Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Lịch sử Văn Minh Thế Giới
PREMIUM
Số trang
455
Kích thước
10.4 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1803

Lịch sử Văn Minh Thế Giới

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

VŨ DƢƠNG NINH (CHỦ BIÊN) – NGUYỄN GIA PHU

NGUYỄN QUỐC HÙNG – ĐINH NGỌC BẢO

LỊCH SỬ VĂN MINH THẾ GIỚI

(Tái bản lần thứ mƣời hai)

NHÀ XUẤT BẢN GIÁO DỤC VIỆT NAM

Công ty Cổ phần sách Đại học – Dạy nghề – Nhà

xuất bản Giáo dục giữ quyền công bố tác phẩm.

19 – 2010/CXB/336 – 2244/GD

Mã số: 7X171y0 – DAI

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU

BÀI MỞ ĐẦU

I. Khái niệm văn minh

II. Các nền văn minh lớn trên thế giới

CHƢƠNG I: VĂN MINH BẮC PHI VÀ TÂY Á

A. Văn minh Ai Cập cổ đại

I. Tổng quan về Ai Cập cổ đại

II. Những thành tựu chủ yếu của văn minh Ai Cập cổ

đại

B. Văn minh Lƣỡng Hà cổ đại

I. Tổng quan về Lƣỡng Hà cổ đại

II. Những thành tựu chủ yếu của văn minh Lƣỡng Hà

cổ đại

C. Văn minh Arập

I. Sơ lƣợc về lịch sử Arập

II. Đạo Hồi

III. Văn học nghệ thuật, khoa học, giáo dục

CHƢƠNG II: VĂN MINH ẤN ĐỘ

I. Tổng quan về Ấn Độ cổ trung đại

II. Những thành tựu chính của văn minh Ấn Độ

III. Nghệ thuật

IV. Khoa học tự nhiên

V. Tôn giáo

CHƢƠNG III: VĂN MINH TRUNG QUỐC

I. Tổng quan về Trung Quốc cổ trung đại

II. Những thành tựu chính của văn minh Trung Quốc

CHƢƠNG IV: VĂN MINH KHU VỰC ĐÔNG NAM Á

I. Điều kiện tự nhiên

II. Cơ sở hình thành nền văn minh khu vực Đông Nam

Á

III. Một số thành tựu văn hóa

CHƢƠNG V: VĂN MINH HY LẠP VÀ LA MÃ CỔ ĐẠI

I. Tổng quan về Hy Lạp và La Mã cổ đại

II. Những thành tựu chủ yếu của văn minh Hy – La cổ

đại

CHƢƠNG VI: VĂN MINH TÂY ÂU THỜI TRUNG ĐẠI

I. Hoàn cảnh lịch sử

II. Văn hóa Tây Âu từ thế kỷ V đến thế kỷ X

III. Văn hóa Tây Âu từ thế kỷ XI đến đầu thế kỷ XIV

IV. Văn hóa Tây Âu thời Phục hƣng

V. Sự tiến bộ về kĩ thuật

VI. Sự ra đời của Đạo Tin lành

VII. Sự tiếp xúc giữa các nền văn minh

CHƢƠNG VII: SỰ XUẤT HIỆN VĂN MINH CÔNG

NGHIỆP

I. Điều kiện ra đời của nền văn minh công nghiệp

II. Cuộc cách mạng công nghiệp

III. Phát minh Khoa học - Kĩ thuật và những học thuyết

chính trị thời cận đại

IV. Thành tựu văn học và nghệ thuật

CHƢƠNG VIII: VĂN MINH THẾ GIỚI THỂ KỶ XX

I. Văn minh thế giới nửa đầu thế kỷ XX

II. Chiến tranh thế giới và sự phá hoại văn minh nhân loại

III. Văn minh thế giới nửa sau thế kỷ XX

KẾT LUẬN

TÀI LIỆU THAM KHẢO

LỜI NÓI ĐẦU

Lịch sử văn minh thế giới là môn học có nhiệm vụ cung cấp

những kiến thức cơ bản về quá trình ra đời và phát triển của các

nền văn minh tiêu biểu trong lịch sử loài người.

Giáo trình này gồm 8 chương đem lại cho người đọc sự hiểu

biết cơ bản và hệ thống về những nền văn minh thời cổ trung đại

ở phương Đông (Ai Cập, Lưỡng Hà, Ấn Độ, Trung Hoa, Đông

Nam Á) và phương Tây (Hy Lạp, La Mã, các nước Tây Âu) và

nền văn minh công nghiệp thời cận hiện đại.

Về đại thể, nội dung của mỗi chương đề cập đến những điều

kiện hình thành nên văn minh, giới thiệu trình độ phát triển kinh

tế và phân hóa xã hội, sơ lược lịch sử thành lập và cấu trúc của

Nhà nước, những học thuyết chính trị, quan điểm triết học và

các tôn giáo lớn cùng những thành tựu khoa học tự nhiên, kĩ

thuật và văn học nghệ thuật.

Phần mở đầu phân tích những nét chung về khái niệm văn

minh và văn hóa, phần kết luận nêu lên những nét khái quát

trong tiến trình phát triển của Lịch sử văn minh nhân Loại, sự

vận dụng vào quá trình hội nhập các trào lưu văn minh thế giới

và giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.

Trên cơ sở những kiến thức khoa học, môn học này có

nhiệm vụ góp phần xây dựng quan diểm nhân văn, biết quý trọng

và giữ gìn những sản phẩm vật chất và tinh thần của văn minh

nhân loại, biết vận dụng hữu ích vào việc hoàn thiện nhân cách

của mỗi người và kiến thiết đất nước theo đường lối công nghiệp

hóa, hiện dại hóa, làm cho dân giàu, nước mạnh, xã hội công

bằng văn minh.

Sau một vài năm thử nghiệm trong giảng dạy tại các trường

đại học và cao đẳng, chúng tôi tiếp thu nhiều ý kiến đóng góp

của các thầy cô giáo, các nhà khoa học và sinh viên, tổ chức

biên soạn lại giáo trình lịch sử văn minh thế giới theo sự phân

công sau dây:

PGS. Nguyễn Gia Phu: Bài mở đầu, các chương I, II, III, V,

VI.

PGS. PTS. Đinh Ngọc Bảo: Chương IV.

PGS. Nguyễn Quốc Hùng: Chương VIII.

GS. Vũ Dương Ninh (Chủ biên): Chương VII, Kết luận.

Với thời lượng giảng dạy là 4 đơn vị học trình (60 tiết), giáo

trình này không thể đi sâu vào chi tiết mà chỉ mong muốn tạo

nên một cái nhìn khái quát và một sự hiểu biết cơ bản về lịch sử

văn minh của loài người.

Để cuốn sách ngày càng hoàn chỉnh, chúng tôi mong nhận

dược ý kiến đóng góp của bạn đọc.

Ngày 19-8-1998

CÁC TÁC GIẢ

BÀI MỞ ĐẦU

I - KHÁI NIỆM VĂN MINH

Văn minh là gì?

Văn minh là trạng thái tiến bộ về cả hai mặt vật chất và tinh

thần của xã hội loài người, tức là trạng thái phát triển cao của

nền văn hóa. Trái với văn minh là dã man.

- Ví dụ: văn minh Phƣơng Đông, văn minh Hy Lạp...

Chữ văn minh trong tiếng Pháp là civilisation, trong tiếng

Anh là civilization, còn có nghĩa là hoạt động khai hóa làm thoát

khỏi trạng thái nguyên thủy.

Nhƣ vậy, khi định nghĩa văn minh, ngƣời ta đã đề cập đến

một khái niệm mới, đó là văn hóa.

Vậy, văn hóa là gì? Văn hóa là một từ tiếng Hán, do Lƣu

Hƣớng, ngƣời thời Tây Hán nêu ra đầu tiên. Nhƣng lúc bấy giờ,

hai chữ văn hóa có nghĩa là "dùng văn để hóa", nói một cách

khác, văn hóa tức là giáo hóa. Đến thời cận đại, nghĩa của chữ

văn hóa có phần khác trƣớc.

Nguyên là, chữ văn hóa trong tiếng Anh và tiếng Pháp là

culture. Chữ này có nguồn gốc từ chữ La tinh cultura nghĩa là

trồng trọt, cƣ trú, luyện tập, lƣu tâm... Đến giữa thế kỉ XIX, do

sự phát triển của các khoa nhân loại học, xã hội học, dân tộc

học..., khái niệm văn hóa đã thay đổi. Ngƣời đầu tiên đƣa ra định

nghĩa mới về văn hóa là Taylor, nhà nhân loại học đầu tiên của

nƣớc Anh. Ông nói: "Văn hóa là một tổng thể phức tạp, bao gồm

tri thức, tín ngưỡng, nghệ thuật, đạo đức, pháp luật, phong tục

và cả những năng lực, thói quen mà con người đạt được trong

xã hội". Sau đó, các học giả đã đua nhau đƣa những định nghĩa

về văn hóa. Trên cơ sở ấy, ngƣời Nhật đã dùng hai chữ văn hóa

để dịch chữ culture của phƣơng Tây và do đó, chữ văn hóa mới

có nghĩa nhƣ ngày nay.

Hiện nay, đa số học giả cho rằng, văn hóa là tổng thể những

giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra trong quá

trình lịch sử.

Nhƣ vậy, văn hóa cùng xuất hiện đồng thời với loài ngƣời.

Khi con ngƣời biết chế tạo ra công cụ đá cũng là khi họ bắt đầu

sáng tạo ra văn hóa. Dần dần, ngoài văn hóa vật chất, họ còn

sáng tạo ra nghệ thuật, tôn giáo... Trên cơ sở nền văn hóa nguyên

thủy, đến giai đoạn nhất định, loài ngƣời mới tiến vào kì văn

minh.

Nhƣ thế, văn hóa và văn minh đều là những giá trị vật chất

và tinh thần do loài ngƣời sáng tạo ra trong tiến trình lịch sử,

nhƣng văn hóa và văn minh khác nhau ở chỗ văn hóa là toàn bộ

những giá trị mà loài ngƣời sáng tạo ra từ khi loài ngƣời ra đời

đến nay, còn văn minh chỉ là những giá trị mà loài ngƣời sáng

tạo ra trong giai đoạn phát triển cao của xã hội.

Vậy thì giai đoạn phát triển cao đó là giai đoạn nào? Đó là

đoạn có nhà nƣớc, thông thƣờng vào thời kì thành lập nƣớc thì

chữ viết cũng xuất hiện, do đó văn hóa có một bƣớc phát triển

nhảy vọt. Tuy nhiên, do hoàn cảnh cụ thể, có một số nơi, khi nhà

nƣớc ra đời vẫn chƣa có chữ viết, nhƣng đó là những trƣờng hợp

không điển hình.

Liên quan tới khái niệm văn hóa và văn minh còn có khái

văn hiến. Trong bài Bình Ngô Đại Cáo, Nguyễn Trãi viết: "Xét

như nước Đại Việt ta, thực là một nước văn hiến". Vậy văn hiến

là gì?

Khổng Tử nói: "Lễ của đời Hạ, ta có thể nói được, nhưng

nước Kỉ (nước còn bảo tồn lễ của đời Hạ) không đủ chứng minh;

lễ của đời Ân, ta có thể nói được, nhưng nước Tống (nước còn

bảo tồn lễ của đời Ân) không đủ chứng minh. Đó là vì văn hiến

không đủ, nếu đủ thì ta có thể chứng minh."(Luận ngữ).

Nhƣ vậy, văn hiến là một thuật ngữ chỉ chung sử sách và

các chế độ chính sách. Có sử sách tức là đã bƣớc vào thời kì văn

minh, do đó trƣớc đây, dƣới thời phong kiến, khi chƣa có chữ

văn minh với nghĩa nhƣ ngày nay, chữ văn hiến thực chất là văn

minh. Nhƣ vậy, câu "Xét như nước Đại Việt ta thực là một nước

văn hiến" có nghĩa là "Xét như nước Đại Việt ta thực là một

nước văn minh".

Tóm lại, các khái niệm văn hóa, văn minh và văn hiến,

ngoài những nghĩa riêng biệt không lẫn lộn đƣợc nhƣ đối với

từng cá nhân, chỉ có thể nói trình độ văn hóa, không thể nói trình

độ văn minh, ngƣợc lại, đối với xã hội, chỉ có thể nói thời đại

văn minh, không thể nói thời đại văn hóa, nói chung, ba thuật

ngữ này có nghĩa rất gần nhau. Chỗ khác nhau là, văn minh là

giai đoạn phát triển cao của văn hóa, còn văn minh và văn hiến

khác nhau ở chỗ văn minh (civilisation) là một từ mới du nhập,

còn văn hiến là một từ cổ ngày nay không dùng nữa.

II - CÁC NỀN VĂN MINH LỚN TRÊN THẾ GIỚI

Loài ngƣời ra đời cách đây hàng triệu năm, và từ đó loài

ngƣời đã sáng tạo ra những giá trị văn hóa vật chất và tinh thần.

Nhƣng mãi đến cuối thiên kỉ IV TCN, xã hội nguyên thủy bắt

đầu tan rã ở Ai Cập, nhà nƣớc bắt đầu ra đời, từ đó loài ngƣời

mới bắt đầu bƣớc vào thời kì văn minh.

Trong thời cổ đại, tức là từ cuối thiên kỉ IV, đầu thiên kỉ III

TCN, đến những thế kỉ trƣớc sau CN, ở phƣơng Đông tức là ở

châu Á và ở Đông Bắc châu Phi có bốn trung tâm văn minh lớn,

đó là Ai Cập, Lƣỡng Hà, Ấn Độ và Trung Quốc. Có một tình

hình chung nổi bật là cả bốn trung tâm văn minh này đều nằm

trên những vùng chảy qua của những con sông lớn. Đó là sông

Nin ở Ai Cập, sông Ơphrat và sông Tigrơ ở Tây Á, sông Ấn

(Indus) và sông Hằng (Gange) ở Ấn Độ, Hoàng Hà và Trƣờng

Giang ở Trung Quốc. Chính nhờ sự bồi đắp của những dòng

sông lớn ấy nên đất đai ở những nơi này trở nên màu mỡ, nông

nghiệp có điều kiện phát triển trong hoàn cảnh nông cụ còn thô

sơ, dẫn đến sự xuất hiện sớm của nhà nƣớc, do đó cƣ dân ở đây

sớm bƣớc vào xã hội văn minh, và hơn thế nữa đã sáng tạo nên

những nền văn minh vô cùng rực rỡ.

Muộn hơn một ít, ở phƣơng Tây đã xuất hiện nền văn minh

của Hy Lạp cổ đại. Nền văn minh Hy Lạp có cơ sở đầu tiên từ

thiên kỉ III TCN, nhƣng tiêu biểu cho nền văn minh Hy Lạp là

những thành tựu từ khoảng thế kỉ VII TCN trở về sau. Đến thế kỉ

VI TCN, nhà nƣớc La Mã bắt đầu thành lập. Kế thừa và phát

triển văn minh Hy Lạp, La Mã trở thành trung tâm văn minh thứ

hai ở phƣơng Tây. Đến thế kỉ II TCN, La Mã chinh phục Hy Lạp

và tiếp đó chinh phục các nƣớc chịu ảnh hƣởng văn hóa Hy Lạp

ở phƣơng Đông, trở thành đế quốc rộng lớn, hùng mạnh, duy

nhất ở phƣơng Tây. Văn minh La Mã vốn chịu ảnh hƣởng của

văn minh Hy Lạp, vốn cò cùng một phong cách, giờ đây lại hòa

đồng làm một, nên hai nền văn minh này đƣợc gọi chung là văn

minh Hy-La.

Văn minh Hy-La vô cùng xán lạn, là cơ sở của văn minh

châu Âu sau này. Nhƣng sau khi đế quốc Tây La Mã diệt vong,

nền văn minh đó bị lụi tàn, mãi đến thế kỉ VI, văn minh phƣơng

Tây mới bắt đầu đƣợc phục hƣng và từ đó mới phát triển mạnh

mẽ và liên tục cho đến ngày nay.

Nhƣ vậy, trên thế giới cổ hai khu vực văn minh lớn: phƣơng

Đông và phƣơng Tây. Thời cổ đại, phƣơng Đông có bốn trung

tâm văn minh là Ai Cập, Lƣỡng Hà, Ấn Độ và Trung Quốc. Thời

trung đại, cả Tây Á và Ai Cập đều nằm trong bản đồ đế quốc

Arập nên ở phƣơng Đông chỉ còn lại ba trung tâm văn minh lớn

ở Arập, Ấn Độ và Trung Quốc. Trong các nền văn minh ấy, văn

minh Ấn Độ và Trung Quốc đƣợc phát triển liên tục trong tiến

trình lịch sử.

Ngoài những trung tâm văn minh lớn còn có những nền văn

minh của các quốc gia nhỏ và của từng thời kì lịch sử nhƣ nền

văn minh sông Hồng, nền văn minh Đại Việt v.v...

Ở phƣơng Tây, thời cổ đại chỉ có nền văn minh Hy-La, đến

thời trung đại cũng chỉ có một trung tâm văn minh mà chủ yếu là

Tây Âu.

Ngoài những nền văn minh ở lục địa Á, Âu, Phi, ở châu Mỹ,

trƣớc khi bị ngƣời da trắng chinh phục, tại Mêhicô và Pêru ngày

nay đã từng tồn tại nền văn minh của ngƣời Maya (Mayas),

Adơtec (Aztèque) và Inca (Incas).

Đến thời cận đại, do sự tiến bộ nhanh chóng về khoa học kĩ

thuật, nhiều nƣớc phƣơng Tây đã trở thành những quốc gia phát

triển về kinh tế và hùng mạnh về quân sự. Dựa vào ƣu thế đó,

các nƣớc này đua nhau chinh phục thế giới. Cùng với việc biến

hầu hết các nƣớc ở châu Á, châu Phi và châu Mỹ La tinh thành

thuộc địa của các cƣờng quốc châu Âu, văn minh phƣơng Tây đã

truyền bá khắp thế giới.

Tuy trong lịch sử, trên thế giới đã tồn tại những nền văn

minh nhƣ vậy, nhƣng những nền văn minh ấy không phải hoàn

toàn biệt lập với nhau. Thông qua các hoạt động nhƣ chiến tranh,

buôn bán, truyền giáo v.v..., các nền văn minh ấy đã đƣợc tiếp

xúc với nhau, do đó đã học tập lẫn nhau. Nhiều thành tựu của

văn minh Trung Quốc, Ấn Độ và Arập không những đã truyền

bá cho nhau mà còn truyền sang Tây Âu. Ngƣợc lại, Ấn Độ và

Tây Á cũng đã tiếp thu nhiều yếu tố của văn minh Hy Lạp. Đến

thời trung đại, trƣớc thế kỉ XVI, phƣơng Tây vẫn lạc hậu hơn

phƣơng Đông, do đó phƣơng Tây đã học tập rất nhiều phát minh

quan trọng của phƣơng Đông nhƣ chữ số, toán học, y học, kĩ

thuật làm giấy, nghề in, thuốc súng, la bàn, thậm chí cả phong

cách giao tiếp và nếp sống văn minh. Chính những thành tựu đổ

đã góp phần rất quan trọng vào việc thúc đẩy sự phát triển rất

nhanh chóng của nền văn minh phƣơng Tây.

Nội dung của lịch sử văn minh bao gồm trình độ phát triển

kinh tế, quan hệ xã hội, hôn nhân, gia đình, phong tục, y phục,

nhà cửa cƣ trú cho đến thể chế chính trị và các thành tựu về văn

hóa tinh thần nhƣ chữ viết, văn học, sử học, tƣ tƣởng, nghệ

thuật, luật pháp, khoa học, kĩ thuật, giáo dục, tôn giáo v.v...,

song ở đây chỉ giới thiệu những thành tựu chủ yếu về văn hóa

tinh thần, chứ không trình bày dàn trải tất cả mọi vấn đề của văn

minh.

Chương I

VĂN MINH BẮC PHI VÀ TÂY Á

A. VĂN MINH AI CẬP CỔ ĐẠI

I - TỔNG QUAN VỀ AI CẬP CỔ ĐẠI

1. Địa lí và cƣ dân

Ai Cập ở vùng Đông Bắc châu Phi, nằm dọc theo vùng hạ lƣu

của lƣu vực sông Nin, sông Nin bắt nguồn từ vùng xích đạo của

châu Phi, dài 6700km, nhƣng phần chảy qua Ai Cập dài 700km.

Miền đất đai do sông Nin bồi đắp chỉ rộng 15-25km, ở phía Bắc

có nơi rộng đến 50km vì ở đây sông Nin chia thành nhiều nhánh

trƣớc khi đổ ra biển. Hàng năm, từ tháng 6 đến tháng 11, nƣớc

sông Nin dâng cao đem theo một lƣợng phù sa rất phong phú bồi

đắp cho vùng đồng bằng hai bên bờ ngày càng thêm màu mỡ.

Chính vì vậy, nền kinh tế ở đây phát triển sớm tạo điều kiện cho

Ai Cập có thể bƣớc vào xã hội văn minh sớm nhất thế giới. Cũng

chính vì vậy, nhà sử học Hy Lạp Hêrôđôt nói rằng: "Ai Cập là

tặng phẩm của sông Nin".

Tuy vậy, về mặt địa hình, Ai Cập là một nƣớc tƣơng đối bị

đóng kín, phía Bắc, là Địa Trung Hải, phía Đông giáp Biển Đỏ,

phía Tây giáp sa mạc Xahara, phía Nam giáp Nubi, nơi giáp giới

ấy là một vùng núi hiểm trở khó qua lại. Chỉ có ở Đông Bắc,

vùng kênh đào Xuyê sau này, ngƣời Ai Cập cổ đại mới có thể

qua lại với vùng Tây Á.

Ai Cập chia làm hai miền rõ rệt theo dòng chảy của sông Nin

từ Nam lên Bắc: miền Thƣợng Ai Cập (miền Nam) là một dải

lƣu vực hẹp, miền Hạ Ai Cập (miền Bắc) là một đồng bằng hình

tam giác.

Về tài nguyên thiên nhiên, Ai Cập có rất nhiều loại đá quý nhƣ

đá vôi, đá badan, đá hoa cƣơng, đá mã não v.v... Kim loại thì có

đồng, vàng, còn sắt thì phải đƣa từ bên ngoài vào.

Cƣ dân chủ yếu của Ai Cập ngày nay là ngƣời Arập, nhƣng

thời cổ đại, cƣ dân ở đây là ngƣời Libi, ngƣời da đen và có thể

có cả ngƣời Xêmit di cƣ từ châu Á tới nữa.

2. Các thời kì lịch sử của Ai Cập cổ đại

Nhà nƣớc Ai Cập cổ đại ra đời từ cuối thiên niên kỉ IV TCN.

Từ đó cho đến năm 525 TCN, theo cách phân chia của

Manêtông, tác giả sách Lịch sử Ai Cập, sống vào thế kỉ III TCN,

lịch sử Ai Cập cổ đại đƣợc chia thành 5 thời kì là Tảo vƣơng

quốc, Cổ vƣơng quốc, Trung vƣơng quốc, Tân vƣơng quốc và

Hậu kì vƣơng quốc gồm tất cả 31 vƣơng triều.

a) Thời kì Tảo vương quốc (khoảng 3200-3000 TCN)(*)

Vào khoảng nửa sau thiên niên kỉ IV TCN, do sự phát triển

của lực lƣợng sản xuất và sự phân hóa giàu nghèo, các công xã

nông thôn đã liên hiệp lại thành những nhà nƣớc nhỏ đầu tiên

gọi là châu. Dần dần, những châu ấy hợp lại thành hai miền

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!