Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

(Luận Án Tiến Sĩ) Kịch Bản Chèo Đầu Thế Kỷ Xx - Truyền Thống Và Biến Đổi.pdf
PREMIUM
Số trang
168
Kích thước
1.3 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
968

(Luận Án Tiến Sĩ) Kịch Bản Chèo Đầu Thế Kỷ Xx - Truyền Thống Và Biến Đổi.pdf

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

VIỆN HÀN LÂM

KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN THỊ BÍCH HẠNH

KỊCH BẢN CHÈO ĐẦU THẾ KỶ XX - TRUYỀN THỐNG

VÀ BIẾN ĐỔI

LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC

Hà Nội, năm 2019

VIỆN HÀN LÂM

KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN THỊ BÍCH HẠNH

KỊCH BẢN CHÈO ĐẦU THẾ KỶ XX - TRUYỀN THỐNG

VÀ BIẾN ĐỔI

Ngành: Văn học Việt Nam

Mã số: 9.22.01.21

LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:

PGS.TS. PHAN TRỌNG THƢỞNG

Hà Nội, năm 2019

LỜI CAM KẾT

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và

kết quả nghiên cứu trong luận án là trung thực và chƣa từng công bố ở bất kỳ một

công trình nào khác.

Luận án có kế thừa và sử dụng một số tài liệu đã công bố có liên quan đến đề

tài để tham khảo. Các nguồn tài liệu này đều đƣợc chú thích rõ ràng, chính xác.

Hà Nội, tháng 7/2019

Tác giả

Nguyễn Thị Bích Hạnh

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin trân trọng cảm ơn tập thể các nhà khoa học: PGS.TS Phan Trọng

Thƣởng, PGS.TS Nguyễn Đăng Điệp, PGS.TS Trịnh Bá Đĩnh, TS. Trần Đình

Ngôn, NNC Nguyễn Văn Thành, PGS.TS Lê Thị Dục Tú, TS. Phạm Thị Thu

Hƣơng, TS. Vũ Thị Trang và Thƣợng tƣớng Nguyễn Trọng Nghĩa đã tận tình

hƣớng dẫn, giúp đỡ, đóng góp những ý kiến quý báu, gợi ý tài liệu, tạo mọi điều

kiện giúp tôi hoàn thành luận án này.

Xin trân trọng cảm ơn Ban Giám đốc, Phòng Đào tạo, Khoa Văn học Học

viện Khoa học xã hội đã tạo điều kiện tốt nhất để tôi hoàn thành luận án.

Hà Nội, tháng 7/2019

Tác giả

Nguyễn Thị Bích Hạnh

MỤC LỤC

LỜI CAM KẾT

LỜI CẢM ƠN

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1

1. Tính cấp thiết của đề tài ....................................................................................... 1

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án ................................................... 3

2.1. Mục đích nghiên cứu của luận án .................................................................. 3

2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu của luận án ................................................................. 4

3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận án .................................................... 4

3.1. Đối tƣợng nghiên cứu của luận án ................................................................ 4

3.2. Phạm vi nghiên cứu của luận án .................................................................... 6

4. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận án ............................... 6

5. Đóng góp mới về khoa học của luận án............................................................... 7

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án ............................................................. 8

6.1. Ý nghĩa lý luận của luận án ........................................................................... 8

6.2. Ý nghĩa thực tiễn của luận án ........................................................................ 8

7. Cấu trúc của luận án ............................................................................................ 8

CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ................................... 9

1.1. Lịch sử chèo cổ và việc xác định kịch bản sân khấu với tƣ cách là một thể

loại văn học dân tộc ................................................................................................. 9

1.2. Tình hình nghiên cứu về chèo truyền thống ................................................... 13

1.2.1. Những nghiên cứu về nguồn gốc của chèo truyền thống ......................... 13

1.2.2. Những nghiên cứu về đặc trƣng nghệ thuật của chèo truyền thống ......... 18

1.2.3. Những nghiên cứu về kịch bản chèo truyền thống ................................... 22

1.3. Tổng quan tình hình nghiên cứu về Nguyễn Đình Nghị và chèo cải lƣơng ... 33

1.3.1. Những quan điểm về sự cách tân trong chèo cải lƣơng của Nguyễn Đình

Nghị .................................................................................................................... 34

1.3.2. Những đánh giá về thành công - hạn chế trong kịch bản chèo cải lƣơng

của Nguyễn Đình Nghị ....................................................................................... 37

Tiểu kết Chƣơng 1 ................................................................................................... 40

CHƢƠNG 2. GIAO LƢU VĂN HÓA ĐÔNG - TÂY VÀ NHỮNG XU HƢỚNG

CÁCH TÂN KỊCH BẢN CHÈO ĐẦU THẾ KỶ XX ........................................... 41

2.1. Giao lƣu văn hóa Đông - Tây và quá trình hiện đại hoá nền văn học Việt Nam

............................................................................................................................... 41

2.1.1. Sự xuất hiện của chủ thể văn hóa mới ...................................................... 41

2.1.2. Sự ra đời, phát triển của báo chí và các loại hình văn học - nghệ thuật ... 43

2.2. Đổi mới sân khấu truyền thống và sự ra đời của kịch hiện đại ...................... 46

2.2.1. Sự ra đời và phát triển của kịch nói, cải lƣơng......................................... 46

2.2.2. Đổi mới sân khấu truyền thống ................................................................ 51

2.3. Các xu hƣớng cách tân trong kịch bản chèo đầu thế kỷ XX .......................... 57

2.3.1. Xu hƣớng bác học hóa trong kịch bản chèo cải lƣơng ............................. 57

2.3.2. Xu hƣớng tiếp cận chủ nghĩa hiện thực trong kịch bản chèo cải lƣơng ... 60

2.3.3. Xu hƣớng hài hóa trong kịch bản chèo cải lƣơng .................................... 62

2.3.4. Xu hƣớng gia tăng xung đột kịch trong kịch bản chèo cải lƣơng ............ 68

Tiểu kết Chƣơng 2 ................................................................................................... 69

CHƢƠNG 3. NHÂN VẬT, CỐT TRUYỆN TRONG KỊCH BẢN CHÈO ĐẦU

THẾ KỶ XX ............................................................................................................. 71

3.1. Nhân vật trong kịch bản chèo đầu thế kỷ XX ................................................. 71

3.1.1. Nhân vật ngƣời kể chuyện trong kịch bản chèo đầu thế kỷ XX .............. 71

3.1.2. Nhân vật trung tâm trong kịch bản chèo đầu thế kỷ XX .......................... 80

3.1.3. Vai hề trong kịch bản chèo đầu thế kỷ XX .............................................. 90

3.2. Cốt truyện trong kịch bản chèo đầu thế kỷ XX .............................................. 96

3.2.1. Cốt truyện trong kịch bản chèo truyền thống ........................................... 96

3.2.2. Cốt truyện trong kịch bản chèo cải lƣơng .............................................. 100

Tiểu kết Chƣơng 3 ................................................................................................. 104

CHƢƠNG 4. KẾT CẤU, NGÔN NGỮ, KHÔNG GIAN VÀ THỜI GIAN

NGHỆ THUẬT TRONG KỊCH BẢN CHÈO ĐẦU THẾ KỶ XX ................... 106

4.1. Kết cấu kịch bản chèo đầu thế kỷ XX .......................................................... 106

4.1.1. Kết cấu kịch bản chèo truyền thống ....................................................... 106

4.1.2. Kết cấu kịch bản chèo cải lƣơng ............................................................ 110

4.2. Ngôn ngữ kịch bản chèo đầu thế kỷ XX....................................................... 113

4.2.1. Ngôn ngữ kịch bản chèo cổ .................................................................... 113

4.2.2. Ngôn ngữ kịch bản chèo cải lƣơng ......................................................... 121

4.3. Không gian, thời gian nghệ thuật trong kịch bản chèo đầu thế kỷ XX ........ 127

4.3.1. Không gian nghệ thuật trong kịch bản chèo đầu thế kỷ XX .................. 127

4.3.2. Thời gian nghệ thuật trong kịch bản chèo đầu thế kỷ XX ..................... 131

Tiểu kết Chƣơng 4 ................................................................................................. 132

KẾT LUẬN ............................................................................................................ 134

TUYỂN TẬP CÁC BÀI BÁO, CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ

ĐÃ CÔNG BỐ ........................................................................................................... 1

PHỤ LỤC ................................................................................................................... 1

TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................ 1

1

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Chèo ra đời và phát triển từ nghệ thuật diễn xƣớng dân gian, bắt nguồn từ trò

nhại cách nay khoảng 1.000 năm, là sản phẩm của ngƣời nông dân, phục vụ nhu cầu

giải trí của ngƣời nông dân trong các dịp lễ tết, đình đám, khao vọng. Trong hành

trình phát triển của mình, chèo từ bình diện dân gian chuyển thành bình diện sân

khấu dân tộc, phát triển mạnh mẽ tại các địa phƣơng vùng đồng bằng Bắc Bộ đến

Nghệ An, Hà Tĩnh, hình thành các phƣờng chèo tứ chiếng nhƣ: chiếng chèo Nam

(Nam Định - Thái Bình), chiếng chèo Đoài (Hà Tây), chiếng chèo Bắc (Bắc Ninh -

Bắc Giang), chiếng chèo Đông (Hải Dƣơng - Hƣng Yên).

1.000 năm qua, nghệ thuật chèo đã trải qua nhiều bƣớc thăng trầm. Đến đầu

thế kỷ XX, do ảnh hƣởng của các chính sách khai thác thuộc địa của Pháp, điều

kiện kinh tế - chính trị - xã hội Việt Nam có sự thay đổi mạnh mẽ, nhiều giai tầng

xã hội mới xuất hiện. Bƣớc ngoặt này dẫn tới các chủ thể văn hóa mới, lớp công

chúng mới ra đời. Tiếp biến nền văn hóa Pháp, văn hóa phƣơng Tây, văn học Việt

Nam nhanh chóng chuyển từ nền văn học trung đại, song ngữ Hán - Nôm, cấu trúc

theo mô hình văn học Trung Quốc sang nền văn học hiện đại, đơn ngữ Quốc ngữ,

cấu trúc theo mô hình văn học phƣơng Tây, cụ thể là văn học Pháp, hình thành nên

văn học hiện đại ở Việt Nam.

Dƣới tác động của văn hóa phƣơng Tây, khi nền văn học dân tộc trong trạng

thái chuyển đổi hệ hình từ phạm trù “trung đại” sang phạm trù “hiện đại”, từ phạm

trù “dân tộc” sang phạm trù „thế giới”, tất cả các loại hình văn học - nghệ thuật đều

đồng loạt cách tân (đổi mới). Trong cơn lốc thế kỷ ấy, một bộ phận những nghệ

nhân chèo đã rời quê về các thành phố lớn nhƣ Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định…

thuê rạp, xây rạp diễn chèo. Chèo đi từ quê ra phố thị, đánh dấu sự trở lại và tìm chỗ

đứng trong lòng công chúng thành phố. Do nhu cầu thƣởng thức của tầng lớp thị

dân đƣơng thời, để bắt kịp xu hƣớng đổi mới của các loại hình văn học - nghệ thuật

khác, từ rất sớm, chèo cổ đã trải qua hai cuộc cách mạng, cách tân trở thành chèo

văn minh (1906) rồi chèo cải lƣơng (1924). Sự đổi mới về phƣơng pháp sáng tác

kịch bản chèo đã tạo nên một dấu mốc quan trọng, một bƣớc ngoặt lịch sử. Kịch

bản chèo cổ từ sáng tác dân gian với đặc điểm khuyết danh, tập thể, truyền miệng

chuyển sang phƣơng thức sáng tác cá thể hóa có tên tác giả, có bản quyền, làm tiền

đề cho sự thay đổi, sáng tác kịch bản chèo hiện đại sau này.

Trong bài Khái lược về sân khấu Việt Nam và kịch bản kịch hát thế kỷ XX in

trong cuốn Văn học Việt Nam thế kỷ XX (Kịch bản chèo 1900-1945) Quyển 6 tập 1,

2

nhà nghiên cứu Lê Thanh Hiền viết: “Văn học Việt Nam thế kỷ XX, nhiều thể loại

nhƣ: tiểu thuyết, truyện ngắn, thi ca, ký sự, kịch, lý luận phê bình…đã đi vào từ

điển tác gia - tác phẩm và công trình nghiên cứu, tuyển tập, toàn tập, tổng tập lƣu tại

hệ thống thƣ viện toàn quốc, phổ biến rộng rãi trong xã hội. Riêng kịch bản kịch hát

thế kỷ XX thì chƣa có công trình nào, chƣa có tuyển tập nào. Thậm chí các cơ quan

chức năng quản lý chuyên ngành nhƣ Bộ Văn hóa, Cục Nghệ thuật, Hội Nghệ sĩ sân

khấu, Hội Nhà văn cũng không nắm đƣợc số lƣợng tác gia sân khấu nói chung, tác

gia kịch hát nói riêng và có bao nhiêu kịch bản ra đời trong từng giai đoạn. Về

phƣơng diện tác gia và kịch bản kịch hát thế kỷ XX coi nhƣ còn bỏ trống. Đây là

khó khăn lớn nhất đối với những ngƣời đầu tiên đi vào lĩnh vực này, thật vô tiền

khoáng hậu.” [107, tr.7]

Khi nghiên cứu về chèo đầu thế kỷ XX, các nhà nghiên cứu chủ yếu nghiên

cứu về chèo văn minh, chèo cải lƣơng và soạn giả Nguyễn Đình Nghị mà quên mất

rằng vào đầu thế kỷ XX, chèo cổ hay chèo sân đình vẫn tồn tại ở các vùng quê.

Chèo cổ cũng có sự biến đổi nhƣng không đáng kể, rõ rệt. Năm 1905, chèo cổ bắt

đầu rời quê về Hà Nội, sau đó là các thành phố, thành thị khác nhƣ Hải Phòng, Thái

Bình... Năm 1908, rạp hát chèo đƣợc xây dựng. Từ một thể loại chèo cổ, đến đầu

thế kỷ XX, chèo tách dòng thành hai loại chèo cùng song song tồn tại: Từ năm

1913-1924 là sự tồn tại của chèo cổ tại các vùng quê và chèo văn minh tại các thành

thị. Sau khi chèo văn minh chết yểu, từ năm 1924 đến trƣớc 1945 là sự tồn tại của

chèo cổ (ở quê) và chèo cải lƣơng (ở thành thị). Chèo văn minh là loại chèo lai tạp,

pha tuồng, không tạo đƣợc dấu ấn gì khi đó và sau này. Chèo cải lƣơng phát triển

mạnh, cũng lai tạp (lai kịch nói về nghệ thuật biểu diễn), trở thành một phong trào,

một cuộc cách mạng về nghệ thuật chèo. Cùng song song tồn tại trong một giai

đoạn lịch sử, mặc nhiên hai loại chèo quê - phố, cũ - mới, tức chèo cổ và chèo cải

lƣơng đã trở thành đối tƣợng của văn học so sánh. Vì vậy tính cấp thiết của đề tài

bao gồm:

- Về lý luận, dù “kịch bản là linh hồn của vở diễn”, là tiền đề để có những vở

diễn trên sân khấu nhƣng thời gian qua, các nhà nghiên cứu chèo thƣờng nghiêng về

hƣớng nghiên cứu chèo ở loại hình sân khấu, nghệ thuật biểu diễn, ít ngƣời nghiên

cứu về mặt văn học của kịch bản chèo. Việc nhìn nhận kịch bản chèo là sân khấu

hay văn học đang có khoảng trống về lý luận. Luận án đi sâu vào nghiên cứu kịch

bản chèo, xem xét tính văn học, giá trị văn học của kịch bản chèo.

- Về thực tiễn khảo tả văn bản chèo, chèo cải lƣơng là hiện tƣợng đặc biệt,

nhiều thành tựu trong đời sống văn học Việt Nam đầu thế kỷ XX. Thực tiễn lịch sử

nghiên cứu sự vận động, phát triển của kịch bản chèo hiện chƣa có nhà nghiên cứu

3

nào lý giải sức sống của nó, tác động của nó đối với chèo hiện nay.

- Về tính thời sự của luận án, trƣớc thế kỷ XX, sân khấu kịch hát Việt Nam

chỉ có tuồng và chèo. Đầu thế kỷ XX, do ảnh hƣởng của giao lƣu văn hóa Đông -

Tây, với ảnh hƣởng của sân khấu cổ điển Pháp, sân khấu Việt xuất hiện một thể loại

kịch mới: kịch nói (ngƣời đƣơng thời gọi là kịch Thái Tây, ra đời vào năm 1921).

Sau thành công của kịch nói Việt, soạn giả chèo Nguyễn Đình Nghị đã có những

thử nghiệm táo bạo khi quyết định “làm chèo theo lối kịch Thái Tây”, “bẻ ghi” chèo

cổ theo hƣớng cách tân mới: chèo cải lƣơng. Kết quả của sự lai tạp giữa sân khấu

kịch hát đậm chất dân tộc với thể tài nhiều yếu tố ngoại lai đã tạo nên những nhận

xét trái chiều của hậu thế về “công” và “tội” của Nguyễn Đình Nghị. Vấn đề nghệ

thuật chèo nên bảo tồn hay cách tân đến nay vẫn là vấn đề thời sự. Cho đến nay,

chèo hiện đại nên bảo tồn những yếu tố “nội sinh” nào của chèo cổ hay cách tân

theo những yếu tố “ngoại sinh” nào của sân khấu kịch quốc tế - (nội sinh, ngoại sinh

là chữ dùng của PGS Hà Văn Cầu) - vẫn chƣa đƣợc các nhà nghiên cứu thống nhất,

giải quyết triệt để. Từ việc ít có những công trình lý luận, nghiên cứu tổng thể về

kịch bản chèo dẫn tới nhiều thập kỷ của thế kỷ XX, nhiều soạn giả chèo vẫn tiếp tục

đi theo vết xe đổ của Nguyễn Đình Nghị “gieo vừng ra ngô”, biến chèo thành “kịch

cắm chèo” hay “kịch cắm hát”, “kịch cắm ca”. Những thành công và thất bại của

Nguyễn Đình Nghị vẫn là bài học đối với các tác giả kịch bản chèo hiện đại.

Hiện nay, chèo với dấu ấn dân tộc thuần Việt cần phải đƣợc nghiên cứu và

bảo tồn là quốc bảo trong xu thế hội nhập bản sắc, văn hóa, từ đó rút ra bài học,

nguyên tắc bảo tồn để thấy lại giá trị của nó. Luận án giúp khẳng định vai trò của

văn học kịch trong đời sống sân khấu, hiện thực những giải pháp nâng cao hiệu quả

chất lƣợng sáng tác kịch bản, cung cấp những vấn đề lý luận trong giảng dạy, cung

cấp kiến thức cho ngƣời viết kịch bản chèo. Từ các lý do trên, ngƣời viết chọn

nghiên cứu đề tài “Kịch bản chèo đầu thế kỷ XX - truyền thống và biến đổi”.

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án

2.1. Mục đích nghiên cứu của luận án

Do sự tác động mạnh mẽ của văn hóa, văn học phƣơng Tây, mọi thể loại,

loại hình văn học Việt Nam đều vận động, đổi thay trong đó có kịch bản chèo. Mục

đích khoa học của luận án là qua so sánh kịch bản chèo cải lƣơng với kịch bản chèo

cổ để phân tích mặt đƣợc (phát triển, làm giàu thêm) và mặt mất (không còn đặc

trƣng, đặc sắc của loại hình chèo) của Nguyễn Đình Nghị.

Luận án góp phần làm sáng tỏ quá trình vận động của kịch bản chèo. Những

cái đƣợc và mất khi cách tân ở nửa đầu thế kỷ XX. Từ đó, gợi ra suy nghĩ, các yêu

cầu cách tân các loại hình văn học nghệ thuật truyền thống.

4

Từ trƣờng hợp cách tân chèo của Nguyễn Đình Nghị với những mặt đƣợc,

mất nhƣ thế có thể rút ra kinh nghiệm, bài học gì cho việc cách tân các loại hình

nghệ thuật dân tộc truyền thống của chúng ta hiện nay.

2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu của luận án

Tổng hợp các tƣ liệu để khái quát về sự biến đổi của các loại hình văn học -

nghệ thuật đầu thế kỷ XX dƣới tác động của văn hóa Pháp và văn minh phƣơng Tây

và những ảnh hƣởng của điều kiện kinh tế - chính trị - xã hội, sự đổi mới của các

loại hình văn học - nghệ thuật khác dẫn đến việc đổi mới kịch bản chèo.

Lựa chọn kịch bản chèo để nghiên cứu, phân tích. Luận án nghiên cứu về cấu

trúc tự sự của kịch bản chèo đầu thế kỷ XX. So sánh, chỉ rõ những đặc điểm riêng

biệt, những yếu tố truyền thống và biến đổi của kịch bản chèo truyền thống, chèo

cải lƣơng về mặt cấu trúc tự sự nhƣ: cốt truyện, kết cấu, nhân vật, ngôn ngữ, không

gian, thời gian.

Phân tích, so sánh, chỉ ra những xu hƣớng đổi mới trong kịch bản chèo đầu

thế kỷ XX về các bình diện: xu hƣớng bác học hóa, xu hƣớng tiếp cận chủ nghĩa

hiện thực, xu hƣớng hài hóa và xu hƣớng gia tăng xung đột kịch.

Khái quát, đánh giá ý nghĩa của vấn đề đã nghiên cứu, tìm hiểu về các yếu tố

truyền thống và cách tân trong kịch bản chèo đầu thế kỷ XX.

3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận án

3.1. Đối tượng nghiên cứu của luận án

Vào đầu thế kỷ XX, về kịch bản chèo, có các loại kịch bản sau: Kịch bản

chèo cổ, kịch bản chèo văn minh, kịch bản chèo cải lƣơng.

Khái niệm chèo cổ

Chèo cổ là chèo do các nghệ nhân chèo sáng tác theo phƣơng thức dân gian:

khuyết danh, truyền miệng, dị bản và biểu diễn ứng diễn theo chu trình mở. Chèo cổ

tồn tại trên sàn diễn (sân đình) từ năm 1945 trở về trƣớc.

Khái niệm chèo truyền thống

Chèo truyền thống là danh xƣng của GS Trần Bảng. Theo ông, hiện nay, di

sản để lại không có vở diễn chèo cổ. Ngƣời đƣơng thời không thể tiếp cận đƣợc với

các vở diễn chèo cổ vì các vở diễn chèo cổ đã hiện diện và chỉ hiện diện trong đời

sống sân khấu thời xƣa. Vì vậy, chèo truyền thống là cách gọi các vở chèo cổ đã

đƣợc các nhà nghiên cứu, các tác giả chèo chỉnh lý hoặc cải biên mà vẫn giữ đƣợc

những nguyên tắc cơ bản của chèo.

Trong cuốn Nguyên tắc cơ bản trong nghệ thuật chèo, TS Trần Đình Ngôn

định nghĩa: “Chèo truyền thống là chèo cổ đƣợc kế thừa và phát triển trên nguyên

5

tắc bảo tồn những nguyên tắc cơ bản trong phƣơng pháp nghệ thuật của chèo cổ.”

[218, tr.87]

Khái niệm chèo hiện đại

+ Hiểu theo nghĩa hẹp: Chèo hiện đại là chèo có đề tài hiện đại, phản

ánh cuộc sống đƣơng thời, nói về con ngƣời đƣơng thời và phục vụ khán

giả đƣơng thời. Phạm vi đề tài bị hạn chế phải phản ánh cuộc sống đƣơng thời.

+ Hiểu theo nghĩa rộng: Chèo hiện đại là chèo do các nhà văn, nghệ

sĩ ngày nay sáng tạo ra, nhằm phục vụ cho đời sống văn hóa của ngƣời

đƣơng thời. Vì vậy, đề tài đƣợc mở rộng, bao gồm cả đề tài khai thác từ kho tàng

truyện dân gian, dã sử, huyền thoại, lịch sử và kể cả những truyện dân gian mới

do các nhà soạn chèo tự sáng tác theo các mô típ của truyện dân gian và đề tài

hiện đại.

Kịch bản chèo cổ, kịch bản chèo văn minh, kịch bản chèo cải lƣơng là đối

tƣợng nghiên cứu của luận án. Tuy nhiên, kịch bản chèo văn minh không có sự biến

đổi rõ rệt so với chèo cổ. Kịch bản chèo cổ đã ra đời và tồn tại từ trƣớc đó, nên với

tên đề tài: “Kịch bản chèo đầu thế kỷ XX - Truyền thống và biến đổi”, chúng tôi xác

định kịch bản chèo đầu thế kỷ XX là kịch bản chèo cải lƣơng. Đối tƣợng nghiên cứu

của luận án là kịch bản chèo cải lƣơng, cụ thể là kịch bản chèo cải lƣơng của

Nguyễn Đình Nghị. Chèo cổ đƣợc đƣa ra đối sánh với chèo cải lƣơng để biết chèo

cải lƣơng đã biến đổi nhƣ thế nào?

Về phạm vi khảo sát, đối với kịch bản chèo cổ, chúng tôi chọn 7 kịch bản

chèo trong cuốn Tuyển tập Chèo cổ (Nxb Sân khấu xuất bản năm 1999) do PGS Hà

Văn Cầu sƣu tầm và chú thích gồm: Quan Âm Thị Kính, Trương Viên, Lưu Bình -

Dương Lễ, Kim Nham, Chu Mãi Thần, Tôn Mạnh - Tôn Trọng, Từ Thức (các kịch

bản chèo cổ này mới có sự biên tập, hiệu đính, chú thích, chƣa có việc chỉnh lý, cải

biên) làm văn bản chính thức để triển khai nghiên cứu.

Phong trào chèo cải lƣơng đã tạo nên tên tuổi nhiều soạn giả nhƣ Nguyễn

Quang Oánh, Đỗ Thân, Phan Chu Sĩ, Nguyễn Ngọc Châu, Văn Tâm, Nguyễn Thúc

Khiêm, Nguyễn Đình Nghị, Nguyễn Văn Tôn, Khắc Nhẫn, Hữu Kim, Trƣơng

Huyền…, trong đó Nguyễn Đình Nghị với tƣ cách là ngƣời mở đầu phong trào chèo

cải lƣơng, nổi bật lên nhƣ một tài năng lớn, một nhà cách tân, một ngƣời gắn bó với

sự phát triển nghệ thuật chèo Việt Nam từ những năm đầu thế kỷ XX. Vì vậy, về

kịch bản chèo cải lƣơng, ngƣời viết chọn 60 kịch bản chèo của Nguyễn Đình Nghị

mà nhà nghiên cứu Nguyễn Thanh Hiền đã thống kê, đặc biệt là 34 tác phẩm đã

đƣợc in thành sách trong hai cuốn: Tuyển tập Chèo cải lương Nguyễn Đình Nghị (3

6

tập) do Cục Nghệ thuật Sân khấu xuất bản năm 1994 và Văn học Việt Nam thế kỷ

XX (Kịch bản chèo 1900-1945) quyển 6 tập 1 do Nxb Văn học xuất bản năm 2006.

Cả 2 cuốn sách này đều do Lê Thanh Hiền dày công sƣu tầm và biên soạn.

3.2. Phạm vi nghiên cứu của luận án

- Về mốc thời gian: Chèo cổ tiếp tục tồn tại từ nhiều thế kỷ trƣớc đến năm

1945. Chèo văn minh tồn tại từ năm 1913 - 1924. Chèo cải lƣơng tồn tại từ năm

1924 đến trƣớc năm 1945. Mốc thời gian đầu thế kỷ XX đƣợc nhiều nhà nghiên cứu

lịch sử và văn học chọn là 1900 - 1945. Trong cuốn Văn học Việt Nam thế kỷ XX

(Kịch bản chèo 1900 - 1945), Lê Thanh Hiền cũng chọn mốc 1900 - 1945 khi giới

thiệu về các kịch bản chèo của Nguyễn Đình Nghị, Nguyễn Thúc Khiêm. Phân kỳ

này vừa phù hợp với phân kỳ lịch sử, vừa phù hợp với phân kỳ văn học, quá trình

hình thành, phát triển của kịch bản chèo đầu thế kỷ XX nên ngƣời viết chọn mốc

thời gian 1900 - 1945 này.

Về nội dung, phạm vi nghiên cứu là kịch bản chèo đầu thế kỷ XX nên chúng

tôi chỉ nghiên cứu về kịch bản chèo. Tuy nhiên, không chỉ là tác phẩm văn học, kịch

bản chèo còn đƣợc biểu diễn trên sân khấu. Các vở chèo cổ nội dung đƣợc diễn tả

chủ yếu là hát, trong kịch bản chèo cổ, chèo cải lƣơng cũng ghi rất rõ đoạn nào nói,

đoạn nào hát, hát điệu gì…, nên những đặc điểm liên quan đến nghệ thuật biểu diễn

nhƣ ƣớc lệ, múa, âm nhạc…, chúng tôi cũng nghiên cứu và nhấn vào để làm rõ một

số nội dung đi từ kịch bản đến sân khấu, mối quan hệ đặc biệt giữa kịch bản văn

học và sân khấu biểu diễn trong nghệ thuật chèo.

4. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận án

Chèo là nghệ thuật sân khấu nên việc nghiên cứu chèo nếu tách rời khỏi sân

khấu biểu diễn sẽ gặp không ít khó khăn. Trên cơ sở thực tiễn của nghệ thuật chèo

truyền thống, một nghệ thuật từ xa xƣa, vốn là hình thức sân khấu đƣợc sáng tạo

theo chu trình mở: thế hệ này nối tiếp thế hệ kia bổ sung, hoàn chỉnh để rồi lại làm

cơ sở cho thế hệ tiếp theo sáng tạo... nên trong quá trình triển khai thực hiện, luận

án sử dụng phƣơng pháp nghiên cứu liên ngành văn hóa làm phƣơng pháp nghiên

cứu chủ yếu. Mục đích sử dụng phƣơng pháp này để làm rõ sự ảnh hƣởng của giao

lƣu văn hóa Đông - Tây đối với sự biến đổi, cách tân của kịch bản chèo đầu thế kỷ

XX. Xem dƣới góc độ thi pháp, kịch bản chèo đầu thế kỷ XX đƣợc xây dựng nhƣ

thế nào, có gì cũ, mới. Từ đó cho thấy mối quan hệ đặc biệt giữa văn học và nghệ

thuật, giữa văn học và sân khấu, giữa văn học và mỹ học, giữa văn học và xã hội

học…

Ngoài ra, luận án còn sử dụng phƣơng pháp nghiên cứu xã hội học để nghiên

cứu thị hiếu khán giả đƣơng thời.

7

5. Đóng góp mới về khoa học của luận án

Đi vào nghiên cứu chuyên sâu về kịch bản chèo đầu thế kỷ XX, luận án đã

khảo sát, phân tích, đánh giá những thành tựu và hạn chế của chèo cải lƣơng và vai

trò của Nguyễn Đình Nghị trong phát triển sân khấu chèo. Luận án đã góp phần làm

sáng tỏ một số nội dung sau:

Qua khảo sát, nghiên cứu, phân tích, chúng tôi thấy rằng, yếu tố truyền thống

và yếu tố biến đổi trong các kịch bản chèo cải lƣơng đƣợc xác định nhƣ sau:

Nguyễn Đình Nghị đã có những cải cách về nghệ thuật biểu diễn, với chủ trƣơng

làm cho chèo giống nhƣ kịch Thái Tây, khiến chèo cải lƣơng biến đổi, lai tạp. Tuy

nhiên, trong sự biến đổi, cách tân ấy, chèo cải lƣơng vẫn giữ đƣợc các yếu tố truyền

thống của chèo cổ, vẫn đậm chất chèo. Chèo cải lƣơng kế thừa truyền thống, vẫn

giữ đƣợc yếu tố truyền thống về mặt văn bản là cấu trúc tự sự. Chèo cải lƣơng biến

đổi với đặc điểm nổi bật là tiếp nhận kịch cổ điển Pháp đầu thế kỷ XX, gia tăng

xung đột kịch trên mạch bố cục của chèo truyền thống. Biến đổi lớn nhất của kịch

bản chèo cải lƣơng là tiếp nhận trào lƣu chủ nghĩa hiện thực của văn học Việt Nam

đầu thế kỷ XX. Luận án đã chỉ ra ở kịch bản chèo cải lƣơng, yếu tố bác học gia tăng

nhiều hơn kịch bản truyền thống. Chèo cải lƣơng đƣợc hài hóa triệt để. Nếu nhƣ

chèo truyền thống chỉ có các trò hài thì chèo cải lƣơng đã có những vở hài. Điểm

quan trọng nhất là chèo cải lƣơng có sự thay đổi về phƣơng thức sáng tạo - đó là

bƣớc ngoặt lịch sử.

Luận án đã nghiên cứu toàn diện kịch bản chèo đầu thế kỷ XX trong đối sánh

với chèo cổ. Chúng tôi đã phân tích, đánh giá, hệ thống đầy đủ, toàn bộ những yếu

tố quan trọng cấu thành nên cấu trúc tự sự trong kịch bản chèo cổ và kịch bản chèo

cải lƣơng nhƣ cốt truyện, kết cấu, nhân vật, ngôn ngữ, không gian, thời gian, mang

đến cái nhìn tổng hợp, khái quát về kịch bản chèo đầu thế kỷ XX, thực chất là kịch

bản chèo từ khi ra đời cho đến đầu thế kỷ XX - tức hơn 1.000 năm phát triển của

kịch bản chèo.

Luận án đã phân tích, xâu chuỗi, chỉ ra những điều kiện kinh tế - chính trị -

xã hội đầu thế kỷ XX ảnh hƣởng đến sự biến đổi của các loại hình văn học - nghệ

thuật nói chung và chèo nói riêng. Phân tích, đánh giá, nhận diện đầy đủ về kịch bản

chèo cổ, chèo cải lƣơng, chỉ ra điểm khác biệt giữa chèo cổ và chèo cải lƣơng về

phƣơng diện kịch bản. Qua đó, rút ra, yếu tố truyền thống trong chèo cải lƣơng là

gì? Chèo cải lƣơng đã biến đổi gì, đổi mới nhƣ thế nào so với chèo truyền thống. Từ

đó cho thấy khả năng tiếp biến của chèo cổ khi đón nhận yếu tố ngoại lai là sân

khấu phƣơng Tây.

Luận án góp phần làm sáng tỏ quá trình vận động của kịch bản chèo. Những

8

cái đƣợc và mất khi cách tân ở nửa đầu thế kỷ XX. Từ đó, gợi ra suy nghĩ, các yêu

cầu cách tân các loại hình văn học nghệ thuật truyền thống.

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án

6.1. Ý nghĩa lý luận của luận án

Những vấn đề nghiên cứu về chèo cải lƣơng của Nguyễn Đình Nghị trong

bối cảnh hôm nay vẫn là những vấn đề nóng hổi vì trong sáng tác kịch bản, chèo

hiện đại vẫn chƣa thống nhất trong định hƣớng phát triển. Vì vậy, việc nghiên cứu

về Nguyễn Đình Nghị và chèo cải lƣơng, đặc biệt là kỹ thuật viết kịch bản chèo cần

đƣợc đầu tƣ nghiên cứu cụ thể, toàn diện và sâu sắc hơn nữa.

Luận án cho thấy sự biến đổi của nghệ thuật chèo cụ thể là kịch bản chèo

dƣới ảnh hƣởng của giao lƣu văn hóa Đông - Tây.

Luận án giúp khẳng định vai trò của văn học kịch trong đời sống sân khấu,

hiện thực những giải pháp nâng cao hiệu quả chất lƣợng sáng tác kịch bản, cung cấp

những vấn đề lý luận trong giảng dạy, cung cấp kiến thức cho ngƣời viết kịch bản

chèo.

6.2. Ý nghĩa thực tiễn của luận án

Luận án góp phần khẳng định giá trị và trả lại vị trí xứng đáng của kịch bản

chèo cải lƣơng trong nghệ thuật sân khấu chèo.

Nêu đƣợc khá đầy đủ, toàn diện về kịch bản chèo từ khi chèo cổ ra đời đến

năm 1945, luận án giúp thêm cho những nhà nghiên cứu, những ngƣời viết kịch bản

chèo hình dung và nhận diện rõ nét hơn diện mạo của kịch bản chèo cổ, kịch bản

chèo cải lƣơng, phân biệt và định hƣớng đƣợc các loại kịch bản chèo. Những ngƣời

muốn viết kịch bản chèo cần phải có những yếu tố, chất liệu gì. Luận án giúp thêm

cho ngƣời sáng tác kịch bản chèo nắm chắc đâu là yếu tố truyền thống, đâu là yếu tố

cách tân trong chèo, những yếu tố nội sinh, ngoại nhập để có những kỹ thuật, lý

luận đúng đắn khi sáng tác kịch bản chèo. Thực chất, những kịch bản chèo sáng tác

mới đều mang những yếu tố song hành là truyền thống và đổi mới.

7. Cấu trúc của luận án

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và các phụ lục, luận án có

cấu trúc gồm 4 chƣơng:

Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu

Chương 2: Giao lưu văn hóa Đông - Tây và những xu hướng cách tân

kịch bản chèo đầu thế kỷ XX

Chương 3: Nhân vật và cốt truyện trong kịch bản chèo đầu thế kỷ XX

Chương 4: Kết cấu, ngôn ngữ, không gian và thời gian nghệ thuật trong

kịch bản chèo đầu thế kỷ XX

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!