Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Lịch sử Đảng bộ và nhân dân xã Hiệp Hòa 1975-2015
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
&
LỊCH sử
ĐẢNG Bộ vn NHÂN DÂN
xÃHiệp Hòn
GIAI ĐOẠN 1975 - 2015
BẢN ĐỒ ĐỊA GIỚI HÀNH CHÍNH
XẢ HIỆP HÒA, HUYỆN CÀU NGANG, TỈNH TRÀ VINH
LỜI GIỚI THIỆU
T
ổng kết, biên soạn, xuất bản lịch sử đấu tranh cách mạng qua
các thời kỳ là một chủ trương xuyên suốt của Đảng Cộng
sản Việt Nam. Thực hiện chủ trương đó và sự chỉ đạo của Tỉnh ủy
Trà Vinh, đến năm 2013, Câu Ngang đã cơ bản hoàn thành công
tác biên soạn, xuất bản lịch sử đấu tranh cách mạng của huyện,
lực lượng vũ trang Nhân dân huyện, các xã - thị trấn giai đoạn
1930 - 1975. Ngay sau đó, Ban Thường vụ Huyộn ủy chỉ đạc
triển khai viộc sưu tầm, biên soạn các tập lịch sử địa phương
trong thời kỳ xây dựng và bảo vộ Tồ quốc. Năm 2015, quyến
“Lịch sử Đảng bộ và Nhân dân huyện Câu Ngang, giai đoạn
1975 - 2010” đã được nghiệm thu và xuất bản, tạo điều kiện
thuận lợi cho các công trình nghiên cứu, biên soạn lịch sử các
ngành, các xã - thị trấn.
Thực hiện sự chỉ đạo của Ban Thường vụ Huyện ủy
Câu Ngang, Đảng ủy - ủ y ban Nhân dân xã Hiệp Hòa đã tích cực
trong việc triển khai sun tầm, hội thảo tư liệu, tổ chức biên soạn,
hội thảo nghiệm thu, làm thủ tục xuất bản tập sách “Lịch sử Đảng
bộ và Nhân dân xã Hiệp Hòa, giai đoạn 1975 - 2015”. Nhìn
chung, lập sách đã phản ánh một cách khá toàn diện, trung thực
một chặng đường gian khổ, khó khăn nhung cũng rất vẻ vang của
Đảng bộ, Nhân dân địa phương trong triển khai thực hiện hai
nhiệin vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, dưới sự lãnh
Đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, mà trực tiếp là Ban Chấp hành
Đảng bộ huyện cầu Ngang. Trong suốt 40 năm, Đảng bộ và Nhân
dân Hiệp Hòa đà không ngùng phấn đấu, vượt qua bao thách
thức, khó khăn, khai thác tốt nhất các tiềm năng, thế mạnh, phát
huy triệt đô nguôn sức mạnh nội sinh. Song song với việc tranh
thủ và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực mà cấp trẽn chi viện, hỗ
trợ, trong đó, nổi bật nhất là Đảng bộ, chính quyền Hiệp Hòa đã
chú ý đúng mức việc tăng cường, củng cố và phát huy hiệu quả
sức mạnh tổng họp của khối đại đoàn kết dân tộc, tổ chức lốt các
phong trào thi đua yêu nước trong lao dộng sản xuất, công lác và
học tập, giành nhiều thành tựu quan trọng trên tất cả các lĩnh vực
chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng cũng như
cồng tác xây dựng Đảng, kiện toàn hệ thống chính trị tại địa
phưong. Bên cạnh nhũng thành tựu mang tính cơ bản, tập sách
này cũng thẳng thắn nhìn nhận nhũng hạn chế, yếu kém cùng
nhũng nguyên nhân chủ quan, khách quan dẫn tới thành tựu và
hạn chế. Trên cơ sở đó, rút ra nhũng bài học kinh nghiệm tù* thực
tiễn và lý luận nhằm nâng cao năng lực tư duy, năng lực vận dụng
sáng tạo sát họp vào điều kiện cụ thể trên từng lĩnh vực công tác,
tùng vấn đề cụ thể ở tùng thời điểm lịch sử của địa phương trong
hiện tại và tương lai. Chính từ nhận thức đúng đắn về lịch sử, trân
trọng lịch sử, kế thừa lịch sử sẽ tạo nên sức mạnh văn hóa tinh
thần cho Đảng bộ và Nhân dân Hiệp Hòa trong việc tăng cường
tình đoàn kết thống nhất trong nội bộ đảng bộ, tăng cường mối
quan hệ máu thịt giừa đảng bộ với Nhân dân, quyết tâm hoàn
thành thắng lợi sự nghiệp xây dựng quê hương theo mục tiêu
“Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công băng, vân minh
Trong quá trình sưu tầm, biên soạn tập sách "Lịch sử Đàng
bộ và Nhân dân xã Hiệp Hòa, gioi đoạn ỉ 975 - 20ì 5 ”, Ban Chỉ
đạo Biên soạn lịch sử xã Hiộp Hòa xin chân thành ghi nhận sự
giúp đỡ tận tình của Phòng Lịch sừ - Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy
Trà Vinh, đồng chí Trần Dũng, Phó Chủ tịch Hội Văn học Nghệ
thuật Trà Vinh, lãnh đạo Huyện ủy, ủ y ban nhân dân huyện, các
đồng chí trong Ban Chỉ đạo Biên soạn lịch sử huyện, Ban Tuycn
giáo Huyện ủy và bộ phận lưu trữ thuộc Văn phòng Huyện ủy.
Đồng thời, Ban Chỉ đạo và Ban Biên tập cũng trân trọng tiếp thu
các ý kiến đóng góp quí báu của các đồng chí cách mạng lão
thành, cán bộ hưu trí, cán bộ chủ chốt, nhân chứng lịch sử qua
các thời kỳ hoạt động tại Hiệp Hòa, các đồng chí cấp ủy viên
đảng bộ xã từ khóa I đến khóa XIV và kết quả của ba cuộc hội
thảo. Mặc dù Ban Chỉ đạo, những người biên soạn và Ban Biên
tập đã có nhiều cố gẳng trong việc sưu tầm, nghiên cứu, biên
soạn, biên tập nhưng do những khó khăn chủ quan và khách
quan, tập sách khó tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót. Ban Chỉ
đạo rất mong tiếp tục nhận được những ý kiến đóng góp của các
đồng chí cách mạng lão thành, cán bộ hưu trí, cán bộ chủ chốt
qua các thời kỳ, của cán bộ, đảng viên và Nhân dân trong xã cũng
như của đông đảo bạn đọc gần xa để chúng tôi có điều kiện bổ
sung, hoàn chỉnh trong những lần tái bản sau.
Tặp sách 1 ‘Lịch sử Đảng bộ và Nhân dân xâ Hiệp Hòa, giai
đoạn 1975 - 2015 ” được xuất bản là công trình có ý nghĩa của
Đảng bộ và Nhân dân xã Hiệp Hòa chào mừng kỷ niệm 87 năm
ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03/02/1930 -
03/02/2017).
Xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc!
DƯƠNGNGỌCTỨ
Huyện ủy viên, Bỉ thư Đảng ủy Hiệp Hòa
PIỈẢN THỬ NHẤT
XÂY DựNG VÀ KIỆN TOÀN HỆ THÓNG CHÍNH TRỊ;
THỤC HIỆN CẢI TẠO XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VÀ
BƯỚC ĐẦU XÂY DựNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI
TẠI HIỆP HÒA (1975 - 1983)
C H Ư Ơ N G /
KHÁI QUÁT ĐIÊU KIỆN TỤ NHIÊN, XÃ HỘI
VÀ BỐI CẢNH XÃ HỘI HIỆP HÒA
SAU NGÀY GIẢI PHÓNG MIÊN NAM 30/4/1975
I. KHÁI QUÁT ĐIÈU KIỆN TỤ NHIÊN, XÃ HỘI
XÃ HIỆP HÒA
7. Khái quát điều kiện tự nhiên:
Sau ngày giải phóng 30/4/1975, Hiệp Hòa là một xã nông
thôn có đông đồng bào Khmer, là địa bàn cửa ngõ của huyện cầu
Ngang giáp ranh với huyện Châu Thành. Trung tâm của xã Hiệp
Hòa (ấp Hòa Lục) cách thị trấn cầu Ngang 6 km về hướng Tây
và cách thành phố Trà Vinh 18 km về hướng Đông Nam. Ranh
giới tứ cận của xã Hiệp Hòa như sau: Bắc giáp xã Phước Hảo
(huyện Châu Thành); Nam giáp xã Nhị Trường; Đông giáp các
xã Vinh Kim, Mỹ Hòa (huyện c ầ u Ngang); Tây giáp xã Đa Lộc
(huyện Châu Thành). Thời điểm này, xã Hiệp Hòa cỏ 10 ấp là
Trà Cuôn, ấp Giữa, Kim Hòa, Hòa Lục, Sóc Xoài, Sóc Chuối,
Tri Liêm, Bình Tân, Phiêu và Ba So. Các thiết chế chính trị,
hành chính, kinh te, văn hóa của xà tập trung trên địa bàn hai ấp
Kim Hòa và Hòa Lục.
Địa hình nổi bật và chi phối nhiều đến tiến trình hình thành
khu dân cư, phát triển kinh tế - xã hội của Hiệp Hòa là con giông
đất cát, chạy dọc theo trục Bắc - Nam của xã, thường gọi là
Giồng Lớn hay giồng Bàu Cát. Ngoài ra, trên địa bàn Hiệp Hòa
còn có hai con giồng nhỏ hon là Giồng Phiêu ở phía Tây và giồng
Bình Tân ở phía Đông. Những con giồng đất cát này có cao trình
trong khoảng 0,8 -1,5 m so với mặt biên, khô ráo, dễ đi lại nên từ
lâu là những tuyến quần cư chính (chiếm hơn 70% dân số) của
cộng đồng dân cư trong xã. Đầu thế kỷ XX, trên cơ sở những
tuyến đường nội bộ xóm làng đã hình thành trước đó, thực dân
Pháp qui hoạch và xây dựng tuyến hương lộ 17, theo hướng Bắc
- Nam, nối liền tỉnh lộ 35 (nay là quốc lộ 53) đoạn Ngã ba
Trà Cuôn qua các xã Hiệp Hòa (nay là Kim Hòa, Hiệp Hòa),
Nhị Trường (nay là Nhị Trường, Trường Thọ); hương lộ 18, theo
hướng Đông - Tây, nối hương lộ 17 (tại Tri Liêm) qua Bình Tân
ra tỉnh lộ 35 (nay là quốc lộ 53) tại huyện lỵ cầu Ngang. Trong
suốt tiến trình từ thế kỷ XX đến thập niên 1980, hương lộ 17 và
hương lộ 18 là tuyến giao thông huyết mạch, chi phối to lớn đến
sinh hoạt, sản xuất của Nhân dân cũng như sự phát triển kinh tế -
xã hội và diện mạo nông thôn Hiệp Hòa.
Giồng Lớn và hương lộ 17 phân chia cánh đồng mênh
mông của Hiộp Hòa thành hai cánh đồng chính là Đồng Đông
(còn gọi là Đồng Trước) có diện tích gần 1.800 ha và Đồng Tây
(còn gọi là Đồng Sau), diện tích xấp xỉ 1.300 ha.
Nhìn chung, nhũng cánh đồng Hiệp Hòa nằm xa sông lớn
(rìa phía đông của cánh Đồng Đồng là gần sồng c ổ Chiên nhất
nhưng cũng cách đến hơn 10 km). Toàn địa bàn xã chỉ có duy
nhất con rạch tự nhiên là rạch Măng Dục (tức rạch Bình Tân), là
một chi lưu của rạch Ông Ồc, nhưng cũng chỉ đi qua một phần ấp
Bình Tân. Do vậy, từ xa xưa, những cánh đồng Hiệp Hòa, tuy
rộng lớn nhưng thiếu nước ngọt nghiêm trọng. Trong nhừng
tháng mùa khô (từ tháng 12 đến tháng 5 dương lịch năm sau),
cánh đồng Đông bị nhiễm mặn còn cánh đồng Tây bị khô trắng,
ảnh hưởng nặng nề đến năng suất, sản lượng nông nghiệp và đời
sống người dân. Trước tình trạng đó, vào cuối thế ký XIX, thực
dân Pháp cho đào con kinh Dây Thép (còn gọi là kinh Bàu Cát),
nối từ kinh Rạch Lọp và sông Trà Vinh tại Ngã ba Giồng Lức ở
hướng Tây bắc và sông Chà Và ỏ' hướng Đông nam, vừa đóng vai
trò thủy lợi tạo nguồn nước phục vụ sản xuất và sinh hoạt vừa
hình thành tuyến giao thông đường thủy quan trọng nối huyện lỵ
Cầu Ngang với tỉnh lỵ Trà Vinh (bên sông Tiền) và với huyện lỵ
Tiểu Cần, thị trấn c ầu Quan (bên sông Hậu).
2. Khái quát điều kiện xã hội:
Thời điểm năm 1975, dân số xã Hiệp Hòa là 11.838 người,
trên diện tích tự nhiên là 4.512 ha, mật độ dân số là 260
người/km2. So với các xà trong huyện c ầu Ngang, Hiệp Hòa là
xã có diện tích khá lớn, dân số đồng và mật độ dân số thuộc loại
cao. Trong số hơn 11.000 người dân, đồng bào dân tộc Khmer
chiếm tỷ lộ 64%, còn lại là gần 35% là dân tộc Kinh và gàn 1%
người là dân tộc Hoa. Người Khmer Hiệp Hòa cư trú chủ yếu
trên những con giồng đất cát, thành các phum sóc xen lẫn với các
xóm làng của người Kinh. Trong khi đó, bộ phận người Hoa tập
trung ở chợ Trà Cuôn, chợ Bình Tân và chợ Bàu Cát cho thuận
tiện việc mua bán.
Tuyệt đại bộ phận cư dân Hiệp Hòa đều chịu ảnh hưởng
đạo Phật, trong đó có hơn 60% là tín đồ Phật giáo. Riêng trong
đồng bào Khmer, gần như 100% là tín đồ Phật giáo hệ phái
Nam tông.
Xuất phát từ điều kiện tự nhiên (địa bàn cửa ngõ các xã
tăvùng ruột”, đất rộng, nhiều giồng cát...), điều kiện xã hội (có
đông đồng bào dân tộc, tôn giáo...) đặc thù, trong suốt giai đoạn
xâm lược nước ta cả thực dân Pháp lẫn đế quốc Mỹ đều xem
Hiệp Hòa là trọng điểm triển khai kế hoạch chiếm đóng, kiểm
soát, bình định, gom quân bát lính, chiếm đoạt của cải, biến địa
bàn này thành nơi cung cấp nhân lực, vật lực để chúng tiếp tục
triển khai âm mun chiếm đóng, bình định các xã khác trong huyện
Cầu Ngang. Chúng thi hành ờ đây nhiều âm mưu, thủ đoạn thâm
độc vừa lừa mị mua chuộc, vừa kích động chia rẽ, lại thẳng tay đàn
áp, khủng bố vừa đồng hóa dân tộc. Hiệp Hòa trở thành vùng kềm
chặt của địch trong suốt hai cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc.
Trong khi đó, về phía cách mạng, Tỉnh ủy Trà Vinh và Huyện ủy
Cầu Ngang luôn dành cho Hiệp Hòa sự quan tâm trong việc chỉ
đạo cũng như tăng cường, chi viện về nhân lực, giúp địa phương
vượt qua nhũng giai đoạn khó khăn, kiên cường bám trụ, bám dân,
tổ chức và lãnh đạo các phong trào cách mạng quần chúng, vạch
trần các âm mưu, thủ đoạn đen tối của kẻ thù, giữ vũng và tăng
cường khối đại đoàn kết dân tộc, vươn lên chiến thăng kẻ thù.
Tồng két hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc
Mỹ (1945 - 1975), xã Hiộp Hòa có 150 liệt sĩ, 48 thương binh, được
Nhà nước tuyên dương danh hiệu vẻ vang cho 6 bà mẹ Việt Nam
anh hùng, tặng thưởng 205 Huân, Huy chương và 86 bằng khen, giấy
khen các loại. Nhiều người con ưu tú của quẽ hương Hiệp Hòa, nhiều
đảng viên ưu tú của Chi bộ Hiệp Hòa trưởng thành là cán bộ lãnh đạo,
sĩ quan chỉ huy các cấp như Nguyễn Vãn Ba (Ba Phinh) - Tỉnh ủy
vicn, Đại tá Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng tình Trà
Vĩnh; Phan Thành Công (Sáu Thợ) - Phó Bí thư Thường ư*ực Thị ủy
Trà Vinh; Phan Thanh Trường (Cò Ký) - ủ y viên Ban Thường vụ
Huyện ủy cầu Ngang...
II. BỎI CẢNH XÃ HỘI HIỆP HÒA SAU NGÀY GIẢI
PHÓNG MIÈN NAM 30/4/1975
Chiến thắng ngày 30/4/1975, chi bộ, lực lượng vũ trang
nhân dần và Nhân dân xã Hiộp Hòa đã cùng với cả tỉnh, cả miên
Nam và cả nước kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mỹ
cứu nước, hoàn thành giai đoạn cách mạng dân tộc dân chủ nhân
dân, tiến lẽn thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ vững
chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Đi vào thời kỳ xây dựng hòa bình, Hiệp Hòa có được
nhừng thuận lợi cơ bản xuất phát từ những điều kiện đặc thù về tự
nhicn, xã hội cũng như các tiềm năng, thế mạnh của địa phương.
Thuận lợi cơ bản nhất là tổ chức cơ sở Đảng Hiệp Hòa hình thành
trong công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, được tôi ròn qua
lửa đạn và các điều kiện khắc nghiệt của chiến tranh, ngày càng
trưởng thành, tích lũy được nhiêu kinh nghiệm tô chức và lãnh
đạo các phong trào cách mạng quần chúng địa phương, được
quần chúng nhân dân thương yêu, tin tưởng, xứng đáng với vai
trò hạt nhân tập họp, tô chức, lãnh đạo địa phương đi vào giai
đoạn cách mạng mới; hệ thống chính trị nhân dân được xây
dựng, từng bước kiện toàn từ xã xuống đến các ấp, khu dân cư.
Thuận lợi cơ bản to 10*11 nữa là với Chiến thắng 30/4/1975, quê
hương Hiộp Hòa được hoàn toàn giải phóng, Nhân dân I liệp Hòa
được sông trong cảnh hòa bình, độc lập, tự do, dân chủ... thoát
khỏi cảnh đời nô lộ hàng trăm năm ròng rã. về cơ sở vật chất, tuy
cơ bản vẫn còn rât yêu kém nhưng so với các xà vùng căn cứ
kháng chiến của huyện Câu Ngang thì Hiệp Hòa ít bị chiến tranh
tàn phá, tạo được tiền đề ban đầu đe khôi phục và phát triển. Trải
qua thừ thách của lịch sử, cộng đồng các dân tộc Hi ộp Hòa vốn
có truyền thôn" đoàn kết keo sơn và cần cù, năng động trong lao
động sản xuất. Truyền thống quí báu này được tổ chức cơ sở
Đảng địa phương, dưới sự lãnh đạo của Huyện ủy Câu Ngang,
khơi dậy đúng mức và phát huy mạnh mẽ thành sức mạnh tôn"
họp, vượt qua bao khó khăn thách thức trong giai đoạn cách
mạng m ới...
Bên cạnh nhũng thuận lợi có tính cơ bản đó, Chi bộ Đảng
và Nhân dân Hiệp Hòa đứng trước những khó khăn thách thức vô
cùng to lớn. Chế độ thuộc địa nô dịch hàng trăm năm, rồi hai
cuộc chiến tranh khốc liệt kéo dài 30 năm do bọn thực dân đế
quốc gây ra đã đê lại cho địa phương nhũng hậu quả nặng nê.
I. về chỉnh trị
Với tính chất cửa ngõ các xã “vùng ruột” của huyện
Cầu Ngang, Trà Cú (bao gồm Hiệp Hòa, Nhị Trường, Long Sơn,
Ngũ Lạc, Đôn Châu, Long H iệp...) nhiêu dân lăm của, lại có
đông đồng bào dân tộc Khmer, Hiệp Hòa luôn chiếm vị trí quan
trọng trong hệ thống chiến lược phòng thủ - tiến công của địch.
Do vậy, chúng thường xuyên tập trung xây dựng ở đây một lực
lượng chính trị - quân sự khá mạnh, do những tên chỉ huy ác ôn
nhất chỉ huy, mà điển hình như tên Tổng Khương, trung úy Hiếu,
thiếu úy D ương... Hiệp Hòa là một trong nhũng xã bị địch kềm
chặt nhất của huyện c ầu Ngang. Theo số liệu thống kê, gần 70%
số hộ dân tại Hiệp Hòa có thân nhân tham gia bộ máy ngụy quân,
ngụy quyền. Đen những ngày cuối cùng của chế độ Sài Gòn,
Hiệp Hòa vẫn được xem là phân chi khu mạnh của chi khu cầu
Ngang, với hon 400 tay súng được trang bị đầy đủ. Không những
vậy, về mặt chính trị, các chế độ thực dân, đế quốc liên tục triển
khai các âm mun, thủ đoạn thâm độc nhăm lừa mị mua chuộc,
kích động gây chia rẽ dân tộc, chia rẽ tôn giáo, cụ thế như việc
hình thành nhiêu tố chức chính trị phản động như Khmer Sarây,
đảng Khăn trắng... Từ sau Hiệp định Paris (1973), các thế lực
thù địch ráo riết triển khai thực hiện "kế hoạch hậu chiến ” nhằm
chống phá lâu dài khối đại đoàn kết toàn dân tộc cũng như sự
nghiệp xây dựng và bảo vệ Tô quốc tại Hiệp Hòa. Sau ngày giải
phóng, lợi dụng chính sách khoan hồng của cách mạng, bọn
ngoan cố tại chồ câu kết với bọn phản động từ Campuchia trốn
về, ngấm ngầm hoạt động phá hoại đời sống sản xuất của Nhân
dân địa phương, về phía cách mạng, tuy bị địch kềm chặt và
nhũng điều kiện tự nhiên, xã hội không thuận lợi như các xã
vùng căn cứ, nhưng dại đa số Nhân dân Hiệp Hòa vẫn một lòng
một dạ tin tưởng Đảng, đi theo Đảng. Chi bộ Đảng và lực lượng
vũ trang nhân dân Hiệp Hòa - dưới sự lãnh đạo trực tiếp và sự chi
viện kịp thời của Huyện ủy cầu Ngang - đã kiên cường bám trụ,
xây dựng căn cứ lổm ấp Phiêu, trực tiếp bám dân, tồ chức và lãnh
đạo Nhân dân đấu tranh với địch. Tuy nhiên, so với các xã trong
huyện Cầu Ngang, tổ chức cơ sở Đảng Hiệp Hòa trong chiến
tranh ít về số lượng, yếu về chất lượng. Đại bộ phận đảng viên,
cán bộ chiến sĩ cách mạng Hiệp Hòa xuất thân từ nông dân, trình
độ văn hóa và ]ý luận chính trị hạn chế, chuyến từ hoạt động
chiên đấu sang hoạt động quản lý, điều hành xã hội mà chưa có
được sự chuẩn bị cần thiết, chưa qua đào tạo, chưa có kinh
nghiệm. Cũng do hạn chế về bản lĩnh chính trị, khi chuyển sang
môi trường hoạt động mới trong một xã hội đa dạng, phức tạp,
một bộ phận cán bộ, đảng viên của Hiệp Hòa có biểu hiện tự
mãn, nãy sinh tư tưởng công thần, địa vị; một số khác lại có biểu
hiện không vững vàng trước cáin dỗ vật chất nên tha hóa, biến
chất... làm giảm sức chiến đấu của Đảng cũng như làm giảm
lòng tin của quần chúng nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng, sự
quản lý, điều hành của chính quyền cách mạng.
2. về kinh tế
Cho đến ngày giải phóng, trừ một bộ phận nhỏ người Hoa,
tuyệt đại đa số người Kinh và người Khmer ở Hiệp Hòa sinh
sống bằng nghề ruộng (chiếm đến 98% tồng dân số). Các ngành
nghề như thương mại dịch vụ, tiếu thủ công nghiệp... chưa hình
thành. So với các địa phương khác trong huyện Câu Ngang, Hiệp
Hòa có những thuận lợi để phát triển nông nghiệp như diện tích
lớn, độ nhiễm mặn thấp, người dân cần cù và đã tích lũy được
nhiều kinh nghiệm trong quá trình lao động sản xuất... nhưng do
hậu quả của chế độ nô dịch hàng trăm năm nên ruộng đất vẫn còn
sự tập trung nhất định trong tay một số hộ địa chủ nhỏ, phú nông
và trung nông trên. Theo thống kê, năm 1975, cả xã còn khoảng
30 hộ có từ 10 - 30 ha ruộng như Trần Văn Hưng (10 ha), Ba
Ngạn (20 ha), Trần Văn Thạng (25 h a)... thực hiện phát canh thu
tô. Cộng vào đó, cuộc chiến tranh bom đạn khốc liệt do thực dân
đế quốc gây ra nên một bộ phận ruộng đất bị hoang hóa, nhiều gia
đình rời bỏ nhà cửa, ruộng vườn... tản cư ra các vùng đô thị. Là
nông dân sống bằng nghề ruộng nhưng sau ngày giải phóng, hơn
30% hộ dân Hiệp Hòa không có đất hoặc thiếu đất nghiêm trọng
cho sản xuất, nhất là trong vùng đồng bào Khmer. Do điều kiện
tự nhiên của một xã “vùng ruột" xa sông lớn nên các cánh đồng
Hiệp Hòa vừa bị nhiễm mặn (Đồng Đông), khô hạn (Đồng Tây),
thiếu nước ngọt và nhiễm phèn nặng nề, việc sản xuất phụ thuộc
hoàn toàn vào thời tiết. Hằng năm, người nông dân Hiệp Hòa chỉ
gieo cấy một vụ lúa, thường là lúa sớm hoặc lúa trung mùa, đế
kịp thu hoạch trước khi đồng khô trắng hoặc nước mặn xâm
nhập. Năm nào mùa mưa dứt sớm, cả cánh đồng Hiệp Hòa rơi
vào cảnh mất mùa, đói kém. Việc chấm dứt chiến tranh, che độ
Sài Gòn bị đánh đổ cũng có nghĩa một bộ phận không nhỏ hộ dân
Hiệp Hòa trước đây tham gia ngụy quân, ngụy quyền không còn
nguồn thu nhập từ lương, đời sống gặp khó khăn. Cộng vào đó là
nhũng yêu kém trong quản ]ý, điều hành kinh tế, xã hội của ta
làm cho sản xuất công nghiệp chậm phát triền, hàng hóa khan
hiếm, giá cả thị trường tăng vọt. Nhũng khó khăn này đã tác động
tiêu cực đôn sản xuất, đời sống người dân Hiệp Hòa gặp nhiều
khó khăn, một bộ phận rơi vào cảnh thiếu đói, ảnh hưởng đến
lòng tin của quân chúng nhân dân đối với Đảng và chính quyền.
3. về vãn h óa-xã hội
Sự thống trị hàng trăm năm của chế độ thực dân, đế quốc và
bọn phản động tay sai, cộng với hai cuộc chiến tranh ác liệt kéo
dài đã kêm hãm các giá trị tiến bộ, đông thời tạo điều kiện phát
triển các yếu tố phản động, lạc hậu, đồi trụy trên lĩnh vực văn hóa
- xã hội tại Hiệp Hòa. Tuy là vùng kềin chặt, điều kiện tự nhiên và
xã hội thuận lợi so với các địa phương khác trong huyện, nhưng
chế độ Sài Gòn cũng không đầu tư xây dụng nhiều thiết chế văn
hóa xã hội tại Hiệp Hòa. Cho đến ngày 30/4/1975, tại Hiệp Hòa
có một trường Tiêu học cộng đồng (tại chùa Mới ấp Giữa, nay
thuộc xà Kim Hòa) cùng 2 điểm trường sơ học (đến lóp Ba, tại
Bình Tân và Phiêu), một trường Trung học tinh hạt (tại Tri Liêm)
và một Nhà bảo sanh (tại ấp Hòa Lục), không đáp ứng được nhu
câu người dân địa phương. Trường học ít và thiếu dẫn tới nạn mù
chừ hoành hành trong bộ phận cư dân lớn tuôi và mặt bằng dân trí
thấp trong giới trẻ. Cơ sở y tế và đội ngũ thầy thuốc ít về số
lượng, kém vê chât lượng khiên cho chât lượng sức khỏe người
dân thâp, dịch bệnh thường xuyên xuất hiện, luối thọ trung bình
thấp. Song song đó, tuy là xã nông thôn sâu, nhung lối sống gắp.
sống thực dụng, đua đòi vật chất, tôn sùng văn hóa Mỹ, hạ thấp
giá trị văn hóa truyền thống dân tộ c... cùng các tộ nạn xã hội như