Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Lịch sử ngành dệt may việt nam và thực trạng ngành dệt may có sự can thiệp của nhà nước - 3 ppt
MIỄN PHÍ
Số trang
33
Kích thước
216.7 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1253

Lịch sử ngành dệt may việt nam và thực trạng ngành dệt may có sự can thiệp của nhà nước - 3 ppt

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

chiếm lĩnh. Phần lớn các xí nghiệp may làm hàng gia công để xuất

khẩu nên hiệu quả của ngành còn thấp. Ngành Dệt Ma y phát triển chưa

bến vững và có thân phận làm thuê, phụ thuộc đáng kể vào nước ngoài.

Nguyên nhân chính của tình trạng này là do mức đầu tư vào ngành Dệt

May rất thấp và cơ cấu chưa phù hợp. Để ngành Dệt Ma y thực sự là

một ngành công nghiệp mũi nhọn và phát triển bền vững thì cần có

những giải pháp tháo gỡ cho ngành phát triển.

Biểu 28: Kim ngạch nhập khẩu của ngành Dệt May quốc doanh thuộc

Sở công nghiệp Hà Nội

Dệt Minh Khai 1614005 73995 973000 638000

Dệt kim Hà Nội 1860087 170000 1398577 276500

Dệt Mùa Đông 10000 220006 300996 110287

CT Phương Nam 596640 0 383399 0

Dệt 10/10 886324 297290 189316 6400

May 40 10666000 455000 12207500 197600

Dệt 19/5 160000 195000 0 577625

Nhuộm Tô Châu 0 439070 0 0

Thăng Long 90615 0 204000 80735

Nguồn: Sở kế hoạch & đầu tư Hà Nội

Công nghiệp Dệt May Việt Nam cũng như Dệt May Hà Nội là một

nhà xuất khẩu non trẻ, nên phải tiến vào các thị trường phi hạn ngạch

có tính cạnh trang rất cao, chủ yếu là ở Đông á. Phần lớn hợp đồng

xuất khẩu hàng may mặc được thực hiện dưới dạng hợp đồng gia công,

Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com

trong đó người mua cung cấp cho người sản xuất trong nước vải nhập

khẩu, sau đó lại mua thành phẩm. Trong thương mại hình thức này

được gọi là CMT (cắt may và tô điểm). Ban đầu loại hợp đồng này có

lợi cho các nhà sản xuất do còn thiếu kiến thức về marketing trên thị

trường quốc tế. Tuy nhiên hiện nay lợi ích của cách tiếp cận với xuất

khẩu một cách thụ động này là không hiệu quả. Người sản xuất được

coi như là tạo ra giá trị gia tăng thấp, đặc biệt là trong tình hình khủng

hoảng hiện nay ở châu á.

Trong ngành Dệt May có một sự thiếu cân bằng rõ rệt giữa cơ cấu

của hai ngành may và dệt. May mặc trở thành lĩnh vực hoạt động có

hiệu quả và có khả năng phục vụ xuất khẩu, mặc dù hiện nay ngành

vẫn hoạt động ở mức thấp. Ngành may mặc dù phát triển nhờ lao động

rẻ, có hiệu quả, hệ thống trao đổi ngoại hối rộng rãi và thực tế, thủ tục

xuất nhập khẩu thuận lợi cho các nhà xuất khẩu, chính sách cởi mở đối

với các nhà đầu tư nước ngoài. Giờ đây ngành may mặc đang đứng

trước một vấn đề là làm thế nào để duy trì khả năng cạnh tranh của

mình trong môi trường cạnh tranh hiện nay, để đa dạng hoá sản phẩm,

đa dạng hoá thị trường, đồng thời chuyển hướng từ gia công CMT sang

các hình thức khác đem lại nhiều thuận lợi hơn. Tuy nhiên hình thức

gia công này không thể áp dụng cho ngành dệt đang hoạt động rất yếu

kém. Rõ ràng ngành dệt đang cần được đầu tư thêm vốn và hoạt động

có hiệu qủa mang tính cạnh tranh quốc tế.

b. Vấn đề đổi mới thiết bị và công nghệ:

Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com

Việc lựa chọn thiết bị và công nghệ hiện đại, phù hợp khả năng

sản xuất và trả nợ của doanh nghiệp luôn luôn là vấn đề được đặt ra

trong phương án đầu tư. Đại đa số các doanh nghiệp có quy mô nhỏ,

vốn ít, nếu đầu tư thiết bị công nghệ của các nước Châu Âu thì khấu

hao thiết bị sau đầu tư trong giá thành sản phẩm quá cao, sản phẩm

khó tiêu thụ làm giảm khả năng cạnh tranh. Vì vậy các dự án chỉ lựa

chọn thiết bị được sản xuất ở Châu á (Hàn Quốc, Đài Loan, Trung

Quốc, ấn Độ…) hoặc thiết bị chế tạo ở các nước châu á nhưng theo

công nghệ châu Âu, giá thành rẻ gấp nhiều lần nhưng tuổi thọ thấp hơn

và tiêu hao nhiều nguyên liệu, năng lượng hơn các thiết bị cùng loại

của các hãng châu Âu chế tạo, đó là thực tế mà chưa có giải pháp tháo

gỡ. Trong cả ngành chỉ có một dự án của công ty dệt Minh Khai đầu tư

thiết bị dệt kiếm, nhưng vẫn ở dạng đầu tư thăm dò, từng bước mở

rộng sản xuất. Tổng mức đầu tư của các dự án là quá nhỏ, chỉ dưới 10

tỷ đồng trở xuống. Tuy tỷ lệ đổi mới thiết bị ngày một tăng nhưng

chưa đủ để tạo ra một bước đột phá cũng như yêu cầu đòi hỏi của xu

thế phát triển chung như hiện nay. Do đó tốc độ tăng trưởng sản xuất

kinh doanh của nhiều doanh nghiệp còn chậm và còn một số doanh

nghiệp còn tụt hậu, điều này tác động trực tiếp vào sự tăng trưởng

chung của toàn ngành.

c. Vấn đề lao động

Công nghiệp Dệt May Hà Nội được đánh giá còn nhiều thiếu sót và

nhược điểm:

Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!