Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Loại hình nhân vật truyện Nôm bác học và truyện Nôm bình dân dưới cái nhìn so sánh
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
HOÀNG THỊ TUYẾN
LOẠI HÌNH NHÂN VẬT TRUYỆN NÔM BÁC HỌC
VÀ TRUYỆN NÔM BÌNH DÂN DƯỚI CÁI NHÌN SO SÁNH
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ, VĂN HỌC
VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM
THÁI NGUYÊN - 2020
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
HOÀNG THỊ TUYẾN
LOẠI HÌNH NHÂN VẬT TRUYỆN NÔM BÁC HỌC
VÀ TRUYỆN NÔM BÌNH DÂN DƯỚI CÁI NHÌN SO SÁNH
Ngành: Văn học Việt Nam
Mã số: 822.01.21
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ, VĂN HỌC
VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM
Người hướng dẫn khoa học: TS. Ngô Thị Thanh Nga
THÁI NGUYÊN - 2020
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu
nêu trong luận văn là trung thực. Những kết luận khoa học trong luận văn chưa
từng được ai công bố trong bất cứ công trình nào khác
Tác giả luận văn
Hoàng Thị Tuyến
ii
LỜI CẢM ƠN
Em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới cô giáo hướng dẫn là
TS. Ngô Thị Thanh Nga - Người đã tận tình hướng dẫn, động viên và tạo mọi
điều kiện tốt nhất cho em trong suốt quá trình thực hiện luận văn.
Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo, cán bộ khoa Ngữ Văn, đặc biệt
là các thầy cô đã nhiệt tình giảng dạy khóa 26 chuyên ngành Văn học Việt Nam,
các cán bộ khoa Sau đại học trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên đã tạo điều
kiện thuận lợi cho em trong quá trình học tập.
Tôi vô cùng cảm ơn sự quan tâm và ủng hộ của gia đình, bạn bè. Đó chính là
nguồn động viên tinh thần rất lớn để tôi theo đuổi và hoàn thành luận văn.
Thái Nguyên ngày 15 tháng 9 năm 2020
Tác giả luận văn
Hoàng Thị Tuyến
iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN .......................................................................................................ii
MỤC LỤC............................................................................................................iii
MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 1
1. Lý do chọn đề tài............................................................................................... 1
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu ................................................................................ 1
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.................................................................... 4
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu..................................................................... 5
5. Phương pháp nghiên cứu................................................................................... 5
6. Đóng góp mới của luận văn .............................................................................. 6
7. Cấu trúc của luận văn ........................................................................................ 6
NỘI DUNG........................................................................................................... 7
Chương 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI ..... 7
1.1. Khái quát một số vấn đề về truyện Nôm....................................................... 7
1.1.1. Khái niệm.................................................................................................... 7
1.1.2. Nguồn gốc ................................................................................................... 8
1.1.3. Phân loại.................................................................................................... 11
1.2. Nhân vật và phân loại nhân vật trong tác phẩm văn học ............................ 13
1.2.1. Nhân vật .................................................................................................... 13
1.2.2. Phân loại nhân vật trong tác phẩm văn học .............................................. 16
1.3. Khái niệm loại hình nhân vật ...................................................................... 20
1.4. So sánh và so sánh văn học......................................................................... 20
1.4.1. So sánh ...................................................................................................... 20
1.4.2. So sánh văn học......................................................................................... 21
1.5. Khái quát một số tác phẩm truyện Nôm bác học và truyện Nôm bình dân ....... 22
1.5.1. “Truyện Kiều” của Nguyễn Du, “Sơ kính tân trang” của Phạm Thái,
“Hoa tiên kí” của Nguyễn Huy Tự.............................................................. 22
1.5.2. Thạch Sanh, Thoại Khanh - Châu Tuấn, Tống Trân - Cúc Hoa ............... 30
Tiểu kết chương 1................................................................................................ 33
iv
Chương 2. NHÂN VẬT TRUYỆN NÔM BÁC HỌC VÀ TRUYỆN
NÔM BÌNH DÂN - NHỮNG ĐIỂM TƯƠNG ĐỒNG .......................... 34
2.1. Đặc điểm của nhân vật................................................................................ 34
2.1.1. Nhân vật chính diện .................................................................................. 34
2.1.2. Nhân vật phản diện.................................................................................... 50
2.2. Kết thúc của nhân vật.................................................................................. 63
2.2.1. Kết thúc của nhân vật chính diện .............................................................. 63
2.2.2. Kết thúc của nhân vật phản diện ............................................................... 70
Tiểu kết chương 2................................................................................................ 74
Chương 3. NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN NÔM BÁC HỌC VÀ
TRUYỆN NÔM BÌNH DÂN - NHỮNG ĐIỂM DỊ BIỆT ..................... 75
3.1. Mở rộng về hệ thống nhân vật trong truyện Nôm bác học .......................... 75
3.2. Phát triển tính cách và tâm lý phức tạp ở nhân vật truyện Nôm bác học .... 82
3.3. Đổi mới kết thúc nhân vật ở truyện Nôm bác học ....................................... 95
Tiểu kết chương 3.............................................................................................. 101
KẾT LUẬN ...................................................................................................... 102
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................. 104
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
- Lý do khoa học:
Truyện Nôm là một thể loại văn học có số lượng tác phẩm đồ sộ và nở rộ vào
khoảng thế kỷ XVIII và thế kỷ XIX. Đây là một thể loại giàu thành tựu của văn học
Việt Nam trung đại góp phần quan trọng cho sự trưởng thành của văn học Việt Nam
sau một quá trình dài tìm đường, tiếp nhận và sáng tạo không ngừng. Về cơ bản,
truyện Nôm được các nhà nghiên cứu phân chia thành hai loại là truyện Nôm bác học
và truyện Nôm bình dân. Cùng thuộc một thể loại, bên cạnh những nét tương đồng
truyện Nôm bác học và truyện Nôm bình dân lại có những nét khác nhau từ nội dung
thể hiện đến tư duy nghệ thuật, trong đó loại hình nhân vật là một trong những phương
diện thể hiện khá rõ nét tương đồng và dị biệt ấy.
- Lí do thực tiễn:
Truyện Nôm được dạy nhiều trong chương trình phổ thông, nhất là Truyện Kiều.
Vì thế, việc tìm hiểu vấn đề “Loại hình nhân vật truyện Nôm bác học và truyện Nôm bình
dân dưới cái nhìn so sánh” sẽ giúp cho người viết hiểu sâu sắc hơn về một thể loại đặc
sắc của văn học dân tộc, đặc biệt là Truyện Kiều. Qua đó sẽ giúp cho việc dạy các tác
phẩm truyện Nôm ở trường phổ thông có chiều sâu và hiệu quả hơn.
Với những lí do trên, tôi mạnh dạn lựa chọn đề tài “Loại hình nhân vật truyện
Nôm bác học và truyện Nôm bình dân dưới cái nhìn so sánh” để nghiên cứu.
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
Truyện Nôm là một bộ phận văn học khá độc đáo và có giá trị của nền văn học
trung đại Việt Nam. Đây là một loại hình tự sự có khả năng phản ánh hiện thực với
một phạm vi tương đối rộng. Vì vậy, nghiên cứu truyện Nôm là cả “một chặng đường
lịch sử”. Bởi truyện Nôm là cả một thể loại lớn với quá trình phát triển lâu dài, việc
nghiên cứu truyện Nôm là một vấn đề phức tạp nhưng rất được giới nghiên cứu quan
tâm và tìm hiểu. Trải qua một thời gian dài trên dưới 200 năm, việc tìm hiểu và nghiên
cứu truyện Nôm đã đem đến cho chúng ta nhiều cách hiểu và nhiều góc độ nhìn nhận
khác nhau để từ đó chúng ta thấy được nhiều phương diện khác nhau của nghệ thuật
cũng như nhân sinh.
2
Các truyện Nôm bác học như Truyện Kiều, Sơ kính tân trang, Hoa tiên kí và
các truyện Nôm bình dân như Thạch Sanh, Thoại Khanh - Châu Tuấn, Tống Trân -
Cúc Hoa đã được nhiều nhà nghiên cứu tìm hiểu nhưng trên phương diện “Loại hình
nhân vật truyện Nôm bác học và truyện Nôm bình dân dưới cái nhìn so sánh" thì thực
sự chưa có nhiều nghiên cứu chuyên sâu. Sự nghiên cứu của giới nghiên cứu hầu hết
chỉ tập trung vào nhiều vấn đề cụ thể về ngôn ngữ, về hình tượng thiên nhiên,…hoặc
khái quát về nội dung và nghệ thuật ở các tác phẩm riêng lẻ, hoặc cũng có những
chuyên luận, luận án đặt các tác phẩm cụ thể trong dòng truyện Nôm để thấy được sự
tiếp biến kế thừa những đặc trưng của thể loại.
Truyện Nôm bác học là những tác phẩm có tên tác giả, số lượng những truyện
Nôm bác học khuyết danh rất ít. Đối tượng sáng tác của truyện Nôm bác học là tầng
lớp quý tộc, những người có trình độ học vấn cao. Điều này chi phối nội dung được
phản ánh trong tác phẩm cũng như đặc trưng về trình độ nghệ thuật. Nếu như truyện
Nôm bác học là sản phẩm trí tuệ của những trí thức phong kiến thì truyện Nôm bình
dân lại là những sáng tác của tầng lớp trí thức bình dân. Họ có thể là những người
cũng từng học đạo thánh hiền nhưng không đỗ đạt làm quan, đó có lẽ là những ông đồ
làm nghề dạy học ở xã hội phong kiến Việt Nam xưa. Trong luận văn này, tôi nghiên
cứu tìm hiểu 6 tác phẩm tiêu biểu của truyện Nôm bình dân và truyện Nôm bác học là:
Truyện Kiều, Sơ kính tân trang, Hoa tiên kí và các truyện Thạch Sanh, Thoại Khanh -
Châu Tuấn, Tống Trân - Cúc Hoa. Nghiên cứu về những tác phẩm truyện Nôm trên,
chúng ta có thể gặp một số công trình đáng chú ý như:
Trong bài viết “Nhân vật Thuý Kiều trong đoạn kết Truyện Kiều nhìn theo quan
điểm văn hoá giới thời trung đại” (Tạp chí Nghiên cứu văn học, số 6/2010), tác giả Bùi
Thị Hồng đã nghiên cứu về kết cục của nhân vật Thúy Kiều và khẳng định: “Truyện
Kiều được cấu trúc theo mô hình ba đoạn: hội ngộ, tai biến, đoàn viên. Ai cũng biết là
trong đoạn kết thúc đại đoàn viên, Thuý Kiều gặp lại Kim Trọng sau mười lăm năm
lưu lạc của một thân phận kỹ nữ. Câu chuyện thoạt nhìn có cái không khí của kiểu kết
thúc có hậu, song thực ra, cuộc đời đau khổ của nàng Kiều vẫn còn tiếp tục. Kiều một
mực từ chối không sống như vợ chồng với Kim Trọng, dẫu cho chàng Kim tha thiết
khẩn cầu nàng. Rút cục, vị cay đắng vẫn thấm đượm tận đáy lòng Kiều” [22, tr.52].
Đoạn đại đoàn viên ghi lại chân thực quan niệm trinh tiết Nho giáo đã ăn sâu vào cả
3
cách nghĩ của người phụ nữ, nó là một trong những nguyên nhân sâu xa dẫn đến tấn bi
kịch của nàng Kiều ngay trong hồi đại đoàn viên. Thuý Kiều tự nguyện gánh chịu tất
cả khổ nạn do quan niệm trinh tiết mà nam giới đã áp đặt cho người phụ nữ với một
niềm xác tín là người đàn ông như Kim Trọng không thể sống với một người phụ nữ
thất tiết. Những lời xót xa của nàng Kiều đòi hỏi một sự suy nghĩ nghiêm túc về trách
nhiệm của những người đàn ông đối với vấn đề trinh tiết của phụ nữ thay vì bình thản
chứng kiến người phụ nữ phải gánh chịu hậu quả đến mức phải hy sinh cả hạnh phúc
của họ. Vấn đề là tại sao chỉ có người phụ nữ phải tuân thủ tiết hạnh? Và, tại sao người
phụ nữ lại chỉ có giá trị với điều kiện bắt buộc là phải có tiết hạnh? Dường như nhà thơ
vĩ đại muốn đặt những câu hỏi khá bức bối này của tư tưởng nữ quyền trong phần đại
đoàn viên của Truyện Kiều. Đó cũng là một phương diện mang giá trị lớn về nội dung
chủ nghĩa nhân đạo của Nguyễn Du.
Trong bài viết Về cách xây dựng nhân vật trong truyện Nôm của tác giả Bùi Thị
Ngọc Hà đã nhận định: “Các nhân vật trong truyện Nôm bình dân, truyện Nôm bác
học đều có sự phân tuyến đối lập về tính cách. Cách xây dựng nhân vật phân tuyến là
sự lý giải cho quy luật nhân quả, một kiểu xây dựng nhân vật trong truyện kể dân gian.
Các nhân vật thiện với những đức tính, phẩm chất tốt đẹp sẽ được hưởng hạnh phúc
xứng đáng. Những nhân vật ác với những hành động xấu xa sẽ bị trừng trị thích đáng.
Gieo nhân nào thì gặt quả ấy là vấn đề cốt lõi trong việc xây dựng hành động nhân vật
truyện Nôm” [9, tr.55].
Cũng trong bài viết này, tác giả cũng chỉ ra những đặc trưng bổi bật của hệ
thống nhân vật truyện Nôm nói chung. Đó là “Thứ nhất nhân vật được xây dựng theo
khuôn mẫu. Thứ hai, mỗi nhân vật, dù được miêu tả đạt tới bề dày tính cách thì cũng
chỉ là tính cách nhất phiến. Toàn bộ tính cách của nhân vật được ấn định một cách
tiên nghiệm ngay từ trong ý đồ tác giả và cố định trong suốt tác phẩm. Biến cố mà
nhân vật trải qua chỉ là những sự kiện hầu như ngoại tại, thuần túy đối với tính cách,
được gá hờ vào cốt truyện, làm thành những cơ hội để nhân vật phô ra những gì đã
được tác giả chuẩn bị sẵn, từ trước khi hạ sinh ra nhân vật. Đặc điểm thứ ba, trong
tác phẩm, nhân vật bao giờ cũng được chia ra, xếp vào hai tuyến thiện - ác, chính - tà,
tốt - xấu. Một trong những nguyên nhân dẫn đến sự tương đồng giữa truyện Nôm bác
học và truyện Nôm bình dân là sự quy định chung về đặc trưng của thể loại truyện
4
Nôm như: mô hình cấu trúc, vấn đề kết thúc có hậu, nhân vật, các môtip dân gian,
phong cách ngôn ngữ, phương thức sáng tác và lưu truyền… Các tác giả văn học
trung đại khi đi vào sáng tác đã tuân thủ chặt chẽ những quy định chung đó. Vì thế đã
tạo nên tính tương đồng giữa truyện Nôm bác học và truyện Nôm bình dân trên một số
phương diện, trong đó có cách xây dựng nhân vật” [9, tr.56].
Nhà nghiên cứu Kiều Thu Hoạch, trong Truyện Nôm - lịch sử hình thành và
bản chất thể loại đã chỉ rõ: “Dù là truyện Nôm bác học (hoặc hữu danh) hay truyện
Nôm bình dân (hoặc khuyết danh), xét cho cùng, chúng cũng vẫn nằm trong khuôn
hình của thể loại truyện Nôm, vẫn có chung một số thuộc tính nhất định của thể loại
này. Do đó, giữa chúng vẫn không thể không tồn tại một vùng giáp ranh tương đồng
giữa hai vòng tròn phân loại” [17, tr.70].
Về truyện Nôm Tống Trân - Cúc Hoa, tác giả Đặng Thanh Lê trong bài viết
“Nhân vật phụ nữ qua một số truyện Nôm” đăng trên Tạp chí Văn học, số 2/1968 cũng
đã tìm hiểu và nghiên cứu về phương diện nguồn gốc, bản chất, nghệ thuật và nhân vật
nhưng chưa có được cái nhìn khái quát.
Trong luận văn thạc sĩ ngôn ngữ và văn hóa Việt Nam Thi pháp xây dựng nhân
vật phản diện trong một số truyện nôm bình dân, tác giả Triệu Thị Mỹ đã phân tích về
thi pháp xây dựng nhân vật phản diện trong một số truyện Nôm bình dân, đem đến cho
người đọc những hiểu biết quý giá về nhân vật phản diện trong một số truyện Nôm
bình dân.
Như vậy có thể nói, truyện Nôm là tài sản lớn, là thành tựu xuất sắc của văn
học dân tộc. Chính vì thế thể loại này đã thu hút được sự quan tâm của các nhà
nghiên cứu với nhiều bài viết và chuyên luận giá trị. Tuy nhiên, đặt loại hình nhân
vật trong truyện Nôm bác học và truyện Nôm bình dân dưới cái nhìn so sánh để
nghiên cứu thì chưa có một công trình nào đề cập đến. Vì vậy, chúng tôi chọn lựa
loại hình nhân vật trong truyện Nôm bác học và truyện Nôm bình dân dưới cái nhìn
so sánh làm đề tài nghiên cứu của luận văn này.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của chúng tôi khi thực hiện luận văn này là nhằm làm rõ
những điểm tương đồng, khác biệt về phương diện nhân vật của truyện Nôm bác học
và truyện Nôm bình dân. Qua đó khẳng định sự phong phú đa dạng của thể loại truyện
5
Nôm nói chung và một phương diện cụ thể của truyện Nôm nói riêng - đó là loại hình
nhân vật. Từ đó góp phần giúp cho các giáo viên dạy tốt hơn về các tác phẩm thuộc
thể loại truyện Nôm trong chương trình phổ thông.
Nhiệm vụ nghiên cứu gồm:
- Vấn đề về truyện Nôm: Tìm hiểu chung về những vấn đề chung có liên quan
tới đề tài như một số vấn đề truyện Nôm, loại hình nhân vật,vài nét khái quát về nội
dung các truyện Nôm tiêu biểu.
- Khái quát các tác phẩm truyện Nôm trong phạm vi nghiên cứu.
- Tìm hiểu, phân tích những điểm tương đồng và dị biệt về loại hình nhân vật
trong ba truyện Nôm bác học gồm Truyện Kiều của Nguyễn Du, Sơ kính tân trang của
Phạm Thái, Hoa tiên kí của Nguyễn Huy Tự và ba truyện Nôm bình dân gồm ba tác
phẩm: Thạch Sanh, Thoại Khanh - Châu Tuấn, Tống Trân - Cúc Hoa.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Truyện Nôm bác học và truyện Nôm bình dân dưới cái
nhìn so sánh.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Phạm vi vấn đề nghiên cứu: loại hình nhân vật.
+ Phạm vi tư liệu nghiên cứu: Số lượng truyện Nôm rất lớn, trong luận văn này,
chúng tôi lựa chọn sáu tác phẩm tiêu biểu, trong đó truyện Nôm bác học gồm: Truyện Kiều
của Nguyễn Du, Sơ kính tân trang của Phạm Thái, Hoa tiên kí của Nguyễn Huy Tự; truyện
Nôm bình dân gồm: Thạch Sanh, Thoại Khanh - Châu Tuấn, Tống Trân - Cúc Hoa.
5. Phương pháp nghiên cứu
Ngoài việc vận dụng lý luận về phương pháp nghiên cứu, đề tài này còn sử
dụng các phương pháp và các thao tác cụ thể như sau:
- Phương pháp thống kê phân loại:
+ Thống kê các nhân vật nhằm cung cấp những số liệu chính xác, tạo cơ sở tin
cậy cho những kết luận của luận văn.
+ Phân loại nhân vật: Nhân vật chính diện, nhân vật phản diện và nhân vật
trung gian.
- Phương pháp liên ngành: Chịu ảnh hưởng của nhiều ngành khác. Đó là
phương pháp nghiên cứu lịch sử - văn hóa học để xác định mối tương quan giữa hình