Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Lịch sử Khẩn hoang Vùng Rạch Giá 1 pptx
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Lịch sử Khẩn hoang Vùng Rạch Giá
1
Rạch Giá là hậu bối khá rộng của bờ biển vịnh Xiêm La. Bờ biển từ Rạch Giá
(vàm sông Cái Lớn) ăn về phía Nam là khu rừng sác với cây mắm, cây giá, cây
cóc, loại cây tạp không đem huê lợi gì đáng kể, trừ huê lợi sáp và mật ong, hoặc
cua, ba khía sống nhun nhúc trong bãi bùn (khu vực của cây đước chỉ ở về phía
cực Nam tận mũi Cà Mau). Hậu bối tức là sau lưng, giáp vào rừng sác. Có thể nói
đất Rạch Giá là rừng tràm minh mông, nhiều phèn và thấp; xa bờ biển hàng đôi
chục cây số ngàn vẫn còn là rừng tràm cầm thủy (trầm thủy). Nổi danh nhứt là U
Minh Thượng và U Minh Hạ. U Minh Thượng là rừng chồi, có từng lõm “đất
cháy” (than bùn) nằm bên tả ngạn sông Cái Lớn. U Minh Hạ là rừng tràm tốt và
mọc dày, dọc ven biển chạy dài tới Cà Mau. Đất Rạch Giá khi người Pháp đến hãy
còn nhiều cọp, khỉ, sấu, heo rừng, huê lợi chánh vẫn là mật và sáp (nhờ bông cây
tràm, cây giá). Ngoài ra còn cây tràm (làm củi, cột nhà), lá dừa nước (để lợp nhà),
cá đồng và cá biển. Đáng chú ý là voi thường tới lui cánh đồng nối liền với Cần
Thơ mà ăn lau sậy.