Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Lựa chọn loài cây trồng cải tạo rừng nghèo cho tỉnh Bắc Kạn
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Lê Sỹ Trung và cs Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 57(9): 91 – 95
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
LỰA CHỌN LOÀI CÂY TRỒNG CẢI TẠO RỪNG NGHÈO CHO TỈNH BẮC
KẠN
Lê Sỹ Trung1*, Triệu Đức Văn2
1 Trường Đại học Nông lâm – Đại học Thái nguyên
2 Chi cục Lâm nghiệp Bắc Kạn
TÓM TẮT
Rừng nghèo Bắc Kạn có 50 họ, 116 chi, 215 loài. Thành phần loài cây ưu thế
thuộc các họ Dẻ (Fagaceae), họ Dâu tằm (Moraceae), họ Long não (Lauraceae),
họ Thầu dầu (Euphorbiaceae).
Tổ thành loài cây chủ yếu ưa sáng mọc nhanh giá trị thấp, điển hình là các loài:
Mán đỉa, Sau sau, Màng tang, Chẹo, Sòi tía, Bồ đề và đã xuất hiện một số loài cây
ưa bóng như: Côm tầng, Dẻ, Re, Trám,… ở các huyện khác nhau tần số xuất hiện
của các loài cây có khác nhau nhưng không lớn
Đối với rừng trồng người dân lựa chọn các loài: Mỡ, Keo, Thông, Sa mộc, Sao,
Trám trắng, Trám đen, Quế, Xoan ta, Xoan nhừ, Bồ đề, Trúc, Chè san tuyết, Hồi,
Lát Mê hi cô, Sấu, Lát, Dẻ, Giổi, Re. Đối với rừng tự nhiên khoanh nuôi phục hồi
cây lựa chọn chính để lại là: Bồ đề, Re, Kháo vàng, Xoan nhừ, Cáng lò, Dẻ, Trám
đen, Xoan ta, Giổi xanh, Giổi bà, Xoan mộc, Trám trắng, Xoan nhừ, Kháo vàng,
Táu, Sến, thừng mực, dọc, sồi, bứa, vạng trứng, lim vang, ràng ràng xanh, Máu
chó, Trâm, Phay
Từ khóa: Rừng nghèo, rừng tự nhiên, họ, loài
∗
Hệ thực vật rừng tỉnh Bắc Kạn mang đặc
tính của khu Bắc Việt Nam - Nam Trung
Hoa với cây rừng thuộc các họ:Dẻ, Xoan,
Bồ hòn, Đậu, Dâu tằm... và khu hệ thực
vật Ấn Độ - Myanma di cư đến như họ
Bòng, Thung, Gạo, Me rừng ... Theo số
liệu điều tra mới đây nhất (1997) thực vật
rừng ở Bắc Kạn có 148 họ, 537 chi và 826
loài thực vật, trong đó có 300 loài cây cho
gỗ, trên 300 loài cây thuốc, ngoài ra còn
nhiều loài có giá trị: Cho sợi, dầu, nhựa,
hoa, quả, củ, rau, làm cảnh... Theo sách đỏ
Việt Nam hiện nay ở Bắc Kạn có 52 loài
được xếp vào loài thực vật quý hiếm của
Việt Nam như các loài: Đinh, Ngũ gia bì,
1. LÝ DO
∗ Lê Sỹ Trung, Tel: 0912.150.620,
Khoa Lâm Nghiệp – trường ĐH Nông Lâm – ĐH TN
Gai, Trai lý, Nghiến, Chò đãi ... trên núi đá
vôi và các loài: Trầm hương, Cầu điệp,
Lan hành, Thông thảo, Thông tre... trên núi
đất [1].
Nhìn chung thực vật rừng ở Bắc Kạn khá
phong phú về số loài, đặc biệt số lượng
loài quý hiếm và có giá trị kinh tế cao.
Những loài này có nhiều ở những vùng
núi cao, vùng núi đá vôi Kim Hỷ (Na Rì),
Bản Thi (Chợ Đồn). Những vùng thấp,
gần khu dân cư các trục đường giao thông
rừng đã bị tàn phá mạnh, các loài cây quý
hiếm, gỗ có giá trị kinh tế bị khai thác
nhiều cho nhu cầu phát triển kinh tế của địa
phương, vì vậy diện tích rừng nghèo còn lại
là chính. Vấn đề đặt ra làm thế nào để cải
tạo rừng nghèo, đáp ứng nhu cầu phòng hộ,
đồng thời góp phần nâng cao thu nhập cho
các chủ rừng. Do vậy việc điều tra đánh giá,