Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Lợi Nhuận Và Một Số Giải Pháp Giúp Tăng Lợi Nhuận Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Sản Xuất Tại Công Ty Cổ
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: T.S Võ Xuân Vinh
LỜI MỞ ĐẦU
A. Lý Do Chọn Đề Tài:
Trong thời buổi kinh tế hội nhập, các quốc gia trên thế giới đang cố hòa mình vào
một nền kinh tế toàn cầu hóa. Xu hướng hội nhập kinh tế thế giới đã trở thành mục tiêu
chung cho tất cả các quốc gia. Doanh nghiệp nào linh hoạt, năng động thích nghi nhanh
với xu hướng phát triển của thế giới thì sẽ tồn tại vững mạnh, doanh nghiệp nào không
thích nghi nhanh với xu hướng biến đổi của thế giới thì sẽ bị đình trệ. Trước thực trạng
biến đổi đó của thế giới, Việt Nam cũng đang từng bước tự vươn lên hòa mình cùng với
xu hướng phát triển của thế giới và khu vực để vững vàng bước vào một tương lai tươi
sáng rộng mở.
Để tiếp tục theo đuổi mục đích đó, Việt Nam phải không ngừng đẩy mạnh việc
sản xuất và xuất khẩu các ngành hàng có thế mạnh như thủ công mỹ nghệ, mây tre đan,
dầu khí, dệt may, giày da, các sản phẩm từ gỗ…, trong đó ngành sản xuất chế biến gỗ
chiếm phần quan trọng. Trong những năm gần đây ngành chế biến gỗ Việt Nam đang
phát triển với tốc độ rất nhanh, vươn lên là một trong 7 mặt hàng đem lại kim ngạch
xuất khẩu lớn cho đất nước, đưa Việt Nam trở thành một trong bốn quốc gia xuất khẩu
hàng gỗ chế biến lớn nhất trong khu vực Đông Nam Á. Hiện cả nước có khoảng hơn
2000 doanh nghiệp chế biến gỗ với năng lực chế biến 2,2 – 2,5 triệu mét khối gỗ tròn
mỗi năm. Nhu cầu tiêu thụ sản phẩm gỗ trong nước và trên thế giới đang tăng đáng kể,
với mức tăng tối thiểu 8%/năm. Theo thống kê sơ bộ của Tổng Cục Thống Kê Liên Hiệp
Quốc (Comtrade Data), nhập khẩu các mặt hàng đồ gỗ của thị trường thế giới đã lên
đến gần 200 tỷ đô la Mỹ năm 2002. Trong đó, nước nhập khẩu nhiều nhất là Mỹ, kế đến
là Đức, Pháp, Anh và Nhật Bản.
Trước tình hình đó, ngành công nghiệp chế biến hàng mộc của thế giới cũng đã
thay đổi đáng kể, đặc biệt là ở Trung Quốc và ở một số nước Châu Á khác như
Inđônêxia, Thái Lan, Malaysia,. . . đã phát triển nhanh chóng cả về số lượng lẫn chất
lượng. Ngành sản xuất chế biến gỗ Việt Nam cũng đang nhanh chóng phát triển, tuy
nhiên vẫn còn một số điểm hạn chế.
Trước tình hình cạnh tranh gay gắt như vậy, thì vấn đề đặt lên hàng đầu của các
doanh nghiệp là hiệu quả kinh tế hay lợi nhuận để doanh nghiệp có thể tồn tại và phát
triển. Để đạt được kết quả cao nhất trong hoạt động sản xuất kinh doanh, các doanh
SVTH: Võ Thị Mỹ Lệ Trang 1
Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: T.S Võ Xuân Vinh
nghiệp cần phải xác định phương hướng, mục tiêu trong đầu tư, phải nắm bắt thật kỹ
môi trường kinh doanh hiện tại cũng như trong tương lai và phải sử dụng có hiệu quả
các nguồn lực về vốn, về nhân lực. Do đó, Công ty phải thường xuyên kiểm tra, đánh giá
diễn biến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, tìm ra điểm yếu để khắc phục, và tìm
ra điểm mạnh của mình để nhằm duy trì và nâng cao lợi nhuận.
Công ty cổ phần Gosaco là một công ty cung ứng nguyên vật liệu gỗ. Với lĩnh
vực này công ty đã thu được nhiều ngoại tệ, doanh số ngày càng tăng, hiệu quả hoạt
động kinh doanh ngày càng được nâng cao và đặc biệt là mặt hàng nội thất mỹ nghệ
chiếm hơn 50% tổng doanh thu của Công ty. Để nâng cao sự hiểu biết về thực tiễn và
những lý thuyết đã học, được sự giúp đỡ của Công ty cổ phần GOSACO và sự hướng
dẫn của thầy Võ Xuân Vinh, tôi thực hiện đề tài: “Lợi Nhuận Và Một Số Giải Pháp
Giúp Tăng Lợi Nhuận Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Sản Xuất Tại Công Ty Cổ Phần
Gosaco”.
B. Mục Tiêu Nghiên Cứu
a. Mục tiêu chung
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh, qua đó đưa ra một số giải pháp giúp
tăng lợi nhuận nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công Ty Cổ Phần Gosaco
b. Mục tiêu cụ thể
Phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty trong hai năm 2008
và 2009.
Phân tích và đánh giá tình hình doanh thu, lợi nhuận
Phân tích tình hình chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công, chi phí bán hàng,
…
Phân tích tình hình lao động, tài sản cố định của công ty.
Phân tích các chỉ tiêu tài chính của công ty
Tìm hiểu nguyên nhân và đề xuất một số giải pháp để tăng hiệu quả kinh doanh
trong năm tới.
C. Phạm vi nghiên cứu
Không gian: Đề tài được nghiên cứu tại Công ty Cổ Phần Gosaco, Tp.HCM với
việc thu thập số liệu thứ cấp qua hai năm 2008 và 2009.
Thời gian: Đề tài được tiến hành từ ngày 2/8/2009 đến 20/10/2010.
D. Nội dung nghiên cứu
SVTH: Võ Thị Mỹ Lệ Trang 2
Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: T.S Võ Xuân Vinh
Đề tài nghiên cứu kết quả, hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công Ty Cổ
Phần Gosaco và đưa ra một số giải pháp giúp tăng lợi nhuận nhằm nâng cao kết quả hoạt
động sản xuất kinh doanh.
E. Phương Pháp Nghiên Cứu:
Đề tài nghiên cứu chủ yếu thực hiện phương pháp so sánh tương đối và tuyệt đối qua số
liệu thu thập và chọn lọc tại Công ty Gosaco.
F. Cấu Trúc Luận Văn
Đề tài gồm 3 chương, bố cục như sau
Chương 1: Cơ Sở Lí Luận
Chương này trình bày tổng quát các phương pháp nghiên cứu, các khái niệm về
phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh và sự cần thiết của sự phân tích hiệu quả hoạt
động sản xuất kinh doanh đối với Công ty, trình bày các chỉ tiêu ảnh hưởng đến hoạt
động sản xuất kinh doanh.
Chương 2: Thực Trạng Hoạt Động Sản Xuất Kinh Doanh Của Gosaco
Chương này tập trung vào các nội dung chính của đề tài, đi sâu vào phân tích các
mặt, các chỉ tiêu của quá trình hoạt động kinh doanh của Công ty qua 2 năm 2008-2009.
Từ đó tìm ra những thuận lợi và khó khăn, điểm mạnh và điểm yếu, các cơ hội và đe dọa
trong hoạt động kinh doanh các mặt hàng gỗ để có thể đề xuất những giải pháp thực
hiện.
Chương 3: Một Số Giải Pháp Giúp Tăng Lợi Nhuận Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả
Sản Xuất Kinh Doanh Của Công Ty Gosaco
Chương này tóm tắt các nội dung nghiên cứu ở các chương trên, đưa ra nhận xét
về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty trong hai năm qua, từ đó đưa ra
những kiến nghị và những giải pháp cho Công ty hoàn thiện hơn.
SVTH: Võ Thị Mỹ Lệ Trang 3
Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: T.S Võ Xuân Vinh
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN
1.1. Cơ Sở Lí Luận
1.1.1 Khái Niệm Của Lợi Nhuận
Lợi nhuận của doanh nghiệp là số tiền chênh lệch giữa doanh thu và chi phí mà
doanh nghiệp bỏ ra để đạt được doanh thu đó. Đây là kết quả tài chính cuối cùng của
hoạt động sản xuất, kinh doanh dịch vụ, là một chỉ tiêu chất lượng để đánh giá hiệu quả
kinh tế của các hoạt động của doanh nghiệp.
1.1.2 Phân Loại Lợi Nhuận
- Lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh: là số lợi nhuận thu được từ hoạt
động kinh doanh thường xuyên của doanh nghiệp. Đây là bộ phận lợi nhuận chủ yếu của
doanh nghiệp.
- Lợi nhuận từ hoạt động khác: là số lợi nhuận doanh nghiệp có thể thu được từ
hoạt động tài chính hay hoạt động bất thường ở trong kỳ.
1.1.3 Vai Trò Của Lợi Nhuận
- Lợi nhuận của doanh nghiệp có ý nghĩa rất lớn đối với toàn bộ hoạt động của
doanh nghiệp, vì lợi nhuận tác động đến mọi hoạt động của doanh nghiệp, có ảnh hưởng
trực tiếp đến tình hình tài chính của doanh nghiệp. Việc phấn đấu thực hiện được chỉ
tiêu lợi nhuận là điều kiện quan trọng đảm bảo cho tình hình tài chính doanh nghiệp
được ổn định vững chắc. Vì vậy, lợi nhuận được coi là đòn bẩy kinh tế quan trọng, đồng
thời là một chỉ tiêu cơ bản để đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
- Lợi nhuận còn là chỉ tiêu chất lượng tổng hợp nói lên kết quả của toàn bộ hoạt
động sản xuất, kinh doanh dịch vụ. Nếu doanh nghiệp phấn đấu cải tiến hoạt động sản
xuất, kinh doanh dịch vụ làm giá thành hoặc chi phí hạ thấp thì lợi nhuận sẽ tăng lên một
cách trực tiếp. Ngược lại, nếu giá thành hoặc chi phí tăng lên sẽ trực tiếp làm giảm bớt
lợi nhuận. Vì vậy, lợi nhuận được coi là một chỉ tiêu quan trọng nhất để đánh giá chất
lượng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
- Hơn nữa, lợi nhuận còn là nguồn tích lũy cơ bản để tái sản xuất mở rộng, bù đắp
thiệt hại, rủi ro cho doanh nghiệp, là nguồn vốn rất quan trọng để đầu tư phát triển của
một doanh nghiệp.
SVTH: Võ Thị Mỹ Lệ Trang 4
Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: T.S Võ Xuân Vinh
- Đối với Nhà nước, lợi nhuận là một nguồn thu quan trọng cho Ngân sách Nhà
nước thông qua việc thu thuế thu nhập doanh nghiệp, trên cơ sở đó bảo đảm nguồn lực
tài chính của nền kinh tế quốc dân, củng cố tăng cường tiềm lực quốc phòng, duy trì bộ
máy quản lý hành chính của Nhà nước.
- Đặc biệt, lợi nhuận là một đòn bẩy kinh tế quan trọng có tác dụng khuyến khích
người lao động và các doanh nghiệp ra sức phát triển sản xuất, nâng cao hiệu quả sản
xuất kinh doanh của doanh nghiệp trên cơ sở chính sách phân phối lợi nhuận đúng đắn,
phù hợp.
1.2 Nội Dung Và Phương Pháp Xác Định Lợi Nhuận:
1.2.1 Lợi Nhuận Và Phương Pháp Xác Định Lợi Nhuận:
Từ góc độ của doanh nghiệp, có thể thấy rằng: Lợi nhuận của doanh nghiệp là khoản
tiền chênh lệch giữa doanh thu và chi phí từ các hoạt động của doanh nghiệp đưa lại. Từ
khái niệm trên, xác định lợi nhuận cho một thời kỳ nhất định, người ta căn cứ vào hai
yếu tố:
Thứ nhất: Thu nhập phát sinh trong một thời kỳ nhất định.
Thứ hai: Chi phí phát sinh nhằm đem lại thu nhập trong thời kỳ đó hay nói cách khác
chỉ những chi phí phân bổ cho các hoạt động, các nghiệp vụ kinh doanh đã thực hiện
được trong kỳ.
Công thức chung để xác định lợi nhuận như sau:
Lợi nhuận = Doanh thu - Chi phí
Doanh thu là toàn bộ những khoản tiền thu được do các hoạt động sản xuất kinh doanh
của doanh nghiệp đem lại. Doanh thu của doanh nghiệp bao gồm: doanh thu về tiêu thụ
sản phẩm, doanh thu từ hoạt động tài chính và doanh thu từ các hoạt động bất thường.
Chi phí là những khoản chi mà doanh nghiệp phải bỏ ra để có được doanh thu đó.
Những khoản chi phí đó bao gồm:
• Chi phí vật liệu đã tiêu hao trong quá trình sản xuất và tiêu thụ sản
phẩm như chi phí nguyên vật liệu, khấu hao máy móc thiết bị.
• Chi phí để trả lương cho người lao động nhằm bù đắp chi phí lao
động sống cần thiết mà họ bỏ ra trong quá trình sản xuất.
SVTH: Võ Thị Mỹ Lệ Trang 5