Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Liên văn bản trong sáng tác Nguyễn Huy Thiệp
PREMIUM
Số trang
175
Kích thước
1.3 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1828

Liên văn bản trong sáng tác Nguyễn Huy Thiệp

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

iv

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN VĂN THUẤN

LIÊN VĂN BẢN TRONG SÁNG TÁC

NGUYỄN HUY THIỆP

Chuyên ngành : LÝ LUẬN VĂN HỌC

Mã số : 62.22.32.01

LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:

PGS.TS TRỊNH BÁ ĐĨNH

HÀ NỘI - năm 2013

v

LỜI CẢM ƠN

Trƣớc hết, xin chân thành cảm ơn những ngƣời thân yêu trong gia

đình đã tạo mọi điều kiện cần thiết để tôi tập trung hoàn thành luận án.

Đặc biệt, xin cảm ơn nhà giáo, PGS.TS Trịnh Bá Đĩnh, ngƣời đã

tận tình chỉ dạy, hƣớng dẫn, đóng góp những ý kiến quý báu giúp tôi

sớm hoàn thành luận án trong điều kiện tốt nhất có thể.

Xin cảm ơn lãnh đạo Khoa Ngữ văn, lãnh đạo Trƣờng Đại học sƣ

phạm - Đại học Huế, lãnh đạo Viện Văn học và Học viện khoa học xã

hội - Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam đã tạo điều kiện cho tôi

thực hiện luận án.

Xin đƣợc cảm ơn tất cả quý thầy cô, bạn bè, đồng nghiệp, sinh

viên - những ngƣời đã luôn khuyến khích và giúp đỡ tôi trong quá trình

thực hiện đề tài.

Tác giả

Nguyễn Văn Thuấn

vi

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng

tôi. Các kết quả nêu trong luận án là trung thực, đảm bảo độ

chuẩn xác cao nhất. Các tài liệu tham khảo, trích dẫn có xuất

xứ rõ ràng. Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về công trình

nghiên cứu của mình.

Huế, tháng 5 năm 2013

Tác giả

Nguyễn Văn Thuấn

vii

MỤC LỤC

Trang phụ bìa .........................................................................................................................i

Lời cảm ơn………………………………………………………………………... ..............ii

Lời cam đoan .......................................................................................................................iii

Mục lục .................................................................................................................................iv

Danh mục các kí hiệu, các chữ viết tắt đƣợc sử dụng trong luận án.......................... vi

PHẦN MỞ ĐẦU........................................................................................................1

1. Lí do chọn đề tài..................................................................................................1

2. Cơ sở lí thuyết và phƣơng pháp nghiên cứu........................................................3

3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu...........................................................................4

4. Đóng góp của luận án..........................................................................................5

5. Cấu trúc luận án...................................................................................................5

Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU.......................................6

1.1. Tình hình nghiên cứu lí thuyết liên văn bản.....................................................6

1.1.1. Tình hình nghiên cứu lí thuyết liên văn bản trên thế giới .........................6

1.1.2. Tình hình nghiên cứu lí thuyết liên văn bản ở Việt Nam ..........................8

1.2. Tình hình nghiên cứu sáng tác Nguyễn Huy Thiệp........................................15

1.2.1. Những nghiên cứu gián tiếp bàn về sáng tác Nguyễn Huy Thiệp...........15

1.2.2. Những nghiên cứu trực tiếp bàn về sáng tác Nguyễn Huy Thiệp ...........16

Chƣơng 2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ THUYẾT VỀ TÍNH LIÊN VĂN BẢN .......20

2.1. Lí thuyết liên văn bản của chủ nghĩa cấu trúc: Genette và Riffaterre............20

2.1.1. Gérard Genette và tính xuyên văn bản ....................................................22

2.1.2. Michael Riffaterre và ảo tƣởng quy chiếu...............................................27

2.2. Lí thuyết liên văn bản từ Bakhtin đến Chủ nghĩa giải cấu trúc......................30

2.2.1. Mikhail Bakhtin và tính đối thoại............................................................30

2.2.2. Julia Kristeva và tính liên văn bản...........................................................38

2.2.3. Roland Barthes và tính đa bội..................................................................44

Chƣơng 3. ĐỐI THOẠI LIÊN VĂN BẢN TRONG SÁNG TÁC

NGUYỄN HUY THIỆP..........................................................................................55

3.1. Đối thoại tƣ tƣở ng và đối thoại văn hóa .........................................................56

3.1.1. Đối thoại với tƣ tƣởng Nho – Phật – Đạo................................................56

3.1.2. Đối thoại với những thành kiến văn chƣơng ...........................................70

3.1.3. Giải thiêng huyền thoại về nhân cách con ngƣời lịch sƣ̉ .........................77

3.2. Tâm thế đối thoại củ a Nguyễn Huy Thiệp .....................................................83

3.2.1. Từ tâm thức hiện sinh, soi sáng sƣ̣ hiện hƣ̃u củ a con ngƣời ...................83

3.2.2. Lập trƣờng dân chủ trong đối thoại .........................................................89

viii

Chƣơng 4. CÁC HÌNH THỨC LIÊN VĂN BẢN TRONG SÁNG TÁC

NGUYỄN HUY THIỆP..........................................................................................97

4.1. Ảnh hƣởng và đọc sai, trích dẫn và giễu nhại ................................................97

4.1.1. Ảnh hƣởng và đọc sai văn học quá khứ...................................................97

4.1.2. Trích dẫn văn học truyền thống .............................................................113

4.1.3. Giễu nhại văn bản, diễn ngôn và thể loại ..............................................119

4.2. Pha trộ n thể loại trong sáng tác Nguyễn Huy Thiệp ....................................134

4.2.1. Sự xâm nhập của thơ trong văn xuôi .....................................................134

4.2.2. Sự xâm nhập của tự sự vào kịch ............................................................141

KẾT LUẬN............................................................................................................147

DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ

TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

ix

DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT

ĐƢỢC SỬ DỤNG TRONG LUẬN ÁN

CBĐ : Cái biểu đạt

CĐBĐ : Cái đƣợc biểu đạt

LVB : Liên văn bản

NHT : Nguyễn Huy Thiệp

VB : Văn bản

1

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài

Thế kỉ XX đƣợc xem là thế kỉ của các lí thuyết văn học. Trong thế kỉ này,

ngƣời ta chứng kiến sự ra đời, phát triển của nhiều trƣờng phái, lí thuyết. Chúng

tiếp biến, ảnh hƣởng và phủ nhận nhau khiến đời sống văn học sôi động, đa dạng,

phức tạp. Đầu thế kỉ XX, khái niệm văn bản (text) đƣợc phát hiện đã làm thay đổi

hẳn quan niệm về tác phẩm văn học, cấu trúc của nó, về vị trí và vai trò của tác giả,

ngƣời đọc. Đến nửa cuối thế kỉ này, khái niệm tính liên văn bản (intertextuality) ra

đời và trở thành mối quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu ngữ văn hàng đầu thế giới.

Nguồn gốc của khái niệm tính liên văn bản đƣợc đa số các nhà nghiên cứu thống

nhất tính từ thời điểm khai sinh của ngôn ngữ học hiện đại gắn liền với tên tuổi của

nhà ngôn ngữ học ngƣời Thụy Sĩ, F. Saussure. Lí thuyết này cũng gắn liền với

những tƣ tƣởng triết học, lí luận văn học độc đáo của nhà bác học Nga M.Bakhtin

và vang vọng những quan niệm của các nhà Hình thức luận Nga. Tuy nhiên, với tƣ

cách một khái niệm lí thuyết văn học, nó chính thức đƣợc đặt ra vào nửa cuối những

năm 60 tại phƣơng Tây bởi nhà nghiên cứu văn học trẻ ngƣời Pháp gốc Bulgaria,

Julia Kristeva. Quan niệm tính liên văn bản của bà ra đời trong bối cảnh các quan

niệm cấu trúc luận đang bị xét lại và đang hình thành cái gọi là chủ nghĩa hậu cấu

trúc. Quan niệm của Kristeva nhanh chóng tìm đƣợc sự hƣởng ứng của các nhà hậu

cấu trúc tên tuổi nhƣ R.Barthes, L.Bloom; các nhà cấu trúc luận – trần thuật học

nhƣ M.Riffaterre, G.Genette...Hiện nay, lí thuyết liên văn bản có sức lan tỏa rất

rộng, đƣợc sử dụng bởi các nhà nữ quyền luận, tân lịch sử, hậu thực dân luận và

một số khuynh hƣớng nghiên cứu kí hiệu học khác nhằm khám phá các hiện tƣợng

văn học/văn hóa quá khứ và đƣơng đại. Cho đến nay, có một nhận thức chung rằng

bất kỳ văn bản nào cũng đều có quan hệ với các văn bản khác ra đời trước đó.

Quan hệ này dựa trên những sự kết nối giữa các văn bản với nhau bằng những

phương thức khác nhau như: ám chỉ, trích dẫn, chuyển thể, chuyển dịch, đạo văn,

nhái, nhại, mô phỏng, pha trộn…Những quan hệ này được tác giả tạo lập bằng ý

thức hoặc vô thức, được độc giả tri nhận trong thực tiễn giao tiếp nghệ thuật và

chúng tương tác với tri thức và trải nghiệm văn bản của người đọc, gây ra hứng thú

diễn giải, qua đó, các giá trị văn hóa không ngừng được sản sinh và đón nhận. Tính

liên văn bản là thuật ngữ được dùng để miêu tả thuộc tính hay phương thức quan hệ

trên đây, nơi mà mỗi văn bản đều chứa đựng sự tham chiếu đối với các văn bản

khác, qua đó chúng sinh sản và nảy nở ý nghĩa.

2

Trên thế giới, từ khi thuật ngữ tính liên văn bản ra đời, nó đã đƣợc vận dụng

rộng rãi vào việc nghiên cứu văn học. Những công trình nghiên cứu theo hƣớng liên

văn bản hiện nay trên thế giới phong phú, đa dạng và phức tạp. Ở Việt Nam, lí

thuyết này cho đến nay vẫn chƣa đƣợc khảo sát và nghiên cứu một cách hệ thống.

Trong mấy năm gần đây, tuy đã có đôi ba bài dịch, giới thiệu nhƣng chừng ấy là

chƣa đủ để giúp cho các nhà nghiên cứu văn học tiếp cận và vận dụng lí thuyết.

Luận án của chúng tôi mong muốn cập nhật, giới thiệu một cách tƣơng đối hệ thống

lí thuyết liên văn bản nhằm đa dạng hóa các cách thức tiếp cận văn học và sâu xa

hơn muốn góp một một phần nhỏ vào quá trình đổi mới hệ hình nghiên cứu văn học

ở Việt Nam theo hƣớng hiện đại.

Theo chúng tôi, trong văn xuôi, một số cây bút tiêu biểu của văn học Việt

Nam từ thời kỳ Đổi mới đến nay nhƣ Nguyễn Huy Thiệp, Phạm Thị Hoài, Bảo

Ninh, Nguyễn Bình Phƣơng, Hồ Anh Thái…đã có ý thức sử dụng liên văn bản

trong sáng tác. Đây là một trong số những nổ lực nghệ thuật của nhà văn. Họ tiếp

tục tinh thần phê phán và nhân bản, khơi sâu vào các vấn đề thế sự, đời tƣ, phát hiện

những mặt trái của nhân sinh, xã hội, văn hóa; tự vấn, phản biện, đối thoại với tinh

thần dân chủ, cởi mở. Họ kiếm tìm và thử nghiệm những hình thức nghệ thuật mới

khá đa dạng: đối thoại với văn bản xã hội (social text) và diễn ngôn tập thể

(collective discourse); vay mƣợn và giễu nhại huyền thoại, cổ tích; quan tâm đến

việc trích dẫn, viết lại, viết tiếp những văn bản cũ; pha trộn thể loại, hƣ cấu lịch sử,

giễu nhại văn chƣơng và văn hóa truyền thống có tính chất khuôn sáo, giáo điều, bề

trên…Trong văn học thời kỳ Đổi mới, có thể nói Nguyễn Huy Thiệp là một trong số

những cây bút tiêu biểu nhất và có những đóng góp lớn. Ông chịu ảnh hƣởng từ

nhiều nguồn khác nhau: lịch sử, huyền thoại, tôn giáo, văn hóa bác học và bình dân,

nông thôn và đô thị, quá khứ và hiện hành, bản địa và ngoại lai. Nhiều nhà văn tiền

nhân nhƣ Nguyễn Trãi, Hồ Xuân Hƣơng, Vũ Trọng Phụng, Nguyễn Bính, Puskin,

Dostoevsky, Bồ Tùng Linh trở thành nguồn cảm hứng sáng tạo và chất liệu văn

chƣơng trong sáng tác của ông. Nhà văn đã sống và sáng tạo trong môi trƣờng sinh

thái văn học/văn hóa khát khao đổi thay, vƣơn xa hòa nhập với thế giới hiện đại,

dân chủ. Do đó, sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp có nhiều cách tân táo bạo và nhận

đƣợc sự ủng hộ nhiệt thành của nhiều nhà nghiên cứu phê bình văn học có uy tín.

Nguyễn Huy Thiệp đã gây xôn xao dƣ luận trong một thời gian dài. Tầm vóc của

ông có thể nói là ít nhiều mang tính quốc tế. Ngƣời ta bàn nhiều về ông, sách của

ông đƣợc dịch in ở nhiều nƣớc trên thế giới. Tác phẩm của ông là đối tƣợng nghiên

3

cứu có sức hấp dẫn từ các lập trƣờng và phƣơng pháp khác nhau nhƣ phân tâm học,

văn hóa học, phê bình huyền thoại, thi pháp học, trần thuật học, xã hội học…Trên

cơ sở tiếp cận liên văn bản sáng tác Nguyễn Huy Thiệp, chúng tôi xác định mục

đích thứ hai cho luận án là có thể mang lại những khám phá mới, khác về tƣ tƣởng

và nghệ thuật Nguyễn Huy Thiệp, hoặc có cách kiến giải phù hợp với một số vấn đề

phức tạp đƣợc khơi động từ những sáng tác của ông trong dòng chảy văn học Việt

Nam thời kỳ Đổi mới. Đó là những lí do cơ bản, cần thiết để chúng tôi lựa chọn

thực hiện đề tài Liên văn bản trong sáng tác Nguyễn Huy Thiệp.

2. Cơ sở lí thuyết và phƣơng pháp nghiên cứu

2.1. Cơ sở lí thuyết

Nhƣ chúng tôi đã nêu ở trên và sẽ diễn giải cụ thể ở phần sau, lí thuyết liên

văn bản rất phức tạp, xuyên trƣờng phái, đa nguyên. Bởi vậy, trong nghiên cứu này,

sau khi phân tích các quan niệm của Bakhtin, Kristeva, Barthes, Bloom, Genette,

Riffaterre,…dựa trên những nét tƣơng đồng cơ bản trong quan niệm của họ, chúng

tôi mạnh dạn đƣa ra quan niệm về văn bản/liên văn bản nhƣ sau: Văn bản/liên văn

bản (text/intertext), là một chuỗi kí hiệu ngôn ngữ/phi ngôn ngữ (một phát ngôn,

một lời nói hoặc viết, một bức tranh, một bài hát, một bộ phim, một truyện ngắn,

kịch, tiểu thuyết, bài thơ),…có nghĩa/ý nghĩa; được kiến tạo, sản sinh từ những văn

bản khác, có mối quan hệ với những văn bản khác, gây ra tương tác đối thoại với

mạng lưới tri thức/trải nghiệm văn bản vốn có ở người đọc. Mỗi văn bản nghệ thuật

của Nguyễn Huy Thiệp là một không gian của sự tích hợp, thẩm thấu, chuyển hóa,

đối thoại, tƣơng tác, ảnh hƣởng, trích dẫn, giễu nhại, pha trộn và kết nối đến những

văn bản khác, vốn có trƣớc đó, đồng văn hóa hoặc dị văn hóa. Do đó, chúng tôi xác

định hai nội dung cơ bản để giải quyết vấn đề liên văn bản trong sáng tác Nguyễn

Huy Thiệp: đối thoại liên văn bản (intertextual dialogism) và những hình thức/kiểu

liên văn bản (forms/types of intertextuality) trong sáng tác của ông.

2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu

Chúng tôi sử dụng phối hợp nhiều phƣơng pháp, trong đó phƣơng pháp lịch

sử – loại hình và phƣơng pháp cấu trúc – hệ thống đƣợc sử dụng chủ yếu.

Phƣơng pháp lịch sử – loại hình: Chúng tôi khảo sát lịch sử hình thành và

vận động của lý thuyết liên văn bản, đặc trƣng và nội hàm của khái niệm qua từng

nhà lập thuyết – thực hành và từng thời điểm. Những công trình của những nhà lí

thuyết liên văn bản nhƣ Bakhtin, Kristeva, Barthes, Bloom, Genette, Riffaterre sẽ

đƣợc phân tích, đánh giá chủ yếu theo phƣơng pháp trên.

4

Phƣơng pháp cấu trúc – hệ thống: Trƣớc hết, chúng tôi dùng để nghiên cứu

một cách hệ thống tƣ tƣởng của từng nhà lập thuyết về tính liên văn bản. Sau đó, nó

đƣợc dùng thƣờng xuyên để nghiên cứu thực tiễn liên văn bản trong sáng tác

Nguyễn Huy Thiệp: xem toàn bộ sáng tác Nguyễn Huy Thiệp nhƣ một hệ thống,

xem mỗi văn bản/toàn bộ sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp nhƣ một liên văn bản, đặt

nó trong mạng lƣới quan hệ với các văn bản khác (văn bản xã hội và diễn ngôn tập

thể), xem xét nó qua những quan hệ và đối thoại liên văn bản (intertextual

relationships/dialogues), từ đó có những đánh giá, kết luận cần thiết.

Ngoài ra, các thao tác nghiên cứu nhƣ thống kê, so sánh, phân tích văn bản

văn học, đối chiếu các đoạn văn, diễn ngôn và từ vựng giữa các văn bản đƣợc vận

dụng rộng rãi. Các phƣơng pháp liên ngành khác nhằm làm nổi bật tính liên văn bản

trong mỗi văn bản – tác phẩm Nguyễn Huy Thiệp cũng đƣợc chú ý.

3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu

Đối tƣợng nghiên cứu của luận án trƣớc hết là lí thuyết về tính liên văn bản,

tiếp đó là tiếp cận liên văn bản sáng tác Nguyễn Huy Thiệp. Hai đối tƣợng này có

quan hệ mật thiết với nhau vì chỉ có thể tiếp cận liên văn bản sáng tác Nguyễn Huy

Thiệp khi có những tri thức tƣơng đối hệ thống về lí thuyết liên văn bản và lí thuyết

sẽ trở nên sáng rõ và gần gũi hơn khi đƣợc soi chiếu, liên hệ từ thực tiễn sáng tác

của nhà văn Nguyễn Huy Thiệp. Cũng bởi vậy nên trong khi trình bày, phân tích lí

thuyết liên văn bản, cho phép chúng tôi đƣợc sử dụng những ví dụ quen thuộc từ

sáng tác của ông. Mặt khác, đối tƣợng chính của đề tài là tập trung tiếp cận liên văn

bản sáng tác Nguyễn Huy Thiệp, nhƣng vì lí thuyết liên văn bản hết sức phức tạp,

đa hƣớng, xuyên trƣờng phái, lại chƣa đƣợc dịch và giới thiệu ở Việt Nam một cách

hệ thống, nên tác giả luận án thấy cần thiết phải có một chƣơng nghiên cứu riêng về

lí thuyết này. Đây là công việc hết sức khó khăn với chúng tôi, bởi vì thật khó để

chiếm lĩnh tƣ tƣởng của các nhà lập thuyết và thực hành liên văn bản trong hơn một

thế kỉ vừa qua, bắt đầu với Saussure, các nhà Hình thức luận Nga, các triết gia hiện

tƣợng học và triết học ngôn ngữ…cho đến các nhà giải cấu trúc – hậu hiện đại

đƣơng thời. Bởi vậy, chúng tôi giới hạn phạm vi nghiên cứu lí thuyết liên văn bản

trong khuôn khổ tƣ tƣởng của một số nhà lập thuyết tiêu biểu nhƣ Bakhtin,

Kristeva, Barthes, Bloom, Riffaterre, Genette. Những quan niệm và cách tiếp cận

khác về tính liên văn bản, đặc biệt từ hƣớng triết học ngôn ngữ,…vẫn chƣa đƣợc tác

giả luận án giải quyết. Việc tiếp cận liên văn bản sáng tác Nguyễn Huy Thiệp cũng

chỉ giới hạn trong một số khía cạnh tiêu biểu nhất nhƣ đối thoại liên văn bản, ảnh

5

hƣởng và đọc sai, trích dẫn và giễu nhại, pha trộn thể loại. Các khía cạnh khác nhƣ

đối thoại nội văn bản, đối thoại xã hội, ám chỉ, đạo văn, cận văn bản, chuyển dịch,

tu chỉnh…chỉ đƣợc phân tích sơ lƣợc, dẫn dụ để minh họa lí thuyết chứ chƣa đƣợc

khảo sát chi tiết. Chúng tôi hi vọng những khía cạnh còn để ngỏ đó sẽ đƣợc triển

khai nghiên cứu ở cấp độ khác, trong khuôn khổ khác, chuyên sâu hơn, hòng thỏa

mãn yêu cầu của ngƣời đọc có quan tâm đến lí thuyết và thực tiễn liên văn bản.

4. Đóng góp của luận án

Về lí thuyết: trong tình hình việc giới thiệu lí thuyết về tính liên văn bản ở

nƣớc ta còn đơn lẻ, sơ lƣợc, chúng tôi cố gắng trình bày tƣơng đối ngắn gọn hệ

thống lí thuyết này, trên phƣơng diện lịch sử và cấu trúc, qua tƣ tƣởng của một số

đại biểu nhƣ Bakhtin, Kristeva, Barthes, Bloom, Riffaterre, Genette.

Về thực tiễn: thể nghiệm phân tích đối thoại liên văn bản và các hình thức

liên văn bản nổi bật trong sáng tác Nguyễn Huy Thiệp nhằm làm sáng rõ lí thuyết,

đồng thời qua đó đánh giá đặc sắc tƣ tƣởng – nghệ thuật của nhà văn trong tƣ cách

một hiện tƣợng văn học có nhiều đóng góp cho văn học Đổi mới ở Việt Nam.

5. Cấu trúc luận án

Ngoài phần Mở đầu, phần Kết luận, danh mục Tài liệu tham khảo, phần Phụ

lục, phần Nội dung luận án đƣợc triển khai thành 4 chƣơng:

Chƣơng 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu

Chƣơng 2. Một số vấn đề lí thuyết về tính liên văn bản

Chƣơng 3. Đối thoại liên văn bản trong sáng tác Nguyễn Huy Thiệp

Chƣơng 4. Các hình thức liên văn bản trong sáng tác Nguyễn Huy Thiệp

6

Chƣơng 1

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

Phần Tổng quan này, chúng tôi trình bày hai vấn đề cơ bản. Một là, tình hình

nghiên cứu lí thuyết liên văn bản trên thế giới và ở Việt Nam. Hai là, tình hình

nghiên cứu sáng tác Nguyễn Huy Thiệp. Ở khía cạnh thứ nhất, chúng tôi chú trọng

nhiều vào tình hình nghiên cứu liên văn bản ở Việt Nam. Riêng tình hình nghiên

cứu lí thuyết liên văn bản trên thế giới sẽ đƣợc chúng tôi lồng vào phân tích chi tiết

ở chƣơng sau. Ở khía cạnh thứ hai, luận án chú ý nhiều đến những nghiên cứu trực

tiếp bàn về sáng tác Nguyễn Huy Thiệp và có lƣu ý đến những bài viết tiếp cận sáng

tác của ông từ góc độ liên văn bản.

1.1. Tình hình nghiên cứu lí thuyết liên văn bản

1.1.1. Tình hình nghiên cứu lí thuyết liên văn bản trên thế giới

Khởi nguồn của lí thuyết liên văn bản (LVB) là những nghiên cứu của nhóm

Tel Quel và tạp chí cùng tên tại Pháp những năm 1960. Từ đó đến nay, đã có rất

nhiều công trình nghiên cứu – phê bình có liên quan luận bàn về lí thuyết và vận

dụng nó trong nghiên cứu văn học/văn hóa. Do khuôn khổ luận án và khả năng tƣ

liệu nên chúng tôi chỉ quan tâm đến những nghiên cứu lí thuyết LVB trên mảng tƣ

liệu tiếng Anh. Về phƣơng diện tổng thuật, phân tích lí thuyết, đáng chú ý là phần

dẫn luận trong công trình Intertextuality: Theories and practices (Tính liên văn bản:

Lí thuyết và thực tiễn –1990) của M.Worton và Judith Still, những tóm lƣợc và diễn

giải ngắn gọn của R.Stam, R.Burgoyne, S.F.Lewis trong New Vocabularies in Film

Semiotics (Từ vựng mới trong kí hiệu học điện ảnh, 1992), những phân tích tổng

thể, toàn diện trong công trình Intertextuality (Tính liên văn bản – 2000) của

Graham Allen, những thảo luận trong Intertextuality: Debates and Contexts (Tính

liên văn bản: Tranh luận và ngữ cảnh – 2003) của Mary Orr…Nhìn chung, tình hình

nghiên cứu lí thuyết LVB đến thời điểm hiện nay đã khá thống nhất trên một số vấn

đề cơ bản.

Một là, về sự xuất hiện của khái niệm: tất cả các công trình nghiên cứu đều

khẳng định Kristeva đã đặt ra thuật ngữ này vào khoảng năm 1966 và công bố năm

1967 trong bài báo Từ, Đối thoại và Tiểu thuyết ( tiêu đề bài báo này chúng tôi dịch

theo bản tiếng Anh, Word, Dialogue and Novel của Toril Moi trong sách The

Kristeva Reader. Riêng bản tiếng Pháp có tên đầy đủ là Bakhtine, le mot, le

dialogue et le roman). Bài báo này ra đời trên cơ sở Kristeva nghiên cứu rất kỹ các

7

công trình của Bakhtin nhƣ Vấn đề nội dung, hình thức và chất liệu nghệ thuật ngôn

từ, Những vấn đề thi pháp Dostoevsky, Sáng tác F.Rabelais và văn hóa dân gian

trung cổ và Phục hưng,…Thuật ngữ của Kristeva gần gũi với các thuật ngữ của

Bakhtin nhƣ tính đối thoại, tính lai ghép, diễn ngôn hai giọng…đồng thời cũng xuất

phát từ những sự phê phán của bà đối với các quan điểm của nhà ngôn ngữ học

ngƣời Thụy Sĩ, F.Saussure về bản chất mối quan hệ kí hiệu. Từ đây, đa số các công

trình đều thống nhất ở chỗ, coi Saussure, Bakhtin, Kristeva là những nhà lập thuyết

đầu tiên của tính LVB và tiến hành phân tích, thảo luận về những tƣ tƣởng của họ.

Sau Saussure, Bakhtin, Kristeva, diện khảo sát đƣợc mở rộng đến các công trình của

Barthes, Bloom, Eco, Derrida, Genette, Riffaterre, các nhà nữ quyền luận, tân lịch

sử, hậu thực dân…

Hai là, về nội hàm của khái niệm. Các công trình trên đều tránh đi đến một

định nghĩa duy nhất. Họ trình bày quan niệm của từng nhà tƣ tƣởng đối với vấn đề

tính LVB nhƣ Bakhtin, Kristeva, Barthes, Genette, Bloom, Riffaterre, các nhà nữ

quyền luận, hậu thực dân, hậu hiện đại…Nhìn chung, có hai cách tiếp cận thuật ngữ

này. Cách tiếp cận thứ nhất coi LVB nhƣ một thủ pháp văn học. Cách tiếp cận này

giới hạn tính LVB trong phạm vi các phƣơng thức tạo lập mối quan hệ giữa văn bản

(VB) hiện hành và những VB khác trƣớc đó. Sự kết nối LVB phải mang ý thức chủ

động và phải có dấu hiệu kết nối xuất hiện trong VB đang đƣợc khảo sát. Các mối

quan hệ LVB (intertextual relationships) nhƣ thế thƣờng đƣợc quy về các phƣơng

thức nhƣ mô phỏng, ám chỉ, trích dẫn, đạo văn, biên tập, tu chỉnh, chuyển dịch, ảnh

hƣởng, giễu nhại, pha trộn thể loại…Cách tiếp cận thứ hai có tính cách bản thể luận.

Cách tiếp cận này có thể thấy ở Bakhtin và hầu hết các nhà giải cấu trúc thời danh

nhƣ R. Barthes, J.Derrida, J.Kristeva, U.Eco. Trên cơ sở nền tảng: “không có gì ở

ngoài VB”, các nhà lí luận đi đến chỗ cho rằng mọi VB đều là LVB. Tất cả các VB

đƣợc kiến tạo dựa vào những mã và những quy tắc văn hóa hiện hành. Các VB

đƣợc xem nhƣ là “bức khảm các trích dẫn” và “không gian tiếng vọng”, nơi mà câu

hỏi về nguồn gốc của những trích dẫn và tiếng vọng đó biến mất. Nói cách khác,

tính LVB là thuộc tính của VB và là yêu cầu của mọi sự giao tiếp văn học.

Hai quan điểm trên đây đƣa lí thuyết LVB đi theo hai ngã rẽ khác nhau:

hƣớng cấu trúc – trần thuật với G.Genette, M.Riffaterre làm chủ soái và hƣớng giải

cấu trúc, tập hợp nhiều nhà lập thuyết có uy tín ở cả Pháp và Mỹ. Hƣớng cấu trúc –

trần thuật xem LVB nhƣ là những thủ pháp kiến tạo mối quan hệ giữa VB hiện hành

và VB khác ra đời trƣớc đó. Hƣớng giải cấu trúc xem mọi VB đều có những mối

8

quan hệ chằng chịt với các VB khác đƣợc gọi là các VB xã hội – đóng vai trò nhƣ

những mã, những mô thức, những tiền VB chi phối sự sinh thành của VB. Hai

hƣớng tiếp cận đều có những điểm tƣơng đồng và những chỗ mâu thuẫn, khác biệt.

Điều này sẽ đƣợc chúng tôi diễn giải và phân tích kỹ ở chƣơng sau.

1.1.2. Tình hình nghiên cứu lí thuyết liên văn bản ở Việt Nam

Ngƣời giới thiệu và vận dụng lí thuyết LVB đầu tiên ở Việt Nam có lẽ là

Hoàng Trinh. Với những bài viết bàn về ký hiệu học trong những thập niên 1970 –

1980, có thể xem ông là nhà ký hiệu học đầu tiên giới thiệu và vận dụng lí thuyết

LVB. Trong công trình Từ kí hiệu học đến thi pháp học (1993), khi làm rõ khái

niệm VB, ông đã viết nhƣ sau: “Một VB bao giờ cũng kế thừa những VB có trƣớc

và bao giờ cũng mang nhiều tiếng nói hội nhập vào nhau. Đó là tính LVB của mọi

VB”. Ông giải thích thêm: “một tác phẩm văn học mang dấu ấn của sự kế thừa và

của tính LVB rất rõ ở nhiều chỗ tác phẩm trƣớc đó đã đƣợc tác giả sau này đọc, mô

phỏng tham khảo hoặc vận dụng”. Đồng thời Hoàng Trinh phân biệt sự khác biệt

giữa thuật ngữ LVB với thuật ngữ tính đối thoại của Bakhtin. Theo ông, tính đối

thoại là quan hệ vi mô, tồn tại trong một VB, còn tính LVB là vĩ mô, là quan hệ

giữa VB này với VB khác. Tuy nhiên, ở chỗ khác ông lại đồng nhất hai thuật ngữ

này khi viết: “Mặt khác, ngay trong một tác phẩm cũng có nhiều tiếng nói: tác giả,

quần chúng, thời đại, nhân vật. Đó là tính LVB hay tính đối thoại của văn học”.

Ông còn cho rằng, “lí luận về thi pháp học của Bakhtin (Liên xô) đã chỉ rõ tính

LVB trong tác phẩm của Ra-bơ-le (Rabelais) và Đô-xtôi-ép-xki, tạo ra tính “đa âm”

(polyponique) và “tính đối thoại” (dialogique) hết sức chân thực và sống động trong

các tiểu thuyết” [185, tr476]. Về điểm này, theo chúng tôi thì bản thân tính đa âm,

tính đối thoại là những cách gọi khác của tính LVB (Chúng ta cần lƣu ý rằng

Bakhtin không dùng thuật ngữ tính liên văn bản). Cũng trong công trình này, Hoàng

Trinh giới thiệu phƣơng pháp phân tích thơ của M.Riffaterre, qua đó, gián tiếp giới

thiệu quan niệm LVB của nhà cấu trúc – ký hiệu học này. Tuy nhiên, vì thiếu tính

lịch sử – hệ thống, lại xuất hiện tiên phong trong một hoàn cảnh văn hóa không

thuận lợi nên lí thuyết LVB mà Hoàng Trinh giới thiệu chƣa gây đƣợc những hiệu

ứng đáng kể.

Công trình thứ hai có nhắc đến thuật ngữ LVB khá sớm nữa là bài giới thiệu

Bakhtin của Trần Đình Sử (Những vấn đề thi pháp Đốt-xtôi-épxki - 1993). Trong

bài viết này, ông khẳng định vai trò đặc biệt của tác phẩm, giới thiệu những tƣ

tƣởng của Bakhtin về thi pháp học, tính đối thoại, về tiểu thuyết đa thanh/phức điệu

9

và có nhắc đến thuật ngữ LVB. Ông viết: “Ở đâu cuốn sách [Những vấn đề thi pháp

Đốt-xtôi-épxki] cũng gây đƣợc hứng thú sâu sắc, thúc đẩy tìm tòi. J.Krixtêva

[J.Kristeva] vận dụng quan niệm đối thoại của Bakhtin đã xây dựng khái niệm LVB

đƣợc công nhận rộng rãi ở phƣơng Tây”. Tất nhiên, nhƣ chúng tôi sẽ trình bày ở

chƣơng sau, sự kiện Kristeva vận dụng Bakhtin để sáng tạo ra thuật ngữ mới gắn bó

chặt chẽ với không khí học thuật Pháp khi ấy, thời điểm tƣ tƣởng giải cấu trúc nảy

sinh, đòi xem xét lại toàn bộ các quan niệm của chủ nghĩa cấu trúc về văn học và

ngôn ngữ, trong đó nhấn mạnh sự bất ổn của nghĩa và đòi tuyên cáo về cái chết của

chủ thể. Do vậy tính đối thoại (của Bakhtin) và tính liên văn bản (ở Kristeva và các

nhà giải cấu trúc khác) có nhiều điểm khác biệt [201], [223]. Lúc bấy giờ, Trần

Đình Sử không quan tâm nhiều đến vấn đề này. Trung tâm chú ý của ông là lí

thuyết thi pháp học. Về sau (2008), trong giáo trình Lí luận văn học (Tập 2) Tác

phẩm và thể loại văn học, ông có cập nhật ngắn gọn lí thuyết LVB khi diễn giải

quan niệm của Kristeva và R.Barthes về VB và tác phẩm văn học. Theo chúng tôi,

ngƣời chỉ rõ mối quan hệ giữa tính đối thoại và tính LVB, vận dụng nó một cách

nhuần nhị là Đỗ Đức Hiểu. Trong bài viết Về Bakhtin [62], ông viết rằng “Julia

Kristéva phát triển tính đối thoại của Bakhtin thành khái niệm “tính LVB”

(Intertextualité)”. Trƣớc đó, ông viết: “Tiểu thuyết, bản thân nó là đối thoại hết sức

đa dạng và phức hợp. Đa âm, hoặc LVB (Intertextualité), bởi vì nó đối thoại với các

VB đồng thời, nó quan hệ với các VB khác, trƣớc nó và sau nó, với các cấu trúc xã

hội, nghệ thuật và văn hóa”. Nhƣ thế, theo Đỗ Đức Hiểu, tính đa âm = tính đối thoại

= tính LVB. Mặc dù có những điểm khác biệt giữa quan niệm tính LVB của

Kristeva và quan niệm tính đối thoại ở Bakhtin, nhƣng về cơ bản, chúng tôi đồng ý

với nhận định rằng, bản thân các quan niệm về tính đa âm, tính đối thoại của

Bakhtin cũng chính là những quan niệm khác nhau về tính LVB. Đỗ Đức Hiểu

khẳng định tính đối thoại trong quan niệm của Bakhtin bao gồm cả mối quan hệ

giữa VB với VB xã hội (social text) (tức là những lời nói, những câu chuyện) nằm

ngoài VB. Ta thấy quan niệm của Đỗ Đức Hiểu tỏ ra phù hợp với cách hiểu hiện

thời của thuật ngữ. Hơn nữa, Đỗ Đức Hiểu, bằng tài hoa của mình, đã có những

trang viết rất xuất sắc mà trong đó có thể thấy ông đã vận dụng tinh thần đối thoại ở

Bakhtin, tính LVB ở Kristeva một cách nhuần nhị. Tiêu biểu nhất phải kể đến bài

Những lớp sóng ngôn từ trong Số đỏ, Đọc Phạm Thị Hoài. Chẳng hạn, ông cho rằng

Số đỏ “là một cuốn bách khoa các loại hình tiểu thuyết”, “một LVB mang nhiều lớp

ý nghĩa”, “một hệ thống ký hiệu vạn năng”, “một tiểu thuyết đa thanh đa nghĩa”,

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!