Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Linh cảm của Romeo và Juliet trong lần gặp gỡ cuối cùng của đôi tình nhân
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Nguyễn Thị Thắm Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 61(12/2): 26 - 30
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn
26
LINH CẢM CỦA ROMEO VÀ JULIET
TRONG LẦN GẶP GỠ CUỐI CÙNG CỦA ĐÔI TÌNH NHÂN
Nguyễn Thị Thắm*
Trường Đại học Sư phạm – Đại học Thái Nguyên
TÓM TẮT
Thông qua bài viết này, tôi muốn trình bày kết quả nghiên cứu về vai trò của yếu tố linh cảm với
tư cách là một phương tiện nghệ thuật trong bi kịch Romeo và Juliet của Shakespeare, đặc biệt là
hiệu quả của việc sử dụng yếu tố linh cảm trong lần gặp gỡ cuối cùng của đôi tình nhân. Chúng tôi
nhận thấy, trong Romeo và Juliet, sự xuất hiện của yếu tố linh cảm không chỉ cho chúng ta thấy
tình yêu tuyệt vời của hai nhân vật chính mà còn chứng tỏ rằng Shakespeare đã chia sẻ với chúng
ta phát hiện thú vị này bởi một cách thức tương xứng với khả năng thiên tài của ông. Cũng trong
vở kịch này, Shakespeare nói với chúng ta về vô thức và vai trò của vô thức trước khi Phân tâm
học của S.Freud và Tâm phân học của K.B.Jung xuất hiện.
Từ khóa: Linh cảm, Romeo và Juliet, Shakespeare, phương tiện nghệ thuật, bi kịch.
Trong văn học thế giới, chúng ta từng biết đến
bao nhiêu cuộc chia tay đầy ám ảnh bởi sự xa
cách gắn liền với nỗi lo lắng, khắc khoải. Đau
đớn hơn, người trong cuộc thường có cảm
giác đây là lần gặp gỡ cuối cùng. Họ nói lời
tạm biệt nhưng họ biết lẽ ra họ phải nói lời
vĩnh biệt. Những cảm xúc vừa mơ hồ, vừa rõ
rệt ấy của Romeo, Juliet đã được Shakespeare
thể hiện chân thực và tài hoa bằng yếu tố linh
cảm trong vở bi kịch Romeo và Juliet khi xây
dựng cảnh gặp gỡ cuối cùng của đôi tình nhân
ở hồi III, cảnh 5.
Để trì hoãn thời khắc li biệt, trước đó, Juliet
đã tự đánh lừa mình: “Trời còn lâu mới sáng.
Tiếng chim đã làm anh hoảng hốt là tiếng
chim hoạ mi đấy, không phải tiếng sơn ca
đâu…Vệt sáng kia không phải ánh bình minh,
em biết”[4.109]. Đến khi ý thức về sự sống
còn của Romeo mách bảo, nàng mới nhận ra
rằng không nên níu kéo chàng nán lại thêm
nữa. Trong cuộc ly biệt này, cả Romeo và
Juliet đều có linh cảm đây là lần gặp gỡ cuối
cùng của họ nhưng Juliet bộc lộ linh cảm của
mình trực tiếp hơn. Dù Romeo chỉ bị lưu đày
nhưng cái chết vẫn luôn ám ảnh tâm hồn
nàng: “Thôi, cửa ơi, hãy cho ánh sáng lọt
vào, và để đời sống đi ra”[4.109]; (“Then,
window, let day in, and let life out” - tr.718).
Lúc Romeo nói lời vĩnh biệt, hôn nàng lần
cuối rồi trèo xuống vườn là lúc nàng cảm
Tel: 0983211243
nhận được một cách trực tiếp sự xa cách, chia
lìa bằng cảm giác xúc giác. Sau khi thảng thốt
hỏi lại Romeo và được chàng xác nhận thực
tế mà hai người phải đối mặt bằng lời chào
“Vĩnh biệt”[4.109]; (“Farewell” – [5.719])
linh cảm về những chuyện chẳng lành bắt đầu
tràn ngập tâm trí nàng.
Lời thoại tiếp theo diễn tả linh cảm đầy bất
trắc của nàng là một câu hỏi về tương lai:
“Anh ơi, có bao giờ chúng ta lại được gặp
nhau nữa không?”[4.110]; (“O! think’st thou,
we shall ever meet again?” – [5.719]). Trong
nguyên bản, Shakespeare để cho Juliet dùng
câu hỏi này với động từ “shall ever meet” ở
thì tương lai đơn- loại thì của động từ dùng để
chỉ một hành động sẽ xảy ra nhưng người nói
chưa quyết định hoặc chưa thể quyết định khi
nào hành động đó xảy ra trước thời điểm nói.
Nó cho thấy rất rõ cảm giác của nàng về sự
bất định của tương lai. Dù nàng biết Romeo
không bị tử hình, nàng vẫn lo lắng vì nàng
cảm thấy khó xác định hay nói đúng hơn là
không thể xác định được số phận của tình
yêu. Đứng từ hiện tại, nhìn về phía tương lai,
nàng băn khoăn tự hỏi: hạnh phúc rồi có nối
tiếp? Rõ ràng nàng cảm thấy sự mong manh,
dễ đứt gãy của hạnh phúc trong hiện tại mà sự
đứt gãy nếu có thể xảy ra lại nằm ngoài khả
năng kiểm soát của hai người.
Sau đó, dù Romeo có khẳng định rồi họ sẽ
gặp lại nhau, linh cảm về chuyện chẳng lành