Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Luận án tiến sĩ: Giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc cho thanh niên Long An hiện nay
PREMIUM
Số trang
173
Kích thước
1.2 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1833

Luận án tiến sĩ: Giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc cho thanh niên Long An hiện nay

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

VIỆN HÀN LÂM

KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

* * *

VÕ THANH PHONG

GIÁO DỤC GIÁ TRỊ ĐẠO ĐỨC

TRUYỀN THỐNG DÂN TỘC

CHO THANH NIÊN LONG AN HIỆN NAY

LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC

HÀ NỘI - 2019

VIỆN HÀN LÂM

KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

* * *

VÕ THANH PHONG

GIÁO DỤC GIÁ TRỊ ĐẠO ĐỨC

TRUYỀN THỐNG DÂN TỘC

CHO THANH NIÊN LONG AN HIỆN NAY

Ngành: Đạo đức học

Mã số : 9229006

LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC

Người hướng dẫn khoa học:

- PGS. TS Cao Thu Hằng

- TS Lương Thu Hiền

HÀ NỘI - 2019

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các tài

liệu, số liệu trích dẫn trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng.

Những kết luận khoa học của luận án chưa từng được ai công bố trong bất kỳ

công trình nào.

Tác giả luận án

Võ Thanh Phong

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU........................................................................................... 1

Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ................ 7

1.1. Những công trình nghiên cứu liên quan đến giá trị đạo đức

truyền thống dân tộc và tầm quan trọng của giáo dục giá trị đạo đức

truyền thống dân tộc cho thanh niên Việt Nam hiện nay...................7

1.2 Những công trình nghiên cứu liên quan đến thực trạng và giải

pháp nâng cao hiệu quả công tác giáo dục giá trị đạo đức truyền

thống dân tộc cho thanh niên Việt Nam...........................................19

1.3 Những công trình nghiên cứu liên quan đến giáo dục giá trịđạo

đức truyền thống dân tộc cho thanh niên Long An hiện nay ...........28

1.4 Đánh giá khái quát kết quả các công trình nghiên cứu đã có và

những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu....................................33

Chương 2: GIÁ TRỊ ĐẠO ĐỨC TRUYỀN THỐNG DÂN TỘC VÀ

TẦM QUAN TRỌNG CỦA GIÁO DỤC GIÁ TRỊ ĐẠO ĐỨC

TRUYỀN THỐNG DÂN TỘC CHO THANH NIÊN LONG AN

HIỆN NAY.......................................................................................36

2.1. Giá trị đạo đức truyền thống dân tộc, các khái niệm ................36

2.2 Giá trị đạo đức truyền thống dân tộc Việt Nam: sự hình thành

và một số giá trị cơ bản ....................................................................44

2.3 Thanh niên Long An và tầm quan trọng của giáo dục giá trị đạo

đức truyền thống dân tộc cho thanh niên Long An hiện nay ..........55

Chương 3: THỰC TRẠNG GIÁO DỤC GIÁ TRỊ ĐẠO ĐỨC

TRUYỀN THỐNG DÂN TỘC CHO THANH NIÊN LONG AN

HIỆN NAY ......................................................................................76

3.1. Những kết quả đạt được trong giáo dục giá trị đạo đức truyền

thống dân tộc cho thanh niên Long An hiện nay ........................... 76

3.2. Những hạn chế trong giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân

tộc cho thanh niên Long An hiện nay ............................................ 98

Chương 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ

GIÁO DỤC GIÁ TRỊ ĐẠO ĐỨC TRUYỀN THỐNG DÂN

TỘC CHO THANH NIÊN LONG AN HIỆN NAY ................ 113

4.1. Tăng cường hơn nữa vai trò của cấp ủy, chính quyền, các đoàn

thể xã hội trong giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc cho

thanh niên Long An hiện nay ....................................................... 113

4.2. Đa dạng hóa phương pháp, hình thức giáo dục cho thanh niên

....................................................................................................... 122

4.3. Nâng cao vai trò của các thiết chế văn hóa trong giáo dục các giá trị

đạo đức truyền thống dân tộc cho thanh niên Long An hiện nay ..........128

4.4. Nâng cao tính tự giác học tập, rèn luyện và tiếp thu các giá trị

đạo đức truyền thống dân tộc của thanh niên Long An hiện nay 137

4.5 Xây dựng môi trường xã hội lành mạnh, tạo điều kiện để thanh

niên tham gia phát triển kinh tế ..................................................... 141

KẾT LUẬN ................................................................................. 149

CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ 151

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO................................... 152

1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Có thể khẳng định rằng, dù bất cứ khi nào và bất cứ ở đâu, thanh niên luôn

là một lực lượng trụ cột của dân tộc, “là rường cột của nước nhà”. Gắn với bề

dày lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc, họ luôn là lực lượng xung kích

đi đầu. Có biết bao nhiêu gương thanh niên đã được sử sách ghi nhận trong lịch

sử hào hùng của dân tộc.

Ngày hôm nay, khi nước nhà được hoàn toàn độc lập, thanh niên Việt

Nam vẫn tiếp tục là lực lượng tiên phong, xung kích đi đầu trong sự nghiệp xây

dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đây chính là lực lượng năng động nhất, tiếp thu nhanh

nhạy và ứng dụng khoa học công nghệ vào quá trình công nghiệp hóa, hiện đại

hóa đất nước… Cùng với đó, thanh niên cũng chính là lực lượng nòng cốt, âm

thầm ngày đêm giữ gìn sự bình yên, giữ gìn biên giới, hải đảo thiêng liêng của

Tổ quốc.

Cùng với truyền thống tốt đẹp của thanh niên Việt Nam, trong hai cuộc

kháng chiến chống thực dân, đế quốc, thanh niên Long An luôn nêu cao khí

phách anh hùng cách mạng, góp phần làm rạng rỡ quê hương Long An với Tám

chữ vàng “Trung dũng kiên cường, toàn dân đánh giặc”. Với tinh thần xung

phong, xung kích, không ngại gian khổ, hàng vạn thanh niên xung phong Long

An đã tiến về khai phá vùng Đồng Tháp Mười, biến nơi đây từ vùng đất hoang

hóa trở nên trù phú, góp phần đảm bảo an ninh lương thực trong nước và tham

gia xuất khẩu. Cùng với thanh niên cả nước, thanh niên Long An luôn là lực

lượng xung kích đi đầu trong nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc nói chung,

Long An nói riêng. Họ chính là lực lượng nòng cốt, quyết định sự thành công

của tỉnh trong tiến trình hội nhập, đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa ngày

càng diễn ra hết sức sâu rộng và mạnh mẽ. Biết bao thanh niên Long An đã và

2

đang âm thầm cống hiến tuổi thanh xuân tươi đẹp của mình vì sự bình yên, hạnh

phúc của nhân dân, nhất là góp phần rất quan trọng trong giữ gìn chủ quyền, an

ninh biên giới, tạo mối quan hệ hòa bình, hữu nghị với nước bạn Campuchia.

Có thể thấy rằng, để đạt được những thành tựu trên, không thể không kể

đến vai trò của giá trị đạo đức truyền thống, của giáo dục các giá trị này cho

thanh niên tỉnh Long An. Các giá trị đạo đức truyền thống, như tinh thần yêu

nước, lòng thương người, tinh thần lao động cần cù tiết kiệm,... chính là nhân tố

tạo nên những thành tựu vẻ vang trên của thanh niên Long An. Cũng chính nhờ

có giáo dục giá trị đạo đức truyền thống mà đã hình thành nên bao thế hệ thanh

niên Long An luôn có tinh thần xung kích, xả thân vì nghĩa,...

Tuy nhiên, bên cạnh đó, tại Long An, cùng với truyền thống hào hùng và

những đóng góp đáng trân trọng của mình, do ảnh hưởng của mặt trái nền kinh tế

thị trường, của quá trình toàn cầu hóa, đô thị hóa, một bộ phận không nhỏ thanh

niên Long An dần xa rời những giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc, định

hướng chính trị có phần lệch lạc, ham hưởng thụ, không có tinh thần ham học,

thiếu ý chí vươn lên… Những ứng xử hàng ngày tưởng chừng như đơn giản, là

chuyện đương nhiên phải biết, phải làm, nhưng thanh niên không biết hoặc

không quan tâm, như tôn trọng người lớn tuổi, gắn bó với cộng đồng, làng xóm,

sống vì cộng đồng… Tại Long An, thời gian gần đây, có một bộ phận thanh niên

thậm chí vi phạm pháp luật, gây ra những hậu quả nghiêm trọng, như trộm cắp,

cướp của, giết người; cá biệt, một số còn cấu kết với tổ chức phản động nước

ngoài chống phá Đảng và Nhà nước ta… Có thể thấy, những điều này thể hiện

sự phai nhạt những giá trị sống truyền thống đáng tự hào mà cha ông ta đã dày

công vun đắp trong một bộ phận thanh niên Long An hiện nay, như Văn kiện Đại

hội Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh Tỉnh Long An lần thứ X, nhiệm kỳ

2017 – 2022 đã nhận xét: “Tình hình vi phạm các tệ nạn xã hội hiện nay trong

thanh niên như: ma túy, đá gà, cờ bạc, HIV/AIDS... tương đối nhiều và diễn biến

phức tạp. Nhận thức và quan niệm trong cuộc sống hiện nay trong thanh niên

3

chưa sát với thực tế, một số thanh niên có lối sống thực dụng, ý thức kỷ luật

kém, chưa có bản lĩnh chính trị nên dễ bị sa ngã vướng vào các hoạt động trái

pháp luật” [36, tr.1]. Ở đây, bên cạnh một số nguyên nhân, không thể không kể

là do công tác giáo dục giá trị đạo đức truyền thống cho thanh niên trong tỉnh

còn có hạn chế nhất định, chất lượng và hiệu quả giáo dục chưa đáp ứng được

yêu cầu thực tiễn cuộc sống đặt ra.

Cùng với mục tiêu xây dựng một nước Việt Nam "Dân giàu, nước mạnh,

dân chủ, công bằng, văn minh”, Đại hội Đảng bộ tỉnh Long An lần thứ X, nhiệm

kỳ 2015 - 2020 cũng đề ra mục tiêu phát triển của tỉnh là "Đoàn kết - dân chủ -

kỷ cương – đổi mới - phát triển". Theo đó, mục tiêu cụ thể là: “Xây dựng hệ

thống chính trị trong sạch, vững mạnh, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến

đấu của tổ chức đảng và đảng viên; phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc;

khai thác tốt tiềm năng, lợi thế, đổi mới mô hình tăng trưởng, tái cơ cấu nền kinh

tế; giải quyết có hiệu quả các vấn đề xã hội bức xúc, đảm bảo an sinh xã hội,

nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân; tăng cường quốc phòng, an

ninh, giữ vững ổn định chính trị, trật tự - an toàn xã hội; xây dựng nền tảng đảm

bảo phát triển nhanh và bền vững” [24, tr.46].

Có thể thấy, mục tiêu này chỉ thành công khi Long An có được một nguồn

nhân lực chất lượng cao, trong đó, tầng lớp thanh niên - tầng lớp trụ cột của bất

cứ sự phát triển nào, mang trong mình những giá trị sống không chỉ của thời đại,

mà còn là lịch sử vẻ vang hàng nghìn năm của dân tộc. Do đó, việc triển khai

nghiên cứu đề tài Giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc cho thanh niên

Long An hiện nay, trên cơ sở đó, đánh giá thực trạng, đề xuất giải pháp nâng cao

hiệu qủa của quá trình này là việc làm cần thiết, cấp bách.

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án

2.1. Mục đích nghiên cứu:

Trên cơ sở nghiên cứu một số vấn đề về giá trị đạo đức truyền thống, lý

luận và thực trạng giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc cho thanh niên

4

Long An hiện nay, luận án đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu

quả của giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc cho thanh niên Long An

hiện nay.

2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu:

Để đạt được mục đích nêu trên, luận án tập trung giải quyết một số nhiệm

vụ sau:

Thứ nhất, tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án, đánh

giá những nội dung mà các công trình nghiên cứu trước đó đã thực hiện và

những nội dung mà luận án sẽ tiếp tục triển khai nghiên cứu.

Thứ hai, làm rõ các khái niệm đạo đức, đạo đức truyền thống, giá trị đạo

đức truyền thống; sự hình thành giá trị đạo đức truyền thống Việt Nam và tầm

quan trọng của giáo dục giá trị đạo đức truyền thống Việt Nam cho thanh niên

Long An hiện nay.

Thứ ba, làm rõ thực trạng giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc

cho thanh niên Long An hiện nay và nguyên nhân của thực trạng.

Thứ tư, đề xuất một số giải pháp cơ bản, khả thi nhằm nâng cao hiệu quả

giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc cho thanh niên Long An hiện nay.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án

3.1. Đối tượng nghiên cứu:

Giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc cho thanh niên Long An hiện

nay.

3.2. Phạm vi nghiên cứu:

Đề tài chọn một số giá trị đạo đức truyền thống dân tộc tiêu biểu; không

liệt kê, không phân tích tất cả các giá trị đạo đức truyền thống của Việt Nam.

Do tình hình thanh niên tỉnh Long An luôn thay đổi một cách nhanh

chóng, nên số liệu minh chứng được sử dụng chủ yếu trong 10 năm gần đây.

4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận án

4.1. Cơ sở lý luận:

5

Đề tài dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí

Minh; những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước; các nghị quyết, văn

bản của Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí

Minh cùng các ban, ngành khác của Long An liên quan đến thanh niên và giáo

dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc cho thanh niên.

4.2. Phương pháp nghiên cứu:

Đề tài sử dụng các phương pháp của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ

nghĩa duy vật lịch sử. Bên cạnh đó, đề tài kết hợp sử dụng các phương pháp khác,

như phân tích, tổng hợp, thống kê…

5. Đóng góp mới về khoa học của luận án

- Luận án góp phần luận chứng cho sự cần thiết, tầm quan trọng của giáo

dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc cho thanh niên Long An hiện nay.

- Luận án góp phần đánh giá thực trạng và đề xuất một số giải pháp cơ

bản nhằm nâng cao hiệu quả công tác giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân

tộc cho thanh niên Long An hiện nay.

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án

6.1. Ý nghĩa lý luận:

Luận án góp phần làm sáng tỏ về mặt lý luận vấn đề giáo dục giá trị đạo đức

truyền thống dân tộc cho thanh niên Long An nói riêng, thanh niên Việt Nam nói

chung.

6.2. Ý nghĩa thực tiễn:

Kết quả nghiên cứu của luận án có ý nghĩa khuyến nghị cho công tác giáo

dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc với thanh niên trên địa bàn tỉnh Long

An hiện nay, nhất là các tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội

Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, Hội Sinh viên Việt Nam, ngành Giáo dục và

đào tạo, Ban Tuyên giáo…

7. Kết cấu của luận án

6

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục các công trình đã công bố của tác

giả liên quan đến luận án, danh mục tài liệu tham khảo, luận án gồm 4 chương,

14 tiết.

7

CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN

1.1. Những công trình nghiên cứu liên quan đến giá trị đạo đức truyền

thống dân tộc và tầm quan trọng của giáo dục giá trị đạo đức truyền thống

dân tộc cho thanh niên Việt Nam hiện nay

1.1.1.Những công trình nghiên cứu liên quan đến giá trị đạo đức truyền

thống dân tộc nói chung

Có thể nói, giá trị truyền thống nói chung, giá trị đạo đức truyền thống nói

riêng của dân tộc Việt Nam là nội dung được khá nhiều tác giả quan tâm nghiên

cứu.

Trước hết, có thể kể đến công trình của Giáo sư Trần Văn Giàu với cuốn

sách Giá trị tinh thần truyền thống của dân tộc Việt Nam (NXB Khoa học xã

hội, Hà Nội, 1980). Từ góc độ sử học, triết học và đạo đức học, tác giả đã nghiên

cứu và đưa ra những nhận định sâu sắc về các giá trị truyền thống đặc thù của

dân tộc Việt Nam. Theo tác giả, chính điều kiện tự nhiên cũng như điều kiện lịch

sử hết sức đặc thù, đặc biệt là các cuộc chiến đấu bảo vệ bờ cõi, mà các giá trị

đạo đức truyền thống Việt Nam được hình thành. Bảng phạm trù nói đến các đức

tính tốt đẹp (yêu nước, cần cù, anh hùng, sáng tạo, lạc quan, thương người, vì

nghĩa) được tác giả trình bày một cách có hệ thống và khoa học với ý nghĩa

giống như một “Bảng giá trị tinh thần” của người Việt. Công trình này được thực

hiện vào những năm 70 của thế kỷ XX, thời điểm mà chưa có nghiên cứu mang

tính hệ thống nào về chủ đề giá trị truyền thống của dân tộc. Tuy nhiên, cho đến

nay, công trình vẫn còn có giá trị khoa học, là tài liệu tham khảo quý cho tác giả

luận án triển khai nghiên cứu đề tài của mình.

8

Đề cập đến sự hình thành các giá trị tinh thần truyền thống Việt Nam,

trong đó có các giá trị đạo đức, còn có công trình Về giá trị văn hóa tinh thần

Việt Nam (Tập thể tác giả, 02 tập, NXB Thông tin lý luận, Hà Nội, 1983). Cuốn

sách là tập hợp những bài viết có giá trị của nhiều tác giả, như Trường Chinh, Vũ

Khiêu, Nguyễn Tài Thư… Trong công trình này, các tác giả đã đưa ra những

quan điểm, nhận định của mình về một số vấn đề lý luận và phương pháp luận

trong việc nghiên cứu về giá trị văn hóa tinh thần của dân tộc Việt Nam; đồng

thời, công trình cũng nêu lên một số vấn đề về giá trị văn hóa tinh thần của

người Việt Nam. Tác giả Lê Anh Trà, trong bài viết Những giá trị truyền thống

tinh thần Việt Nam, đã cho rằng “Mọi giá trị truyền thống văn hóa là một kết quả

đấu tranh, tiếp biến văn hóa lâu dài, liên quan chặt chẽ với quá trình đấu tranh

chính trị, xã hội, kinh tế của dân tộc, trong đó hai mặt đấu tranh chủ yếu là chống

ngoại xâm và xây dựng đất nước. Mặt khác, các giá trị truyền thống nó không

bao giờ đứng một chỗ mà có phát triển, luôn đấu tranh với các thói quen, tư

tưởng bảo thủ, tiêu cực, nó thay đổi, luôn tiến lên, và cũng có thể thụt lùi, truyền

thống ở ý nghĩa đó bao giờ cũng có tính vừa dân tộc, vừa hiện đại...” [138, tr.34].

Theo tác giả, những giá trị truyền thống tiêu biểu của dân tộc ta là: yêu nước bất

khuất chống ngoại xâm; lao động cần cù xây dựng đất nước; lòng nhân ái Việt

Nam, ý thức về lẽ phải, công lý; quan niệm về lối sống, phong cách sống.

Công trình Các giá trị truyền thống và con người Việt Nam hiện nay

(Chương trình khoa học công nghệ cấp Nhà nước, đề tài KX 07 – 02, Hà Nội,

1996) do Phan Huy Lê, Vũ Minh Giang làm chủ biên đã công bố những kết quả

nghiên cứu về giá trị truyền thống và những cơ sở tạo nên giá trị truyền thống

Việt Nam. Nhận xét về cơ sở hình thành các giá trị truyền thống Việt Nam, trong

bài viết Nội dung của truyền thống Việt Nam, tác giả Vũ Minh Giang cho rằng:

“Truyền thống được hình thành do những yếu tố thường xuyên tác động đến

cuộc sống của người Việt. Do phải đối phó với những tác động đó, nhiều phẩm

chất của người Việt được trui rèn, nhiều thói quen trở thành tập quán và tính

9

cách được hình thành” [48, tr.11]. Công trình cũng đã có nhiều bài viết quan

trọng về nội dung của truyền thống Việt Nam; những mặt hạn chế và tiêu cực

trong di sản truyền thống của dân tộc ta; so sánh một số nét truyền thống của dân

tộc ta với truyền thống một số nước trên thế giới, như Hàn Quốc, Nhật Bản…

Đồng thời, công trình cũng đã công bố kết quả khai thác và xử lý các nguồn tư

liệu quan trọng liên quan đến truyền thống và cơ sở hình thành truyền thống của

dân tộc ta.

Công trình Giá trị truyền thống trước thách thức của toàn cầu hóa

(Nguyễn Trọng Chuẩn, Nguyễn Văn Huyên đồng chủ biên, NXB Chính trị Quốc

gia, Hà Nội, 2002) đã nêu một cách khái quát về khái niệm truyền thống, đặc

điểm truyền thống nói chung, những giá trị truyền thống của dân tộc Việt Nam

nói riêng. Trong công trình này, tác giả Nguyễn Trọng Chuẩn cho rằng, chính

quá trình đấu tranh kiên cường, bền bỉ vượt qua thiên tai triền miên và chống lại

các cuộc xâm lược tàn bạo kéo dài của ngoại bang đã hun đúc nên truyền thống

yêu nước mãnh liệt, ý thức liên kết cộng đồng và đoàn kết dân tộc vô cùng bền

chặt, đức tính tiết kiệm và tự lập tự cường, ý chí vượt qua mọi gian khổ, khó

khăn và tinh thần cần cù, sáng tạo trong chiến đấu và lao động, cách ứng xử linh

hoạt và thích nghi nhanh với cái mới và cả những biến động bất thường [Xem:

9, tr.11].

Trong công trình Kế thừa và đổi mới các giá trị đạo đức truyền thống

trong quá trình chuyển sang nền kinh tế thị trường ở Việt Nam (Nguyễn Văn Lý,

NXB Chính trị Quốc gia – Sự thật, Hà Nội, 2013), tác giả đã khẳng định, các giá

trị đạo đức truyền thống cơ bản của dân tộc ta bao gồm: Chủ nghĩa yêu nước;

lòng thương người sâu sắc; tinh thần đoàn kết cộng đồng; đức tính cần kiệm;

lòng dũng cảm, bất khuất, tính khiêm tốn, giản dị, trung thực, thủy chung, lạc

quan. Tác giả cho rằng, các giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc hình thành

gắn với điều kiện lịch sử cụ thể của Việt Nam trải qua hàng ngàn năm lịch sử.

10

Đó là kết quả và động lực to lớn của quá trình dựng nước, giữ nước và phát triển

đất nước.

Công trình Văn hóa Việt Nam truyền thống và hiện đại (Lê Huy Hòa,

Hoàng Đức Nhuận tuyển chọn và giới thiệu, Nxb Văn hóa, Hà Nội, 1999) đã tập

hợp và giới thiệu những nghiên cứu của các giáo sư chuyên gia về văn hóa, như

Trần Ngọc Thêm, Trần Văn Giàu, Hoàng Chí Bảo, Vũ Khiêu… Nhìn chung, các

tác giả đều khẳng định rằng: Lịch sử dựng nước, giữ nước của dân tộc Việt Nam

đã tạo nên cơ sở hình thành nền văn hóa Việt Nam. Văn hóa vừa là nền tảng, vừa

là động lực tinh thần của nhân loại nói chung và dân tộc Việt Nam nói riêng. Tác

giả Trần Ngọc Thêm, trong bài viết Văn hóa Việt Nam từ truyền thống đến hiện

đại của cuốn sách này, đã khẳng định sự hình thành các giá trị văn hóa truyền

thống của Việt Nam: “Văn hóa Việt Nam hình thành trên nền của văn hóa Nam

Á và Đông Nam Á (Lớp văn hóa thứ nhất). Trải qua nhiều thế kỷ, nó đã phát

triển trong sự giao lưu mật thiết với văn hóa khu vực, trước hết là văn hóa Trung

Quốc (Lớp văn hóa thứ hai). Từ vài thế kỷ trở lại đây, nó đang chuyển mình dữ

dội nhờ đi vào giao lưu ngày càng chặt chẽ với văn hóa phương Tây (Lớp văn

hóa thứ ba). Nhưng dù trải qua hai lần lột xác mạnh mẽ như thế, văn hóa Việt

Nam vẫn mang trong mình những nét bản sắc chung” [117, tr.14].

Ngoài các công trình trên, nghiên cứu về sự hình thành và các giá trị đạo

đức truyền thống dân tộc còn có các các công trình Xây dựng và phát triển nền

văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc (Nguyễn Khoa Điềm chủ

biên, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2001), Kế thừa và phát huy các giá trị

văn hóa truyền thống dân tộc trong việc xây dựng lối sống ở Việt Nam hiện nay

(Võ Văn Thắng, Luận án tiến sỹ, Hà Nội, 2005)… Nhìn chung, các công trình

này đều xem xét sự hình thành các giá trị truyền thống dân tộc từ những điều

kiện tự nhiên và xã hội đặc thù của Việt Nam. Các công trình cũng chỉ ra những

giá trị truyền thống cơ bản của Việt Nam, như lòng yêu nước nồng nàn, ý chí tự

lực tự cường, tinh thần đoàn kết, lòng nhân ái, bao dung.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!