Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Loại hình truyện kể (qua văn xuôi Việt Nam 1930 - 1945)
PREMIUM
Số trang
176
Kích thước
1.4 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1591

Loại hình truyện kể (qua văn xuôi Việt Nam 1930 - 1945)

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI

------  ------

PHÙNG QUÝ SƠN

LOẠI HÌNH TRUYỆN KỂ

(QUA VĂN XUÔI VIỆT NAM 1930 - 1945)

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN

HÀ NỘI, NĂM 2013

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI

------  ------

PHÙNG QUÝ SƠN

LOẠI HÌNH TRUYỆN KỂ

(QUA VĂN XUÔI VIỆT NAM 1930 - 1945)

Chuyên ngành: Lí luận văn học

Mã số: 62.22.01.20

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

PGS.TS LA KHẮC HÒA

HÀ NỘI, NĂM 2013

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU........................................................................................................... 1

1. Lý do chọn đề tài............................................................................................ 1

2. Đối tượng, nhiệm vụ, phạm vi nghiên cứu ................................................... 2

3. Phương pháp nghiên cứu............................................................................... 3

4. Đóng góp của luận án.................................................................................... 4

5. Cấu trúc của luận án....................................................................................... 4

NỘI DUNG ...................................................................................................... 5

Chương 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CÁC VẤN ĐỀ

LIÊN QUAN ĐẾN LOẠI HÌNH TRUYỆN KỂ...................................

5

1.1. Khái niệm loại hình truyện kể............................................................................... 5

1.2. Lịch sử nghiên cứu loại hình truyện kể .................................................. 7

1.2.1. Ở nước ngoài ........................................................................................... 7

1.2.2. Ở Việt Nam ............................................................................................. 13

1.3. Lí thuyết truyện kể như là tổ chức không gian kí hiệu học của

Iu.Lotman .................................................................................................

19

Chương 2. LOẠI HÌNH TRUYỆN KỂ LÃNG MẠN ................................. 23

2.1. Khái niệm truyện kể lãng mạn................................................................ 23

2.2. Không gian của cái “khởi cuộc” và câu chuyện về người chiến thắng..... 25

2.2.1. Khung: truyện kể về cái “khởi cuộc” ...................................................... 25

2.2.2. Câu chuyện về người chiến thắng............................................................ 32

2.3. Bức tranh thế giới và điểm tựa định hướng giá trị ............................... 46

2.3.1. Bức tranh thế giới lưỡng phân ................................................................ 46

2.3.2. Nhân sinh như là điểm tựa định hướng giá trị ........................................ 55

2.4. Nhân vật như một hệ thống chức năng truyện kể ................................. 60

2.4.1. Trục nhân vật chính: Người chinh phục và kẻ cản trở ............................ 60

2.4.2. Trục nhân vật phụ ................................................................................... 64

Chương 3. LOẠI HÌNH TRUYỆN KỂ BI KỊCH .................................. 68

3.1. Khái niệm truyện kể bi kịch ....................................................................... 68

3.2. Không gian của cái “chung cục” và câu chuyện về sự thảm bại ......... 69

3.2.1. Khung: truyện kể về cái “chung cục” ..................................................... 69

3.2.2. Câu chuyện về sự thảm bại ..................................................................... 74

3.3. Bức tranh thế giới và điểm tựa định hướng giá trị ............................... 85

3.3.1. Bức tranh thế giới nhị phân ..................................................................... 85

3.3.2. Dân sinh như là điểm tựa định hướng giá trị .......................................... 99

3.4. Nhân vật như một hệ thống chức năng truyện kể ................................. 104

3.4.1. Trục nhân vật chính: Ác bá và nạn nhân ................................................. 104

3.4.2. Trục nhân vật phụ .................................................................................... 108

Chương 4. LOẠI HÌNH TRUYỆN KỂ TRÀO PHÚNG ................................... 111

4.1. Khái niệm truyện kể trào phúng ............................................................ 111

4.2. Không gian của cái “đương đại” và câu chuyện về cái nực cười ......... 113

4.2.1. Khung: truyện kể về cái “đương đại đang tiếp diễn” .............................. 113

4.2.2. Câu chuyện về cái nực cười .................................................................... 116

4.3. Bức tranh thế giới và điểm tựa định hướng giá trị ............................... 120

4.3.1. Bức tranh thế giới - sân khấu hài đời ...................................................... 120

4.3.2. Trạng thái phong hoá như là điểm tựa định hướng giá trị ...................... 132

4.4. Nhân vật và chức năng truyện kể ........................................................... 137

4.4.1. Những chân dung biếm họa .................................................................... 137

4.4.2. Những nhân vật con rối trên sân khấu hài............................................... 141

4.4.3. Nhân vật tư tưởng trong sân khấu nội tâm.................................... 145

KẾT LUẬN ...................................................................................................... 148

DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN

ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN .................................................................................... 151

PHỤ LỤC ......................................................................................................... 152

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................... 155

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết

quả được nêu trong Luận án là trung thực và chưa được ai công bố trong bất kỳ

công trình khoa học nào. Nếu sai, tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm.

Hà Nội, ngày 30 tháng 5 năm 2013

TÁC GIẢ LUẬN ÁN

PHÙNG QUÝ SƠN

1

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

1.1. Luận án Loại hình truyện kể (qua văn xuôi Việt Nam 1930 - 1945) của

chúng tôi trước hết là một công trình nghiên cứu có ý nghĩa lí thuyết. Hơn hai nghìn

ba trăm năm trước, từ thời cổ đại, Aristote (384 - 322 Tr.CN) đã chia sáng tác văn

học thành các loại tự sự, kịch và trữ tình. Nhắc lại như thế để thấy, nhu cầu phân

loại sáng tác trong nghiên cứu văn học là nhu cầu có chiều sâu lịch sử. Hiển nhiên

là muốn phân loại sáng tác văn học, cần xây dựng được mô hình lí thuyết phân loại.

Hegel (1770 - 1831), nhà triết học cổ điển Đức cũng chia sáng tác văn học thành ba

loại tự sự, kịch và trữ tình như Aristote, nhưng điểm tựa lí thuyết của Aristote là

triết học bắt chước, còn mô hình lí thuyết của của Hegel là triết học duy tâm khách

quan và phép tam đoạn luận. Ý thức phân loại hoạt động lời nói cùng nghệ thuật

ngôn từ cũng như tư duy loại hình đã xuất hiện trong thi pháp học và tu từ học từ

thời cổ đại, nhưng phải đến cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX, hướng tiếp cận loại

hình học trong nghiên cứu văn học mới thực sự trở thành nguyên tắc phương pháp

luận khoa học. Chúng ta từng biết tới những mô hình lí thuyết nổi tiếng, ví như mô

hình cấu trúc ba thành phần (phong cách lời văn, toạ độ không - thời gian của hình

tượng và khu vực tiếp giáp của thế giới nghệ thuật với cái đương đại đang tiếp diễn)

được dựa vào để phân loại tiểu thuyết và sử thi của M.Bakhtin; mô hình chức năng

và vai nhân vật được dựa vào để nghiên cứu cấu trúc truyện cổ tích thần kì của

V.Propp; hay mô hình thể tài dựa vào bốn loại hình nội dung (thần thoại, dân tộc -

lịch sử, phong tục - thế sự và đời tư) để nghiên cứu lịch sử văn học của G.Pospelov.

Ở Việt Nam, mấy chục năm trở lại đây, giới nghiên cứu của chúng ta, nhất là

nghiên cứu sinh, học viên cao học đã vận dụng khá thành công các mô hình lí

thuyết ấy vào việc nghiên cứu văn học dân tộc. Bản thân chúng tôi từ lâu cũng ấp ủ

ý đồ vận dụng di sản khoa học đồ sộ của Iu.M. Lotman và trường phái cấu trúc - kí

hiệu học Tartu để xây dựng một mô hình lí thuyết ngõ hầu nghiên cứu hiệu quả các

loại hình truyện kể của nền văn học Việt Nam. Đây chính là ý nghĩa lí thuyết của đề

tài luận án, nếu nó được thực hiện thành công trong công trình nghiên cứu này.

1.2. Chất liệu mà luận án sẽ khảo sát, phân tích để xây dựng các mô hình

truyện kể về mặt lí thuyết là văn xuôi Việt Nam giai đoạn 1930 - 1945. Từ đầu thế

kỉ XX, văn học Việt Nam phát triển theo hướng hiện đại hóa và đến những năm

1930, nền văn học ấy đã tạo ra nhiều tác phẩm vươn tới giá trị cổ điển. Nếu văn học

2

trung đại là văn học của cái điển mẫu, thi pháp văn học trung đại trước hết là thi

pháp thể loại, thì văn học hiện đại là văn học của cá tính sáng tạo, thi pháp văn học

hiện đại trước hết là thi pháp tác giả. Rõ ràng, so với văn học trung đại, văn học

hiện đại thuộc hệ hình ý thức nghệ thuật cực kì phức tạp. Chọn văn xuôi 1930- 1945

làm chất liệu khái quát hóa lí thuyết, chúng tôi không thể không đứng trên quan

điểm lịch sử để tiếp cận đối tượng phân tích. Nghĩa là, chúng tôi vừa phải khảo sát

kĩ lưỡng, cụ thể văn xuôi 1930 - 1945, vừa tiến hành so sánh giai đoạn văn học này

với sáng tác ở các giai đoạn khác như là so sánh các loại hình lịch sử văn học khác

nhau. Về phương diện này, ngoài ý nghĩa lí thuyết, đề tài luận án còn có cả ý nghĩa

lịch sử văn học.

1.3. Xây dựng mô hình lí thuyết để nghiên cứu và giảng dạy lịch sử văn học

bao giờ cũng là yêu cầu bức thiết đối với bộ môn lí luận văn học. Đây là cơ sở để

chúng tôi có thể nói tới tính thời sự và ý nghĩa sư phạm mà đề tài luận án có thể

đem lại.

Từ những lý do trên, chúng tôi lựa chọn nghiên cứu đề tài: Loại hình truyện

kể (qua văn xuôi Việt Nam 1930 - 1945).

2. Đối tượng, nhiệm vụ, phạm vi nghiên cứu

2.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là: Loại hình truyện kể qua khảo sát văn

xuôi Việt Nam giai đoạn 1930 - 1945.

2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

Luận án tập trung giải quyết hai nhiệm vụ khoa học cơ bản như sau:

- Thứ nhất: vận dụng di sản khoa học đồ sộ của Iu.M. Lotman và trường phái

cấu trúc - kí hiệu học Tartu để xây dựng một mô hình lí thuyết mà trước hết là xác

định các hạt nhân cấu trúc tạo thành các loại hình truyện kể như là loại hình cấu

trúc của các không gian kí hiệu học.

- Thứ hai: Dựa vào mô hình lí thuyết nói trên, luận án sẽ xây dựng mô

hình cấu trúc của ba loại hình truyện kể tiêu biểu trong văn xuôi tự sự Việt Nam

giai đoạn 1930 - 1945 là truyện kể lãng mạn, truyện kể bi kịch và truyện kể trào

phúng.

2.3. Phạm vi nghiên cứu

- Về mặt lí thuyết: Bên cạnh việc khai thác lí thuyết truyện kể của Iu.Lotman

và trường phái cấu trúc - kí hiệu học Tartu, đề tài còn vận dụng những quan điểm lí

luận về thể loại, nguyên tắc và cách thức phân chia thể loại văn học, lí thuyết cấu

3

trúc - loại hình... của một số nhà nghiên cứu như V.Propp, G.Pospelov,

A.Veselopxki, M.Bakhtin... ở những chừng mực nhất định.

- Phạm vi sáng tác văn học được khảo sát: Từ quan niệm về loại hình truyện

kể, chúng tôi tập trung khảo sát những tác phẩm văn xuôi ở hai thể loại tiêu biểu là

tiểu thuyết và truyện ngắn. Tác phẩm lựa chọn chủ yếu là của những nhà văn được

giới thiệu trong chương trình giảng dạy các bậc học và được giới lí luận phê bình văn

học đánh giá cao như: Nhất Linh, Khái Hưng, Hoàng Đạo, Trần Tiêu, Lê Văn

Trương, Lan Khai, Thế Lữ, Lý Văn Sâm, Nguyễn Tuân, Nguyễn Công Hoan,

Nguyên Hồng, Ngô Tất Tố, Nam Cao, Vũ Trọng Phụng, Tô Hoài, Bùi Hiển, Mạnh

Phú Tư, Nguyễn Đình Lạp...

3. Phương pháp nghiên cứu

Do đối tượng và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài, chúng tôi sẽ vận dụng linh

hoạt một số phương pháp nghiên cứu sau:

3.1. Phương pháp loại hình: Theo Từ điển bách khoa Xô viết do

A.M.Prokhorov chủ biên thì: “Loại hình học là phương pháp khoa học được sử

dụng nhằm mục đích nghiên cứu so sánh các thuộc tính bản chất, các dấu hiệu, các

mối liên hệ, quan hệ, các chức năng, các cấp độ tổ chức của các đối tượng. Cơ sở

của phương pháp khoa học này là dựa vào các kiểu hoặc mô hình tổng quát của các

đối tượng để chia tách thành các nhóm và các hệ thống của đối tượng ấy. Loại hình

học sử dụng những hình thức logic cơ bản như kiểu, phân loại, phân cấp, hệ thống

hoá”. [231; 1325].

3.2. Phương pháp hệ thống: nghiên cứu loại hình truyện kể cần một cái nhìn hệ

thống. Bởi lẽ, mỗi tác phẩm, mỗi giai đoạn văn học đều có sự đan cài của các thể loại. Hệ

thống hóa sẽ giúp chúng tôi lí giải cấu trúc và sự vận động của các loại hình truyện kể.

3.3. Phương pháp tiếp cận thi pháp học: Thi pháp học hiện đại đã được ứng

dụng tương đối phổ biến trong nghiên cứu văn học ở Việt Nam. Qua sự cắt nghĩa thi

pháp, văn học đã bộc lộ được bản chất sáng tạo trong tính quan niệm, giá trị sâu sắc

của bản thể văn chương. Những biểu hiện của thi pháp tác phẩm, tác giả văn học...

là căn cứ phân tích loại hình truyện kể trong văn xuôi Việt Nam 1930 - 1945.

3.4. Kết hợp phương pháp loại hình với quan điểm lịch sử khi khảo sát

chất liệu văn học cụ thể.

Cùng với đó, các phương pháp tổng hợp, thống kê, so sánh đối chiếu, phân

tích, bình luận... cũng sẽ được vận dụng ở từng phần cụ thể trong quá trình nghiên

cứu đề tài.

4

4. Đóng góp của luận án

4.1. Luận án xây dựng mô hình lí thuyết, xác định cấu trúc và đặc điểm

chung tương đối ổn định của một số loại hình truyện kể tiêu biểu qua khảo sát hệ

thống tác phẩm văn xuôi Việt Nam 1930 - 1945, góp phần nhận diện, giải thích quy

luật vận động của từng loại hình đó.

4.2. Chất liệu được luận án dựa vào để xây dựng mô hình lí thuyết truyện kể

là thực tiễn văn xuôi Việt Nam giai đoạn 1930 - 1945. Cho nên, nếu giải quyết tốt,

đề tài luận án còn có những đóng góp trên phương diện nghiên cứu lịch sử văn học.

4.3. Ngoài ra, đề tài luận án còn mang ý nghĩa sư phạm, mang tính thời sự

cập nhật, bổ sung một tư liệu tham khảo khiêm tốn trong sự cần thiết cho việc giảng

dạy, học tập, nghiên cứu văn học trong các trường Đại học, Cao đẳng.

5. Cấu trúc của luận án

Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo, nội

dung luận án được cấu trúc thành 4 chương:

Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu và các vấn đề liên quan đến loại

hình truyện kể

Chương 2. Loại hình truyện kể lãng mạn

Chương 3. Loại hình truyện kể bi kịch

Chương 4. Loại hình truyện kể trào phúng

5

CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

VÀ CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN LOẠI HÌNH TRUYỆN KỂ

1.1. Khái niệm loại hình truyện kể

Muốn xác định khái niệm “loại hình truyện kể”, trước hết cần xác định khái

niệm “loại hình”. Trong luận án, khái niệm “loại hình” được sử dụng tương đương

với chữ “type” trong tiếng Anh, “typé” trong tiếng Pháp và “тип” trong tiếng Nga.

Nó có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp, nghĩa là “dấu”, là “vết tích”, “kiểu mẫu”. Đây là

kết quả kế thừa quan niệm của nhiều nhà nghiên cứu văn học trên thế giới. Tác giả

M.B.Khrapchenko, trong bài Nghiên cứu văn học theo phương pháp loại hình từ

năm 1972 cho rằng nghiên cứu văn học theo phương pháp loại hình là: “tìm hiểu

những nguyên tắc và những cơ sở cho phép nói tới tính cộng đồng nhất định về mặt

văn học - thẩm mĩ, tới việc một hiện tượng nhất định thuộc về một kiểu, một loại

hình nhất định” [89, 370]. Còn trong bài viết Mấy vấn đề nghiên cứu những nền

văn học trung cổ của phương Đông theo phương pháp loại hình năm 1973, tác

giả B.I.Riptin đã khẳng định: “Việc biên soạn bộ Lịch sử văn học toàn thế giới với

tư cách là một ý đồ muốn lí giải toàn bộ quá trình văn học sử nói chung, đã đề ra

cho các nhà nghiên cứu một loạt những vấn đề quan trọng và phức tạp, trong đó có

vấn đề xác định những kiểu (type) văn học riêng biệt. Cần phải tìm những tiêu

chuẩn để phân chia những kiểu văn học đó” [172, 107].

Theo Từ điển bách khoa Xô viết (1985), khái niệm “loại hình” có 3 nét nghĩa

cơ bản:

“Thứ nhất: là hình thái, dạng, loại của một cái gì đó có những đặc điểm

chung thuộc về bản chất, là kiểu mẫu, là mô hình của một cái gì đó.

Thứ hai: là đơn vị phân chia từ hiện thực được nghiên cứu theo phương pháp

loại hình học.

Thứ ba: là con người có những đặc điểm tính cách nào đó, là đại diện tiêu biểu

của một nhóm người, ví như một tầng lớp, một giai cấp, một dân tộc hay một thời

đại” [231; 1324]. Trong tiếng Việt, nét nghĩa này thường được biểu thị bằng khái

niệm “điển hình”.

Song song với khái niệm “loại hình”, luận án xác định thêm khái niệm

“truyện kể”. Khái niệm này xuất hiện từ khá sớm trong lịch sử mỹ học và văn học

nghệ thuật. Trong sách Nghệ thuật thơ ca, Aristote đã gợi lên ý kiến rằng truyện kể

6

(Diègèsis) là một kiểu bắt chước của thi pháp gọi là thơ kể chuyện. Ý kiến của

Platon và Socrate đã có sự phát triển khi khẳng định: truyện kể ngoài yếu tố bắt

chước thì vẫn có những phần trình bày theo dạng đối thoại. Nếu bắt chước hoàn

toàn thì không còn là sự bắt chước vì đó chính là cùng một vật thể, cùng một sự

kiện mà thôi. Chỉ có sự “bắt chước không hoàn toàn” thì mới là truyện kể. Như thế,

ngay từ thời cổ đại, các nhà triết học đã quan tâm tới yếu tố hư cấu, sáng tạo những

sự kiện “không bắt chước” để tạo nên tính chất đặc trưng của truyện kể. Ngày nay,

một cách hiểu hiệu lực phổ thông, rõ ràng và đơn giản nhất theo Gérard Genette

trong Biên giới của truyện kể thì truyện kể “là trình bày một sự kiện hay một chuỗi

sự kiện có thực hay hư cấu, bằng phương tiện ngôn ngữ, đặc biệt là ngôn ngữ truyện

kể” [236]. Tất nhiên, khái niệm này có hạn chế là phần nào che khuất cái bản chất

của truyện kể, xóa bỏ cái biên giới sở trường, cái điều kiện tồn tại của truyện kể.

Không nên cho rằng truyện kể, tất nhiên là thế, là kể lại, hay sắp đặt toàn bộ hành

động một câu chuyện, một thần thoại, một sử thi, một tiểu thuyết… Sự phát triển

văn học và nhận thức văn học trong nhiều năm qua đã có những kết quả khích lệ, lôi

cuốn người nghiên cứu phải quan tâm đến tính đặc thù, nghệ thuật và tính hành

động trong truyện kể.

Xung quanh thuật ngữ “truyện kể” đã tồn tại một vấn đề khoa học được tìm

tòi, nghiên cứu nhiều năm là phân biệt giữa “fabula” và “sujet”. Nhiều nhà nghiên

cứu chủ yếu sử dụng chúng với một thuật ngữ chung là “cốt truyện”. Trong bài viết

Cần sửa lại một thuật ngữ dịch sai trong lí luận và nghiên cứu văn học của ta,

Giáo sư Trần Đình Sử đã phân tích về tính không chính xác trong cách dịch và hiểu

thuật ngữ trên. Theo ông, “khái niệm truyện (cốt truyện) truyền thống tuy có cơ sở

khoa học, phù hợp với danh xưng cốt truyện, tức cái cốt, bộ xương, cái lõi của

truyện, song có những thiếu sót nghiêm trọng. Một là chỉ quan tâm tới các yếu tố

nhân quả, tất yếu, bỏ qua các yếu tố ngẫu nhiên vốn góp phần quan trọng làm nên

cái hay, sức hấp dẫn của truyện... Hai là bỏ qua lời kể, một yếu tố cực kì quan trọng

làm nên bản chất của tự sự. Ba là chưa thấy tính chất nghệ thuật của việc kể chuyện

thể hiện trong sự đa dạng, biến hoá về kết cấu, thoát khỏi trình tự của cốt truyện nêu

trên. Bốn là chưa thấy sự khác biệt giữa truyện nhân quả và truyện nghệ thuật. Các

khiếm khuyết ấy làm cho khái niệm cốt truyện không vận dụng được vào tiểu

thuyết, một thể loại tự sự hùng vĩ, phong phú, rất quan trọng của thời hiện đại”

[248]. Sau đó, tác giả đề xuất khi dịch thuật và sử dụng thuật ngữ này cần phân biệt

“truyện gốc” (fabula) như là chất liệu để kể chuyện, còn “truyện” hay “truyện kể”

7

(sujet) là hình thức kể chuyện. Như thế, thuật ngữ dịch đảm bảo tính chính xác, phù

hợp với quan niệm của nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới.

Cùng cách hiểu, theo tác giả Lã Nguyên khi dịch phần Kết cấu tác phẩm

nghệ thuật ngôn từ của Iu.Lotman in trong cuốn Lí luận văn học - những vấn đề

hiện đại thì từ đầu thế kỷ XX cho đến nay, trong nghiên cứu văn học Nga, hai khái

niệm “sujet” và “fabula” được cắt nghĩa tương đối thống nhất và ổn định. Các nhà

nghiên cứu B.Tomasepxki, A.Veselopxki, V.Propp, V.Shklopxki, Iu.Lotman... quan

niệm: “fabula là tổng thể các mô - tip trong mối liên hệ lôgic theo trật tự thời gian -

nhân quả, nó là cái được thông báo trong tác phẩm, là cái có thể đã xẩy ra trong

thực tế, không cần tới sự hư cấu của tác giả. Sujet là tổng thể của chính các mô - tip

ấy trong trình tự và mối liên hệ mà chúng được trình bày trong tác phẩm, nó là một

kiến tạo hoàn toàn mang tính nghệ thuật” [140; 154]. Khái niệm “cốt truyện” trong

cách hiểu thông thường của giới nghiên cứu Việt Nam chỉ gần gũi với nội hàm của

khái niệm “fabula”, còn khái niệm “truyện kể” gần gũi với khái niệm “sujet” theo

quan niệm của giới nghiên cứu Nga. Trong luận án, chúng tôi sử dụng thuật ngữ

“truyện kể” theo cách hiểu trên và xem nó như một khái niệm chung để quy nạp

thành những loại hình truyện kể khái quát và tiêu biểu.

Từ trên rút ra: “Loại hình truyện kể” là “mô hình truyện kể”, mỗi mô hình đều

có những đặc điểm chung nào đó. Nó là đơn vị được phân chia từ cái hiện thực và

nghiên cứu theo phương pháp loại hình. Hiện thực được luận án nghiên cứu là

“truyện kể”, một phạm vi văn bản vô cùng rộng lớn, đa dạng và phức tạp theo

phương pháp loại hình học.

1.2. Lịch sử nghiên cứu loại hình truyện kể

1.2.1. Ở nước ngoài

Nói tới lịch sử nghiên cứu loại hình truyện kể, thực chất chúng ta đang đề

cập tới một đối tượng, phạm vi khoa học văn học hết sức quan trọng được soi sáng

bởi phương pháp loại hình học mà từ lâu chuyên ngành tự sự học rất quan tâm. Trên

cơ sở đối chiếu, so sánh những hiện tượng văn học ở những cấp độ, quy mô, chức

năng nhất định, phương pháp loại hình nhằm tìm ra những nét tương đồng và dị

biệt, xác định tính trùng lặp tương đối của một nhóm hiện tượng nào đó để khái quát

thành một đơn vị lớn hơn, bao quát được nhiều hiện tượng. Chủ đích của phương

pháp loại hình là tìm ra sự trùng lặp tương đồng do những điều kiện xã hội và thẩm

mĩ giống nhau, do sự gần gũi giữa những nhà văn về phương diện thế giới quan, lí

tưởng thẩm mĩ, phong cách... Việc tìm sự trùng lặp tương đồng do vay mượn, kế

8

thừa trực tiếp hay gián tiếp chỉ là thứ sinh. Trong nghiên cứu khoa học nói chung và

văn học nói riêng, nghiên cứu loại hình để phân loại các sự vật, xác định danh tính,

ý nghĩa, cấu trúc của chúng trong hệ thống đã xuất hiện từ thời kì cổ đại như việc

phân loại khoa học của các nhà triết học thuộc trường phái Pytagore - Hy Lạp, phân

loại thơ ca của Aristote... Sau đó là quan điểm phân loại từ trung đại đến hiện đại

như Hegel, Belinxki, Dallas... Đến đầu thế kỷ XX, loại hình học mới thực sự hình

thành và phổ biến rộng rãi cho nhiều khoa học. Ở lĩnh vực nghiên cứu văn học,

những người mở đầu nghiên cứu truyện kể theo phương pháp loại hình là V.Propp

và các nhà Hình thức chủ nghĩa Nga. Cùng thời và tiếp theo là lí thuyết tự sự của

trường phái Tartus - Moskva với Iu.Lotman, B.Gasparov, V.Ivanov, V.Toporov,

B.Uspenxki...; lí thuyết tự sự của M.Bakhtin, G.Pospelov, M.B.Khrapchenko (Nga),

R.Barthes, G.Genette (Pháp), H.White (Mỹ)... Ta có thể tạm chia lịch sử nghiên cứu

loại hình truyện kể trên thế giới làm hai giai đoạn chính: từ đầu thế kỷ XX đến trước

những năm 1960 và từ những năm 1960 trở lại đây.

Những năm 1920, các nhà Hình thức chủ nghĩa Nga và những học giả gần

gũi với trường phái này đã đặc biệt quan tâm đến vấn đề kết cấu truyện kể và tổ

chức ngôn từ, tức là những vấn đề nội tại trong cấu trúc tự sự văn bản văn học nghệ

thuật và folklore. Ở công trình nổi tiếng Hình thái học truyện cổ tích (1928), lần

đầu tiên trong lịch sử folklore học, V.Propp đã tiến hành nghiên cứu truyện cổ tích

từ góc độ cấu trúc - loại hình. Theo V.Propp thì việc phân loại truyện cổ tích là rất

quan trọng, bởi lẽ khối lượng của nó là vô cùng lớn, nếu không phân loại thì sẽ rất

khó đánh giá được chúng. Khảo sát truyện cổ tích, nhà nghiên cứu đã phát hiện ra

rằng bên cạnh các “đại lượng có thể thay thế” như các nhân vật với các hành động

cụ thể, thuộc tính khác nhau, còn tồn tại những “đại lượng bất biến” lặp đi lặp lại

qua các truyện thuộc cùng một loại hình cổ tích. Những đại lượng bất biến, lặp đi

lặp lại đó, theo V.Propp, không phải là các mô - tip như A.Veselopxki từng nghĩ,

mà là các “chức năng” và “vai trò hành động”. Các đại lượng có thể thay thế là vô

hạn, nhưng số lượng những đại lượng bất biến, các chức năng và vai trò hành động

là rất hạn chế. Các chức năng được sắp xếp theo trình tự của các “bước hành động”

được quy định bởi “kết cục”. Ông đã liệt kê tổng thể có 31 “chức năng” chính

thường xuất hiện trong truyện cổ tích như hệ thống các chức năng liên quan đến

nhân vật chính, đối thủ của nhân vật chính và hoàn cảnh đặc trưng cổ tích...

V.Propp khởi phát từ việc mô tả cấu trúc loại hình của những thể loại tự sự

riêng biệt, rồi sau đó mới truy nguyên về gốc rễ lịch sử văn hóa của chúng. Nhà

9

nghiên cứu văn hóa cổ đại O.Freidenberg, ngược lại, bắt đầu từ những vấn đề nguồn

gốc tư duy văn hóa tiền sử, rồi mới tiến tới xác định cấu trúc loại hình của các thể

loại văn học cổ đại. Trong công trình Thi pháp truyện kể và thể loại (1936),

Freidenberg phân tích vận động chuyển đổi từ câu chuyện thần thoại sang truyện kể

văn học: những mô - tip “tiền ẩn dụ” của thần thoại không mất đi mà có một “cuộc

sống khác” trong những “ẩn dụ” của các thể loại tự sự cổ đại nói riêng và văn học

cổ đại nói chung. Xuất phát từ ý thức trong văn hóa cổ đại “lời văn là hành động

khắc chế cái chết”, Freidenberg cho rằng truyện kể của các thể loại tự sự đầu tiên

dựa trên nhân vật là “hình tượng của hành động” thực chất xoay quanh mô - tip

“phục sinh từ cõi chết”, “chuyển từ bất động sang hành động tích cực”. Trên thực

tế, các mô hình truyện “thử thách ý chí”, “thử thách lòng chung thủy”, “ra đi - trở

về”, “chia ly - gặp lại”... xuất hiện trong các thể loại tự sự về sau đều xoay quanh

mô - tip này và là các phương án ý thức lại câu chuyện thần thoại theo nhu cầu của

mỗi thời đại mới.

Northrop Frye (1912) là nhà lí luận phê bình văn học nổi tiếng, giáo sư Đại

học Toronto, Canada. Những công trình khoa học tiêu biểu của ông như: Sự đối

xứng khủng khiếp: Một nghiên cứu về William Blake (Fearful Symmetry: A study

of William), Nhà phê bình được đào luyện (The Well-Tempered Critic), Một vọng

tuyến tự nhiên (A Natural Perspective), Những cổ mẫu văn chương trong các

truyện ngụ ngôn về diện mạo (The Archetypes of Literature in Fables of

Identity)… Công trình Giải phẫu phê bình (Anatomy of Critism) mà tác giả hoàn

thành năm 1957 được các nhà khoa học trên thế giới đánh giá rất cao. Ở Giải phẫu

phê bình, lấy tiêu chuẩn là khả năng thực hiện hành động của nhân vật chính,

Northrop Frye đã phân chia văn xuôi tự sự thành năm mô thức. Nếu nhân vật có

phẩm chất siêu việt hơn con người và hoàn cảnh xung quanh thì đó là thần thánh, và

câu chuyện kể về nhân vật sẽ là một huyền thoại. Nếu nhân vật có đẳng cấp cao hơn

con người và hoàn cảnh xung quanh thì đó là nhân vật của những câu chuyện cổ

tích. Nhân vật này có hành vi kỳ diệu, nhưng bộ dạng được mô tả giống người

thường. Nếu nhân vật có đẳng cấp cao hơn những người khác, nhưng lệ thuộc vào

thực tại trần gian thì đấy là loại nhân vật cai trị. Nhân vật này vượt trội nhờ quyền

lực, ham muốn và uy vũ thể hiện bản thân - những phẩm chất siêu việt hơn chúng

ta, nhưng mọi hành vi của nhân vật ấy vẫn phải tuân thủ các chế định của xã hội và

quy luật của tự nhiên. Đây là nhân vật của “mô thức mô phỏng bậc cao” mà trước

hết là của anh hùng ca và của bi kịch. Nếu nhân vật không có gì vượt trội hơn mọi

10

người và hoàn cảnh xung quanh thì nhân vật đó là một trong số chúng ta. Nhân vật

đó thuộc về các “mô thức mô phỏng bậc thấp”. Mà trước hết là nhân vật của hài

kịch và các tác phẩm văn học hiện thực. Nếu nhân vật có trí tuệ và sức mạnh thấp

kém hơn chúng ta, bởi chúng ta luôn có cảm giác đứng từ trên cao mà quan sát họ

với lối sống nô lệ, đầy bất cập và thất bại, thì đó là nhân vật của mô thức châm

biếm, mỉa mai. Điều này cũng hợp lý ngay cả khi độc giả hiểu rằng bản thân mình

đang, hoặc có thể là đang ở vào hoàn cảnh giống như nhân vật, nhưng mặt khác lại có

thể độc lập phê phán nhân vật.

Một số nhà nghiên cứu giai đoạn này cũng áp dụng phương pháp loại hình để

nghiên cứu cấu trúc tác phẩm tự sự như A.Veselopxki, P.Ginestier, S.Thompson,

A.Dundes, A.Greimas, Tz.Todorov... Họ đã quy những yếu tố “khả biến” thành

những yếu tố “bất biến” nhằm rút ra các thông số cho phép phát hiện những hiện

tượng tương đồng giữa các tác phẩm tự sự có cấu trúc tưởng như khác biệt.

A.Veselopxki, A.Dundes phát hiện ra các loại hình mô - típ; A.Greimas phát hiện ra

các loại hình tác nhân hành động; Tz.Todorov phát hiện ra các loại hình tự sự tạo

sinh...

Đến những năm 1960, nghiên cứu tự sự theo loại hình học phát triển rất

mạnh mẽ. M.Bakhtin (1895-1975) là một trong số những nhà triết học, văn hóa học

có ảnh hưởng lớn nhất đến tư duy mỹ học Âu - Mỹ trong thế kỷ XX. Là nhà triết

học hậu tượng trưng chủ nghĩa, cố gắng vượt qua sự cách biệt giữa “triết học cuộc

đời” và “triết học văn hóa”, trên chất liệu “mỹ học ngôn từ”, M.Bakhtin triển khai

hệ thống triết học của mình theo tinh thần “nhân cách luận” lấy nguyên tắc “đối

thoại” làm nền tảng. Ở các công trình Những vấn đề thi pháp Dostoievski (1963)

và Sáng tác của Rabelais và văn hóa dân gian Trung cổ và Phục hưng (1965),

nguyên tắc đối thoại ý thức nhân cách được M.Bakhtin nâng lên thành “đối thoại

văn hóa” khi khám phá hiện tượng văn hóa trào tiếu dân gian trong lễ hội carnaval

tồn tại như sự đối thoại với văn hóa chính thống. Cũng chính nguyên tắc đối thoại ý

thức nhân cách trở thành hạt nhân cho lí thuyết của M.Bakhtin về “chronotop”

(хронотоп - cấu trúc thống nhất không gian - thời gian) tồn tại như loại hình tổ

chức thế giới nghệ thuật thể hiện quan niệm nhất định về thế giới và con người.

Trên cơ sở sự hình thành của tiểu thuyết cổ đại, M.Bakhtin xác định được 3 loại

hình chronotop: chronotop phiêu lưu thử thách, chronotop phiêu lưu sinh hoạt và

chronotop tiểu sử. M.Bakhtin cũng là người đầu tiên nghiên cứu thể của tác phẩm

văn học theo cùng một dẫy với các thể loại lời nói. Theo Bakhtin, có bao nhiêu

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!