Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Luận Án Tiến Sĩ Kinh Tế Hoàn Thiện Quản Trị Thị Trường Chiến Lược Của Các Doanh Nghiệp Vừa Và Nhỏ
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
i
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
------------------
TRẦN THỊ HOÀNG HÀ
HOÀN THIỆN QUẢN TRỊ THỊ TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC
CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TRONG LĨNH VỰC
THƯƠNG MẠI, DỊCH VỤ TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI
Chuyên ngành: Thương mại
Mã số: 62.34.10.01
Luận án tiến sỹ kinh tế
Người hướng dẫn khoa học:
GS.TS. NGND. NGUYỄN BÁCH KHOA
Hà Nội, năm 2012
ii
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
------------------
HOÀN THIỆN QUẢN TRỊ THỊ TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC
CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TRONG LĨNH VỰC
THƯƠNG MẠI, DỊCH VỤ TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI
Luận án tiến sỹ kinh tế
Hà nội, năm 2012
iii
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu độc lập
của cá nhân, không sao chép của các cá nhân, tổ chức khác. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm với lời cam đoan trên. NCS Trần Thị Hoàng Hà
iv
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG BIỂU
DANH MỤC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUÂN CƠ BẢN VỀ QUẢN TRỊ THỊ
TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC CỦA CÁC DNVVN
1.1.Tổng quan một số vấn đề lý luận về thị trường của DNTM,DV vừa và n hỏ 9
1.1.1. Một số khái niệm cơ bản 9
1.1.2. Thị trường của DNTM, DV vừa và nhỏ 11
1.1.3. Thị trường chiến lược 12
1.1.4. Sự cần thiết quản trị TTCL của DNTM, DV vừa và nhỏ 14
1.2 Một số lý thuyết cở sở của quản trị TTCL của DNVVN 16
1.2.1. Lý thuyết giá trị cung ứng khách hàng 16
1.2.2. Lý thuyết giữ gìn và phát triển khách hàng của doanh nghiệp 18
1.2.3. Lý thuyết bậc thị trường của doanh nghiệp 20
1.2.4. Lý thuyết quá trình cung ứng giá trị cho khách hàng 21
1.2.5. Lý thuyết cạnh tranh của doanh nghiệp 23
1.3. Mô hình quá trình và phân định nội dung quản trị TTCL của các
DNTM,DV vừa và nhỏ 22
1.3.1. Mô hình quá trình quản trị TTCL của DNTM, DV vừa và nhỏ 26
1.3.2. Nội dung cơ bản của quản trị TTCL của DNTM, DV vừa và nhỏ 27
1.4. Những yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến quản trị TTCL của các DNTM,DV
vừa và nhỏ 49
1.4.1. Những yếu tố môi trường vĩ mô 49
1.4.2. Những yếu tố thị trường ngành kinh doanh 51
v
1.4.3. Những yếu tố môi trường nội tại 53
1.5. Kinh nghiệm trong quản trị TTCL của các DNVVN trong và ngoài nước 54
1.5.1. Kinh nghiệm quản trị TTCL của các DNVVN tại
Thành phố Hồ Chí Minh 54
1.5.2. Kinh nghiệm quản trị TTCL của các DNVVN Nhật Bản 55
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ THỊ TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC
Ở CÁC DNTM,DV NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
TRONG THỜI GIAN QUA
2.1. Khái quát tình hình phát triển các DNTM,DV vừa và nhỏ trên địa bàn
Hà Nội 59
2.1.1.Quá trình phát triển DNVVN nói chung và DNTM,DV vừa và nhỏ
Hà nội nói riêng 59
2.1.2. Đánh giá chung vai trò của DNVVN Hà nội 60
2.1.3. Đặc điểm TTCL và nhân tố ảnh hưởng đến TTCL của DNTM,DV
vừa và nhỏ thành phố Hà Nội 62
2.1.4. Những vấn đề đặt ra đối với phát triển DNTM,DV vừa và nhỏ
thành phố Hà Nội trong mối quan hệ với thị trường của nó 66
2.2. Tình hình và những vấn đề đặt ra trong quản trị TTCL của một số
DNTM,DV vừa và nhỏ Hà Nội đượ c chọn nghiên cứu điển hình 68
2.2.1. Phương pháp lựa chọn mẫu DNTM,DV vừa và nhỏ điển hình 68
2.2.2. Thực trạng quản trị TTCL của một số DNTM,DV vừa và nhỏ Hà Nội
được chọn nghiên cứu điển hình 69
2.2.3. Những vấn đề rút ra từ thực trạng quản trị TTCL của các doanh nghiệp
được lựa chọn nghiên cứu điển hình 77
2.3. Phân tích thực trạng triển khai quản trị TTCL của các DNTM,DV vừa và nhỏ
trên địa bàn thành phố Hà Nội hiện nay 78
2.3.1. Phương pháp chọn mẫu điều tra tổng thể DNTM,DV vừa và nhỏ 78
2.3.2. Kết quả đánh giá tổng hợp quản trị TTCL của các DNTM,DV
vừa và nhỏ 79
vi
2.3.3. Phân tích marketing chiến lược và định hình triết lý thị trường
chiến lược của DNTM,DV vừa và nhỏ 80
2.3.4. Về nhận dạng, lựa chọn và định vị giá trị cung ứng khách hàng
trên TTCL của doanh nghiệp 83
2.3.5. Về phương thức đáp ứng TTCL của doanh nghiệp 91
2.3.6. Về đảm bảo và phát triển nguồn lực cho TTCL của doanh nghiệp 99
2.3.7. Đánh giá, kiểm tra, kiểm soát quản trị TTCL 102
2.4. Đánh giá chung, những vấn đề đặt ra và nguyên nhân thực trạng
quản trị TTCL của các DNTM,DV vừa và nhỏ 102
2.4.1. Những thành công nổi bật và nguyên nhân 102
2.4.2 Những hạn chế chủ yếu và nguyên nhân 104
CHƯƠNG 3: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM HOÀN THIỆN
QUẢN TRỊ THỊ TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC CỦA CÁC DNTM,DV VỪA VÀ NHỎ
TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI GIAI ĐOẠN ĐẾN 2015, TẦM NHÌN 2020
3.1. Một số dự báo phát triển doanh nghiệp và thị trường DNTM,DV vừa và nhỏ
trên địa bàn thành phố Hà Nội đến 2015 tầm nhìn 2020 112
3.1.1. Những thay đổi môi trường vĩ mô, thời cơ, thách thức với ph át triển
DNTM,DV vừa và nhỏ thành phố Hà Nội, giai đoạn tới 112
3.1.2. Một số dự báo phát triển DNTM,DV vừa và nhỏ trên địa bàn
thành phố Hà Nội đến 2015 tầm nhìn 2020 113
3.1.3. Một số dự báo phát triển thị trường TM,DV nói chung và thị trường
DNTM,DV vừa và nhỏ Hà Nội nói riêng đến 2015 tầm nhìn 2020 115
3.2. Định hướng, quan điểm, mục tiêu phát triển TTCL của các DNTM,DV
vừa và nhỏ trên địa bàn Hà Nội đến 2015, tầm nhìn 2020 117
3.2.1. Xác lập các định hướng cơ bản phát triển TTCL và hoàn thiện
quản trị TTCL của DNTM,DV vừa và nhỏ Hà Nội đến 2015,
tầm nhìn 2020 117
3.2.2. Quan điểm và mục tiêu hoàn thiện quản trị TTCL của DNTM,DV
vii
vừa và nhỏ Hà Nội đến 2015, tầm nhìn 2020 117
3.3. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện quản trị TTCL của các DNTM,DV
vừa và nhỏ trên địa bàn Hà Nội 121
3.3.1. Hoàn thiện các phương pháp phân tích trong lựa chọn
và định hướng TTCL 121
3.3.2. Nhóm giải pháp nâng cao hiệu suất quy trình, nội dung quản trị
TTCL của doanh nghiệp 128
3.3.3. Nhóm giải pháp hoàn thiện quản trị các công cụ đáp ứng TTCL
của doanh nghiệp 135
3.3.4. Nhóm giải pháp hoàn thiện nguồn lực quản trị TTCL của
doanh nghiệp 141
3.4. Một số kiến nghị vĩ mô tạo môi trường kinh doanh thuận lợi và hài hòa
cho quản trị TTCL của DNTM,DV vừa và nhỏ Hà Nội 144
3.4.1.Kiến nghị Bộ công thương và các bộ ngành trung ương, địa phương 144
3.4.2. Kiến nghị UBND và Sở ban ngành thành phố Hà Nội 145
3.4.3. Kiến nghị Hiệp hội DNVVN Hà Nội 146
KẾT LUẬN 149
DANH MỤC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA NCS CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
viii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BCH: Ban chấp hành
CNH-HĐH: Công nghiệp hóa- Hiện đại hóa
CRM: Quản trị quan hệ khách hàng
DN: doanh nghiệp
DNNN: Doanh nghiệp Nhà nước
DNNVV: Doanh nghiệp nhỏ và vừa
DNSX: Doanh nghiệp sản xuất
DNTM,DV: Doanh nghiệp thương mại, dịch vụ
DNTN: Doanh nghiệp tư nhân
GS: Giáo sư
KDTM: Kinh doanh thương mại
KTTT: Kinh tế thị trường
NCS: Nghiên cứu sinh
NCPT KT-XH: Nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội
NHNN: Ngân hàng Nhà nước
NHTM: Ngân hàng thương mại
NXB: Nhà xuất bản
PGS. Phó giáo sư
QTDN: Quản trị doanh nghiệp
R&D: Nghiên cứu và phát triển
TB: Trung bình
TNHH: Trách nhiệm hữu hạn
TS: Tiến sỹ
TT : Thi trường
TTCL: Thị trường chiến lược
UBND: Ủy ban nhân dân
XHCN: Xã hội chủ nghĩa
XNK: Xuất nhập khẩu
XTTM: Xúc tiến thương mại
WTO: Tổ chức thương mại quốc tế
ix
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Số lượng doanh nghiệp lớn trên địa bàn Hà Nội ...........................................63
Bảng 2.2: Xếp hạng PCI Hà Nội .....................................................................................64
Bảng 2.3: Số lượng doanh nghiệp nhỏ và vừa đang hoạt động qua các năm, từ 2000 đến 2008 ,
xét theo tiêu chí lao động . ........................................................................................................66
Bảng 2.4 : Cơ cấu mặt hàng nhà cung cấp..............................................................................70
Bảng 2.5: Kết quả kinh doanh thời gian gần đây của Siêu thị Unimart ..........................71
Bảng 2.6: Tổng hợp điểm đánh giá hiệu suất phát triển chiến lược kinh doanh thương
mại theo các nhóm doanh nghiệp thuộc mẫu điều tra.....................................................79
Bảng 3.1: Mục tiêu trong hoàn thiện quản trị thị trường chiến lược của các DNTM,DV
vừa và nhỏ .....................................................................................................................120
Bảng 3.2: Mô hình phân tích TOWS động trong quản trị TTCL của các DNVVN trong
lĩnh vực thương mại, dịch vụ.........................................................................................125
x
DANH MỤC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Sơ đồ 1.1 Mô hình cấu trúc bậc thị trường của công ty thương mại ...............................20
Sơ đồ 1.2 Tiến động chuyển hóa tập khách hàng trên thị trường ...................................21
Sơ đồ 1.3a: Quá trình cung ứng sản phẩm vật chất theo quan điểm truyền thống..........22
Sơ đồ 1.3b: Quá trình cung ứng theo quan điểm giá trị ..................................................22
Sơ đồ 1.4: Mô hình 5 lực lượng cạnh tranh .....................................................................24
Hình 1.5: Mô hình quản trị TTCL của các doanh nghiệp ...............................................26
Hình 1.6: Các bước tiến động của phân tích tình thế Marketing công ty thương mại.....27
Hình 2.1: Mức độ cập nhật thông tin trên TTCL…………………………………….....81
Hình 2.2: Mức độ nắm bắt tiềm năng bán hàng của TTCL…………………………….82
Hình 2.3: Mức độ nhận thức về triết lý TTCL ...............................................................83
Hình 2.4: Xác định TTCL và định vị giá trị cho TTCL của các DNTM,DV vừa và nhỏ..........84
Hình 2.5: Xác định TTCL và định vị giá trị cho TTCL của các DN bán lẻ.....................86
Hình 2.6: Xác định TTCL và định vị giá trị cho TTCL của các DN bán buôn...............87
Hình 2.7: Xác định TTCL và định vị giá trị cho TTCL của các DN logistics................89
Hình 2.8: Xác định TTCL và định vị giá trị cho TTCL của các DN du lịch .................90
Hình 2.9: Mức độ đáp ứng của phổ mặt hàng của DN bán lẻ so với nhu cầu của khách
hàng trên thị trường........................................................................................................92
Hình 2.10: Mức độ khác biệt trong sử dụng các chương trình XTTM trên TTCL của DN
bán lẻ ..............................................................................................................................94
Hình 2.11: Mức độ đáp ứng của phổ mặt hàng của DN bán buôn so với nhu cầu của
khách hàng trên thị trường .............................................................................................95
Hình 2.12 : Mức độ quan tâm và triển khai hiệu quả quản trị TTCL của các nhà quản trị
DN.................................................................................................................................100
Hình 2.13: Mức độ đáp ứng yêu cầu của quản trị T TCL của các nhà quản trị DN..................100
Hình 2.14: Mức độ sử dụng hiệu quả ngân quỹ quản trị TTCL....................................101
Hình 3.1: Ma trận BCG.................................................................................................121
Hình 3.2: Ma trận GE....................................................................................................123
Hình 3.3: Ma trận TOWS động.....................................................................................124
Hình 3.4: Mô hình kinh doanh dựa trên tri thức của doanh nghiệp..............................128
1
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết khách quan
Thị trường là nơi diễn ra các hoạt động trao đổi, mua bán của các cá nhân, tổ
chức. Với các doanh nghiệp, thị trường không chỉ là nơi diễn ra các hoạt động kinh
doanh mà đó còn là nơi để các doanh nghiệp khẳng định sự tồn tại và phát triển của
mình.
Mỗi doanh nghiệp có nhiều thị trường khác nhau, mỗi thị trường có một vai trò
nhất định, có thị trường đóng vai trò là thị trường chính, trọng điểm, có thị trường chỉ
đóng vai trò thứ yếu và một số thị trường có vai trò chiến lược. Thị trường chiến lược
có vai trò quan trọng trong cấu trúc thị trường của doanh nghiệp. Để duy trì và phát
triển các thị trường chiến lược, doanh nghiệp cần triển khai hoạt động quản trị thị
trường chiến lược. Quản trị thị trường chiến lược sẽ hướng mọi nỗ lực của doanh
nghiệp nhằm đạt được các mục tiêu chiến lược nói chung và mục tiêu của đoạn thị
trường chiến lược nói riêng. Quản trị thị trường chiến lược l à việc vận dụng tư duy quản trị chiến lược vào
quản trị thị trường nhờ đó chấm dứt tình trạng phát triển thị trường manh mún của các
doanh nghiệp vừa và nhỏ, vốn là vấn đề tồn tại mang tính đặc trưng của nhiều doanh
nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam. Đôi khi người ta cho rằng chỉ những doanh nghiệp lớn
mới cần có tư duy chiến lược trong kinh doanh, còn các doanh nghiệp vừa và nhỏ chỉ
tập trung vào các hoạt động tác nghiệp là đủ, chiến lược là một khái niệm trừu tượng,
“to tác” đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ . Thực tế, quan niệm như vậy là không
đúng, doanh nghiệp lớn hay vừa và nhỏ đều cần có tư duy chiến lược trong mọi hoạt
động, đặc biệt là trong quản trị thị trường. Thị trường của các doanh nghiệp vừa và nhỏ
thường nhỏ về quy mô, tính chất, phạm vi và gắn với các tập khách hàng truyền thống,
doanh nghiệp vừa và nhỏ cần phải có tư duy chiến lược trong công tác quản trị thị
trường để có thể duy trì và phát triển tập khách hàng truyền thống, các hoạt động mang
tính manh mún rất dễ làm mất khách hàng truyền thố ng, đây sẽ là một rủi ro lớn với
một doanh nghiệp vừa và nhỏ, bởi doanh nghiệp lớn có thể dùng hình ảnh, uy tín, vị thế
để thu hút khách hàng mới, còn các doanh nghiệp vừa và nhỏ khó sử dụng lợi thế này
trong kinh doanh, nên việc duy trì và phát triển tập khách hàng truyền thống trên thị
trường là điều kiện để đảm bảo hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Rõ ràng là quản trị TTCL là một tất yếu khách quan của các doanh nghiệp kinh
doanh trong cơ chế thị trường – là vấn đề sống còn của DNVVN. Với những cơ hội
chưa từng có mở ra khi nước ta thực thi nền KTTT định hướng XHCN và những đổi
mới của Luật doanh nghiệp, các DNVVN đã có những phát triển vượt bậc cả về số
lượng và cơ cấu các loại hình DNTM,DV cả về phương thức quản trị doanh nghiệp
2
2
theo định hướng thị trường. Tuy nhiên, khi đối mặt với những thay đổi tiêu cực lớn từ
phía thị trường trong thời gian qua như khủng hoảng và suy thoái kinh tế toàn cầu,
những diễn biến phức tạp ngày càng khó khăn của kinh tế vĩ mô nước ta, các DNVVN
nói chung và đặc biệt các DNTM,DV vừa và nhỏ nói riêng đều gặp thách thức và khó
khăn cũng lớn chưa từng có mà tập trung là vấn đề thị trường, không phải là có thị
trường hay không mà là có thị trường đủ độ hấp dẫn trong dài hạn hay kh ông, nghĩa là
có TTCL hay không? Câu hỏi tưởng như đơn giản nhưng nếu chứng kiến con số trong 3
năm gần đây: khoảng 10-15% số DNVVN phải giải thể hoặc “biến mất”; 25-35% số
DNVVN phải thu hẹp tối đa hoặc đình chỉ tạm thời hoạt động; 12-15% DNVVN tham
gia hoạt động M&A; số DNVVN còn lại phải vận hành cầm chừng, chủ yếu theo
thương vụ và thực hiện chiến lược “sống sót” qua khủng hoảng cho thấy vấn đề tạo lập,
lựa chọn, đáp ứng để duy trì và phát triển TTCL là vấn đề cấp thiết, thời sự ra sao với
DNVVN nói chung và DNTM,DV vừa và nhỏ nói riêng ở nước ta hiện nay. Hà Nội là một trong hai trung tâm kinh tế lớn của Việt Nam, là thị trường đầy hấp
dẫn đối với không chỉ những doanh nghiệp tại Hà Nội mà còn là điểm thu hút lớn đối
với các doanh nghiệp thuộc các tỉnh thành khác. Chính vì vậy, trong những năm qua số
lượng doanh nghiệp được đăng ký kinh doanh trên địa bàn Hà Nội đã có sự gia tăng
nhanh chóng. Bên cạnh những doanh nghiệp thành lập tại Hà Nội , còn có không ít các
doanh nghiệp thuộc tỉnh thành phố khác đã thiết lập chi nhánh, coi đó như một SBU
trọng yếu của các doanh nghiệp này.
Trong số các doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn Hà Nội, có tới 95% các doanh
nghiệp thuộc nhóm các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ đã và
đang vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế thủ đô. Với nhưng ưu thế của riêng
mình như gọn nhẹ, linh hoạt, thích ứng tốt với môi trường…các DNVVN trên địa bàn
Hà Nội đang nỗ lực để đạt những mục tiêu tăng trưởng và qua đó đóng góp ngày một
nhiều hơn cho kinh tế thủ đô . Một mặt, Hà Nội là trung tâm kinh tế với nhiều điểm hấp dẫn thu hút các doanh
nghiệp trong cả nước triển khai các hoạt động kinh doanh trên khu vực thị trường này.
Mặt khác, Hà Nội cũng là khu vực thị trường có sự cạnh tranh gay gắt với sự tham gia
của nhiều đối thủ cạnh tranh mạnh, lớn, nhiều ưu thế như các tập đoàn kinh doanh, các
doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các công ty đa quốc gia. Các DNVVN nói
chung, các DNTM,DV vừa và nhỏ nói riêng đã và đang gặp nhiều khó khăn trong việc
duy trì, củng cố, phát triển các đoạn thị trường của doanh nghiệp, đặc biệt việc duy trì
và phát triển các đoạn TTCL phục vụ cho thực thi chiến lược kinh doanh của các doanh
nghiệp này.
3
3
Với tiếp cận đó, NCS chọn đề tài: “Hoàn thiện quản trị thị trường chiến lược
của DNVVN trong lĩnh vực thương mại, dịch v ụ trên địa bàn Hà Nội ” làm luận án
tiến sỹ của mình. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu đề tài này là xác lập các luận cứ lý luận và thực tiễn để đề
xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm đưa nội dung quản trị cực kỳ quan trọng này vào
nền nếp, bài bản và ngày càng hoàn thiện, hiệu quả ở các DNVVN nói chung và
DNTM,DV vừa và nhỏ nước ta nói riêng. Những nhiệm vụ nghiên cứu của luận án:
Một là, hệ thống hóa và phát triển một số vấn đề lý luận về quản trị TTCL của các
DNVVN nói chung và đặc điểm của quản trị TTCL với DNTM,DV vừa và nhỏ nói
riêng.
Hai là, vận dụng mô hình và phương pháp nghiên cứu khoa học để tiếp cận phân
tích, đánh giá thực trạng quản trị TTCL của các DNTM,DV vừa và nhỏ trên địa bàn
thành phố Hà Nội trong thời gian qua.
Ba là, đề xuất các định hướng, quan điểm, mục tiêu và giải pháp vừa hoàn thiện
nội dung quản trị, vừa nâng cao năng lực quản trị TTCL của các DNTM,DV vừa và nhỏ
Hà Nội giai đoạn tới.
3. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước:
a. Ở nước ngoài:
Vấn đề quản trị TTCL là vấ n đề cốt lõi, giao thoa của hai lĩnh vực nghiên cứu :
Quản trị chiến lược và Quản trị marketing. Xuất phá t từ 2 luận đề nổi tiếng: - Quản trị doanh nghiệp thực chất là quản trị tương lai của doanh nghiệp mà quản
trị tương lai thực chất là quản trị chiến lược của nó (P.Drucker) trong tác phẩm “The
practice of management”
- Thị trường là tập các khách hàng có nhu cầu, mong muốn. Còn ngành kinh
doanh là tập những người bán một loại sản phẩm xác định. Thực chất của quản trị thị
trường là quản trị nhu cầu thị trường của khách hàng mà thực chất quản trị nhu cầu thị
trường của doanh nghiệp chính là quản trị marketing của nó- Ph.Kottler trong tác phẩm
“Marketing management”.
Ở các nước phát triển, quản trị TTCL và quản trị marketing đã có những phát triển
vượt bậc và lâu đời. Có thể nêu một số tác giả và tác phẩm điển hình sau:
- A.Thompson, A.Strickland, Strategic management, (2001), Mc Graw Hill. - A.Ansoff, Corporate strategy, 1985, Mc Graw Hill.
4
4
- M.Porter, Competitive Strategy, 1980, The Free Press. - Ph.Kottler, K.Keller, Marketing management, 2008 Prentise Hall. - P.Reed, Marketing Planning and Strategy, 1997, Harcourt Brace. - T.Amstrongs, SMESs Management, 1998, Mc Millan. - I.Nonaka, Management Flows, 2008, Mc Millan. Với tác phẩm “Strategic management” của tác giả A.Thompson, A.Strickland
người đọc có thể tiếp nhận được các nguyên lý chung và nội dung cơ bản của quản trị
chiến lược trong các công ty. Trong đó, đề cập tới các loại chiến lược và cách thức xây
dựng chiến lược nói chung, các kiến thức này là cơ sở cho việc vận dụng xây dựng
chiến lược kinh doanh ở mọi loại hình doanh nghiệp với các quy mô khác nhau.
Học giả M.Porter đã nổi tiếng trên toàn cầu với những cuốn sách về chiến lược
cạnh tranh, lợi thế cạnh tranh….Ở đó, tác giả đã cung cấp cho người đọc những kỹ
thuật phân tích tổng quát, cách thức phân tích môi trường nhành để xây dựng chiến
lược cạnh tranh và những quyết định chiến lược có thể áp dụng trong chiến lược cạnh
tranh của các doanh nghiệp. Nếu học giả M.Porter nổi tiếng với mô hình 5 lực lượn g cạnh tranh và các kỹ
thuật trong xây dựng chiến lược cạnh tranh thì học giả Ph.Kottler là một trong những
nhà nghiên cứu hàng đầu trong lĩnh vực marketing, trong các tác phẩm mà ông đã công
bố thì cuốn sách “Marketing management” được coi là cẩm nang của những người
nghiên cứu và thực hành marketing, trong tác phẩm này, Ph.Kottler đã bao phủ các nội
dung cơ bản trong quản trị marketing ở các doanh nghiệp, các tình huống được đặt ra
trong vận dụng các chính sách marketing mix ở các doanh nghiệp.
DNVVN là đối tượng được sự quan tâm của nhiều học giả từ nhiều thập niên
trước tới nay, T.Amstrong là một trong những học giả đó và thể hiện bằng cuốn sách “SMESs Management”. Theo các nghiên cứu thì quản trị DNVVN trước hết phải tuân
thủ những lý thuyết về quản trị doanh nghiệp nói chung nhưng để vận dụng thành công
những lý thuyết quản trị này trong các DNVVN các nhà quản trị phải có sự hiểu biết
sâu sắc về những đặc điểm riêng có của các DNVVN. Do vậy, các tác phẩm liên quan
đến quản trị DNVVN đều cố gắng chỉ dẫn cách thức quản trị các DNVVN sao cho hiệu
quả nhất.
Riêng học giả D.Aaker, trong cuốn “Strategic market management”, xuất bản
năm 2004, đã đưa ra một phạm trù rất riêng và mới là quản trị thị trường chiến lược. Từ
trước tới nay, các công trình nghiên cứu của “làng Marketing” trên thế giới luôn tập
trung và xoay quanh các phạm trù về thị trường và thị trường mục tiêu của doanh
nghiệp, chưa có tác giả nào đề cập tới thị trường chiến lược. Trong công trình này, tác
5
5
giả D.Aaker đã đưa ra nội dung và quy trình quản trị thị trường chiến lược đối với một
doanh nghiệp nói chung. Tuy nhiên, những nội dung mà tác giả D,Aaker đưa ra phù
hợp với bối cảnh của các doanh nghiệp có năng lực quản trị marketing cốt lõi cao và bài
bản. Trong khi đó, cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam nói chung và đặc biệt là các
DNVVN nói riêng chưa có được năng lực quản trị marketing ngang bằng với các doanh
nghiệp của các nước phát triển.
Các công trình nghiên cứu trên đây là những đại diện tiêu biểu cho 3 hướng
nghiên cứu: một là nghiên cứu về quản trị chiến lược nói chung ở mọi loại hình doanh
nghiệp; hai là, nghiên cứu những nỗ lực marketing của các doanh nghiệp nhằm đạt
được những thành công nhất định trên thị trường cho các doanh nghiệp; ba là nghiên
cứu khả năng vận dụng thành công các lý thuyết quản trị trong DNVVN. Tuy nhiên,
chưa có tác phẩm nào hướng tới nghiên cứu những vấn đề về thị trường nói chung và
thị trường chiến lược nói riêng của các DNVVN dưới cách tiếp cận của quản trị chiến
lược. Do vậy, đây là “khoảng trống” cần được nghiê n cứu.
b. Ở trong nước:
Có nhiều công trình quản trị chiến lược kinh doanh, quản trị marketing nói chung
và có liên quan đến DNVVN nói riêng như: - GS.TS Nguyễn Bách Khoa, PGS.TS Nguyễn Hoàng Long, Marketing thương
mại, 2004, NXB thống kê. - GS.TS Nguyễn Bách Khoa, Phát triển chiến lược kinh doanh dựa trên tri thức
của các doanh nghiệp Việt Nam, 6/2011 Tạp chí Khoa học thương mại, NXB Thống kê. - TS. Phạm Thúy Hồng, Chiến lược cạnh tranh của các DNVVN Việt Nam, 2006,
NXB Thống kê. - GS.TS Phạm Vũ Luận, Quản trị doanh nghiệp thương mại, 2004, NXB Thống
kê. - D.Aaker, Triển khai chiến lược thị trường, 2006, NXB Trẻ . - Lê Công Sơn, Quản trị DNVVN, 2002, NXB Trẻ. - Nguyễn Hoàng Việt, Phát triển chiến lược kinh doanh thương mại của các doanh
nghiệp ngành may Việt Nam, 2011, Luận án Tiến sỹ kinh tế. Các công trình trên hoặc mang tính giáo trình, hoặc nhấn mạnh các nội dung quản
trị chiến lược, quản trị marketing. Với giáo trình Marketing thương mại của GS.TS
Nguyễn Bách Khoa, PGS.TS Nguyễn Hoàng Long tập trung đề cập tới các nội dung
chính yếu của Marketing hay như giáo trình Quản trị doanh nghiệp thương mại của
GS.TS Phạm Vũ Luận đề cập tới các nội dung quản trị doanh nghiệp thương mại theo