Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Luận án tiến sĩ: Đối chiếu thuật ngữ dầu khí tiếng Anh Việt
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
NGUYỄN THỊ THU HÀ
ĐỐI CHIẾU THUẬT NGỮ DẦU KHÍ ANH – VIỆT
LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC
HÀ NỘI - 2019
VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
NGUYỄN THỊ THU HÀ
ĐỐI CHIẾU THUẬT NGỮ DẦU KHÍ ANH – VIỆT
Ngành: Ngôn ngữ học so sánh, đối chiếu
Mã số: 9222024
LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS. PHẠM HÙNG VIỆT
HÀ NỘI - 2019
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu
của riêng tôi. Các số liệu được sử dụng trong luận án
là trung thực. Những kết luận nêu trong luận án chưa
được công bố ở bất kỳ công trình khoa học nào.
TÁC GIẢ LUẬN ÁN
NGUYỄN THỊ THU HÀ
ii
LỜI CẢM ƠN
Luận án được nghiên cứu sinh (NCS) thực hiện tại Khoa Ngôn ngữ học,
Học viện Khoa học xã hội, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam dưới sự
hướng dẫn của PGS.TS. Phạm Hùng Việt.
NCS xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS. Phạm Hùng Việt
đã tận tình chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm trong quá trình hướng dẫn NCS
hoàn thành nội dung luận án này.
NCS xin chân thành cảm ơn Ban Giám đốc, các thầy cô giáo Khoa Ngôn
ngữ học của Học viện Khoa học xã hội đã giúp đỡ và tạo điều kiện để NCS
hoàn thành luận án.
NCS xin chân thành cảm ơn các Nhà khoa học trong và ngoài Học viện
đã đóng góp nhiều ý kiến quý báu giúp NCS kịp thời bổ sung, hoàn thiện nội
dung luận án.
NCS xin chân thành cảm ơn sự hỗ trợ, giúp đỡ nhiệt tình từ các cá nhân,
tổ chức đã tạo điều kiện giúp đỡ trong quá trình thu thập số liệu, tài liệu phục
vụ cho mục đích nghiên cứu.
NCS xin chân thành cảm ơn gia đình và đồng nghiệp là những người
luôn ở bên cạnh, hỗ trợ về mặt tinh thần và chia sẻ những lúc khó khăn trong
quá trình học tập, nghiên cứu.
Một lần nữa, nghiên cứu sinh xin trân trọng cảm ơn!
iii
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ...........................................................................................................1
Chương 1: TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU.......................7
1.1. Tổng quan về tình hình nghiên cứu thuật ngữ trên thế giới và ở Việt Nam7
1.1.1. Tình hình nghiên cứu thuật ngữ trên thế giới ..........................................7
1.1.2. Tình hình nghiên cứu thuật ngữ ở Việt Nam...........................................8
1.2. Tình hình nghiên cứu của thuật ngữ dầu khí trong tiếng Anh và tiếng Việt .11
1.2.1. Tình hình nghiên cứu thuật ngữ dầu khí trong tiếng Anh......................11
1.2.2. Tình hình nghiên cứu thuật ngữ dầu khí trong tiếng Việt......................18
1.3. Tiểu kết......................................................................................................19
Chương 2: CƠ SỞ LÍ LUẬN.........................................................................20
2.1. Cơ sở lí luận về thuật ngữ và thuật ngữ dầu khí .......................................20
2.1.1. Khái niệm về thuật ngữ và thuật ngữ dầu khí........................................20
2.1.2. Đặc điểm của thuật ngữ..........................................................................33
2.1.3. Phương thức đặt thuật ngữ .....................................................................42
2.1.4. Đơn vị cấu tạo nên thuật ngữ dầu khí trong tiếng Anh và tiếng Việt ..........44
2.1.5. Thuật ngữ với lí thuyết định danh..........................................................46
2.1.6. Phân biệt thuật ngữ và một số khái niệm liên quan ...............................50
2.2. Cơ sở lí luận về ngôn ngữ học đối chiếu...................................................51
2.2.1. Những nguyên tắc chung trong đối chiếu ngôn ngữ..............................52
2.3. Tiểu kết......................................................................................................55
Chương 3: ĐỐI CHIẾU PHƯƠNG THỨC VÀ ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO
CỦA THUẬT NGỮ DẦU KHÍ TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT57
3.1. Dẫn nhập ...................................................................................................57
3.2. Phương thức cấu tạo thuật ngữ dầu khí tiếng Anh và tiếng Việt..............57
3.2.1. Phương thức cấu tạo thuật ngữ dầu khí tiếng Anh.................................57
3.2.2. Phương thức cấu tạo thuật ngữ dầu khí tiếng Việt.................................64
3.3. Đối chiếu số lượng các thành tố cấu tạo TNDK tiếng Anh và tiếng Việt68
iv
3.3.1. thuật ngữ dầu khí tiếng Anh và tiếng Việt xét theo số lượng thành tố ..68
3.3.2. Đánh giá điểm tương đồng và khác biệt của thuật ngữ dầu khí tiếng Anh
và tiếng Việt xét trên số lượng thành tố cấu tạo ..............................................70
3.4. Đối chiếu đặc điểm về cấu tạo và từ loại của thuật ngữ dầu khí Tiếng Anh
và Tiếng Việt....................................................................................................72
3.4.1. thuật ngữ dầu khí gồm một thành tố cấu tạo..........................................72
3.4.2. Thuật ngữ dầu khí gồm hai thành tố cấu tạo..........................................75
3.4.3. Thuật ngữ dầu khí gồm ba thành tố cấu tạo...........................................80
3.4.4. Thuật ngữ dầu khí gồm bốn thành tố cấu tạo.........................................82
3.4.5. TNDK gồm năm thành tố cấu tạo ..........................................................83
3.4.6. TNDK gồm sáu và bảy thành tố cấu tạo................................................84
3.4.7. Thuật ngữ là từ viết tắt ...........................................................................85
3.4.8. Những điểm tương đồng và khác biệt về đặc điểm cấu tạo và từ loại của
thuật ngữ dầu khí tiếng Anh và tiếng Việt ........................................................85
3.5. Đối chiếu mô hình cấu tạo của thuật ngữ dầu khí Tiếng Anh và Tiếng Việt88
3.5.1. Các mô hình cấu tạo thuật ngữ dầu khí tiếng Anh.................................88
3.5.2. Các mô hình cấu tạo thuật ngữ dầu khí tiếng Việt :...............................93
3.5.3. Những điểm tương đồng khác biệt về mô hình cấu tạo của thuật ngữ dầu
khí tiếng Anh và tiếng Việt ............................................................................103
3.6. Tiểu kết....................................................................................................103
Chương 4: ĐỐI CHIẾU PHƯƠNG THỨC TẠO LẬP VÀ ĐẶC ĐIỂM
ĐỊNH DANH CỦA THUẬT NGỮ DẦU KHÍ TRONG TIẾNG ANH VÀ
TIẾNG VIỆT................................................................................................106
4.1. Những phương thức tạo lập Thuật ngữ dầu khí trong tiếng Anh và tiếng
Việt.................................................................................................................106
4.1.1. Phương thức thuật ngữ hóa từ ngữ thông thường................................108
4.1.2. Phương thức vay mượn từ Thuật ngữ dầu khí nước ngoài ..................109
4.2. Đặc điểm định danh Thuật ngữ dầu khí trong tiếng Anh và tiếng Việt........115
v
4.2.1. Đặc điểm định danh thuật ngữ dầu khí xét theo kiểu ngữ nghĩa...............116
4.3. Mô hình định danh thuật ngữ dầu khí.....................................................118
4.3.1. Thuật ngữ sử dụng trong tìm kiếm, thăm dò dầu khí...........................118
4.3.2. Thuật ngữ sử dụng trong khai thác dầu khí .........................................122
4.3.3. Thuật ngữ sử dụng trong chế biến dầu khí...........................................129
4.3.4. Thuật ngữ sử dụng trong kỹ thuật phụ trợ dầu khí ..............................132
4.4. Một số vấn đề chuẩn hóa thuật ngữ dầu khí trong tiếng Việt.................138
4.4.1. Khái niệm chuẩn hóa và chuẩn hóa thuật ngữ .....................................138
4.4.2. Thực trạng thuật ngữ dầu khí trong tiếng Việt.....................................141
4.4.3. Đề xuất về việc chuẩn hóa thuật ngữ dầu khí trong tiếng Việt............142
4.5. Tiểu kết....................................................................................................145
KẾT LUẬN...................................................................................................147
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ
CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN.................................................151
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...........................................................................152
NGỮ LIỆU KHẢO SÁT..............................................................................161
vi
DANH MỤC VIẾT TẮT
ĐHQG Đại học Quốc gia
KHXH Khoa học xã hội
Nxb Nhà xuất bản
T
THCN
Thành tố
Trung học Chuyên nghiệp
TN Thuật ngữ
TNDK Thuật ngữ dầu khí
vii
DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. TNDK tiếng Anh và tiếng Việt xét theo số lượng thành tố................. 69
Bảng 3.2: TNDK tiếng Anh gồm 1 thành tố cấu tạo ........................................... 72
Bảng 3.3: TNDK tiếng Việt gồm 1 thành tố cấu tạo............................................ 74
Bảng 3.4: Thuật ngữ dầu khí tiếng Anh 2 thành tố.............................................. 77
Bảng 3.5: Thuật ngữ dầu khí tiếng Việt 2 thành tố.............................................. 79
Bảng 3.6: TNDK tiếng Anh và tiếng Việt 3 thành tố .......................................... 81
Bảng 3.7: TNDK tiếng Anh và tiếng Việt 4 thành tố .......................................... 82
Bảng 3.8: TNDK tiếng Anh và tiếng Việt 5 thành tố .......................................... 84
Bảng 3.9. TNDK tiếng Anh và tiếng Việt 6 và 7 thành tố................................... 85
Bảng 3.10. Tổng hợp từ loại TNDK tiếng Anh và tiếng Việt.............................. 87
Bảng 3.11. Bảng tổng hợp số lượng mô hình câu tạo thuật ngữ Anh-Việt ....... 102
Bảng 4.1. Mô hình định danh thuật ngữ chỉ chủ thể tìm kiếm thăm dò dầu khí
trong tiếng Anh và tiếng Việt ................................................................ 121
Bảng 4.2. Mô hình định danh thuật ngữ chỉ chủ thể khai thác dầu khí trong tiếng
Anh và tiếng Việt................................................................................... 127
Bảng 4.3. Mô hình định danh thuật ngữ chỉ chủ thể chế biến dầu khí trong tiếng
Anh và tiếng Việt................................................................................... 131
Bảng 4.4. Mô hình định danh thuật ngữ chỉ chủ thể kỹ thuật phụ trợ dầu khí trong
tiếng Anh và tiếng Việt.......................................................................... 133
Bảng 4.5. Mô hình định danh thuật ngữ chỉ chủ thể kinh tế dầu khí trong tiếng
Anh và tiếng Việt................................................................................... 135
viii
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. TNDK tiếng Anh và tiếng Việt xét theo số lượng thành tố............. 69
Biểu đồ 3.2: TNDK tiếng Anh gồm 1 thành tố cấu tạo ....................................... 73
Biểu đồ 3.3: TNDK tiếng Việt gồm 1 thành tố cấu tạo ....................................... 74
Biểu đồ 3.4: TNDK tiếng Anh 2 thành tố ............................................................ 78
Biểu đồ 3.5: Thuật ngữ dầu khí tiếng Việt 2 thành tố.......................................... 80
Biểu đồ 3.6: TNDK tiếng Anh và tiếng Việt 3 thành tố ...................................... 81
Biểu đồ 3.7: TNDK tiếng Anh và tiếng Việt 4 thành tố ...................................... 83
Biểu đồ 3.8: TNDK tiếng Anh và tiếng Việt 5 thành tố ...................................... 84
Biểu đồ 3.9. Tổng hợp từ loại TNDK tiếng Anh và tiếng Việt ........................... 87
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hiện nay, trong quá trình hội nhập toàn cầu và phát triển, tiếng Anh đã
trở thành ngôn ngữ quốc tế. Chính vì vậy, yêu cầu sử dụng tiếng Anh hiệu quả
trong học tập, giao tiếp và các ngành khoa học khác là rất quan trọng. Nằm
trong bối cảnh chung đó, tiếng Anh cũng được xem như là điều kiện tiên
quyết cho những người làm trong ngành dầu khí, đặc biệt là giới sinh viên
ngày nay. Các hoạt động của ngành dầu khí không chỉ sử dụng những từ ngữ
thông thường mà còn phải sử dụng một bộ phận từ ngữ chỉ đích danh những
khái niệm, biểu tượng, phạm trù, các sự vật, hiện tượng …, đó chính là hệ
thuật ngữ. Các nhà ngôn ngữ học xác định thuật ngữ là những từ chuyên môn
có nghĩa đặc biệt; những từ cố gắng chỉ có một nghĩa với tính cách biểu hiện
chính xác các khái niệm và tên gọi các sự vật [37]. Thuật ngữ khác từ thông
thường ở chỗ nó có ý nghĩa biểu vật trùng hoàn toàn với sự vật, hiện tượng …
có thực trong thực tế đối tượng của ngành kỹ thuật và ngành khoa học tương
ứng, và có ý nghĩa biểu niệm là khái niệm về các sự vật hiện tượng này đúng
như chúng tồn tại trong tư duy [4].
Trong xu hướng toàn cầu hóa như vậy, nhiệm vụ đặt ra là cần phải hệ
thống hóa và chuẩn hóa các thuật ngữ khoa học được sử dụng trong ngành
Dầu khí làm sao để nó vừa có giá trị khoa học, vừa mang tính thời sự rõ rệt.
Tuy nhiên, thực tế hiện nay, hầu hết các thuật ngữ dùng để biểu đạt các
khái niệm, biểu tượng, phạm trù thường được chuyển dịch hoặc vay mượn
từ tiếng nước ngoài như tiếng Pháp, tiếng Nga, tiếng Trung và bây giờ là
tiếng Anh. Cho nên, còn thiếu những định nghĩa thống nhất cho nội dung
thuật ngữ bằng tiếng Việt, đặc biệt là cấu tạo, ngữ nghĩa và cách định danh
chưa được chuẩn hóa.
Thuật ngữ thường gắn liền với những từ ngữ chuyên môn có tính đặc
thù. Những từ ngữ chuyên môn đó mô tả một thực thể hay một khái niệm một
cách cụ thể, rõ ràng trong khi từ thông thường lại ít chính xác và thường đa
2
nghĩa. Ví dụ như thuật ngữ bus trong tiếng Anh được phiên chuyển sang tiếng
Việt với từ ngữ thông thường có nghĩa là xe buýt (một loại phương tiện giao
thông công cộng). Song với tư cách là một thuật ngữ Dầu khí thì bus lại có
nghĩa là thanh dẫn (những thanh dẫn điện được xếp cùng với nhau để tập hợp
và phân phối dòng điện từ nhiều nguồn). Đó là lý do các thuật ngữ cần phải
được đối chiếu với một ngôn ngữ phổ biến và thông dụng trên thế giới để đi
tới một cách hiểu thống nhất trong ngành. Đồng thời việc xây dựng hệ thuật
ngữ cho ngôn ngữ khoa học của ngành Dầu khí cũng là một trong những việc
cần được quan tâm.
Khảo sát ban đầu cho thấy, nhiều TNDK tiếng Việt chưa biểu đạt được
tính chính xác khái niệm. Không ít những thuật ngữ vay mượn nước ngoài
được sử dụng với nhiều biến thể khác nhau mà chưa được chuẩn hóa, hoặc có
những TNDK tiếng Anh có mà tiếng Việt chưa có … Việc chưa thống nhất và
vay mượn đặt ra một yêu cầu là nên phân tích, đối chiếu sự giống và khác
nhau giữa các thuật ngữ để đảm bảo những thuật ngữ đó biểu đạt được một
cách chính xác những khái niệm, biểu tượng, phạm trù, các sự vật, hiện tượng
tương ứng với ngôn ngữ gốc. Từ đó đặt ra việc nghiên cứu đối chiếu thuật
ngữ, mà trong trường hợp cụ thể này là TNDK. Yêu cầu hoàn thiện và từng
bước phát triển hệ thống thuật ngữ khoa học tiếng Việt sao cho phù hợp với
những chuẩn mực chung của thế giới trong ngành Dầu khí nhằm đáp ứng tình
hình hoạt động cũng như thúc đẩy quá trình hội nhập với thế giới là một tất yếu.
Là giảng viên dạy tiếng Anh tại một Trường đại học, là người góp phần
đào tạo những thế hệ tương lai, chúng tôi nhận thấy sự cần thiết của việc xây
dựng một chương trình ngoại ngữ chuyên ngành chuẩn mà trọng tâm là ngôn
ngữ, văn phong khoa học với sự trợ giúp đắc lực của hệ thuật ngữ tiếng Anh
chuyên ngành chính xác. Chính vì vậy, việc đi sâu vào nghiên cứu cấu tạo,
ngữ nghĩa các thuật ngữ chuyên ngành dầu khí là thiết thực và có tính thời sự.
Việc chỉ ra được nguồn gốc, phương thức cấu tạo, nội dung ngữ nghĩa và cách
sử dụng thuật ngữ chuyên ngành là góp phần không nhỏ trong việc hoàn thiện
3
hệ thống thuật ngữ chuyên ngành trong ngành dầu khí. Thuật ngữ chuyên
ngành dầu khí là hệ thuật ngữ nằm trong tiếng Việt nói chung và trong hệ
thống ngôn ngữ khoa học ở Việt Nam nói riêng, nhưng hệ thuật ngữ này chưa
được quan tâm tới và thực tế từ trước đến nay chưa có một công trình khoa
học nào nghiên cứu chuyên sâu về thuật ngữ chuyên ngành dầu khí. Ý thức
được tầm quan trọng và sự cần thiết của hệ thuật ngữ chuyên ngành dầu khí
trong toàn bộ hệ thống thuật ngữ khoa học ở Việt Nam, chúng tôi bước đầu
tiến hành nghiên cứu đặc điểm của hệ thuật ngữ này về nguồn gốc, cấu tạo,
ngữ nghĩa và cách sử dụng với mong muốn đóng góp một phần công sức nhỏ
bé vào việc xây dựng và hoàn thiện hệ thuật ngữ chuyên ngành dầu khí cho
ngành và làm giàu thêm cho hệ thống thuật ngữ khoa học Việt Nam.
Từ thực tế nêu trên chúng tôi chọn nghiên cứu “Đối chiếu thuật ngữ
Dầu khí Anh-Việt” làm đề tài nghiên cứu cho luận án của mình.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Luận án nhằm làm sáng tỏ đặc trưng về cấu tạo và ngữ nghĩa của hệ
thống thuật ngữ dầu khí trong tiếng Anh và tiếng Việt. Từ đó, luận án xác
định những điểm tương đồng và khác biệt giữa hệ thống thuật ngữ dầu khí ở
hai ngôn ngữ, tìm ra được những điểm cần lưu ý khi xây dựng thuật ngữ dầu
khí tiếng Việt. Nghiên cứu của luận án cũng là cơ sở để chúng tôi đề xuất
hướng chuẩn hóa thuật ngữ dầu khí tiếng Việt.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích trên, luận án thực hiện các nhiệm vụ sau:
- Trình bày các quan điểm lý thuyết về thuật ngữ, về ngôn ngữ học đối
chiếu để từ đó xác lập cơ sở lý luận cho việc nghiên cứu;
- Xác định các loại mô hình kết hợp các thành tố để tạo thành TNDK ở
cả hai ngôn ngữ là tiếng Anh và tiếng Việt.
- Đối chiếu đặc điểm cấu tạo của TNDK trong tiếng Anh với tiếng Việt;
- Đối chiếu đặc điểm định danh của TNDK trong tiếng Anh với tiếng Việt;
4
- Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, luận án đề xuất phương hướng, biện
pháp cụ thể để xây dựng và chuẩn hóa TNDK tiếng Việt góp phần nâng cao
hiệu quả giảng dạy và hoạt động của ngành dầu khí tại Việt Nam.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là hệ TNDK trong tiếng Anh và
tiếng Việt.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của luận án là đối chiếu đặc điểm cấu tạo, đặc
điểm định danh của hệ TNDK trong tiếng Anh và tiếng Việt và vấn đề chuẩn
hóa TNDK tiếng Việt.
Ngữ liệu nghiên cứu:
Tài liệu nghiên cứu là các thuật ngữ dầu khí rút ra từ các quyển từ điển
chuyên ngành dầu khí được thu thập từ:
Từ điển Dầu khí Anh – Việt do nhóm tác giả của Viện Dầu khí Việt Nam
biên soạn , được phát hành năm 1996, Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật.
Từ điển Dầu khí Anh – Nga - Việt do nhóm tác giả của Tổng hội Địa chất
Việt Nam biên soạn , được phát hành năm 2004, Nhà xuất bản Lao động xã hội.
Các thông tin từ website: Terminology from Wikipedia, the free
encyclopedia
Ngoài ra, các thuật ngữ còn được thu thập từ những cuốn từ điển
TNDK tiếng Anh, giáo trình chuyên ngành, các tài liệu, tạp chí, bài báo
chuyên đề ngành dầu khí bằng tiếng Anh và tiếng Việt.
4. Phương pháp nghiên cứu
Luận án sử dụng một số phương pháp và thủ pháp nghiên cứu sau:
4.1. Phương pháp miêu tả
Phương pháp này được sử dụng để miêu tả đặc điểm cấu tạo, đặc điểm định
danh cũng như các vấn đề liên quan đến TNDK trong tiếng Anh và tiếng Việt.
5
4.2. Phương pháp so sánh, đối chiếu
Phương pháp so sánh, đối chiếu được sử dụng chính và xuyên suốt
trong luận án để so sánh đối chiếu hệ thuật ngữ tiếng Anh chuyên ngành dầu
khí với hệ thuật ngữ tiếng Việt chuyên ngành dầu khí về cấu tạo và định danh;
từ đó tìm ra các điểm tương đồng và khác biệt giữa hai hệ thuật ngữ, làm cơ
sở đề xuất các định hướng chuẩn hóa thuật ngữ phù hợp. Khi sử dụng phương
pháp này, tiếng Anh được chọn làm ngôn ngữ mẫu, còn tiếng Việt là ngôn
ngữ đối chiếu.
4.3. Phương pháp phân tích thành tố
Phương pháp phân tích thành tố dùng để phân tích đặc điểm cấu tạo của
một thuật ngữ xét theo thành tố trực tiếp nhằm xác định mô hình cấu trúc của
các thuật ngữ này
4.4. Thủ pháp thống kê, phân loại
Thủ pháp thống kê định lượng giúp luận án tính toán tần số xuất hiện
và tần số sử dụng của các thuật ngữ, từ đó có được các số liệu cụ thể làm cơ
sở xác thực cho những kết luận trong quá trình nghiên cứu. Kết quả thống kê
được tổng hợp thành các bảng biểu, các con số thông qua các mô hình hay tỷ
lệ phần trăm. Những kết quả thu được giúp chúng ta hình dung dễ dàng các
đặc trưng cơ bản về cấu trúc hình thức và cấu trúc ngữ nghĩa của thuật ngữ
tiếng Anh, tiếng Việt chuyên ngành. Thủ pháp này được sử dụng để hệ thống
số liệu TNDK: thống kê từ loại, thống kê yếu tố từ loại, ... Kết quả số liệu
thống kê được sử dụng làm cơ sở cho việc nghiên cứu, đối chiếu TNDK.
5. Đóng góp mới về khoa học của luận án
Có thể nói đây là công trình luận án đầu tiên ở Việt Nam nghiên cứu
đối chiếu một cách hệ thống và toàn diện những đặc điểm cơ bản của hệ
TNDK tiếng Anh và tiếng Việt trên bình diện cấu tạo và định danh.
Dựa vào kết quả nghiện cứu, luận án đã đề xuất các phương hướng, biện
pháp cụ thể, khả thi nhằm xây dựng và chuẩn hóa các TNDK trong tiếng Việt.