Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp và hộ nông dân ở vùng Đồng bằng sông Hồng
PREMIUM
Số trang
205
Kích thước
2.8 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1458

Liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp và hộ nông dân ở vùng Đồng bằng sông Hồng

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

PHÙNG LÊ DUNG

LIÊN KẾT KINH TẾ

GIỮA DOANH NGHIỆP VÀ HỘ NÔNG DÂN

Ở VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

NGÀNH: KINH TẾ CHÍNH TRỊ

HÀ NỘI - 2021

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

PHÙNG LÊ DUNG

LIÊN KẾT KINH TẾ

GIỮA DOANH NGHIỆP VÀ HỘ NÔNG DÂN

Ở VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG

Ngành: Kinh tế chính trị

Mã số: 9 31 01 02

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

Người hướng dẫn khoa học: PGS, TS NGUYỄN THỊ NHƢ HÀ

HÀ NỘI - 2021

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của

riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung

thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo

quy định.

Tác giả

Phùng Lê Dung

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1

Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN

ĐẾN VẤN ĐỀ LIÊN KẾT KINH TẾ GIỮA DOANH

NGHIỆP VÀ HỘ NÔNG DÂN TRÊN ĐỊA BÀN VÙNG

LÃNH THỔ..................................................................................... 7

1.1. Những công trình nghiên cứu tiêu biểu của các tác giả có liên quan

đến vấn đề liên kết kinh tế .......................................................................... 7

1.2. Khái quát kết quả của các công trình đã công bố liên quan đến đề tài

luận án và những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu phát triển..................... 28

Chƣơng 2: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM

THỰC TIỄN VỀ LIÊN KẾT KINH TẾ GIỮA DOANH

NGHIỆP VÀ HỘ NÔNG DÂN.................................................. 31

2.1. Khái niệm, đặc điểm, các nguyên tắc và vai trò của liên kết kinh tế

giữa doanh nghiệp và hộ nông dân ........................................................... 31

2.2. Nội dung, tiêu chí đánh giá và các nhân tố ảnh hưởng đến liên kết

kinh tế giữa doanh nghiệp và hộ nông dân ............................................... 48

2.3. Kinh nghiệm của một số vùng lãnh thổ trong nước về liên kết kinh tế

giữa doanh nghiệp và hộ nông dân và bài học rút ra cho vùng Đồng

bằng sông Hồng ........................................................................................ 71

Chƣơng 3: THỰC TRẠNG LIÊN KẾT KINH TẾ GIỮA DOANH

NGHIỆP VÀ HỘ NÔNG DÂN Ở VÙNG ĐỒNG BẰNG

SÔNG HỒNG GIAI ĐOẠN 2015 - 2019 .................................. 80

3.1. Cơ hội và thách thức trong liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp và hộ

nông dân ở vùng Đồng bằng sông Hồng................................................... 80

3.2. Tình hình liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp và hộ nông dân ở vùng

Đồng bằng sông Hồng giai đoạn 2015 - 2019 .......................................... 90

3.3. Đánh giá chung về liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp và hộ nông dân

ở vùng Đồng bằng sông Hồng giai đoạn 2015 - 2019............................ 110

Chương 4: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG LIÊN KẾT

KINH TẾ GIỮA DOANH NGHIỆP VÀ HỘ NÔNG DÂN Ở

VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG ĐẾN NĂM 2030 .......... 130

4.1. Quan điểm về liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp và hộ nông dân ở

vùng Đồng bằng sông Hồng ................................................................... 130

4.2. Giải pháp tăng cường liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp và hộ nông

dân ở vùng Đồng bằng sông Hồng.......................................................... 133

KẾT LUẬN.................................................................................................. 153

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ CỦA

TÁC GIẢ...................................................................................................... 155

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................... 156

PHỤ LỤC..................................................................................................... 168

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

BOT : Hợp đồng xây dựng - vận hành - chuyển giao

BT : Hợp đồng xây dựng - chuyển giao

EU : Liên minh Châu Âu

FAO : Tổ chức lương thực và nông nghiệp Liên hợp quốc

GDP : Tổng sản phẩm quốc nội

HTX : Hợp tác xã

IFAD : Quỹ Quốc tế về phát triển nông nghiệp

KT-XH : Kinh tế - xã hội

MTV : Một thành viên

PPP : Hợp đồng quan hệ đối tác công - tư

TNHH : Trách nhiệm hữu hạn

UBND : Ủy ban nhân dân

WTO : Tổ chức Thương mại Thế giới

DANH MỤC BẢNG

Bảng 3.1: Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất ngành nông nghiệp của các

tỉnh, thành phố vùng Đồng bằng sông Hồng năm 2015 - 2019...... 80

Bảng 3.2: Tỷ trọng ngành nông nghiệp trong cơ cấu kinh tế của các tỉnh,

thành phố vùng Đồng bằng sông Hồng năm 2015 - 2019.............. 81

Bảng 3.3: Số lượng và sản lượng chăn nuôi qua các năm tại các tỉnh,

thành phố vùng Đồng bằng sông Hồng .......................................... 84

Bảng 3.4: Tỷ lệ liên kết trực tiếp giữa doanh nghiệp và hộ nông dân theo

chuỗi giá trị và theo từng khâu ....................................................... 91

Bảng 3.5: Tỷ lệ hộ nông dân liên kết gián tiếp giữa doanh nghiệp so với

tổng số hộ nông dân ở vùng Đồng bằng sông Hồng....................... 92

Bảng 3.6: Cơ cấu liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp và hộ nông dân xét

theo thời gian ................................................................................ 111

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 3.1: Sản lượng một số loại nông sản chính ở vùng Đồng bằng sông

Hồng năm 2019 ........................................................................... 83

Biểu đồ 3.2: Tỷ lệ đầu tư cho liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp và hộ

nông dân...................................................................................... 94

Biểu đồ 3.3: Tỷ lệ xung đột và giải quyết xung đột giữa doanh nghiệp và

hộ nông dân............................................................................... 102

Biểu đồ 3.4: Tỷ lệ áp dụng trình độ công nghệ trong sản xuất, chế biến và

tiêu thụ hàng nông sản .............................................................. 113

Biểu đồ 3.5: Tỷ lệ tiêu chuẩn chất lượng trong quy trình sản xuất của liên

kết kinh tế.................................................................................. 114

Biểu đồ 3.6: Nhận thức của doanh nghiệp và hộ nông dân về hợp đồng

liên kết kinh tế........................................................................... 128

DANH MỤC HÌNH

Hình 3.1: Tỷ lệ tiêu thụ hàng nông sản trong liên kết kinh tế giữa doanh

nghiệp và hộ nông dân ...................................................................... 95

Hình 3.2: Ý kiến của hộ nông dân về tiêu chuẩn chất lượng doanh nghiệp

đề ra................................................................................................... 97

Hình 3.3: Cơ cấu giá mua nông sản giữa doanh nghiệp và hộ nông dân........ 98

Hình 3.4: Tỷ lệ phương thức thanh toán giữa doanh nghiệp và hộ nông dân... 99

Hình 3.5: Tỷ lệ phương thức giao nhận nông sản giữa doanh nghiệp và hộ

nông dân.......................................................................................... 100

Hình 3.6: Tỷ lệ doanh nghiệp hỗ trợ nông dân khi gặp rủi ro ...................... 101

1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế và toàn cầu hóa hiện nay, với

sự phân công và hợp tác lao động diễn ra mạnh mẽ trên mọi lĩnh vực, liên kết

kinh tế giữa doanh nghiệp và hộ nông dân ở Việt Nam nói chung và vùng

Đồng bằng sông Hồng nói riêng đã trở thành xu hướng tất yếu trong phát triển

nông nghiệp, bước đầu đã có hiệu quả hơn so với hình thức sản xuất nhỏ lẻ,

phân tán. Những kết quả tích cực của việc liên kết trong sản xuất nông nghiệp

có thể kể đến như: góp phần đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ vào sản

xuất và chế biến; nâng cao năng suất, chất lượng nông sản; mở rộng thị

trường tiêu thụ nông sản, đa dạng hóa nông sản xuất khẩu; tạo ra sự chuyên

môn hóa mạnh mẽ trong phát triển nông nghiệp. Từ đó, tăng cường hệ thống

tiêu chuẩn kỹ thuật, an toàn vệ sinh thực phẩm, nâng cao năng lực cạnh tranh

của nông sản trên thị trường, góp phần thúc đẩy tái cơ cấu ngành hướng đến

phát triển sản xuất hàng hóa lớn trên cơ sở tăng cường mối liên kết kinh tế

trong sản xuất nông nghiệp ở tất cả các khâu.

Vùng Đồng bằng sông Hồng có trình độ dân trí cao so với mặt bằng

chung cả nước, sản xuất hàng hóa cũng phát triển hơn các vùng khác. Do đó,

thuận lợi cho doanh nghiệp đầu tư liên kết với các hộ nông dân. Đã có một số

doanh nghiệp đầu tư vào các dự án nông nghiệp công nghệ cao của vùng, tạo

thành một chuỗi phát triển như: Công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) Toản

Xuân (Nam Định), công ty TNHH MTV Minh Dương (Nam Định), Công ty

Dabaco (Bắc Ninh), Công ty CP đầu tư Organica (Hà Nội), Công ty Marphavet,

Công ty cổ phần Thủy sản Trung Sơn, Hòa Phát,… Điều này đã góp phần bù

đắp những “khoảng trống” về vốn, kỹ thuật, thị trường trong phát triển nông

nghiệp của vùng. Liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp và hộ nông dân vùng

Đồng bằng sông Hồng sẽ cùng lúc giải quyết được hai bài toán của ngành

nông nghiệp. Thứ nhất, bài toán các hộ nông dân lo sợ mất đất, cũng như tình

trạng lãng phí đất “bờ xôi ruộng mật”. Thứ hai, bài toán doanh nghiệp thuê

2

đất sản xuất nông nghiệp nhưng thực chất là gom đất giá rẻ rồi chuyển đổi,

đầu tư bất động sản, sử dụng đất sai mục đích. Về lâu dài, liên kết kinh tế giữa

doanh nghiệp và hộ nông dân sẽ góp phần quyết định vào sự phát triển nông

nghiệp của vùng Đồng bằng sông Hồng. Đồng thời, đây cũng là yếu tố “đột

phá”, là đòn bẩy để đưa một nền sản xuất nông nghiệp truyền thống lên nền

sản xuất hàng hóa lớn, hiện đại, chất lượng cao.

Tuy nhiên, liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp và hộ nông dân ở vùng

Đồng bằng sông Hồng còn gặp nhiều khó khăn như: hạn chế về số lượng và

chất lượng; quy mô liên kết chưa lớn; mô hình liên kết kinh tế theo chuỗi giá

trị nông sản và theo hướng trang trại hạt nhân còn ít; ứng dụng khoa học công

nghệ vào sản xuất và sơ chế, chế biến còn chưa đáp ứng được yêu cầu của thị

trường;… Số lượng các doanh nghiệp liên kết với hộ nông dân còn thấp, chỉ

chiếm chưa đến 1% tổng số các doanh nghiệp đang hoạt động trong vùng

Đồng bằng sông Hồng. Nguyên nhân chính là do tranh chấp về lợi ích trong

liên kết, chính sách khuyến khích liên kết còn nhiều bất cập, tư liệu đất đai

không ổn định để đầu tư sản xuất lâu dài, hợp đồng liên kết còn lỏng lẻo, chưa

chặt chẽ, công tác xúc tiến thương mại, định vị thương hiệu nông sản còn

yếu,… Chính những điều này đã ảnh hưởng lớn đến quá trình phát triển nền

sản xuất nông nghiệp tập trung quy mô lớn.

Vì vậy, việc nghiên cứu liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp và hộ nông dân

ở vùng Đồng bằng sông Hồng là vấn đề cần thiết, cấp bách, cần được nghiên cứu

có hệ thống để làm cơ sở cho chính sách kinh tế của Nhà nước và định hướng

hoạt động liên kết của các chủ thể. Xuất phát từ những lý do đó, đề tài “Liên kết

kinh tế giữa doanh nghiệp và hộ nông dân ở vùng Đồng bằng sông Hồng”

được lựa chọn để làm luận án tiến sĩ chuyên ngành Kinh tế chính trị.

2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu

2.1. Mục đích nghiên cứu

Hệ thống hóa và làm rõ một số lý luận cơ bản về liên kết kinh tế giữa

doanh nghiệp và hộ nông dân; nghiên cứu kinh nghiệm vấn đề này của các

3

vùng kinh tế trong nước. Trên cơ sở đó để phân tích, đánh giá thực trạng và

đề xuất quan điểm, giải pháp tăng cường liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp và

hộ nông dân vùng Đồng bằng sông Hồng trong những năm tới.

2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

Để đạt được mục đích trên, luận án có các nhiệm vụ sau:

- Tham khảo, kế thừa các công trình khoa học; thu thập các tài liệu để

xây dựng khung lý luận về liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp và hộ nông dân.

- Nghiên cứu kinh nghiệm của một số vùng lãnh thổ về liên kết kinh tế giữa

doanh nghiệp và hộ nông dân để làm bài học cho vùng Đồng bằng sông Hồng.

- Phân tích thực trạng liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp và hộ nông dân

của vùng Đồng bằng sông Hồng giai đoạn 2015 - 2019. Đánh giá những thành

tựu, hạn chế, nguyên nhân của những hạn chế đối với việc liên kết kinh tế giữa

doanh nghiệp và hộ nông dân của vùng Đồng bằng sông Hồng.

- Đề xuất quan điểm và giải pháp tăng cường liên kết kinh tế giữa

doanh nghiệp và hộ nông dân vùng Đồng bằng sông Hồng trong thời gian tới.

3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

3.1. Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của luận án là liên

kết kinh tế giữa doanh nghiệp (có liên quan đến sản xuất kinh doanh nông

nghiệp) và hộ nông dân với tư cách là quan hệ kinh tế đặc thù trong sản xuất

nông nghiệp hiện đại. (tiếp cận từ góc độ kinh tế chính trị)

3.2. Phạm vi nghiên cứu:

- Phạm vi về nội dung: Luận án nghiên cứu liên kết kinh tế giữa hai chủ

thể là doanh nghiệp và hộ nông dân trong quá trình sản xuất kinh doanh nông

nghiệp (từ khâu sản xuất đến khâu chế biến, tiêu thụ nông sản).

- Phạm vi về thời gian: Việc nghiên cứu đánh giá thực trạng được giới

hạn trong giai đoạn năm 2015 đến năm 2019; quan điểm và giải pháp được

nghiên cứu đến năm 2030.

4

- Phạm vi về không gian: Luận án nghiên cứu tập trung trong phạm vi

các chủ thể kinh tế ở vùng Đồng bằng sông Hồng của Việt Nam, trong đó

chọn điểm đại diện ở một số tỉnh, thành phố có tỷ lệ hộ nông dân cao.

4. Cách tiếp cận và phƣơng pháp nghiên cứu

4.1. Cách tiếp cận

- Về lý luận: Luận án nghiên cứu lý luận dựa trên nền tảng lý luận của

Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; quan điểm, chủ trương của

Đảng, chính sách Nhà nước và các lý thuyết kinh tế tiêu biểu về liên kết kinh

tế giữa doanh nghiệp và hộ nông dân.

- Về thực tiễn: Luận án dựa vào thực tiễn liên kết kinh tế giữa doanh

nghiệp và hộ nông dân trên lãnh thổ vùng để phân tích thực trạng và xu hướng

vận động của liên kết kinh tế làm cơ sở đề xuất giải pháp.

- Có kế thừa một số kết quả các công trình nghiên cứu đã công bố.

4.2. Phương pháp nghiên cứu

Luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu của khoa học Kinh tế

chính trị. Đó là phương pháp trừu tượng hóa khoa học (tức là gạt bỏ những

yếu tố mang tính ngẫu nhiên, tạm thời, không bản chất để tìm ra bản chất

của liên kết kinh tế trong phạm vi giữa doanh nghiệp và hộ nông dân) và

phương pháp duy vật biện chứng, kết hợp giữa logic và lịch sử ở các chương

của luận án.

Đồng thời, luận án còn sử dụng các phương pháp nghiên cứu của khoa

học kinh tế trong quá trình nghiên cứu, phân tích các vấn đề thực tiễn, như:

- Phương pháp thu thập tài liệu và số liệu: Luận án kế thừa thông tin,

số liệu về liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp và hộ nông dân của Việt Nam

nói chung và của vùng Đồng bằng sông Hồng nói riêng được công bố trong

các Văn kiện, Nghị quyết của Đảng và chính sách của Nhà nước; Văn kiện,

Nghị quyết của Đảng bộ các tỉnh và vùng Đồng bằng sông Hồng; các công

trình nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước, cấp Bộ; sách chuyên khảo, tạp chí,

5

các báo cáo của Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh vùng Đồng bằng sông Hồng;

số liệu của Tổng cục Thống kê và Cục Thống kê các tỉnh vùng Đồng bằng

sông Hồng... Tất cả các số liệu đều được chọn lọc, chỉ rõ nguồn trích dẫn giúp

cho việc phân tích và xử lý số liệu.

- Phương pháp phân tích, tổng hợp, xử lý số liệu: Luận án phân tích, so

sánh các số liệu để hệ thống hóa, khái quát hóa những vấn đề chung nhất về

liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp và hộ nông dân; đánh giá khách quan các

mô hình về liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp và hộ nông dân ở vùng Đồng

bằng sông Hồng. Bên cạnh đó, luận án cũng phân tích những căn cứ lý thuyết

và thực tiễn để đề xuất các giải pháp tăng cường liên kết kinh tế giữa doanh

nghiệp và hộ nông dân của vùng trong tình hình hiện nay.

- Phương pháp điều tra xã hội học, phỏng vấn chuyên gia: Luận án

chọn mẫu khảo sát điển hình và ngẫu nhiên với 300 mẫu phiếu phỏng vấn

doanh nghiệp và hộ nông dân, hợp tác xã đóng vai trò liên kết trung gian giữa

doanh nghiệp và hộ nông dân. Cụ thể:

+ Các hộ nông dân thuộc 12 HTX nông nghiệp vùng Đồng bằng sông

Hồng (Hưng Yên, Nam Định, Quảng Ninh, Hà Nội, Ninh Bình…) Các hộ

nông dân liên kết với doanh nghiệp không qua HTX ở Hà Nội, Ninh Bình,

Hưng Yên, Quảng Ninh, Thái Bình, Hải Phòng, Hải Dương,…

+ 8 doanh nghiệp vùng Đồng bằng sông Hồng: có liên kết kinh tế với

các hộ nông dân ở Hà Nội, Nam Định, Ninh Bình,…;

Luận án có phỏng vấn các chuyên gia ở Bộ Nông nghiệp và Phát triển

nông thôn, Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn của một số tỉnh, thành

phố vùng Đồng bằng sông Hồng; chủ nhiệm, xã viên một số HTX; lãnh đạo

một số doanh nghiệp liên kết điển hình và các nhà khoa học nhằm cung cấp

thêm các minh chứng để phân tích các vấn đề về liên kết kinh tế giữa doanh

nghiệp và hộ nông dân.

6

5. Ý nghĩa khoa học của Luận án

- Về mặt lý luận:

Xây dựng khung phân tích liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp và hộ

nông dân.

- Về mặt thực tiễn:

+ Từ kinh nghiệm của một số vùng lãnh thổ trong nước về liên kết kinh

tế giữa doanh nghiệp và hộ nông dân, rút ra bài học về liên kết kinh tế giữa

doanh nghiệp và hộ nông dân cho vùng Đồng bằng sông Hồng.

+ Phân tích, đánh giá thực trạng liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp và hộ

nông dân ở vùng Đồng bằng sông Hồng trong giai đoạn 2015 - 2019 và chỉ ra

những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân của hạn chế để làm cơ sở cho việc đề

xuất các giải pháp tăng cường liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp và hộ nông dân

ở vùng Đồng bằng sông Hồng nhằm phát huy tiềm năng, lợi thế của vùng,

hướng đến một nền nông nghiệp hiệu quả, bền vững.

+ Đây có thể là tài liệu tham khảo có ích cho việc xây dựng các chính

sách phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất lớn, hiện đại.

6. Kết cấu của luận án

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, nội

dung chính của luận án gồm 4 chương:

- Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến vấn đề liên

kết kinh tế giữa doanh nghiệp và hộ nông dân trên địa bàn vùng lãnh thổ

- Chương 2: Một số vấn đề lý luận và kinh nghiệm thực tiễn về liên kết

kinh tế giữa doanh nghiệp và hộ nông dân

- Chương 3: Thực trạng liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp và hộ nông

dân ở vùng Đồng bằng sông Hồng giai đoạn 2015 - 2019

- Chương 4: Quan điểm và giải pháp tăng cường liên kết kinh tế giữa

doanh nghiệp và hộ nông dân ở vùng Đồng bằng sông Hồng đến năm 2030.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!