Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Loại hình truyện và loại nhân vật trong truyện kể dân gian các dân tộc thiểu số Bắc Kạn
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC
LÊ THỊ CHÂU DƯƠNG
LOẠI HÌNH TRUYỆN VÀ LOẠI NHÂN VẬT
TRONG TRUYỆN KỂ DÂN GIAN
CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ BẮC KẠN
LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGÔN NGỮ, VĂN HÓA VÀ VĂN HỌC VIỆT NAM
Thái Nguyên – 2020
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC
LÊ THỊ CHÂU DƯƠNG
LOẠI HÌNH TRUYỆN VÀ LOẠI NHÂN VẬT
TRONG TRUYỆN KỂ DÂN GIAN
CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ BẮC KẠN
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Mã số: 8220121
LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGÔN NGỮ, VĂN HÓA VÀ VĂN HỌC VIỆT NAM
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Thị Huế
Thái Nguyên – 2020
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn Loại hình truyện và loại hình nhân vật trong
truyện kể dân gian các dân tộc thiểu sô Bắc Kạn là công trình nghiên cứu của
riêng tôi. Những số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là hoàn toàn trung
thực, chưa hề được sử dụng và công bố ở bất kỳ một công trình nghiên cứu nào
khác.
Thái Nguyên, ngày ... tháng ... năm 20...
Tác giả luận văn
Lê Thị Châu Dương
ii
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn Thạc sĩ, ngoài sự nỗ lực của bản thân, em đã
nhận được rất nhiều sự giúp đỡ, tạo điều kiện của các thầy cô giáo, của gia đình,
bạn bè và đồng nghiệp.
Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong Ban giám hiệu, Phòng
đào tạo, khoa Báo chí truyền thông và Văn học, trường Đại học Khoa học - Đại
học Thái Nguyên đã trực tiếp giảng dạy và hướng dẫn em trong suốt quá trình
học tập.
Đặc biệt, em xin bày tỏ sự biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Nguyễn Thị Huế,
người đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn và giúp đỡ, đã thắp lên ngọn lửa nhiệt
huyết trong em để em có thể hoàn thành luận văn.
Cuối cùng xin cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã đồng
hành, động viên, cổ vũ em trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn này.
Thái Nguyên, ngày ... tháng ... năm 20...
Tác giả luận văn
Lê Thị Châu Dương
MỤC LỤC
iii
PHẦN MỞ ĐẦU............................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài............................................................................................ 1
2. Lịch sử vấn đề ............................................................................................... 3
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu .................................................................... 7
4. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu.................................................................... 7
5. Phương pháp nghiên cứu............................................................................... 8
6. Đóng góp mới của đề tài ............................................................................... 9
7. Bố cục............................................................................................................ 9
PHẦN NỘI DUNG ......................................................................................... 10
Chương 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN
ĐỀ TÀI .................................................................................................... 10
1.1. Khái quát về vị trí địa lý, kinh tế, văn hóa tỉnh Bắc Kạn......................... 10
1.1.1. Lịch sử hình thành.............................................................................. 10
1.1.2. Địa lý, dân cư..................................................................................... 11
1.1.3. Kinh tế - xã hội................................................................................... 17
1.1.4. Văn hóa .............................................................................................. 17
1.2. Khái quát văn học dân gian các dân tộc thiểu số Bắc Kạn ...................... 19
1.2.1. Diện mạo văn học dân gian các dân tộc thiểu số Bắc Kạn................ 19
1.2.2. Các thể loại của văn học dân gian các dân tộc thiểu số Bắc Kạn...... 19
1.3. Vấn đề lý thuyết liên quan đến đề tài....................................................... 29
1.3.1. Lý thuyết loại hình ............................................................................. 29
1.3.2. Các khái niệm liên quan..................................................................... 30
Chương 2: LOẠI HÌNH TRUYỆN KỂ DÂN GIAN CÁC DÂN TỘC THIỂU
SỐ BẮC KẠN................................................................................................. 33
2.1. Khảo sát và phân loại thần thoại các dân tộc thiểu số Bắc Kạn .............. 33
2.1.1. Khảo sát thần thoại các dân tộc Bắc Kạn........................................... 33
2.1.2. Phân loại thần thoại Bắc Kạn............................................................. 35
2.2. Khảo sát và phân loại truyền thuyết các dân tộc Bắc Kạn....................... 47
iv
2.2.1. Khảo sát truyền thuyết các dân tộc thiểu số Bắc Kạn........................ 48
2.2.2. Phân loại truyền thuyết Bắc Kạn ....................................................... 49
2.3. Khảo sát và phân loại truyện cổ tích các dân tộc Bắc Kạn...................... 59
2.3.1. Khảo sát truyện cổ tích Bắc Kạn ....................................................... 59
2.3.2. Phân loại truyện cổ tích Bắc Kạn....................................................... 61
2.4. Khảo sát và phân loại truyện truyện cười, ngụ ngôn Bắc Kạn ................ 75
2.4.1. Khảo sát truyện cười, truyện ngụ ngôn Bắc Kạn............................... 75
2.4.2. Phân loại truyện truyện cười, ngụ ngôn............................................. 75
Chương 3: LOẠI HÌNH NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN KỂ DÂN GIAN
CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ BẮC KẠN........................................................ 79
3.1. Từ nhân vật khởi thủy đến nhân vật sáng tạo văn hóa trong thần thoại các
DTTS Bắc Kạn................................................................................................ 79
3.2. Từ nhân vật lịch sử đến nhân vật được phụng thờ trong truyền thuyết các
DTTS Bắc Kạn................................................................................................ 84
3.3. Từ nhân vật thấp hèn, đến nhân vật thông minh tài trí trong truyện cổ tích
các DTTS Bắc Kạn.......................................................................................... 88
3.4. Từ nhân vật đời thường đến nhân vật phản kháng, phê phán xã hội trong
truyện cười, truyện ngụ ngôn các DTTS Bắc Kạn........................................ 103
PHẦN KẾT LUẬN....................................................................................... 110
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................. 112
PHỤ LỤC
DANH MỤC BẢNG
v
Bảng 2.1: Bảng khảo sát thần thoại................................................................. 33
Bảng 2.2: Bảng khảo sát truyền thuyết ........................................................... 48
Bảng 2.3: Bảng khảo sát các truyện cổ tích .................................................... 59
Bảng 2.4: Bảng khảo sát truyện truyện cười, ngụ ngôn.................................. 75
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Văn chương là sự biểu thị văn hóa tinh thần của một dân tộc cao hay
thấp. Do vậy, muốn hiểu rõ trình độ, bản lĩnh của một dân tộc, ta phải nhìn vào
nền văn học của dân tộc ấy. Cũng như bao quốc gia trên thế giới, Việt Nam có
nền văn học riêng, chính những sáng tác văn học là minh chứng rõ ràng nhất
về sự tồn sinh của người Việt trải qua một chặng đường dài lịch sử, từ thuở khai
thiên lập quốc cho đến ngày nay.
Nhắc đến Văn học Việt Nam, không thể không kể đến bộ phận văn học
dân gian. Đó là những “viên gạch” đầu tiên cho nền móng của văn học dân tộc,
là thành quả của lao động trí tuệ của những nghệ sĩ dân gian - tầng lớp người
bình dân trong xã hội cũ. Hội tụ từ khắp nơi trên dải đất hình chữ S, văn học
dân gian được hình thành, nuôi dưỡng, tồn tại và phát triển cho đến ngày
nay.Nền văn học dân gian là cơ sở để văn học viết hình thành và phát triển, là
cầu nối giữa quá khứ và hiện tại.
Bên cạnh những sáng tác văn học dân gian của dân tộc Kinh, ta không
thể phủ nhận những sáng tác văn học dân gian của các dân tộc thiểu số trên đất
nước Việt Nam. Tìm hiểu văn học dân gian mỗi vùng, mỗi miền, ta thấy in đậm
trong các sáng tác những dấu ấn về tự nhiên, xã hội, lịch sử, văn hóa... đặc biệt
là dấu ấn về con người. Do vậy, văn học dân gian Việt Nam (nói riêng) và văn
học dân gian các dân tộc thiểu số (nói chung) luôn là đối tượng nghiên cứu của
các nhà khoa học, xã hội học, tâm lí học, phê bình, nghiên cứu văn học…Trong
đó, nền văn học dân gian các dân tộc thiểu số một số địa phương miền núi phía
Bắc cũng được nhiều nhà nghiên cứu tiếp cận.
1.2. Tìm hiểu văn học dân gian các dân tộc thiểu số, các nhà nghiên cứu
đã có nhiều công trình ở các cấp độ từ khái quát, tổng thể đến nghiên cứu theo
thể loại,…Qua mỗi cách tiếp cận khác nhau, các tác giả đã chỉ ra một số đặc
điểm cơ bản về nội dung, nghệ thuật, những nét đặc sắc riêng biệt của từng thể
2
loại, đặc biệt đã khẳng định được một số nét đặc trưng mang đậm bản sắc dân
tộc và miền núi của bộ phận văn học này.
1.3. Cũng giống như các tỉnh khác trong khu vực miền núi phía Bắc, Bắc
Kạn là địa phương có nhiều dân tộc cùng sinh sống từ lâu đời. Kho tàng văn
học dân gian của cư dân nơi đây rất phong phú và đa dạng, với đủ các thể loại,
phản ánh đời sống vật chất và tinh thần, những truyền thống văn hóa tốt đẹp
của các dân tộc nơi đây. Văn học dân gian Bắc Kạn từ trước đến nay đã được
nhiều nhà sưu tầm, nghiên cứu có tâm huyết của địa phương cũng như trung
ương quan tâm, giới thiệu, như Nông Quốc Chấn, Bàn Tài Đoàn, Nông Viết
Toại, Doãn Thanh, … Trong đó bộ phận truyện kể dân gian của các dân tộc
Tày, Nùng, Dao, Thái, Mường, H’mông, … của Bắc Kạn đã xuất hiện trong
nhiều công trình của các nhà văn hóa nói trên, tạo nên những bộ sưu tập truyện
kể dân gian các dân tộc miền núi phía Bắc có giá trị đặc sắc. Điều này đã hấp
dẫn chúng tôi khi muốn hướng sự chọn lựa của mình vào việc nghiên cứu truyện
kể dân gian và truyện kể dân gian các dân tộc thiểu số, trong đó có Bắc Kạn.
1.4. Hiện nay, trong các nhà trường phổ thông (từ cấp tiểu học đến
THCS, THPT), văn học dân gian vẫn được đưa vào giảng dạy trong chương
trình.Tuy nhiên, có một thực tế là nhiều học sinh không hứng thú với văn học
dân gian (trong đó có văn học dân gian các dân tộc thiểu số).Thậm chí, nhiều
học sinh là dân tộc thiểu số nhưng không biết nói tiếng dân tộc mình, không
nhớ, không biết, cá biệt có học sinh biết rất ít về văn học dân tộc mình.
Là một giáo viên đang dạy chương trình trung học phổ thông, tôi nhận
thấy, văn học dân gian các dân tộc thiểu số đã được đưa vào chương trình giảng
dạy nhưng chưa được chú trọng. Số lượng bài ít, thời gian dành cho tiết dạy
văn học dân gian không nhiều. Do vậy, đại đa số học sinh có ấn tượng mờ nhạt
với văn học dân gian các dân tộc thiểu số (trong đó có văn học dân gian các dân
tộc thiểu số của địa phương mình).Chưa kể đến hiện tượng học sinh không phân
biệt được kiểu, loại văn học dân gian. Các em chỉ nhớ một cách máy móc những
tác phẩm mà thầy cô dạy mà thiếu đi dấu ấn riêng trong đặc trưng mỗi kiểu văn
3
bản, do vậy sự cảm nhận của từng học sinh cũng mang tính cứng nhắc…Những
hiện tượng trên là dấu hiệu cảnh báo nguy cơ mai một nền văn học dân tộc, bản
sắc dân tộc.
Từ những lí do trên, chúng tôi lựa chọn đề tài Loại hình truyện và loại
hình nhân vật trong truyện kể dân gian các dân tộc thiểu số Bắc Kạn làm luận
văn tốt nghiệp cao học chuyên ngành Văn học Việt Nam của mình với mong
muốn đóng góp khiêm tốn vào việc nghiên cứu về văn học dân gian Việt Nam
(nói chung) và văn học dân gian các dân tộc thiểu số Bắc Kạn (nói riêng) để ứng
dụng trong nghiên cứu và giảng dạy văn học dân gian trong nhà trường.
Thực hiện đề tài luận văn này, chúng tôi không chỉ tiếp cận về phương
diện văn học đối với truyện kể dân gian các dân tộc thiểu số Bắc Kạn mà còn
hướng tới việc tiếp cận về phương diện văn hóa, văn hóa tộc người và đặt trong
các điều kiện bối cảnh sinh thái, bối cảnh lịch sử, bối cảnh xã hội, v.v...Nhằm
mục đích thấy được tiến trình phát sinh cũng như phát triển, những đặc điểm
riêng cùng tính chất vùng miền trong tương quan so sánh truyện kể dân gian
các dân tộc thiểu số Bắc Kạn với truyện kể và văn học dân gian các dân tộc
thiểu số các tỉnh miền núi phía Bắc nói chung.
2. Lịch sử vấn đề
2.1. Một số công trình nghiên cứu, chuyên luận về văn học dân gian và
truyện kể dân gian các dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc Việt Nam
Tiếp cận văn học các dân tộc thiểu số Việt Nam không phải là vấn đề
hoàn toàn mới mẻ đối với giới nghiên cứu, phê bình văn học từ trước đến nay,
đặc biệt là từ khi Đảng và nhà nước đã có chủ trương, chính sách cụ thể nhằm
đẩy mạnh việc “xây dựng và phát triển một nền văn hóa Việt Nam tiên tiến,
đậm đà bản sắc dân tộctrong thời kỳ CNH, HĐH đất nước” (Nghị quyết TW
Đảng khóa VIII). Văn học các dân tộc thiểu số đã trở thành một đối tượng
nghiên cứu của giới nghiên cứu, phê bình văn học nói riêng, của những người
yêu mến và trân trọng mảng văn học các dân tộc thiểu số nói chung. Đã có
4
nhiều công trình tiếp cận văn học các dân tộc thiểu số Việt Nam ở nhiều cấp độ
khác nhau.
Nằm trong khu vực miền núi phía Bắc Việt Nam là một vùng đất có từ
lâu đời, là nơi sinh sống của nhiều dân tộc như Kinh, Tày, Nùng, Dao, Sán Dìu,
Sán Chay, Hoa…do vậy, đây cũng là nơi hội tụ nhiều nét văn hóa đa dạng và
phong phú.Đã có nhiều công trình nghiên cứu về văn học dân gian các dân tộc
thiểu số miền núi phía Bắc, trong đó có các công trình sưu tầm giới thiệu và
ngiên cứu về văn học dân gian và truyện cổ dân gian các dân tộc nơi đây.
* Về sưu tầm
Từ những năm 70 - 90 của thế kỷ trước đã có nhiều công trình sưu tầm,
tập hợp về văn học dân gian và truyện kể các dân tộc miền núi phía Bắc, như
Truyện cổ Mèo (Doãn Thanh), Truyện cổ Tày Nùng (Hoàng Quyết), Truyện cổ
Thái (Cầm Cường) … và gần đây là các tập Truyện cổ Dao, Truyện cổ Bắc Cạn
(3 tập), Truyện cổ Giáy,v.v…
Về ưu điểm: Các công trình này đã sưu tầm được khá phong phú các loại
truyện kể của các dân tộc thiểu số, nhiều truyện có dung lượng dài, cốt truyện
khá hấp dẫn, li kì… phản ánh đời sống tâm hồn vô cùng phong phúc của đồng
bào các dân tộc thiểu số xưa kia.
Hạn chế: Tuy nhiên, các công trình sưu tầm này chưa thật khoa học. Vì
mỗi tập truyện chỉ kể riêng của từng dân tộc, chưa đặt trong sự so sánh với
truyện của các dân tộc khác. Đại đa số các truyện kể chưa có nguồn gốc bản kể
(chưa ghi cụ thể tên, địa chỉ người kể).
* Về nghiên cứu
- Công trình nghiên cứu chung về văn học dân gian các dân tộc thiểu số
Việt Nam như: Hợp tuyển văn học các dân tộc thiểu số Việt Nam (Nông Quốc
Chấn chủ biên, Nxb Khoa học xã hội, 1976), Văn học các dân tộc thiểu số Việt
nam (trước cách mạng tháng Tám), (Phan Đăng Nhật), Nxb Văn hóa, 1981,Văn
hóa dân gian Tày (Hoàng Ngọc La chủ biên, Hoàng Hoa Toàn, Vũ Anh Tuấn
5
- Sở Văn hóa thông tin Thái Nguyên), Văn hóa truyền thống dân tộc Tày, Nùng
(Nhiều tác giả, Nxb Văn hóa dân tộc, 1996). Các công trình này cơ bản đã chỉ
ra những đặc trưng nổi bật trong đời sống văn hóa, phong tục chi phối đời sống
văn học của mỗi dân tộc. Tuy nhiên cũng chỉ riêng từng dân tộc mà chưa có sự
so sánh nổi bật.
- Các công trình Địa chí như: Địa chí Lạng Sơn (1997), Địa chí Cao
Bằng, Địa chí Hòa Bình, Địa chí Thái Nguyên (2007), … là những công trình
mang tính bách khoa, khái quát tổng hợp giới thiệu về các tỉnh thuộc vùng núi
phía Bắc với các điều kiện Địa lý, Lịch sử, Kinh tế, Dân cư, dân tộc, Văn hóaxã hội.Trongđó, đáng lưu ý có một phần nội dung giới thiệu về văn học dân
gian các dân tộc của các địa phương này. Tuy nhiên, vì công trình nghiên cứu
mang tính chất khái quát, tổng thể các vấn đề nên chưa thể đi sâu phân tích đặc
trưng riêng trong lĩnh vực văn học dân gian.
* Về các luận án, luận văn
Ngoài công trình nghiên cứu trên, còn một số luận án, luận văn Thạc sĩ
nghiên cứu về văn học dân gian, truyện kể dân gian các dân tộc thiểu số miền
núi phía Bắc và Bắc Kạn:
Luận văn Thạc sĩ: Hình tượng “người khổng lồ”trong loại hình tự sự
dân gian các dân tộc thiểu số miền Đông Bắc, Tây Bắc Việt Nam… (Nguyễn
Hằng Phương, ĐHSP Hà Nội, 1987), Mối quan hệ giữa truyền thuyết dân gian
và lễ hội về người anh hùng lịch sử của dân tộc Tày vùng Đông Bắc (Hà Xân
Hương, ĐHKHXH & NV, Hà Nội, 2011), Hệ thống những công trình nghiên
cứu về loại hình nhân vật trong trong truyện cổ tích thần kì của người Việt
(Trịnh Thị Thu Hà, ĐHSP Thái Nguyên, 2015), Nhân vật thông minh trong
Truyện cổ tích Đức và Việt Nam (Lăng Thị Thảo, ĐHSP Thái Nguyên, 2018),
Hình tượng thần thoại trong các dân tộc thiểu số Việt Nam (Luận văn Th.s
Nguyễn Văn Huấn, ĐHSP Thái Nguyên,2012), Hệ thống biểu tượng trong
Then Tày (Hoàng Thu Trang, ĐHSP Thái Nguyên, 2017), …