Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Lịch sử ngành dệt may việt nam và thực trạng ngành dệt may có sự can thiệp của nhà nước - 2 pptx
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Một là Trung Quốc có quá trình công nghiệp hoá lâu đời hơn so
với Việt Nam và họ bắt đầu quá trình xuất khẩu công nghiệp ít nhất là
trước Việt Nam một thập kỷ.
Hai là: hạn ngạch xuất khẩu đã tạo thuận lợi cho Trung Quốc.
Ba là: Trung Quốc được hưởng những ưu thế đặc biệt do sự có
mặt của Hồng Kông và Đài Loan và hai lãnh thổ này bị mất ưu thế
tương đối trong các ngành đó.
Tất nhiên Việt Nam không thể giống Hồng Kông nhưng có bài học
về chiến lực phát triển: Việt Nam năm kề cận với Hồng Kông và Đài
Loan có thuận lợi hơn so với nước khác về góc độ thương mại với vị
trí địa lý này. Một điểm nữa có lẽ là bài học chính, là Việt Nam có khả
năng thu hút kinh nghiệm quốc tế trong khu vực bằng việc tạo môi
trường thương mại thuận lợi . Điều đó sẽ kéo theo một cuộc cải tổ để
đạt được hiệu quả cao hơn và hệ thống cơ sở hạ tầng hấp dẫn với các
thiết bị có chi phí cạnh tranh và một mạng lưới chính sách rõ ràng đơn
giản.
Bốn là: Trung Quốc so với Việt Nam được hưởng ưu thế so qua sự
phá giá lớn năm 1994 cùng với tỷ lệ lạm phát nhỏ , giảm đáng kể tiêu
dùng trong nước so với giá quốc tế.
Cuối cùng có lẽ là chi phí kinh doanh ở Trung Quốc thấp hơn.
Mức lương trung bình của các ngành Trung Quốc hiện nay thấp hơn
Việt Nam. Mặt khác mức tiêu dùng và mức thuế hầu như thấp hơn ở
Việt Nam. Ngoài ra các doanh nghiệp Trung Quốc (đặc biệt là doanh
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com
nghiệp Hương Trấn) có thể hoạt động trong môi trường tự do hơn, ít bị
hạn chế hơn so với Việt Nam.
Nhiều ý kiến cho rằng Trung Quốc có ưu thế cạnh tranh hàng may
mặc là do nước này có nền công nghiệp Dệt đồng bộ, vì vậy các nhà
xuất khẩu may mặc có thể tìm nguồn nguyên liệu vải trong nước. Rõ
ràng nguồn cung cấp trong nước là thuận lợi lớn, nhân tố nay quan
trọng. Trong thực tế nghiên cứu mới đây về nền công nghiệp Trung
Quốc cho thấy rằng có một vấn đề tìm thấy ở Việt Nam là một ngành
công nghiệp May đầy cạnh tranh đứng cạnh một ngành Dệt kém hiệu
quả cũng xuất hiện ở Trung Quốc với một mức độ nào đó.
Từ những nghiên cứu trên về ngành Dệt Ma y Trung Quốc, chúng
ta có thể đúc kết được những kinh nghiệm làm bài học bổ ích cho
hướng phát triển ngành Công nghiệp Dệt May Việt Nam và thành phố
Hà Nội.
b. Kinh nghiệm của các nước NICs Đông á (Hàn Quốc, Đài Loan,
Singapore)
Vào cuối những năm 80 các nước này đã có lượng hàng Dệt May
xuất khẩu rất lớn, chủ yếu sang các nước công nghiệp phát triển. Có
thể nói đây là những nước có thế mạnh về mặt hàng này và dẫn đầu về
mặt hàng này, giá trị kim ngạch xuất khẩu cao nhưng đang chững lại
và có hướng suy giảm. Trong thời gian tới sẽ có xu hướng dịch chuyển
sang các nước đang phát triển như Việt Nam, thay thế vào đó là các
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com
ngành công nghiệp kỹ thuật cao như điện tử, linh kiện máy móc, công
nghệ sạch.. Với những thành tựu đạt được đầu những năm 90 trở về
trước Công nghiệp Dệt May ở các nước này cho nước ta những kinh
nghiệm sau:
- Phát triển chiều sâu, tăng cường máy móc thiết bị hiện đại nâng
cao chất lượng các sản phẩm cao cấp. Tổ chức các viện nghiên cứu
thời trang và mẫu mốt. Các viện mẫu thời trang chỉ đóng vai trò
nghiên cứu thiết kế các mẫu sản phẩm. Tiếp đó các mẫu thời trang
được đưa vào Catalloge và đưa về cho các doanh nghiệp sản xuất Dệt
May có yêu cầu trong từng vùng của cả nước.
- Tiến hành chuyên môn hoá ngành Dệt May. Trước hết vào cuối
những năm 70, những nước này tiến hành chuyên môn hoá ngành Dệt.
Ngành Dệt thoi được đầu tư mạnh mẽ nhất do sản phẩm của ngành chủ
yếu là vải thành phẩm cung cấp nguyên liệu cho ngành May và các
ngành khác có sử dụng như trang trí nội thất, bao bọc đệm ga
gối...Đến đầu những năm 80 thì ngành May đã được chuyên môn hoá
sâu. Các nước NICs tiến hành chuyên môn hoá sản phẩm của ngành
May cho từng khu vực, địa phương và cả nước.
Như vậy, từ các kinh nghiêm trên cho thấy ngành Dệt May Việt
Nam đang mới chỉ ở giai đoạn đầu của thời kỳ đầu của sự phát triển, là
một mảnh đất mầu mỡ chưa được khai phá hết. Với xu thế chuyển dịch
thuận lợi như trên sẽ tạo điều kiện thuận lợi phát triển ngành Dệt Ma y
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com