Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Liên Bang Nga - Việt Nam: tiến tới đối tác chiến lược toàn diện
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Nghiên cứu Quốc tế số 3 (90) Đối ngoại Việt Nam
9/2012 51 1 52 9/2012
LIÊN BANG NGA - VIỆT NAM:
TIẾN TỚI ĐỐI TÁC CHIẾN LƯỢC TOÀN DIỆN
Voronhin A. S.*
- Lê Thanh Vạn*
Tóm tắt
Từ ngày 26-30/7/2012 đã diễn ra chuyến thăm chính thức đầu tiên
tới Liên bang Nga của đồng chí Trương Tấn Sang với tư cách là Chủ tịch
nước CHXHCN Việt Nam. Chuyến thăm có nội dung phong phú và toàn
diện. Trọng tâm của chuyến thăm là các cuộc gặp của Chủ tịch nước
Trương Tấn Sang với Tổng thống Nga V. Putin (đã nhậm chức ngày
7/5/2012) và Thủ tướng Nga D. Medvedev.
Theo đánh giá của Nguyên thủ hai nước về kết quả cuộc gặp cấp
cao, các cuộc hội đàm đã thành công và có hiệu quả, diễn ra trong bầu
không khí tin tưởng và cởi mở. Hai bên đã trao đổi tổng thể các vấn đề
về quan hệ song phương, triển vọng tiếp tục thúc đẩy quan hệ đối tác
chiến lược trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế - thương mại, khoa học -
công nghệ và nhân văn, trong đó có cả sự phối hợp hoạt động trên
trường quốc tế. Hai bên đã phân tích các kết quả của sự hợp tác trong
giai đoạn hơn 10 năm qua (kể từ khi ký kết Tuyên bố chung về quan hệ
đối tác chiến lược ngày 1/3/2001) và đưa ra kết luận rằng quan hệ đối
tác chiến lược Việt - Nga đã tiến đến một mức độ mới về chất, mang tính
toàn diện hơn.
* Chuyên gia cao cấp của Trung tâm Việt Nam và ASEAN thuộc Viện Viễn Đông, Viện
Hàn lâm khoa học Liên bang Nga.
* Tham tán Đại sứ quán Việt Nam tại Liên bang Nga.
Thúc đẩy Quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Nga - Việt phát
triển năng động và bền vững
Trong giai đoạn hiện nay, cả hai nước đang có đầy đủ các tiền đề
cần thiết để phát triển năng động và bền vững quan hệ đối tác chiến lược
toàn diện (ĐTCLTD) Việt - Nga: (i) cả hai nước đều đang phát triển
vững chắc các tiềm năng của mình; (ii) ý chí chính trị của các nhà lãnh
đạo hai nước muốn đạt được kết quả mới nhằm làm xích lại gần nhau
hơn quan hệ Việt - Nga; (iii) hai nước có cách nhìn nhận chung đối với
tình hình thế giới và khu vực châu Á - Thái Bình Dương; (iv) hai nước có
sự trùng hợp về các nhiệm vụ chiến lược về phát triển kinh tế-xã hội ở
mỗi nước, cũng như có quan điểm chung về sự thành công ở mỗi nền
kinh tế theo hướng công nghiệp hóa và hiện đại hóa.
Cần phải nhấn mạnh rằng, trong quan hệ giữa hai nước hiện nay
không có bất kỳ vấn đề chính trị và kinh tế nào có thể cản trở quan hệ đối
tác chiến lược này. Ở cả Nga và Việt Nam không có bất kỳ lực lượng
chính trị nào phản đối sự phát triển các mối quan hệ hữu nghị truyền
thống chặt chẽ giữa hai dân tộc đã có từ nhiều thế kỷ nay.
Nước Nga mong muốn thấy một nước Việt Nam vững mạnh và phát
triển phồn vinh. Tính chất mối quan hệ này của nước Nga với Việt Nam là
một phần không tách rời trong chính sách của Tổng thống V. Putin nhằm
phát triển và mở rộng quan hệ với các nước trong khu vực châu Á - Thái
Bình Dương để phục vụ mục đích phát triển kinh tế của Nga ở phần lãnh
thổ châu Á và Vùng Viễn Đông của Liên bang (LB) Nga.
Còn Việt Nam cũng rất mong muốn phát triển quan hệ đối tác
chiến lược toàn diện với nước Nga. Điều này đã được Chủ tịch nước
Trương Tấn Sang nhấn mạnh trong tuyên bố của mình sau cuộc hội đàm
với Tổng thống V. Putin: “Sự củng cố và phát triển quan hệ hữu nghị
, 9/2012: 51-66.