưng Yên............................................................................................................ 60
4.1. Sản lượng điện Công ty Điện lực Hưng Yên nhận từ Tổng công ty Điện
lực miền Bắc giai đoạn 2013 - 2017 ................................................................... 71
4.2. Số lượng hầm biogas trên địa bàn tỉnh Hưng Yên.............................................. 72
4.3. Số lượng cán bộ, công nhân điện trên địa bàn tỉnh Hưng Yên ........................... 76
4.4. Số lượng khách hàng của công ty Điện lực Hưng Yên phân theo khu vực
giai đoạn 2013 - 2017 ......................................................................................... 77
4.6. Số lượng các trạm biến áp trên địa bàn tỉnh Hưng Yên năm 2016..................... 79
4.7. Hệ thống đường dẫn điện phục vụ khách hàng của công ty Điện lực Hưng
Yên năm 2016 ..................................................................................................... 80
4.8. Số lượng xã Công ty Điện lực Hưng Yên quản lý lưới điện và bán điện trực
tiếp cho khách hàng năm 2016............................................................................ 82
4.9. Số lượng công tơ điện do Công ty Điện lực Hưng Yên quản lý qua các năm.... 84
4.10. Kết quả thanh kiểm tra sử dụng điện của khách hàng ........................................ 86
4.11. Kết quả thực hiện tuyên truyền tiết kiệm điện hàng năm trên đài phát thanh
của công ty điện lực Hưng Yên năm 2017.......................................................... 88
4.12. Số lượng các trạm bơm và diện tích tưới tiêu trên địa bàn tỉnh Hưng Yên ........ 90
4.13. Kết quả sử dụng điện cho thủy lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp tỉnh
Hưng Yên............................................................................................................ 91
viii
4.14. Số hộ sử dụng nguồn năng lượng điện cho sản xuất nông nghiệp ở các
huyện nghiên cứu ................................................................................................ 92
4.15. Các nguồn năng lượng điện mà hộ gia đình đang sử dụng trên địa bàn khu
vực nông thôn, tỉnh Hưng yên............................................................................. 94
4.16. Các thiết bị điện sử dụng trong sinh hoạt của hộ gia đình ở khu vực nông
thôn tỉnh Hưng Yên (tính bình quân 1 hộ điều tra)............................................ 96
4.17. Lượng điện tiêu thụ bình quân 1 tháng của các hộ trong khu vực nông thôn
tỉnh Hưng Yên..................................................................................................... 97
4.18. Tỷ lệ các hộ gia đình thực hiện các biện pháp tiết kiệm điện, khu vực nông
thôn tỉnh Hưng Yên............................................................................................. 98
4.19. Tỷ lệ hộ có nhu cầu sử dụng điện của các nhóm hộ điều tra khu vực nông
thôn tỉnh Hưng Yên............................................................................................. 99
4.20. Kết quả thăm dò về chi phí sử dụng điện của các nhóm hộ ở khu vực nông
thôn tỉnh Hưng Yên........................................................................................... 100
4.21. Tình hình xây dựng và thực thi kế hoạch sử dụng nguồn năng lượng điện
tiết kiệm của các cơ quan, đơn vị ở các huyện xã khảo sát............................... 102
4.22. Định mức tiêu thụ điện cho các cơ quan quản lý hành chính nhà nước ở các
huyện điều tra tỉnh Hưng Yên năm 2017.......................................................... 103
4.23. Kết quả sử dụng năng lượng điện trong các cơ quan hành chính sự nghiệp
ở các huyện khảo sát năm 2017 ........................................................................ 104
4.24. Sản lượng điện tiêu thụ trên địa bàn tỉnh Hưng Yên ........................................ 105
4.25. Tỷ lệ hộ hài lòng và điểm số trung bình của các tiêu chí thể hiện sự hài lòng
của khách hàng về cung cấp nguồn điện lưới quốc gia ở khu vực nông thôn
tỉnh Hưng Yên................................................................................................... 106
4.26. Tổn thất điện năng hạ thế của các Điện lực chi nhánh qua 3 năm.................... 108
4.27. Một số chỉ tiêu thể hiện tăng trưởng kinh tế, xã hội khu vực nông thôn tỉnh
Hưng Yên.......................................................................................................... 109
4.28. Tổng hợp ý kiến đánh giá của hộ sử dụng điện về đời sống văn hóa tinh
thần của người dân nông thôn tỉnh Hưng Yên.................................................. 110
4.29. Ý kiến của cán bộ và hộ dân về các hạn chế trong sử dụng nguồn năng
lượng điện ở khu vực nông thôn tỉnh Hưng Yên .............................................. 113
ix
4.30. Một số chỉ tiêu thể hiện hiệu quả sử dụng điện khu vực nông thôn tỉnh
Hưng Yên.......................................................................................................... 114
4.31. Sự cố lưới điện, số lần cặt điện và dự nợ tiền điện trong sử dụng nguồn
năng lượng điện khu vực nông thôn tỉnh Hưng Yên......................................... 115
4.32. Điểm số trung bình về các tiêu chí chất lượng dịch vụ cung cấp điện của
Công ty Điện lực Hưng Yên theo đánh giá của hộ gia đình ............................. 118
4.33. Giá bán điện bình quân khu vực nông thôn tỉnh Hưng yên .............................. 119
4.34. Một số chỉ tiêu thể hiện điều kiện kinh tế và mức sử dụng điện của các
nhóm hộ điều tra khu vực nông thôn tỉnh Hưng Yên ....................................... 120
4.35. Tỷ lệ hộ thay đổi thói quen trong sử dụng điện của các nhóm hộ điều tra
khu vực nông thôn tỉnh Hưng Yên.................................................................... 121
4.36. Tỷ lệ hộ hiểu biết về các thiết bị điện của các hộ gia đình ở khu vực nông
thôn tỉnh Hưng Yên........................................................................................... 122
4.37. Thực trạng sự cố lưới điện do thời tiết khu vực nông thôn tỉnh Hưng Yên...... 125
4.38. Hệ số ảnh hưởng của các biến yếu tố đến mức độ hài lòng về chất lượng
dịch vụ cung cấp điện của hộ gia đình.............................................................. 128
4.39. Kết quả ước lượng các yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng các thiết bị tiết
kiệm điện trong hộ gia đình .............................................................................. 130
4.40. Dự báo các chỉ tiêu cung cấp điện hàng năm trên địa bàn tỉnh của công ty
điện lực Hưng Yên đến năm 2020 .................................................................... 133
4.41. Dự kiến hoạt động tuyên truyền hàng năm về chương trình sử dụng nguồn
năng lượng tiết kiệm và hiệu quả ở khu vực nông thôn tỉnh Hưng Yên........... 141
x
DANH MỤC ĐỒ THỊ
STT Tên đồ thị Trang
2.1. Tỷ lệ tổn thất điện năng trên toàn thế giới giai đoạn 2000 – 2014 .................. 38
2.2. Tỷ lệ xã và hộ sử dụng điện lưới quốc gia vùng nông thôn............................. 44
2.3. Cơ cấu tiêu thụ điện năng theo thiết bị điện tại khu vực dân cư...................... 45
4.1. Tỷ lệ hộ sử dụng bình nước nóng năng lượng mặt trời ở một số huyện
điều tra ............................................................................................................. 73
4.2. Hình thức cung cấp điện cho người sử dụng ................................................... 95
4.3. Mong muốn được tập huấn về sử dụng điện tiết kiệm, hiệu quả................... 101
4.4. Tỷ lệ tổn thất điện năng của Công ty Điện lực Hưng Yên ............................ 108
4.5. Tỷ lệ ý kiến của các hộ gia đình về biểu giá điện sinh hoạt .......................... 120
xi
DANH MỤC SƠ ĐỒ
STT Sơ đồ Trang
3.1. Khung phân tích sử dụng nguồn năng lượng điện ở khu vực nông thôn trên
địa bàn tỉnh Hưng Yên .......................................................................................... 53
4.1. Hệ thống tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh điện khu vực nông thôn tỉnh
Hưng Yên .............................................................................................................. 75
DANH MỤC HỘP
4.1. Cách thức tiết kiệm của xí nghiệp thủy lợi............................................................ 91
4.2. Ý kiến của doanh nghiệp về sử dụng điện hợp lý ............................................... 111
4.3. Ý kiến của hộ gia đình về cách thức sử dụng điện hợp lý................................... 111
4.4. Ý kiến của người chăn nuôi lợn về lợi ích của hầm Biogas................................ 112
xii
TRÍCH YẾU LUẬN ÁN
Tên tác giả: Ngô Thế Tuyển
Tên Luận án: Nghiên cứu sử dụng nguồn năng lượng điện ở khu vực nông thôn tỉnh
Hưng Yên
Chuyên ngành: Kinh tế phát triển Mã số: 9.31.01.05
Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Mục đích nghiên cứu
Đánh giá thực trạng, phân tích các yếu tố ảnh hưởng, đề xuất các giải pháp sử
dụng nguồn năng lượng điện nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng điện và tăng cường sử
dụng nguồn năng lượng điện hợp lý ở khu vực nông thôn tỉnh Hưng Yên.
Phương pháp nghiên cứu
- Sử dụng tiếp cận kỹ thuật, tiếp cận hệ thống, tiếp cận có sự tham gia, tiếp cận
xã hội học và tiếp cận chính sách trong suốt quá trình nghiên cứu.
- Chọn 3 huyện đại diện là huyện Văn Lâm, thành phố Hưng Yên và huyện Ân
Thi đại diện cho điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của tỉnh. Mỗi huyện và thành phố đại
diện chọn 3 xã đại diện để khảo sát hộ gia đình sử dụng điện theo các ngành nghề khác
nhau.
- Các dữ liệu thứ cấp sử dụng trong nghiên cứu gồm các văn bản pháp lý, các quy
định của các cơ quan từ trung ương đến địa phương về sử dụng nguồn năng lượng điện,
các công trình nghiên cứu có liên quan, các kinh nghiệm thực tiễn trên thế giới và trong
nước về sử dụng nguồn năng lượng điện và các thông tin về đặc điểm địa bàn nghiên cứu,
được thu thập từ văn phòng các Bộ, Ngành, Sở, phòng, ban, các thư viện các trường đại
học, viện nghiên cứu và các trang Website, có trích dẫn đầy đủ.
- Các dữ liệu sơ cấp được thu thập bằng: (i) điều tra chọn mẫu 447 hộ gia đình
thuộc 9 xã của 3 huyện đã chọn; (ii) Phỏng vấn sâu 30 cán bộ lãnh đạo các huyện, xã đại
diện và 20 cán bộ quản lý ngành điện; (iii) Thảo luận nhóm và quan sát thực địa; (iv) tham
gia các hội nghị giao ban của các sở, ban ngành trong tỉnh.
- Các số liệu thông tin sau khi thu thập xong, được xử lý và tổng hợp số liệu bằng
phần mềm thống kê SPSS và STATA. Phương pháp thống kê mô tả, thống kê so sánh,
phân tích nhân tố khám phá với thang đo Likert, phân tích hồi quy tương quan và đánh
giá sự sẵn lòng chi trả của người tiêu dùng được sử dụng để phân tích thông tin trong đề
tài.
Kết quả chính và kết luận
(1). Sử dụng nguồn năng lượng điện ở khu vực nông thôn là khai thác và đưa vào
sử dụng các nguồn năng lượng điện cho các mục đích sản xuất nông nghiệp, hoạt động dịch
vụ và tiêu dùng của hộ gia đình, các hoạt động của các dự án đầu tư, đơn vị sử dụng ngân
sách Nhà nước. Với yêu cầu sử dụng nguồn năng lượng điện là tiết kiệm và hiệu quả theo
xiii
3 nguyên tắc, nội dung nghiên cứu sử dụng nguồn năng lượng điện ở khu vực nông thôn
trên địa bàn tỉnh gồm: Khai thác các nguồn năng lượng điện; Quản lý cung cấp và sử dụng
nguồn năng lượng điện; Sử dụng nguồn năng lượng điện; Đánh giá kết quả, hạn chế và tác
động của việc sử dụng nguồn năng lượng điện.
(2). Các nguồn năng lượng điện được khai thác và sử dụng ở khu vực nông thôn
tỉnh Hưng Yên gồm: Điện lưới quốc gia; Năng lượng mặt trời; Điện Biogas; Máy phát điện
và các thiết bị điện khác, trong đó chủ yếu là điện lưới quốc gia. Quản lý nguồn năng lượng
điện ở khu vực nông thôn, thực tế mới quản lý nguồn điện lưới quốc gia do công ty điện
lực Hưng Yên đảm nhận. Hiện tại công ty đang quản lý 9 điện lực các huyện và thành phố
Hưng Yên với 135 tổ dịch vụ điện tại xã, phường. Công ty có nhiệm vụ tổ chức nhận điện
đầu nguồn, phân phối và truyền tải điện thương phẩm cho người sử dụng theo hợp đồng
mua bán điện; Quản lý giá bán; Thay thế và hiện đại hóa các phương tiện truyền tải, phân
phối, đo đếm điện và Giảm tổn thất điện năng. Sản lượng điện thương phẩm năm 2017
của công ty là 3485,82 triệu kWh, bình quân tăng 15,25%/năm từ 2013 đên 2017. Số
lượng khách hàng sử dụng điện năm 2017 là 421510 hợp đồng, tăng 6,12%/năm, trong
đó khách hàng là hộ dân nông thôn chiếm trên 80%. Sử dụng nguồn năng lượng điện cho
sản xuất nông nghiệp còn thấp, mới chiếm hơn 1% trong tổng sản lượng điện cung cấp
hàng năm. Bình quân 1 hộ dân nông thôn tiêu dùng 1 tháng 203,65 kWh, với chi phí bình
quân là 323,60 ngàn đồng. Hầu hết các cơ quan quản lý hành chính ở khu vực nông thôn
của tỉnh đều có kế hoạch, nội quy và giám sát sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả. Sử dụng
nguồn năng lượng điện đã góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế xã hội, chuyển dịch cơ
cấu kinh tế; xây dựng nông thôn mới, và thay đổi thói quen lạc hậu cho người dân.
Các hạn chế trong sử dụng nguồn năng lượng điện ở khu vực nông thôn tỉnh Hưng
Yên là: (i) Sản lượng điện từ nguồn năng lượng tái tạo chiếm tỷ trọng nhỏ; (ii) Hệ thống
tổ chức quản lý nguồn năng lượng điện chưa hoàn thiện; (iii) Hệ thống truyền tải, phân
phối điện chưa đổi mới và hiện đại hóa đồng bộ; (iv) Sử dụng điện cho sản xuất nông
nghiệp theo hướng hiện đại hóa chưa đảm bảo; (v) Còn thất thoát điện do kỹ thuật và do
các hoạt động thương mại.
(3) Các yếu tố ảnh hưởng đến sử dụng nguồn năng lượng điện ở khu vực nông
thôn tỉnh Hưng Yên gồm: (i) Các yếu tố thuộc cơ quan cung cấp và quản lý nguồn năng
lượng điện (Năng lực cán bộ; Thiết bị máy móc; Cơ chế hoạt động; Sự bàn giao quản
lý…); (ii) các yếu tố thuộc đối tượng sử dụng nguồn năng lượng điện (Đặc điểm bản thân
người sử dụng: Giới tính, tuổi, trình độ, thói quen, thu nhập...); (iii) các yếu tố thuộc về
cơ chế chính sách (thể chế triển khai, cơ chế hỗ trợ, sự phối hợp các sở, ban, ngành…);
(iv) yếu tố tự nhiên kinh tế xã hội khu vực nông thôn.
(4) Để sử dụng nguồn năng lượng điện ở khu vực nông thôn tỉnh Hưng Yên trong
các năm tới theo yêu cầu của Luật sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, cần áp dụng
3 nhóm giải pháp sau: (i) Nhóm giải pháp cho công ty điện lực Hưng Yên; (ii) Nhóm giải
pháp cho người sử dụng nguồn năng lượng điện (iii) Nhóm giải pháp về cơ chế chính
sách của Nhà nước.