Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Luận án tiến sĩ côn trùng học nghiên cứu lan truyền sốt rét dai dẳng liên quan đến muỗi truyền bệnh
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
1. PGS. TS. Vũ Đức Chính
2. TS. Trương Văn Hạnh
HÀ NỘI – 2022
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ
VIỆN SỐT RÉT-KÝ SINH TRÙNG-CÔN TRÙNG TRUNG ƯƠNG
NGHIÊN CỨU LAN TRUYỀN SỐT RÉT DAI DẲNG LIÊN
QUAN ĐẾN MUỖI TRUYỀN BỆNH SỐT RÉT VÀ HIỆU LỰC
CỦA NẾN CÓ TRANSFLUTHRIN XUA DIỆT MUỖI Ở HUYỆN
KHÁNH VĨNH TỈNH KHÁNH HÒA (2016 - 2019)
CHUYÊN NGÀNH: CÔN TRÙNG HỌC
MÃ SỐ: 942 01 06
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi. Các số liệu và kết
quả nghiên cứu trình bày trong luận án là trung thực và chưa từng được công
bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác.
Tác giả luận án
Đào minh Trang
LỜI CẢM ƠN
Trước tiên tôi xin trân trọng cảm ơn PGS.TS Vũ Đức Chính, TS Trương
Văn Hạnh đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong quá trình hoàn thành luận
án. Trân trọng cảm ơn PGS. TS. Trần Thanh Dương - Viện trưởng Viện Sốt rét
- Ký sinh trùng - Côn trùng Trung ương đã tạo điều kiện cho tôi hoàn thành
luận án. Chân thành cảm ơn PGS. TS. Cao Bá Lợi - Trưởng Phòng Khoa học
và Đào tạo, cùng cán bộ trong phòng đã giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học
tập. Trân trọng cảm ơn các anh, chị, em Khoa Côn trùng, Viện Sốt rét-Ký sinh
trùng-Côn trùng trung ương đã giúp đỡ tôi thu thập số liệu và tạo điều kiện tốt
nhất cho tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu luận án. Cảm ơn Trung
tâm Phòng chống bệnh tật tỉnh Khánh Hòa, Trung tâm Y tế huyện Khánh Vĩnh,
Trạm Y tế xã Sơn Thái đã giúp tôi trong quá trình thu thập số liệu tại thực địa.
Trân trọng cảm ơn các thầy, cô giáo và đồng nghiệp trong và ngoài Viện Sốt
rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Trung ương đã đóng góp nhiều ý kiến có giá trị
khoa học trong thời gian tôi hoàn chỉnh luận án. Cuối cùng tôi chân thành cảm
ơn gia đình, người thân, bạn bè đã giúp đỡ, chia sẻ và động viên tôi trong suốt
quá trình học tập và hoàn thành luận án.
Đào Minh Trang
i
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Tiếng Anh Tiếng Việt
BNSR Bệnh nhân Sốt rét
DEET Diethyltoluamide
EIR Entomological inoculation rate Chỉ số lan truyền côn trùng
ELISA Enzym-Linked Immunosorbent
Assay
Phản ứng miễn dịch liên kết
enzym
GPS Global Positioning System Hệ thống định vị toàn cầu
KSTSR Ký sinh trùng sốt rét
LLINs
LLIHNs
Long lasting insecticidal nets
Long lasting insecticide-treated
hammock nets
Màn tẩm hóa chất tồn lưu lâu
Màn võng tẩm hóa chất tồn
lưu lâu
PCR Polymerase chain reaction Phản ứng chuỗi Polyme
PCSR Phòng chống sốt rét
PCVT Phòng chống véc tơ
KT50 50% Knock-down times Thời gian ngã gục 50%
KT95 95% Knock-down times Thời gian ngã gục 95%
VTSR Véc tơ sốt rét
WHO World Health Organization Tổ chức Y tế thế giới
IRS Indoor residual spaying Phun tồn lưu trong nhà
RMT Residual malaria transmission Sự lan truyền sốt rét dai dẳng
OR Odds ratio Tỷ suất chênh
CI Confidence Interval Khoảng tin cậy
ii
MỤC LỤC
Mục Nội dung Trang
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Chương 1: TỔNG QUAN 3
1.1 Tình hình sốt rét trên thế giới và Việt Nam 3
1.1.1 Tình hình sốt rét trên thế giới 3
1.1.2 Tình hình sốt rét tại Việt Nam 4
1.1.3 Tình hình sốt rét tại Khánh Hòa 6
1.1.4 Tình hình sốt rét và phòng chống tại xã Sơn Thái,
huyện Khánh Vĩnh, tỉnh Khánh Hòa
7
1.2 Nghiên cứu về phân bố muỗi Anopheles trên thế giới
và Việt Nam
10
1.2.1 Nghiên cứu về phân bố muỗi Anopheles trên thế giới 10
1.2.2 Nghiên cứu về phân bố muỗi Anopheles ở Việt Nam 12
1.3 Nghiên cứu về tập tính của muỗi Anopheles 15
1.3.1 Tập tính ưu thích vật chủ 15
1.3.2 Tập tính đốt mồi 18
1.3.3 Tập tính trú đậu 20
1.4. Vai trò truyền sốt rét của muỗi Anopheles 21
1.4.1 Vai trò truyền bệnh sốt rét của muỗi An. dirus 21
1.4.2 Vai trò truyền bệnh sốt rét của muỗi An. minimus 23
1.4.3 Vai trò truyền bệnh sốt rét của muỗi An.maculatus 23
1.5
Tình hình kháng hóa chất diệt côn trùng của véc tơ sốt
rét
24
1.5.1 Sự kháng hóa chất diệt côn trùng 24
1.5.2 Nghiên cứu mức độ nhạy kháng với hóa chất diệt côn
trùng của véc tơ sốt rét trên thế giới và Việt Nam
24
1.5.3 Mức độ nhạy cảm của muỗi Anopheles tại Sơn Thái,
Khánh Vĩnh, Khánh Hòa
26
1.6 Nghiên cứu các biện pháp phòng chống véc tơ sốt rét 26
1.6.1 Biện pháp phun tồn lưu hóa chất trong nhà 27
1.6.2 Biện pháp ngủ màn tẩm hóa chất 29
1.6.3 Biện pháp bảo vệ cá nhân bằng sử dụng sản phẩm xua
côn trùng
31
Chương 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 35
2.1 Mục tiêu 1: Mô tả các yếu tố lan truyền sốt rét dai dẳng
liên quan đến muỗi truyền sốt rét tại xã Sơn Thái,
huyện Khánh Vĩnh, tỉnh Khánh Hòa.
35
2.1.1 Đối tượng, thời gian và địa điểm nghiên cứu 35
2.1.2 Phương pháp nghiên cứu 37
2.1.3 Nội dung nghiên cứu 39
iii
2.1.4 Các biến số trong nghiên cứu 40
2.1.5 Các chỉ số đánh giá 41
2.1.6 Các kỹ thuật sử dụng trong nghiên cứu 42
2.2. Mục tiêu 2: Đánh giá hiệu lực, tác dụng không mong
muốn của nến có transfluthrin xua diệt muỗi tại phòng
thí nghiệm và thực địa
45
2.2.1 Đối tượng, thời gian và địa điểm nghiên cứu 45
2.2.2 Phương pháp nghiên cứu 46
2.2.3 Nội dung nghiên cứu 47
2.2.4 Các biến số trong nghiên cứu 48
2.2.5 Các chỉ số đánh giá 48
2.2.6 Các kỹ thuật sử dụng trong nghiên cứu 49
2.3 Sai số và cách khắc phục sai số 53
2.4 Phương pháp phân tích và xử lý số liệu 53
2.5 Đạo đức nghiên cứu 54
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 55
3.1 Tình hình dịch tễ sốt rét và các yếu tố lan truyền sốt rét
dai dẳng liên quan đến muỗi truyền sốt rét tại xã Sơn
Thái, huyện Khánh Vĩnh, tỉnh Khánh Hòa
55
3.1.1 Tình hình dịch tễ sốt rét tại xã Sơn Thái 55
3.1.2 Các yếu tố lan truyền sốt rét dai dẳng liên quan đến
muỗi truyền sốt rét tại xã Sơn Thái, huyện Khánh Vĩnh,
tỉnh Khánh Hòa
59
3.2 Hiệu lực của nến xua diệt muỗi tại phòng thí nghiệm
và và hiệu lực bảo vệ của nến trong phòng chống véc
tơ sốt rét cho đối tượng ngủ rẫy tại địa điểm nghiên cứu
75
3.2.1 Hiệu lực của nến xua diệt muỗi tại trong phòng thí
nghiệm.
75
3.2.2 Hiệu lực bảo vệ cá nhân phòng chống muỗi của nến
xua muỗi chứa transfluthrin tại thực địa
82
3.2.3 Tác dụng không mong muốn và sự chấp nhận của cộng
đồng với nến xua muỗi
86
Chương 4: BÀN LUẬN 89
4.1 Tình hình dịch tễ sốt rét và các yếu tố lan truyền sốt rét
dai dẳng liên quan đến muỗi truyền sốt rét tại xã Sơn
Thái, huyện Khánh Vĩnh, tỉnh Khánh Hòa
89
4.1.1 Tình hình dịch tễ sốt rét tại xã Sơn Thái 89
4.1.2 Các yếu tố lan truyền sốt rét dai dẳng tại điểm nghiên
cứu liên quan đến muỗi truyền sốt rét tại xã Sơn Thái,
huyện Khánh Vĩnh, tỉnh Khánh Hòa
91
iv
4.2 Hiệu lực của nến xua diệt muỗi trong phòng thí nghiệm
và hiệu lực bảo vệ cá nhân của nến trong phòng chống
véc tơ sốt rét cho đối tượng ngủ rẫy tại điểm nghiên cứu
108
4.2.1 Hiệu lực diệt muỗi của nến chứa transfluthrin trong
phòng thí nghiệm
108
4.2.2 Hiệu lực bảo vệ cá nhân phòng chống muỗi của nến
xua muỗi chứa transfluthrin tại thực địa
110
4.2.3 Tính an toàn và sự chấp nhận của cộng đồng với nến
xua muỗi
111
KẾT LUẬN 113
KIẾN NGHỊ 115
v
DANH MỤC BẢNG
Tên bảng Trang
Bảng 1.1. Danh sách 10 tỉnh có số KSTSR trung bình năm cao nhất
cả nước từ năm 2016 đến năm 2020 7
Bảng 1.2. Tình hình sốt rét tại huyện Khánh Vĩnh giai đoạn 2015-2020 9
Bảng 1.3. Tình hình sốt rét tại xã Sơn Thái giai đoạn 2015-2020 9
Bảng 2.1. Bảng ma trận thử nghiệm nến xua diệt muỗi 52
Bảng 3.1. Kết quả điều tra một số thông tin về dân số xã Sơn Thái (2016) 55
Bảng 3.2. Kết quả phỏng vấn chủ hộ gia đình về sử dụng màn và ngủ
rừng ngủ rẫy 56
Bảng 3.3. Số ca mắc sốt rét theo loài ký sinh trùng năm 2016 57
Bảng 3.4. Kết quả phát hiện ký sinh trùng qua điều tra cắt ngang tại
xã Sơn Thái tháng 7/2016 58
Bảng 3.5. Thành phần loài Anopheles trong 3 sinh cảnh tại xã Sơn Thái 59
Bảng 3.6. Mật độ muỗi Anopheles trong thôn tại xã Sơn Thái qua 3 đợt
điều tra năm 2016 60
Bảng 3.7. Mật độ muỗi Anopheles trong rẫy qua 3 đợt điều tra năm 2016 61
Bảng 3.8. Mật độ muỗi Anopheles trong rừng qua 3 đợt điều tra năm 2016 62
Bảng 3.9. Số lượng và tỷ lệ An. dirus đốt máu người trong và
ngoài nhà rẫy theo đợt điều tra 63
Bảng 3.10. Số lượng và tỷ lệ An. maculatus đốt máu người trong và
ngoài nhà rẫy theo đợt điều tra 65
Bảng 3.11. Kết quả phát hiện KSTSR trong muỗi bằng PCR 66
Bảng 3.12. Chỉ số lan truyền côn trùng của An. dirus 67
Bảng 3.13. Thông tin chung về cấu trúc nhà, tỷ lệ màn tại thôn 68
Bảng 3.14. Kết quả khảo sát kiểu, vật liệu nhà trong rẫy 72
Bảng 3.15. Tỷ lệ số đêm ngủ thôn, rừng, rẫy qua theo dõi GPS 74
Bảng 3.16. Mức độ nhạy cảm với một số hóa chất diệt côn trùng nhóm
pyrethroid của muỗi thử nghiệm 76
Bảng 3.17. Kết quả gây ngã gục An. dirus của nến chứa transfluthrin ở
4 nồng độ trong buồng thử 70cm x 70 cm x70cm 77
Bảng 3.18. Kết quả gây ngã gục An. minimus của nến chứa transfluthrin ở
4 nồng độ trong buồng thử 70cm x 70 cm x70cm 78
Bảng 3.19. Hiệu lực gây chết muỗi của 4 loại nến chứa hàm lượng
transfluthrin khác nhau 79
vi
Bảng 3.20. Hiệu diệt muỗi của nến transfluthrin 0,04% trong buồng thử
Peet Grady 80
Bảng 3.21. Hiệu lực gây ngã gục và diệt muỗi An. dirus của nến
transfluthrin 0,04% theo thời gian đốt trong buồng thử Peet
Grady 81
Bảng 3.22. So sánh mật độ véc tơ sốt rét đốt người trong nhà giữa lô
thử nghiệm và đối chứng 82
Bảng 3.23. Hiệu lực bảo vệ cá nhân phòng chống muỗi An. dirus đốt
mồi trong nhà của nến xua diệt muỗi 83
Bảng 3.24. So sánh mật độ véc tơ sốt rét đốt người ngoài nhà giữa lô
thử nghiệm và đối chứng. 84
Bảng 3.25. Hiệu lực bảo vệ cá nhân phòng chống muỗi An. dirus đốt
mồi ngoài nhà của nến xua diệt muỗi 85
Bảng 3.26. Tác dụng không mong muốn của người tham gia thử nghiệm 86
Bảng 3.27. Tác dụng không mong muốn của nến thử nghiệm tại thực địa 87
Bảng 3.28. Số lượng và tỷ lệ % người thích sử dụng nến xua diệt muỗi
tại khu vực nhà rẫy xã Sơn Thái 88
vii
DANH MỤC HÌNH
Tên hình Trang
Hình 1.1. Phân bố véc tơ sốt rét chính trên thế giới 11
Hình 2.1. Vị trí các địa điểm điều tra nghiên cứu tại Khánh Hòa 36
Hình 3.1. Diễn biến tỷ lệ phần trăm đốt máu trong nhà và ngoài nhà
rẫy của An. dirus theo đợt điều tra 63
Hình 3.2. Hoạt động đốt mồi ban đêm của An. dirus 64
Hình 3.3. Hoạt động đốt mồi ban đêm của An. maculatus 65
Hình 3.4. Tỷ lệ hộ gia đình sử dụng màn trong thôn theo thời gian 69
Hình 3.5. Các hoạt động vào buổi tối trong nhà của người dân ở thôn 70
Hình 3.6. Số người dân hoạt động ngoài nhà trong thôn theo thời
gian 70
Hình 3.7. Các hoạt động ngoài nhà của người dân trong thôn 71
Hình 3.8. Tỷ lệ hộ gia đình sử dụng màn ở nhà rẫy theo thời gian 72
Hình 3.9. Các hoạt động vào buổi tối trong nhà của người dân ở rẫy 73
Hình 3.10. Bản đồ vệ tinh cung đường và các điểm người tham gia theo
dõi đã ngủ lại 75
1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Bệnh sốt rét hiện nay vẫn là một trong những vấn đề sức khỏe toàn cầu,
theo thông báo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO, 2018), trên toàn thế giới có
228 triệu người mắc sốt rét, chủ yếu tại các nước Châu Phi (chiếm 93%), ở
Đông Nam Á chiếm 3,4%. Số người chết do sốt rét khoảng 438.000 người,
trong đó chủ yếu ở châu Phi (chiếm 90%), tiếp đến là khu vực Đông Nam Á
(chiếm 7%) và khu vực Trung Đông (chiếm 2%) [1].
Việc phòng chống véc tơ sốt rét (VTSR) trong tiểu vùng sông Mekong
(Greater Mekong Subregion (GMS)) gần như dựa hoàn toàn vào việc cung cấp
màn tồn lưu lâu (LLINs), giải pháp này có hiệu quả đáng kể đến sự lan truyền
sốt rét. Độ bao phủ hầu khắp của LLINs và các biện pháp hiệu quả khác trong
việc phòng chống bệnh sốt rét dẫn đến việc tại nhiều quốc gia trong khu vực
GMS đang lên kế hoạch cho chiến lược loại trừ bệnh sốt rét. Tuy nhiên, mặc
dù các ca bệnh giảm rất đáng kể nhưng vẫn còn tồn tại một số lượng nhỏ các
ca sốt rét, ngay cả khi sự bao phủ rộng khắp của màn tẩm hóa chất và các biện
pháp can thiệp khác được triển khai ở quy mô lớn (ví dụ như phun tồn lưu trong
nhà IRS); Sự lan truyền này được gọi là sự lan truyền sốt rét dai dẳng (residual
malaria transmission (RMT)). Sự lan truyền sốt rét dai dẳng có thể là hệ quả từ
tập tính của véc tơ và/hoặc tập quán, thói quen sinh hoạt của con người, những
hành vi này làm tăng sự tiếp xúc giữa véc tơ và con người và làm giảm hiệu
quả của các phương pháp phòng chống véc tơ (PCVT) [2],[3],[4].
Tại Việt Nam, trong những năm qua công tác phòng chống (PCSR) đã
đạt được những thành tựu đáng kể bằng việc kết hợp phát hiện sớm, điều trị
đúng và đủ liều, cùng với áp dụng biện pháp phòng chống véc tơ thích hợp.
Hiện nay, bệnh sốt rét chủ yếu tập trung ở nhóm dân di cư tự do, đi rừng, ngủ
rẫy, qua lại biên giới. Tại những khu vực này véc tơ chính truyền bệnh được
xác định là muỗi An.dirus và An.minimus.
2
Để đạt được mục tiêu của Chiến lược Quốc gia phòng chống và loại trừ
bệnh sốt rét giai đoạn 2011 đến 2030 tại Việt Nam, việc phòng chống lây truyền
sốt rét cho nhóm đối tượng nguy cơ cao là rất quan trọng. Một số nghiên cứu
sử dụng màn tẩm hóa chất tồn lưu lâu, võng có bọc võng tẩm hóa chất tồn lưu
lâu cho thấy hiệu quả phòng chống VTSR cho người đi rừng, ngủ rẫy
[5],[6],[7]. Tuy nhiên, hoạt động đốt mồi của muỗi An.dirus trong rừng thường
xảy ra sớm, nghiên cứu tại Khánh Hòa (2003) cho thấy muỗi An. dirus hoạt
động đốt mồi suốt đêm, bắt đầu từ 18-19 giờ, tỷ lệ muỗi An. dirus thu thập trong
rừng từ 18 đến 22 giờ chiếm 50% số muỗi bắt được trong đêm. Chỉsố lan truyền
côn trùng từ 18-24 giờ ở trong rừng là 27,21 và nhà rẫy là 37,99; cao hơn nửa
sau đêm từ 0-6 giờ, ở trong rừng là 5,69 và nhà rẫy là 16,54 [8]. Do đó, màn
tẩm hóa chất hoặc võng có bọc võng tẩm hóa chất tồn lưu lâu chỉ bảo vệ được
người dân phòng chống muỗi khi họ sử dụng màn hoặc võng, ít có khả năng
bảo vệ người dân trong thời gian họ vẫn còn hoạt động trong rừng, rẫy vào buổi
chiều hoặc tối. Vì vậy, tại một số nơi bệnh sốt rét vẫn còn tồn tại dai dẳng.
Xác định rõ nguyên nhân của lan truyền sốt rét dai dẳng để từ đó có biện
pháp phòng chống véc tơ hiệu quả trong thời gian người dân vẫn hoạt động trong
rừng, rẫy là rất cần thiết để góp phần làm giảm gánh nặng bệnh sốt rét. Do đó, tôi
thực hiện đề tài: “Nghiên cứu lan truyền sốt rét dai dẳng liên quan đến muỗi
truyền bệnh sốt rét và hiệu lực của nến có transfluthrin xua diệt muỗi ở huyện
Khánh Vĩnh, tỉnh Khánh Hòa (2016 - 2019)”, với các mục tiêu:
1. Mô tả các yếu tố lan truyền sốt rét dai dẳng liên quan đến muỗi truyền bệnh
sốt rét tại xã Sơn Thái, huyện Khánh Vĩnh, tỉnh Khánh Hòa.
2. Đánh giá hiệu lực, tác dụng không mong muốn của nến có transfluthrin xua
diệt muỗi tại phòng thí nghiệm và thực địa.
3
Chương 1. TỔNG QUAN
1.1. Tình hình sốt rét trên thế giới và Việt Nam
1.1.1. Tình hình sốt rét trên thế giới
Bệnh sốt rét là một trong những bệnh nguy hiểm hàng đầu gây tử vong
cho loài người, bệnh do một số loài ký sinh trùng Plasmodium gây ra. Hàng
năm, trên thế giới có khoảng 350-500 triệu ca sốt rét và ít nhất một triệu người
trong số đó tử vong. Hầu hết các trường hợp mắc sốt rét và tử vong là trẻ em
và phụ nữ có thai, trong đó 90% thuộc khu vực cận Sahara ở châu Phi, tại các
khu vực xa xôi hẻo lánh với sự kém phát triển về các dịch vụ y tế. Tuy vậy, các
khu vực khác như châu Á, châu Mỹ La tinh, khu vực Trung Đông vẫn đang bị
ảnh hưởng [9].
Kể từ khi thành lập vào năm 1948, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã giành
sự ưu tiên cao nhất cho vấn đề sốt rét. Chương trình thanh toán sốt rét toàn cầu
(Global Malaria Eradication Programme) với mục đích loại trừ ký sinh trùng
sốt rét đã được WHO ban bố vào năm 1955 ở hầu hết các nước sốt rét lưu hành.
Chương trình này được thực hiện dựa trên việc sử dụng rộng rãi hoá chất diệt
côn trùng dichlor-diphenyl-trichlorethal (DDT) để phun tồn lưu, và sử dụng các
loại thuốc điều trị sốt rét trong đó chủ yếu là chloroquine.
Tuy nhiên, sau 36 năm tiến hành thanh toán sốt rét (từ 1955 – 1991) trên
toàn thế giới vẫn còn trên 2 tỷ người sống trong vùng sốt rét chiếm gần 50%
dân số thế giới ở 100 nước, tử vong do sốt rét hàng năm từ 1 đến 2 triệu người,
số mắc sốt rét mới hàng năm là 110 triệu người) [10]. Trước tình hình này, hội
nghị các Bộ trưởng bàn về vấn đề sốt rét đã được tổ chức tại Amsterdam năm
1992 đã quyết định thay đổi chiến lược từ “Thanh toán sốt rét” trở lại “Phòng
chống sốt rét”. Chiến lược phòng chống sốt rét (PCSR) toàn cầu (The Global
Malaria Control Strategy) đã được thông qua với mục tiêu hạn chế tử vong,
giảm tỷ lệ mắc sốt rét và giảm thiểu những thiệt hại về kinh tế, xã hội do sốt rét
4
gây ra thông qua việc cải thiện nhanh chóng và củng cố năng lực của các địa
phương trong vấn đề PCSR.
Năm 2007, WHO đã khuyến cáo một chiến lược mới quy mô toàn cầu
đó là loại trừ sốt rét. Chiến lược mới này với mục đích cắt đứt lan truyền sốt rét
tại chỗ một cách bền vững. Theo số liệu thống kê của WHO đến năm 2009,
bệnh sốt rét vẫn lưu hành ở 108 quốc gia, ước tính có khoảng 225 triệu người
mắc và 781 nghìn người tử vong do sốt rét, riêng Châu Phi chiếm 91%; Đông
Nam Á chiếm 6% [11].
Tính chung giai đoạn 2000-2015, số ca mắc và ca tử vong do sốt rét giảm
trên toàn cầu. Năm 2015, ước tính có 214 triệu ca mắc sốt rét giảm 18% so với
262 triệu ca năm 2000; Năm 2015 có 438.000 ca tử vong giảm 48% so với
839.000 ca năm 2000. Số trường hợp mắc và tử vong do sốt rét chủ yếu xảy ra
ở Châu Phi (88% năm 2000 và 90% năm 2015), tiếp đến là Đông Nam Á (10%
và 7%), Địa Trung Hải (2% và 2%) [12],[13].
Năm 2019 có khoảng 228 triệu trường hợp mắc bệnh sốt rét, giảm 23 triệu
trường hợp so với năm 2010 (228 triệu/251 triệu trường hợp) và giảm 3 triệu trường
hợp so với 2017 (228 triệu/231 triệu trường hợp). Tỷ lệ mắc bệnh sốt rét đã giảm
trên toàn cầu từ năm 2010 đến 2020, từ 71/1.000 (2010) xuống còn 57/1.000 dân số
nguy cơ sốt rét (2019). Hầu hết các trường hợp sốt rét trong năm 2019 ở Khu vực
Châu Phi với 213 triệu trường hợp chiếm 93%, tiếp theo là khu vực Đông Nam Á
chiếm 3,4% và khu vực Địa Trung Hải chiếm 2,1%. [14].
1.1.2. Tình hình sốt rét ở Việt Nam
Tại Việt Nam, Chương trình tiêu diệt sốt rét đã thực hiện ở miền Bắc từ
năm 1958 - 1975, bao gồm: giai đoạn chuẩn bị (từ 1958 - 1961) và giai đoạn
tấn công tiêu diệt sốt rét (từ 1962-1964). Đến năm 1964, bệnh sốt rét đã giảm
20 lần. Chương trình tiêu diệt sốt rét được duy trì trong suốt thời gian chiến
tranh chống Mỹ ở miền Bắc cùng với chương trình phòng chống và diệt trừ sốt
rét trong các vùng giải phóng ở miền Nam đến năm 1975. Sau thống nhất đất
5
nước, do hậu quả của chiến tranh và do nhiều nguyên nhân khác, tình hình bệnh
sốt rét trên toàn quốc không ổn định, tỷ lệ mắc và chết do sốt rét tăng dần.
Từ năm 1976 nước ta đã chuyển chiến lược tiêu diệt sốt rét sang chiến
lược thanh toán sốt rét không hạn định về thời gian. Từ năm 1987 bệnh sốt rét
đã quay trở lại ở hầu hết các tỉnh vùng rừng núi và ven biển với tốc độ nhanh
và nghiêm trọng, với khoảng 80% dân số sống trong vùng sốt rét (57 triệu
người). Năm 1991, toàn quốc có 144 vụ dịch sốt rét, 4646 người chết do sốt
rétvà hơn 1 triệu người mắc sốt rét.
Năm 1991, Việt Nam đã chuyển chiến lược thanh toán sốt rétsang chiến lược
phòng chống sốt rét và Chương trình phòng chống sốt rét trở thành một trong các
dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phòng chống một số bệnh xã hội, bệnh
dịch nguy hiểm và HIV/AIDS từ đó cho đến năm 2020.
Sau 10 năm (1991 – 2000) thực hiện PCSR: Số người mắc sốt rét giảm
73,1% so với năm 1991 (1.091.251 người); số người tử vong do sốt rét giảm
98,5% so với năm 1991 (4.646 người); 2 vụ dịch sốt rét (phạm vi thôn, bản),
giảm 98,6% so với năm 1991 (144 vụ dịch) [15],[16].
Việt Nam là một trong những quốc gia có chương trình PCSR thành
công, đạt được nhiều thành tựu to lớn trong công tác PCSR từ năm 1991 khi
chuyển từ chương trình thanh toán sốt rét sang PCSR: sốt rét đã giảm mạnh,
thậm chí nhiều tỉnh, thành phố đã không ghi nhận trường hợp mắc sốt rét tại
địa phương. Số vụ dịch sốt rét giảm dần, năm 2010 không có dịch sốt rét xảy
ra trong cả nước [15].
Từ năm 2011, Thủ tướng chính phủ đã phê duyệt “Chiến lược phòng chống
và loại trừ sốt rét”[15]. Trong giai đoạn 2011-2015, công tác phòng chống và loại
trừ sốt rét được đẩy mạnh ở tất cả các tuyến, tình hình sốt rét ổn định ở nhiều tỉnh.
Tuy nhiên, còn một số tỉnh ở Tây Nguyên và Đông Nam Bộ, đặc biệt là Bình
Phước và Gia Lai, Khánh Hòa sốt rét còn diễn biến phức tạp.