Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Luận án tiến sĩ: Ẩn dụ ý niệm trong các diễn ngôn chính trị (trên tư liệu tiếng Anh và tiếng Việt)
PREMIUM
Số trang
267
Kích thước
1.7 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1717

Luận án tiến sĩ: Ẩn dụ ý niệm trong các diễn ngôn chính trị (trên tư liệu tiếng Anh và tiếng Việt)

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

VIỆN HÀN LÂM

KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN TIẾN DŨNG

ẨN DỤ Ý NIỆM TRONG CÁC DIỄN NGÔN

CHÍNH TRỊ (TRÊN TƯ LIỆU TIẾNG ANH

VÀ TIẾNG VIỆT)

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC

HÀ NỘI, 2019

VIỆN HÀN LÂM

KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN TIẾN DŨNG

ẨN DỤ Ý NIỆM TRONG CÁC DIỄN NGÔN

CHÍNH TRỊ (TRÊN TƯ LIỆU TIẾNG ANH

VÀ TIẾNG VIỆT)

Ngành: Ngôn ngữ học

Mã số: 9 22 90 20

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Hồng Cổn

HÀ NỘI, 2019

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số

liệu và kết quả nghiên cứu trong luận án là trung thực. Những kết luận khoa

học của luận án chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Nội

dung luận án có tham khảo và sử dụng ngữ liệu được trích dẫn từ các diễn

ngôn chính trị tiếng Anh và tiếng Việt được liệt kê trong Phụ lục của luận án.

TÁC GIẢ LUẬN ÁN

Nguyễn Tiến Dũng

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU.............................................................................................. 1

Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ

LUẬN................................................................................................................ 9

1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu ................................................................ 9

1.1.1. Tình hình nghiên cứu ẩn dụ trong ngôn ngữ học.................................... 9

1.1.2. Ẩn dụ ý niệm trong diễn ngôn chính trị................................................ 15

1.2. Cơ sở lý thuyết ......................................................................................... 21

1.2.1. Khái quát về khoa học tri nhận và ngôn ngữ học tri nhận.................... 21

1.2.2 Ý niệm và ý niệm hóa ............................................................................ 23

1.2.3. Ẩn dụ ý niệm......................................................................................... 26

1.2.4. Diễn ngôn và diễn ngôn chính trị........................................................ 344

1.3. Tiểu kết..................................................................................................... 38

Chương 2: KHẢO SÁT ẨN DỤ CẤU TRÚC TRONG CÁC DIỄN NGÔN

CHÍNH TRỊ TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT............................................ 38

2.0 Dẫn nhập ................................................................................................. 399

2.1 Ẩn dụ cấu trúc trong các diễn ngôn chính trị tiếng Anh......................... 411

2.1.1 Ẩn dụ cấu trúc có miền nguồn HOẠT ĐỘNG CON NGƯỜI............. 422

2.1.2. Ẩn dụ cấu trúc có miền nguồn MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN ............... 60

2.2 Ẩn dụ cấu trúc trong các diễn ngôn chính trị tiếng Việt........................... 67

2.2.1 Ẩn dụ cấu trúc có miền nguồn HOẠT ĐỘNG CON NGƯỜI............... 68

2.2.2. Ẩn dụ cấu trúc có miền nguồn MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN ............... 77

2.3 Một số nhận xét chung về ẩn dụ cấu trúc trong các diễn ngôn chính trị

tiếng Anh và tiếng Việt ................................................................................... 83

2.4 Tiểu kết...................................................................................................... 85

Chương 3: KHẢO SÁT ẨN DỤ BẢN THỂ TRONG CÁC DIỄN NGÔN

CHÍNH TRỊ TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT............................................ 88

3.0 Dẫn nhập ................................................................................................... 88

3.1 Ẩn dụ bản thể trong các diễn ngôn chính trị tiếng Anh............................ 88

3.1.1 Ẩn dụ bản thể có miền nguồn HOẠT ĐỘNG CON NGƯỜI................ 88

3.1.2 Ẩn dụ bản thể có miền nguồn MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN ............... 100

3.1.3 Ẩn dụ bản thể có miền nguồn CƠ THỂ SỐNG................................... 104

3.2 Ẩn dụ bản thể trong các diễn ngôn chính trị tiếng Việt.......................... 107

3.2.1 Ẩn dụ bản thể có miền nguồn là HOẠT ĐỘNG CON NGƯỜI.......... 107

3.2.2 Ẩn dụ bản thể có miền nguồn là MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN............ 117

3.2.3. Ẩn dụ bản thể có miền nguồn là CƠ THỂ SỐNG.............................. 124

3.3. Một số nhận xét chung về ẩn dụ bản thể trong các diễn ngôn chính trị

tiếng Anh và tiếng Việt ............................................................................... 1277

3.4 Tiểu kết................................................................................................ 12929

PHẦN KẾT LUẬN.................................................................................... 1311

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN

QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ............................................................................ 1354

TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................ 1365

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1: Thống kê lượt xuất hiện của miền nguồn CHÍNH TRỊ LÀ

MỘT CUỘC HÀNH TRÌNH................................................................ 44

Bảng 2.2: Thống kê lượt xuất hiện của miền nguồn CHÍNH TRỊ LÀ

XÂY DỰNG ......................................................................................... 50

Bảng 2.3: Thống kê lượt xuất hiện của ẩn dụ ý niệm CHÍNH TRỊ LÀ

CHIẾN TRANH.................................................................................... 56

Bảng 2.4: Thống kê lượt xuất hiện của ẩn dụ ý niệm CHÍNH TRỊ LÀ

HIỆN TƯỢNG THỜI TIẾT.................................................................. 61

Bảng 2.5: Thống kê lượt xuất hiện của ẩn dụ ý niệm CHÍNH TRỊ LÀ

ÁNH SÁNG VÀ BÓNG TỐI ............................................................... 65

Bảng 2.6: Thống kê lượt xuất hiện của ẩm dụ ý niệm CHÍNH TRỊ LÀ

HÀNH TRÌNH...................................................................................... 68

Bảng 2.7: Thống kê lượt xuất hiện của ẩm dụ ý niệm CHÍNH TRỊ LÀ

XÂY DỰNG ......................................................................................... 71

Bảng 2.8: Thống kê lượt xuất hiện của ẩn dụ ý niệm CHIẾN TRANH

LÀ HOẠT ĐỘNG CỦA CON NGƯỜI ............................................... 75

Bảng 3.1: Thống kê lượt xuất hiện của ẩn dụ ý niệm THẾ GIỚI LÀ

MỘT CỘNG ĐỒNG............................................................................. 93

Bảng 3.2: Thống kê lượt xuất hiện ẩn dụ ý niệm QUỐC GIA LÀ MỘT

GIA ĐÌNH............................................................................................. 97

Bảng 3.3: Thống kê lượt xuất hiện của ẩn dụ ý niệm CHÍNH QUYỀN

LÀ CỖ MÁY ...................................................................................... 101

Bảng 3.4: Thống kê lượt xuất hiện của ẩn dụ ý niệm CHÍNH TRỊ LÀ

ĐỘNG THỰC VẬT............................................................................ 103

Bảng 3.5 Thống kê lượt xuất hiện của ẩn dụ ý niệm THẾ GIỚI LÀ MỘT

CỘNG ĐỒNG..................................................................................... 111

Bảng 3.6: Thống kê lượt xuất hiện của ẩn dụ ý niệm QUỐC GIA LÀ

MỘT GIA ĐÌNH................................................................................. 113

Bảng 3.7: Thống kê lượt xuất hiện của ẩn dụ ý niệm CHÍNH QUYỀN

LÀ CỖ MÁY ...................................................................................... 118

Bảng 3.8: Thống kê lượt xuất hiện của ẩn dụ ý niệm CHÍNH TRỊ LÀ

ĐỘNG THỰC VẬT............................................................................ 120

Bảng 3.9: Thống kê lượt xuất hiện của ẩn dụ ý niệm QUỐC GIA LÀ CƠ

THỂ SỐNG và CÁI XẤU LÀ VẾT THƯƠNG / BỆNH TẬT .......... 124

1

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Theo quan điểm của ngôn ngữ học tri nhận, ngôn ngữ là công cụ tri

nhận của con người, trong đó ẩn dụ là một công cụ tri nhận tiêu biểu và hiệu

quả. Hầu hết quá trình tri nhận của con người về thế giới xung quanh là dựa

trên các ý niệm mang tính ẩn dụ và những ý niệm này có nhiệm vụ cấu trúc

hóa và có ảnh hưởng đến ngôn ngữ con người sử dụng. Lakoff [121: 229] đã

nhận định rằng: “Nếu không có hệ thống ẩn dụ thì chúng ta không thể có triết

lý hóa, lý thuyết hóa mà chỉ có đôi chút hiểu biết chung chung về đời sống cá

nhân và xã hội thường ngày mà thôi”. Ngôn ngữ học tri nhận đã nghiên cứu ẩn

dụ trong mối tương quan giữa ngôn ngữ và tâm lý, và hiện ẩn dụ đã trở thành đối

tượng nghiên cứu của khoa học liên ngành, phát huy vai trò quan trọng trong các

lĩnh vực từ thi ca, kinh tế, ngoại giao đến khoa học, chính trị …

Không chỉ có tầm quan trọng, ẩn dụ còn hiện diện vô cùng phổ biến

trong mọi mặt của đời sống con người. Theo Lakoff và Johnson [124: 3], “ẩn

dụ hiện diện ở khắp mọi nơi trong đời sống chúng ta, không chỉ trong ngôn

ngữ mà còn trong tư duy và hành động”. Ẩn dụ được sử dụng rộng rãi trong

giao tiếp hàng ngày và cả trong các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, giáo

dục, khoa học. Những ý niệm cơ bản và mang tính phổ quát nhất về thế giới

được chúng ta tri nhận thông qua các phép đồ họa ẩn dụ vốn xuất phát từ

những kinh nghiệm thực tế và cụ thể mà chúng ta trải nghiệm hoặc tích lũy từ

cuộc sống hàng ngày. Sự phổ biến của ẩn dụ được phản ánh qua quan sát của

Geary [101: 5-7], theo đó, cứ 10 đến 20 từ chúng ta nói ra có thể xuất hiện

một ẩn dụ và chúng ta sử dụng khoảng sáu ẩn dụ trong vòng một phút.

Trên thế giới, có nhiều tác giả đã nghiên cứu về ẩn dụ trong các lĩnh

vực văn học, thi ca, khoa học, pháp luật, báo chí và đã có nhiều công trình

nghiên cứu về ẩn dụ trong diễn ngôn chính trị (DNCT). Tuy nhiên, ở Việt

Nam, đối tượng nghiên cứu trong tiếng Việt chủ yếu là các phương thức ẩn dụ

2

dùng trong thi ca (Hữu Đạt [19]; Nguyễn Lai [36]; Ngũ Thiện Hùng và Trần

Thị Thanh Thảo [31]; Phan Văn Hòa và Nguyễn Thị Tú Trinh [29]; Nguyễn

Thị Bích Hạnh [26]; Phạm Thị Hương Quỳnh [77], Trần Thế Phi [75]) hoặc

trong thành ngữ tiếng Việt (Trần Bá Tiến [78], Vi Trường Phúc [76]) hoặc

trong diễn ngôn báo chí kinh tế (Hà Thanh Hải, [67]). Cũng có thể kể đến

Nguyễn Văn Hán [68] nghiên cứu về định vị thời gian dưới góc nhìn tri nhận,

Ly Lan [72] khảo sát ẩn dụ ý niệm chỉ tình cảm, Nghiêm Hồng Vân [80]

nghiên cứu đối chiếu ẩn dụ ý niệm chỉ trạng thái tình cảm vui mừng và tức

giận trong tiếng Nhật và tiếng Việt, Lê Thị Kiều Vân [79] nghiên cứu đặc

trưng văn hóa và tri nhận của người Việt qua một số từ khóa, Trần Thị

Phương Lý [73] tìm hiểu về ẩn dụ ý niệm phạm trù thực vật, Nguyễn Thị Bích

Hợp [70] nghiên cứu ẩn dụ ý niệm phạm trù đồ ăn và Nguyễn Thị Như Ngọc

[74] chọn chủ đề nghiên cứu là ẩn dụ và dịch ẩn dụ trong văn bản diễn thuyết

chính trị Mỹ. Tuy nhiên, theo nhà nghiên cứu Lý Toàn Thắng [56], các công

trình nghiên cứu ẩn dụ theo quan điểm ý niệm ở Việt Nam còn chưa nhiều và

chưa đa dạng. Đặc biệt trong lĩnh vực DNCT, số lượng các công trình nghiên

cứu ẩn dụ ý niệm ở Việt Nam lại càng hạn chế mặc dù ẩn dụ ý niệm trong các

DNCT là một vấn đề phức tạp nhưng vô cùng hấp dẫn bởi ẩn chứa bên trong

mỗi DNCT là chiến thuật, là sách lược, là tác động của cả một chế độ chính

trị, của một nền văn hóa được biểu đạt một cách sinh động và thuyết phục qua

hành vi sử dụng ẩn dụ ý niệm của các diễn giả chính trị.

Tiếp nối các nghiên cứu về ẩn dụ ý niệm trong DNCT ở ngoài nước và

với mong muốn bổ sung thêm minh chứng về lĩnh vực nghiên cứu này ở Việt

Nam, chúng tôi quyết định chọn “Ẩn dụ ý niệm trong các diễn ngôn chính trị

(trên tư liệu tiếng Anh và tiếng Việt)” làm đề tài luận án tiến sỹ. Luận án sẽ

tìm hiểu về việc sử dụng ẩn dụ ý niệm trong DNCT tiếng Anh và tiếng Việt,

xác định những loại ẩn dụ ý niệm phổ biến trong hai ngôn ngữ; từ đó giúp làm

sáng tỏ thêm về phương thức tri nhận thế giới của người bản ngữ nói tiếng

3

Anh và tiếng Việt, ngõ hầu giúp ích cho việc dạy-học và nghiên cứu tiếng

Anh ở Việt Nam. Có thể nói đây là một đề tài có tính cấp thiết cả về lý luận

và thực tiễn.

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

2.1. Mục đích nghiên cứu

Luận án nghiên cứu việc sử dụng ẩn dụ ý niệm trong các DNCT tiếng

Anh và tiếng Việt theo quan điểm của ngôn ngữ học tri nhận nhằm làm rõ đặc

điểm của các loại ẩn dụ ý niệm được sử dụng phổ biến trong các DNCT tiếng

Anh và tiếng Việt, vai trò của các ẩn dụ ý niệm này, những điểm tương đồng

và dị biệt của các ẩn dụ ý niệm trong DNCT của hai ngôn ngữ. Từ đó, luận án

đưa ra những kiến giải đối với các điểm tương đồng và dị biệt (nếu có) dựa

trên mối quan hệ giữa ngôn ngữ, văn hóa và tư duy. Với mục đích nghiên cứu

đó, luận án đặt ra các câu hỏi nghiên cứu cụ thể như sau:

i. Những loại ẩn dụ ý niệm nào được sử dụng trong các DNCT tiếng

Anh và tiếng Việt? Các ẩn dụ ý niệm này có tần suất sử dụng như thế nào?

ii. Vai trò của các ẩn dụ ý niệm là gì khi được sử dụng trong các DNCT

tiếng Anh và tiếng Việt?

iii. Các ẩn dụ ý niệm xuất hiện trong các DNCT tiếng Anh và tiếng

Việt có những điểm tương đồng và dị biệt gì?

iv. Những điểm tương đồng và dị biệt (nếu có) sẽ được giải thích như

thế nào thông qua mối quan hệ giữa ngôn ngữ, văn hóa và tư duy?

2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

Để đạt được các mục đích nêu trên, luận án phải giải quyết các nhiệm vụ sau:

- Tìm hiểu tình hình nghiên cứu và cơ sở lý thuyết về ẩn dụ ý niệm trong

DNCT tiếng Anh và tiếng Việt.

- Thu thập, miêu tả ngữ liệu ẩn dụ ý niệm trong các DNCT tiếng Anh và

tiếng Việt nhằm làm sáng tỏ tình hình sử dụng, phương thức ý niệm hóa và

vai trò của ẩn dụ ý niệm trong các DNCT của hai ngôn ngữ.

4

- Đối chiếu nhằm chỉ ra những tương đồng và khác biệt, đồng thời phân

tích sự tác động của các yếu tố ngôn ngữ, văn hóa và tư duy để giải thích các

đặc trưng trên của ẩn dụ ý niệm trong các DNCT tiếng Anh và tiếng Việt.

3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu và nguồn ngữ liệu

3.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận án là các ẩn dụ ý niệm được sử dụng

trong một số DNCT của các nguyên thủ các nước nói tiếng Anh như Hoa Kỳ,

Anh Quốc và Australia, và các nhà lãnh đạo chính trị của Việt Nam.

3.2. Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi nghiên cứu chủ yếu của luận án là các DNCT tiếng Anh và

tiếng Việt được dùng làm cứ liệu, bao gồm các bài viết và các bài diễn thuyết

về chủ đề chính trị của các nguyên thủ các nước nói tiếng Anh như Hoa Kỳ,

Anh Quốc và Australia và các nhà lãnh đạo chính trị của Việt Nam từ thế kỷ

XX đến nay.

3.3. Nguồn ngữ liệu

Ngữ liệu nghiên cứu tiếng Anh của luận án bao gồm 58 bài diễn văn,

gồm diễn văn nhậm chức và Thông điệp liên bang của một số Tổng thống

Hoa Kỳ, chủ yếu là các vị Tổng thống trong 30 năm trở lại đây như Ronald

Reagan (1985-1989), George HW Bush (1990 – 1993), Bill Clinton (1994 –

2000), George W Bush (2001 – 2008), Barack Obama (2009 – 2016), Donald

Trump (2017). Ngoài ra còn có một số bài diễn văn được các Tổng thống Hoa

Kỳ khác nhau thực hiện tại thời điểm có những sự kiện lịch sử quan trọng như

sự kiện 11/9 năm 2011, sự kiện bức tường Berlin sụp đổ và một số bài diễn

văn tranh cử tổng thống và tuyên bố thắng cử và một số bài diễn văn của một

số Thủ tướng Anh Quốc như Margaret Thatcher, Tony Blair, Gordon Brown,

David Cameron và một số Thủ tướng Australia như Paul Keating, Bob Hawke,

John Howard, Julia Gillard, Malcolm Turnbull, Scott Morrison. Các diễn

ngôn được lựa chọn có nội dung phản ánh các sự kiện, quan điểm, lập trường

5

chính trị để đảm bảo đối tượng nghiên cứu là các DNCT tiếng Anh. Tổng độ

dài của 58 bài diễn văn là 128.485 từ.

Ngữ liệu tiếng Việt gồm 56 bài diễn văn tiếng Việt của các nhà lãnh

đạo chính trị Việt Nam trong giai đoạn từ 1945 đến nay mà tiêu biểu là Chủ

tịch Hồ Chí Minh, Tổng Bí thư Lê Duẩn, Tổng Bí thư Trường Chinh, Tổng Bí

thư Nguyễn Văn Linh, Thủ tướng Võ Văn Kiệt, Chủ tịch nước Nguyễn Minh

Triết, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Tổng

Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch nước

Trần Đại Quang. Các diễn ngôn tiếng Việt được lựa chọn cũng có nội dung

phản ánh các sự kiện, quan điểm, lập trường chính trị phù hợp với đặc diểm

của DNCT nói chung. Các DNCT tiếng Việt có tổng độ dài là 126.180 từ. (Cụ

thể, xem danh mục các DNCT tiếng Anh và tiếng Việt được dùng làm tư liệu

nghiên cứu ở Phụ lục 1).

4. Phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện việc khảo sát và nghiên cứu đề tài, chúng tôi sẽ áp dụng

tổng hợp các phương pháp nghiên cứu sau đây:

- Phương pháp miêu tả ngôn ngữ, cụ thể là phương pháp phân tích ngữ

nghĩa theo các khung lý thuyết của ngôn ngữ học tri nhận được sử dụng để

miêu tả và phân tích quá trình ý niệm hóa, đặc điểm cấu trúc, ngữ nghĩa của

các ẩn dụ ý niệm thuộc hai loại: ẩn dụ cấu trúc và ẩn dụ bản thể được sử dụng

trong các DNCT tiếng Anh và tiếng Việt mà luận án khảo sát. Các ẩn dụ ý

niệm sau khi được nhận diện sẽ được liệt kê và phân loại theo loại ẩn dụ cấu

trúc hoặc ẩn dụ bản thể và sau đó là theo miền nguồn và tiếp đến là theo tầng

bậc là ẩn dụ thượng danh hay ẩn dụ hạ danh. Luận án cũng sẽ phân tích tần

suất sử dụng của các ẩn dụ ý niệm và các biểu thức ngôn ngữ chứa đựng các

thuộc tính miền nguồn ý niệm trong nguồn ngữ liệu là các DNCT. Luận án sẽ

cố gắng phác họa các mô hình tri nhận của người bản ngữ nói tiếng Anh và

6

người Việt khi lựa chọn sử dụng ẩn dụ ý niệm trong các DNCT trong hai

chương chính của luận án.

- Phương pháp phân tích diễn ngôn được sử dụng để phân tích vai trò của

ẩn dụ ý niệm trong việc tạo lập diễn ngôn và thể hiện tư tưởng, quyền lực, tạo

ra hiệu lực xã hội, hiệu lực chỉ đạo và điều hành trong các DNCT tiếng Anh

và tiếng Việt.

- Phương pháp so sánh đối chiếu cũng được sử dụng để xác định các đặc

điểm tương đồng và dị biệt của ẩn dụ ý niệm trong DNCT của hai ngôn ngữ.

Cụ thể, dựa trên kết quả mô tả, luận án đã tiến hành áp dụng phương thức đối

chiếu 2 chiều (cả tiếng Anh và tiếng Việt đều được coi là ngữ nguồn và ngữ

đích) để tìm ra những nét tương đồng và dị biệt của ẩn dụ ý niệm trong các

DNCT tiếng Anh và tiếng Việt. Tuy nhiên, do mục đích chính của luận án này

không phải là nghiên cứu đối chiếu về mặt hệ thống, nên chúng tôi áp dụng

phương pháp đối chiếu chủ yếu để chỉ ra những điểm tương đồng và khác biệt

trong việc sử dụng các ẩn dụ ý niệm ở DNCT của các diễn giả chính trị nói

tiếng Anh và tiếng Việt.

Ngoài các phương pháp trên, chúng tôi còn sử dụng các thủ pháp thống kê,

phân loại. Cụ thể:

- Thủ pháp thống kê được dùng để khảo sát, thống kê ngữ liệu, cung cấp

các thông tin định lượng cần thiết cho việc miêu tả, nhận xét, đánh giá về đặc

điểm cấu trúc, ngữ nghĩa, xu hướng sử dụng ẩn dụ ý niệm trong các DNCT

tiếng Anh và tiếng Việt.

- Thủ pháp phân loại được dùng để phân loại và hệ thống hóa các miền

nguồn và các loại ẩn dụ ý niệm trong các DNCT tiếng Anh và tiếng Việt theo

các nhóm để phục vụ mục tiêu nghiên cứu.

5. Những đóng góp mới của luận án

Mặc dù ở Việt Nam đã có khá nhiều công trình nghiên cứu về ngôn ngữ

học tri nhận với việc ứng dụng các thành tựu của các khung lý thuyết ngôn

7

ngữ học tri nhận trong nhiều lĩnh vực nhưng luận án là công trình đầu tiên ở

Việt Nam nghiên cứu ẩn dụ ý niệm trong DNCT của các nước nói tiếng Anh

và tiếng Việt, một lĩnh vực lâu nay chưa nhận được nhiều sự quan tâm của các

nhà nghiên cứu ngôn ngữ ở Việt Nam. Các kết quả nghiên cứu của luận án sẽ

góp phần củng cố lý thuyết ngôn ngữ học tri nhận, hệ thống hóa các vấn đề cơ

bản của ẩn dụ ý niệm trên cơ sở phân tích nguồn ngữ liệu DNCT tiếng Anh và

tiếng Việt. Kết quả nghiên cứu của luận án sẽ có giá trị ứng dụng trong công

tác giảng dạy, nghiên cứu về ẩn dụ ý niệm cũng như công tác nghiên cứu,

phân tích văn bản học, cụ thể là thể loại DNCT.

6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án

6.1. Ý nghĩa khoa học

Các kết quả nghiên cứu của luận án sẽ góp phần làm sáng tỏ thêm khái

niệm, biểu thức, ngữ nghĩa, ngữ dụng và cơ chế ánh xạ của các ẩn dụ ý niệm

trong DNCT tiếng Anh và tiếng Việt, một lĩnh vực chưa được nghiên cứu

nhiều tại Việt Nam. Nghiên cứu cũng khẳng định ưu thế của ngôn ngữ học tri

nhận và lý thuyết ẩn dụ ý niệm trong việc nghiên cứu và phân tích DNCT

tiếng Anh và tiếng Việt.

6.2. Ý nghĩa thực tiễn

Nghiên cứu này cũng sẽ giúp cho những người làm công tác nghiên

cứu ngôn ngữ hiểu sâu hơn về vấn đề ẩn dụ ý niệm theo góc độ ngôn ngữ học

tri nhận trong văn cảnh là các DNCT tiếng Anh và tiếng Việt. Đồng thời,

nghiên cứu cũng sẽ giúp cho những người làm công tác biên - phiên dịch

tiếng Anh chuyên ngành chính trị, giảng viên và sinh viên tiếng Anh hiểu sâu

hơn về vấn đề ẩn dụ tri nhận trong các DNCT tiếng Anh và tiếng Việt.

Các kết quả nghiên cứu của luận án sẽ giúp ích cho công tác biên-phiên

dịch tài liệu chính trị, biên soạn và thiết kế tài liệu giảng dạy tiếng Anh, đặc

biệt là việc giảng dạy tiếng Anh chuyên ngành chính trị, góp phần nâng cao

8

hiệu quả, chất lượng sử dụng tài liệu giảng dạy, công tác dạy và học môn

tiếng Anh tại các trường đại học.

7. Cấu trúc của luận án

Ngoài Phần mở đầu, Phần kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo và

Phụ lục, luận án được tổ chức thành 3 chương chính sau:

Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý luận

Chương này trình bày tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề

tài luận án và các vấn đề lý thuyết làm cơ sở cho việc phân tích ẩn dụ ý niệm

trong DNCT ở các chương sau.

Chương 2: Khảo sát ẩn dụ cấu trúc trong các diễn ngôn chính trị

tiếng Anh và tiếng Việt

Chương 2 của luận án phân tích các ẩn dụ ý niệm cấu trúc và các biểu

thức ẩn dụ cấu trúc phổ biến trong DNCT tiếng Anh và tiếng Việt.

Chương 3: Khảo sát ẩn dụ bản thể trong các diễn ngôn chính trị

tiếng Anh và tiếng Việt

Chương 3 của luận án phân tích các ẩn dụ ý niệm bản thể và các biểu

thức ẩn dụ bản thể phổ biến trong DNCT tiếng Anh và tiếng Việt.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!