Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Lỗi chính tả của học sinh tiểu học huyện Hải Hậu - Nam Định
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
------------------------
LÂM THỊ HÒA
LỖI CHÍNH TẢ CỦA HỌC SINH TIỂU HỌC
HUYỆN HẢI HẬU - NAM ĐỊNH
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC
Thái Nguyên, năm 2009
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
------------------------
LÂM THỊ HÒA
LỖI CHÍNH TẢ CỦA HỌC SINH TIỂU HỌC
HUYỆN HẢI HẬU - NAM ĐỊNH
Chuyên ngành: Ngôn ngữ học
Mã số: 602201
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC
HƯỚNG DẪN KHOA KHỌC: GS.TSKH LÝ TOÀN THẮNG
Thái Nguyên, năm 2009
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Lời cảm ơn
Luận văn được hoàn thành với sự giúp đỡ nhiệt tình của các cơ quan, bạn
bè, đồng nghiệp.
Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành nhất tới Phòng Giáo dục
huyện Hải Hậu, các trường tiểu học trong huyện, các thầy cô giáo và bạn bè
đồng nghiệp đã tận tình quan tâm chỉ bảo, cung cấp nhiều thông tin và tư liệu
quý giá cho luận văn;
Xin cảm ơn sự ủng hộ động viên giúp đỡ của Ban giám hiệu, các phòng
ban chức năng của trường ĐHSP Thái Nguyên;
Đặc biệt em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới GS.TSKH Lý Toàn Thắng,
PGS.TS Đoàn Văn Phúc đã tận tình giúp đỡ em hoàn thành luận văn này;
Trong quá trình học tập và nghiên cứu, bản thân tác giả đã có nhiều cố
gắng, song luận văn không tránh khỏi nh0ững thiếu sót. Kính mong các thầy
cô giáo, các bạn bè đồng nghiệp chỉ dẫn và góp ý.
Một lần nữa xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày 9 tháng 9 năm 2009
Tác giả luận văn
Lâm Thị Hòa
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
NHỮNG CỤM TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN
Stt Viết tắt Viết đầy đủ
1 CT Chính tả
2 LCT Lỗi chính tả
3 HS Học sinh
4 HSTH Học sinh tiểu học
5 GV Giáo viên
DANH MỤC CÁC BẢNG TRONG LUẬN VĂN
STT Tên bảng Trang
Bảng 2.1 LCT của HS lớp 1 qua bài thi chất lượng 36
Bảng 2.2 LCT của HS lớp 3 qua bài thi chất lượng 37
Bảng 2.3 LCT của HS lớp 5 qua bài thi chất lượng 38
Bảng 2.4 Phân loại LCT ở HS lớp 1 theo điểm số bài thi 48
Bảng 2.5 Phân loại LCT ở HS lớp 3 theo điểm số bài thi 48
Bảng 2.6 Phân loại LCT ở HS lớp 5 theo điểm số bài thi 49
Bảng 2.7 LCT của HS lớp 1 qua vở ghi bài 53
Bảng 2.8 LCT của HS lớp 3 qua vở ghi bài 54
Bảng 2.9 LCT của HS lớp 5 qua vở ghi bài 55
Bảng 2.10 LCT của HS lớp 1 qua vở ghi, phân loại theo học lực 56
Bảng 2.11 LCT của HS lớp 3 qua vở ghi, phân loại theo học lực 56
Bảng 2.12 LCT của HS lớp 5 qua vở ghi, phân loại theo học lực 57
Bảng 2.13 Bảng tổng hợp LCT phụ âm đầu của HSTH Hải Hậu xếp
theo thứ tự điều tra 66
Bảng 2.14 Bảng tổng hợp LCT phụ âm đầu của HSTH Hải Hậu xếp
theo thứ tự nhỏ dần 67
Bảng 2.15 Phân loại học lực của HSTH Hải Hậu 74
Bảng 2.16 Phân loại học lực môn văn của HSTH Hải Hậu 74
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ TRONG LUẬN VĂN
STT Tên biểu đồ, biểu đồ Trang
Biểu đồ 2.1 LCT của HSTH khối lớp 1 39
Biểu đồ 2.2 LCT của HSTH khối lớp 3 39
Biểu đồ 2.3 LCT của HSTH khối lớp 5 39
Biểu đồ 2.4 Tỷ lệ phần trăm các loại LCT của HSTH huyện Hải Hậu 45
Biểu đồ 2.5 So sánh tỷ lệ LCT của HS giữa các trường tiểu học Hải Hậu 47
Biểu đồ 2.6 Điểm số bài thi và LCT tương ứng 51
Biểu đồ 2.7 LCT của HSTH qua vở ghi bài phân loại theo học lực 57
Biểu đồ 2.8 So sánh tỷ lệ phần trăm các loại LCT của HSTH huyện
Hải Hậu qua bài thi chất lượng và vở ghi bài
59
Biểu đồ 2.9 So sánh LCT của HSTH Hải Hậu qua vở ghi bài và bài
thi chất lượng (tính theo tỷ lệ %)
61
Biểu đồ 2.10 Biểu đồ so sánh LCT của HSTH Hải Hậu qua vở ghi
bài (theo lực học) và bài thi chất lượng (điểm thi)
62
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
MỤC LỤC Trang
Phần I: MỞ ĐẦU 1
1. Lý do chọn đề tài 1
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu 2
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 6
4. Đối tượng nghiên cứu 7
5. Cái mới và ý nghĩa của đề tài 7
6. Tư liệu và phương pháp nghiên cứu 7
7. Cấu trúc của luận văn 9
Phần II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 10
Chương 1
NGỮ ÂM VÀ CHỮ VIẾT TIẾNG VIỆT - CƠ SỞ ĐỂ ĐÁNH GIÁ
CHÍNH TẢ CỦA HỌC SINH TIỂU HỌC HẢI HẬU
10
1.1 Đặc điểm ngữ âm Tiếng Việt 10
1.1.1 Âm đầu 11
1.1.2 Âm đệm 15
1.1.3 Âm chính 15
1.1.4 Âm cuối 18
1.2 Đặc điểm chữ viết Tiếng việt 19
1.3 Đặc điểm và quy tắc chính tả Tiếng việt 23
1.3.1 Đặc điểm 23
1.3.2 Các quy tắc CT tiếng Việt hiện hành 25
1.4 Đặc điểm tự nhiên, văn hóa - xã hội, ngôn ngữ huyện Hải Hậu 28
1.4.1 Đặc điểm tự nhiên, văn hóa - xã hội huyện Hải Hậu 28
1.4.2 Đặc điểm về tiếng nói 29
1.5 Tiểu kết chương 1 32
Chương 2
THỰC TRẠNG LCT CỦA HSTH HẢI HẬU
34
2.1 Tiến hành khảo sát LCT của HSTH Hải Hậu 34
2.1.1 Mục đích khảo sát 34
2.1.2 Địa điểm và đối tượng khảo sát: 34
2.1.3 Nội dung và phương pháp khảo sát 34
2.2 Kết quả khảo sát LCT của HSTH huyện Hải Hậu 36
2.2.1 LCT của HSTH huyện Hải Hậu qua bài thi chất lượng 36
2.2.2 LCT của HSTH huyện Hải Hậu qua vở ghi bài 52
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
MỤC LỤC Trang
2.2.3 LCT của HSTH huyện Hải Hậu qua phiếu khảo sát 62
2.2.4 Phân loại các nhóm lỗi 70
2.3 Tiểu kết chương 2 71
Chương 3
NGUYÊN NHÂN LCT - CÁCH CHỮA VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ,
ĐỀ XUẤT NHẰM KHẮC PHỤC LCT CHO HSTH HẢI HẬU
73
3.1 Các yếu tố ảnh hưởng đến LCT của HSTH Hải Hậu 73
3.2 Biện pháp khắc phục LCT cho HS của GV tiểu học ở Hải Hậu 75
3.2.1 Biện pháp 75
3.2.2 Biện pháp khắc phụ LCT cho HS của GV tiểu học Hải Hậu 76
3.3 Nguyên nhân, cách chữa LCT cho HSTH Hải Hậu 77
3.3.1 Nguyên nhân, cách chữa LCT của HSTH Hải Hậu do viết sai
so với các quy tắc CT
78
3.3.2 Nguyên nhân, cách chữa LCT của HSTH Hải Hậu do ảnh
hưởng bởi thổ ngữ mẹ đẻ
78
3.4 Các kiến nghị về dạy học CT cho HSTH Hải Hậu 83
3.4.1 Đảm bảo tính giáo dục toàn diện, rèn luyện cho HS các đức
tính và kỹ năng cần thiết trong môn học CT
83
3.4.2 Quan tâm đặc biệt tới HS yếu kém trong dạy học CT 86
3.4.3 Cần giúp HS được làm quen với chữ viết đúng 86
3.4.4 Cần giúp HS được làm quen với cách phát âm đúng 87
3.4.5 Phải chú ý đến đặc điểm phương ngữ, thổ ngữ trong dạy CT 87
3.4.6 Đảm bảo tính liên thông trong rèn luyện CT cho HS 88
3.5 Một số đề xuất nhằm khắc phục LCT cho HSTH Hải Hậu 88
3.5.1 Xác định hệ thống chính tả phương ngữ trong dạy học 88
3.5.2 Giúp học sinh ý thức đầy đủ hệ thống chính tả phương ngữ 89
3.5.3 Tăng cường tri giác chữ viết bằng thị giác ở học sinh 89
3.5.4 Lấy học sinh làm trung tâm trong giờ học chính tả 91
Phần III: KẾT LUẬN ĐỀ TÀI 94
Danh mục các tài liệu tham khảo 98
Phụ lục 100
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
1
Phần I: MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Ngôn ngữ không chỉ là phƣơng tiện giao tiếp quan trọng nhất mà còn là
công cụ tƣ duy của một dân tộc nói chung và của các em học sinh (HS) trong
nhà trƣờng nói riêng. Ngôn ngữ đồng thời còn là một trong những yếu tố cấu
thành quan trọng nhất của một nền văn hóa dân tộc, góp phần làm nên và thể
hiện ra bản sắc, giá trị của nền văn hóa ấy.
Là hệ thống ký hiệu bằng các con chữ và các dấu, chữ viết ghi lại ngôn
ngữ âm thanh, thành tiếng của con ngƣời, giúp con ngƣời vƣợt qua những trở
ngại về không gian và thời gian, ghi lại những kinh nghiệm ngàn đời của cha ông
về tự nhiên và xã hội, sáng tạo ra các tác phẩm văn chƣơng cho muôn đời.
Trong bất kỳ hệ thống chữ viết nào trên thế giới nói chung cũng nhƣ
chữ Quốc ngữ ở Việt Nam nói riêng, đều luôn bao gồm các quy định, quy tắc
về chính tả (CT); nhằm giúp cho mọi ngƣời trong xã hội học tập, giao tiếp
thuận lợi (nhất là khi quốc gia đó có nhiều tiếng địa phƣơng) và đồng thời
việc phát âm chuẩn và viết đúng CT sẽ góp phần giữ gìn sự trong sáng và
thống nhất của ngôn ngữ văn hóa, ngôn ngữ quốc gia.
Đối với nhà trƣờng phổ thông ở Việt Nam, việc phát âm chuẩn và viết
đúng CT có tầm quan trọng đặc biệt trong việc xây dựng và rèn luyện ngôn
ngữ là tiếng Việt. Môn Tiếng Việt có chức năng là rèn luyện các kỹ năng
nghe, nói, đọc, viết nhằm đổi mới và nâng cao chất lƣợng dạy học ngôn ngữ
tiếng mẹ đẻ trong nhà trƣờng; và mục tiêu đầu tiên của giáo dục tiểu học là
rèn luyện cho HS kỹ năng "đọc thông viết thạo" chữ Quốc ngữ.
CT là một phần trong nội dung chƣơng trình môn Tiếng Việt ở bậc tiểu
học. Đây là môn học có vị trí đặc biệt trong chƣơng trình vì nó đảm nhiệm
việc hình thành và phát triển các kỹ năng cơ bản - đó là nghe, nói, đọc, viết.
Có kỹ năng CT thành thạo sẽ giúp cho HS học tập, giao tiếp và tham gia các
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
2
quan hệ xã hội đƣợc thuận lợi; đồng thời việc mỗi thành viên xã hội (trong đó
có HS) phát âm chuẩn và viết đúng CT sẽ góp phần giữ gìn sự trong sáng và
thống nhất của Tiếng Việt
Tiếng Việt là một ngôn ngữ bao gồm trong nó ba phƣơng ngữ (Bắc,
Trung, Nam) và nhiều thổ ngữ khác nhau bên trong các phƣơng ngữ đó. Điều
này, một mặt, làm cho Tiếng Việt thêm phong phú và giàu đẹp, nhƣng mặt
khác, phƣơng ngữ và thổ ngữ cũng chính là một trong những nguyên nhân
gây ra các lỗi chính tả (LCT) cho HS do ảnh hƣởng của cách phát âm địa
phƣơng theo kiểu “nói sao viết vậy”.
Huyện Hải Hậu là địa phƣơng vùng ven biển thuộc tỉnh Nam Định; có
thể coi tiếng nói của cƣ dân ở đây nhƣ một thổ ngữ vì về ngữ âm nó có những
điểm rất đặc trƣng, khu biệt khá rõ so với phƣơng ngữ Bắc và ngôn ngữ toàn
dân. Điều này đã ảnh hƣởng không nhỏ đến cách viết CT - cụ thể là một số
loại lỗi – trong ngôn ngữ viết của ngƣời dân, đặc biệt là đối với con em họ
đang lứa tuổi đến trƣờng.
Vì thế, việc nghiên cứu, khảo sát LCT và tìm hiểu ảnh hƣởng của những
nhân tố phát âm mang tính địa phƣơng đến việc tồn tại các LCT thƣờng mắc của
HS thực sự là cần thiết, nhằm giúp các em khắc phục các loại LCT thƣờng gặp.
Do vậy, chúng tôi chọn: Lỗi chính tả của học sinh tiểu học huyện Hải
Hậu - Nam Định làm đề tài nghiên cứu cho Luận văn Thạc sĩ của mình.
2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Ngay từ khi chữ Quốc ngữ bắt đầu đƣợc truyền bá mạnh mẽ ở Việt
Nam, vấn đề CT và sửa LCT đã luôn luôn đƣợc các nhà nghiên cứu, các nhà
văn hóa và giáo dục quan tâm bởi nó có ảnh hƣởng tới chất lƣợng giao tiếp
bằng ngôn ngữ nói và viết.
Năm 1912, Paulus Huỳnh Tịnh Của biên soạn cuốn “Đại Nam quốc âm
tự vị” và nó đƣợc coi là cuốn từ điển Tiếng Việt đầu tiên do ngƣời Việt Nam
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
3
soạn thảo, nhằm phục vụ cho việc học tập, tra cứu tiếng Việt nói chung, trong
đó có việc tra cứu, học tập CT chữ Quốc ngữ nói riêng.
Từ đó đến nay, rất nhiều giải pháp dạy học và chữa LCT đã đƣợc đề xuất,
nhìn chung lại chúng tôi thấy có thể khái quát thành một số giải pháp cơ bản sau:
2.1 Phát âm đúng để viết đúng CT
Phát âm đúng đƣợc hiểu là "phát âm theo những phân biệt đã đƣợc ghi
nhận trong CT" [20, tr.234]. Chẳng hạn đối với ngƣời Hà Nội khi phát âm rất
khó phân biệt các chữ cái ghi phụ âm Ch và Tr, S và X, R với D và Gi...,
ngƣời Huế rất khó phân biệt giữa các dấu ghi thanh ngã (~) và thanh hỏi (?),
các con chữ ghi phụ âm cuối T và phụ âm cuối C...; ngƣời Sài Gòn rất khó
phân biệt giữa các con chữ ghi phụ âm cuối V với D và Gi...Nếu không phân
biệt đƣợc trong phát âm các yếu tố CT nhƣ vậy - cụ thể ở đây là các con chữ
và các dấu thanh - thì sẽ dẫn đến nói sai và viết sai CT.
Ngƣời khởi xƣớng quan điểm này có thể kể tới tác giả Đỗ Thận (1929). Ông
chủ trƣơng dạy viết chữ kết hợp với cách đánh vần từng chữ trong bảng chữ cái
Tiếng Việt. Tác giả Lê Văn Nựu (1942) trong cuốn "Lƣợc khảo Việt ngữ" cũng
hƣớng đến giải pháp tập phát âm đúng để viết CT đúng. Theo ông, đối với học sinh
nhỏ tuổi, trong các giờ tập đọc nếu đƣợc "luyện tập cách phát âm cho đúng thì dần
dần chúng sẽ sửa chữa đƣợc những chỗ sai lầm và khi phát âm đƣợc đúng mỗi vần,
mỗi tiếng thì viết ra tự nhiên hợp cách không còn khó khăn ngần ngại gì nữa" [21,
tr.63]. Đồng quan điểm này còn có các tác giả nhƣ Nguyễn Châu với "Việt ngữ
CT" [23, tr.8], Hoàng Phê với "Vấn đề cải tiến và chuẩn hóa CT" [24]...
Đây là phƣơng pháp có tính khả dụng, tuy vậy không phải là không gặp
khó khăn. Tác giả Phan Ngọc với "Dạy HS viết đúng CT" cho rằng: "Cách
chữa lỗi thƣờng nói đến là tập phát âm cho đúng. Nhƣng cách này đòi hỏi quá
nhiều thời gian. Vả lại, đây là đặt cái cày trƣớc con trâu" [4, tr.398]. Bởi vì
muốn phát âm đúng trƣớc hết phải nắm đƣợc CT, phải nhớ đƣợc các yếu tố CT